Tháng 6 năm 1976 gia đình tôi có danh sách đi Kinh tế mới. Ở nhà chẵng còn ai, bố tôi cải tạo không thời hạn, đứa em trai đi làm Công nhân đường sắt ở xa . Tôi vừa trở về. Mẹ tôi mắc bệnh tim bẩm sinh và cô em út bốn tuổi. Tôi lên Ủy ban Phường trình bày. Yêu cầu của tôi được chấp thuận. Thế là tháng sau tôi đi Thanh niên Xung phong.
Buổi chiều trước khi đi tôi vẫn chưa chuẫn bị, tiền bạc trong nhà đã cạn kiệt. Mẹ tôi thẩn thờ đi ra đi vào như một cái bóng. Biến cố 1975, như một cú nốc ao đối với một người phụ nữ vốn hiền lành và yếu đuối như bà…Tôi đến bên cạnh…Mẹ ơi..ngày mai con đi Thanh niên xung phong một thời gian. Thế à….Bà buột miệng như một phản xạ,đôi mắt vẫn bơ phờ nhìn vào khoảng không. Tôi ôm cô em út nhìn quanh ngôi nhà. Ngày mai tôi lại đi. Ba năm rồi, từ ngày rời mái trường Trung học, những khúc quanh cuộc đời đã cuốn tôi đi. Có mấy khi tôi được tận hưởng những giây phút ấm áp của gia đình.
Đang lo nghĩ thì cu Hà bạn tôi đến. Hai đứa chở nhau xe đạp ra Khu bán quần áo cũ. Nó lựa mua cho tôi hai bộ đồ lao động, hai đôi giày vải bộ đội. Xong xuôi hai đứa vào quán Café. Hà giúi vào tay tôi….Tao chỉ có chừng này mày cầm lấy…Tôi mừng và xúc động. Thằng này vẫn còn bám gia đình. Nghĩ đi nghĩ lại tôi hỏi gặng…Mày nói thật nghen,tiền này ở đâu…Tao vừa chôm bà già, thấy mày tao xót ruột quá. Tôi nhìn nó rưng rưng. Kỷ niệm này tôi ghim chặt trong lòng và hơn hai mươi năm sau tôi đã trả lại Hà với cái giá quá đắt. Đó là chuyện về sau.
\ \ \
Nơi chúng tôi đến là Gia châm,một Huyện miền núi sát biên giới Kampuchia , cách Thị xã Pleiku khoảng sáu mươi cây số đường rừng. Trước năm 1975, nơi đây là chiến khu cũng là cứ địa FULRO. Địa bàn núi rừng mênh mông chỉ có những buôn làng người Thượng ở rải rác . Khi chúng tôi đến đã có một số dân định cư, họ là những hộ đi Kinh tế mới đợt đầu, còn có một số dân các nơi kéo về tìm hướng mưu sinh. Số Cán bộ địa phương là những người tham gia kháng chiến nghĩ hưu. Có lẽ đã quen thung thổ họ cũng chọn nơi này để lập nghiệp. Công việc của chúng tôi là xây dựng những cụm dân cư, làm đường, dựng nhà, trạm xá, trường học… v v …Nguyên vật liệu lấy từ rừng, những ngôi nhà được dựng đơn sơ bằng cột gỗ, tre và tranh. Năm giờ sáng chúng tôi thức dậy, vệ sinh cá nhân, ăn sáng. Cơm ăn no, đồ ăn chẵng có gì, thông thường là bầu, bí nấu loãng với mắm ruốc, thỉnh thoảng có ít cá khô. Ăn xong cả bọn rựa lên vai đi vào rừng đốn các loại. Trưa ăn uống nghĩ ngơi tí chút, rồi vác cây về nhà, ăn cơm xong trời đã chập choạng. Ban đêm thỉnh thoảng có họp hành, còn không cứ ngồi trong lán nhìn ra. Ở đây buổi tối thường hay mưa, mưa lâm thâm hạt nhỏ bay bay loáng thoáng trong sương mù. Lạnh, buồn và nhớ. Mới lên chưa được một tháng, nhiều cô đã khóc đòi về nhà. Biết đi đâu…. mươi ngày mới có một chuyến xe được kiểm soát chặt chẽ từ Thị xã Pleiku chở hàng hóa, thư từ và người có lý do chính đáng. Bấy giờ tôi là..xếp,Trung đội trưởng một Trung đội Thanh niên xung phong gần bốn chục người, trong đó khoảng một phần ba là nữ. Thỉnh thoảng tôi cũng bầy trò cho khuây khỏa .Những đêm trời thanh tôi kéo cả Trung đội ra bờ suối..luộc khoai mì, nhóm lửa và hát hò tưng bừng .Chỉ hát nhạc đỏ thôi, hót một bài ngoài danh mục là phiền phức ngay.
Trừ các khoản sinh hoạt, hàng tháng mỗi người chúng tôi còn dư vài đồng lương. Số tiền còm cõi này chỉ đủ mua một ống kem đánh răng, một cục xà phòng nhỏ và uống được hai , ba lần Café, hút thuốc Lào. Không có hàng quán tư nhân, chỉ có một cửa hàng Hợp tác xã bán hàng phân phối theo tiêu chuẩn. Muốn uống Café chúng tôi tìm đến nhà dân. Có một vài hộ bán chui. Dưới bóng đèn dầu, giọt café tí tách, ấm trà, thuốc lào và bộ bàn ghế bằng tre. Cũng có phở, phở là mì gói hạng bét nấu nước sôi, rắc ít rau hành lên trên là xong. Như thế cũng là mơ rồi, mỗi tháng tôi chỉ được đôi ba lần. Hầu hết ai cũng có đồ tiếp tế, thư từ của thân nhân gửi lên. Mỗi chuyến xe đi về mang theo những ngóng đợi và niềm vui. Chỉ có tôi là người duy nhất ở đại đội không có đồ tiếp tế, không có thư từ và không biết…yêu. Không hiểu sao, ở đây người ta yêu nhau nhanh và kinh khủng lắm. Chẵng kể dân địa phương hay thanh niên xung phong . Từng đôi lao vào nhau như chưa bao giờ. Có thể là vì buồn, cuộc sống đơn điệu và trống rỗng, đời sống tinh thần là một con số không tròn trĩnh. Người ta tìm đến tình yêu để quên, để lấp đầy khoảng trống như một cứu cánh tạm thời .Tâm trạng của tôi có khác. Biến động lịch sử đã găm vào trái tim hai mươi của tôi vết thương rỉ máu. Khi người ta đau đớn,họ có nghĩ khác gì ngoài vết thương. Tôi âm thầm chịu đựng để mơ về một điều gì đó. Con đường nào đây đang chờ tôi phía trước.
Thời gian này tôi ti toe làm thơ tình. Về một người tình không chân dung, thấp thoáng xa xôi. Những bài thơ đầu tiên chập chững theo tôi vào đời, ngôn ngữ nghèo nàn và thô vụng. Ấy thế mà có người khen. Rồi có người tâm sự, nhờ tôi góp ý về lá thư thả nỗi nhớ núi rừng về mắt môi phố xá. Dần dà tôi viết dùm luôn. Rồi thành lệ. Thế là thỉnh thoảng tôi được nghe kể chuyện tình, nghe xong lại hỏi..hỏi đi hỏi lại để nắm ý mà viết. Cũng có thù lao, khi là nải chuối, trái mít, ít lương thực khô. Có lúc tôi được mời uống café thuốc lào và ăn phở mì gói Tôi thấy vui vui, vừa khuây khỏa vừa lại có quà. Âu cũng là cái lộc nhỏ trời thương trong lúc khốn khó. Một ngày, cu Quỳnh đại đội phó kéo tôi uống Café, rồi bỏ nhỏ…Tui có việc nhờ ông, bí mật nghen. À …cu cậu nhờ viết thư tán tỉnh cô gái vừa quen.Theo thông lệ cu Quỳnh phải kể sạch sành sanh cho tôi nghe…Hóa ra là Búp, cô bé xinh nhất vùng này, là nhân viên Trạm Ytế xã. Công việc nhàn hạ, không mưa chẵng nắng nên Búp trắng trẻo và tiểu thư như gái thành phố. Cha của Búp là Trưởng công an xã. Có vài lần tôi đi ngang nhà Búp, đó là ngôi nhà dựng bằng gỗ quý, mái lợp ngói, rộng rãi, bề thế, RadioCasette chạy pin mở choang choang cả ngày..Thế là tôi viết. Tổng cọng tôi viết cho cu Quỳnh bốn lá thư và… chưa có hồi âm.
\ \ \
Còn hơn tháng nữa đến ngày về. Tôi lại bị sốt rét. Đang ăn cơm chiều tôi thấy người rún lạnh, chỉ kịp run rẫy uống mấy viên thuốc bước vào giường trùm mền rồi mê man bất tỉnh. Sốt rét ở vùng này rất nguy hiểm, trong vòng mươi, mươi lăm ngày có thể cướp đi mạng sống con người. Vào thời điểm đó thuốc men chưa có gì. Chúng tôi được cấp phát thuốc ngừa uống định kỳ nhưng không ăn thua. Thỉnh thoảng lại có người vĩnh viễn ra đi .Tôi tỉnh lại, thấy mình đang nằm ở Trạm xá. Chị Loan Trưởng trạm y tế xã bước lại nắm tay tôi ân cần….
…Khỏe rồi hả Huy, may quá em chuyễn lên Trạm xá kịp thời….Tôi yếu không nói nổi một lời, chỉ nhìn chị bằng đôi mắt biết ơn. Chị Loan dí dí tay vào trán tôi nói…
Nè….phúc lớn nghe, có ân nhân cứu mạng. Lo mà trả ơn cho con Búp đi .
……..Chị nói gì tôi không hiểu.
………………………………………………………………..
Ông Quỳnh Đại đội phó để ý em. Ổng viết cho em tổng cọng bốn lá thư. Em đọc thích lắm nhưng mắc cở nên em chưa hồi âm. Bữa đó có chị Thanh, Thanh niên xung phong ở Trung đội anh lên đây xin thuốc. Mấy chị em nói chuyện chơi. Chị Thanh hỏi em…Búp nhận bao nhiêu lá thư của cha Quỳnh rồi…Em ngạc nhiên hỏi…Sao chị biết…Chị Thanh nói…Tao ghét cha Quỳnh lắm, tao nói cho mày biết…Chả nhờ ông Huy, Trung đội trưởng Trung đội tao viết dùm. Đêm nào cha Huy cũng thắp đèn dầu viết thư, ai mà không thấy. Bữa đó em nữa tin nữa ngờ, nhưng trong lòng khó chịu.
Em giả bộ không biết, mời ông Quỳnh lên Trạm xá chơi. Em với chị Loan vặn vẹo một hồi… Cái..ổng khai thiệt. Trời ơi, em tức không chịu nỗi. Em có cảm giác như anh với Ông Quỳnh đem em ra làm trò đùa. Em định bữa nào kiếm chuyện với anh, chưa tính ra thì người ta chuyễn anh lên đây.
Anh mê man không biết gì hết, tự nhiên nhìn anh, em không thấy ghét nữa. Anh bị nặng lắm. Em khóc quá chừng, em phải nhờ người ra Thị xã tìm thuốc. Bốn lá thư em đọc đi đọc lại hoài . Rồi em cứ nghĩ, thư của anh viết cho em. Tự nhiên thương anh hồi nào không biết.
\\ \\ \\
Tôi bình phục rất nhanh. Búp giữ tôi ở lại Trạm xá an dưỡng cho đến ngày về. Đây là quãng thời gian suốt đời tôi không bao giờ quên. Lần đầu tiên trong đời, tôi được một người con gái chăm sóc, gần gũi và yêu thương. Một buổi tối hai đứa ngồi chơi bên dòng suối. Búp choàng tay và ngã đầu vào vai tôi. Không gian vắng vẻ, mùi hương con gái nồng nàn. Tôi bần thần. Liệu đây có phải là người con gái của mình. Trong một thoáng hình ảnh của mẹ tôi chợt về, đôi mắt thất thần của bà nhìn vào khoảng trống. Tôi thở dài ngửa mặt. Bầu trời đêm yên bình kỳ lạ với những vì sao nhấp nháy. Tôi nhẹ nhàng gỡ tay Búp…Khuya rồi mình về đi em….Nhiều lúc em thấy anh khó hiểu quá, hay là anh không thương em. Búp giận dỗi. Tôi nắm tay Búp…Em đừng nghĩ vậy, một lúc nào đó em sẽ hiểu anh.
\\ \\ \\
Rồi ngày về cũng đến. Chúng tôi được nghĩ một ngày để sắp xếp và chào từ biệt bà con địa phương ..Đến lúc chia tay tôi mới kịp nhận ra mảnh đất Tây nguyên này đầy kỷ niệm . Tôi đưa anh em vào chào từng nhà, những bàn tay ân cần nắm níu, những giọt nước mắt giữa kẻ đi và người ở lại. Tạm biệt núi rừng, tạm biệt những con mưa chiều ray rứt,tê tái. Tạm biệt những tháng ngày vất vả, tơi tả rách mướp như tàn quân, vẫn còn đó tiếng cười ha hả vô lo hát ca bên ngọn lửa bập bùng. Ngày mai chúng tôi sẽ như những cánh chim tan rồi lại hợp, hợp rồi lại tan, bay về trăm phương nghìn hướng.
“…….Nhìn về đường cô lý, cô lý xa xôi. Đời nhịp sầu lỡ bước,bước hoang mang rồi. Quay lại hướng làng. Đà giang lệ ướt nồng .Mẹ già ngồi im bóng. Mái tuyết sương mong con bạc lòng….Chiều nay gửi tới quê xưa. Biết là bao thương nhớ cho vừa…….”
…….Buồn quá, bài hát nào vậy anh.
…..Thuyền Viễn Xứ của Phạm Duy, anh thích bài này lắm.
…..Hát tặng em lần cuối hở. Nói em nghe đi….khi nào anh trở lại thăm em …..
…………………………………………………………….
Chiếc xe chuyển bánh đưa chúng tôi rời xa thôn xóm. Những khuôn mặt thân quen đưa tay tiễn biệt..Tôi rướn người lên thu vào mình những hình ảnh sau cùng. Bóng em mờ dần…mờ dần. Trời tháng tám Tây Nguyên nắng và oi bức. Chiếc xe nặng nề trườn lên con dốc. Buị đường quyện vào khói xe mờ mịt, những cuộn khói bụi quyện vào nhau bốc cao và tan loãng ra như những dấu hỏi thả vào mây trời………BÚP……ơi .
{jcomments on}
Vũ Đình Huy viết rất thật và hay ! Những ai đã từng trải qua cảnh ngộ như vậy sẽ thấy lòng luôn trăn trở mỗi khi nhớ lại .
Ôi ! Những tháng năm núi rừng và những cơn sốt rét…
Xin chào NĐD.Những năm tháng không thể nào quên.Cám ơn bạn đã chia sẻ.
Tạm biệt một cuộc tình nho nhỏ tự đến rồi tự đi của anh Vũ Đình Huy thật dẽ thương ngọt ngọt trong cái đắng của một thời lao khổ.
Cuộc tình nho nhỏ và trong sáng.Ai cũng có một thời phải không Thỏ con.
Anh Vũ Đình Huy viết hay quá! Một thời gian khổ với bao kỷ niệm và nỗi nhớ Búp Ơi…
Kỷ niệm thì đầy ắp,khả năng lại quá giới hạn. Anh cố gắng viết lại như một lời tạ lỗi với tất cả.Cám ơn Ái nghen.
Một bài viết thật giản dị đưa người đọc về một quá khứ buồn khổ và một tình yêu thật chân thành, nhẹ nhàng. Cám ơn tác giả đã chia sẻ.
Những ngày tháng gian lao theo thời gian đã trở thành những kỷ niệm vết dầm nhức nhối mùa Thu.Xin cám ơn bạn.
Rồi ngày về cũng đến. Chúng tôi được nghĩ một ngày để sắp xếp và chào từ biệt bà con địa phương ..Đến lúc chia tay tôi mới kịp nhận ra mảnh đất Tây nguyên này đầy kỷ niệm . Tôi đưa anh em vào chào từng nhà, những bàn tay ân cần nắm níu, những giọt nước mắt giữa kẻ đi và người ở lại. Tạm biệt núi rừng, tạm biệt những con mưa chiều ray rứt,tê tái. Tạm biệt những tháng ngày vất vả, tơi tả rách mướp như tàn quân, vẫn còn đó tiếng cười ha hả vô lo hát ca bên ngọn lửa bập bùng. Ngày mai chúng tôi sẽ như những cánh chim tan rồi lại hợp, hợp rồi lại tan, bay về trăm phương nghìn hướng.
VĐH viết hay quá
Xin chào Camtucau,cám ơn chị đã khuyến khích.
Một đoạn hồi ký rất hay và rất thật của một thời gian khó.Một cuộc tình trong sáng, chân tình không biết hồi kết ra sao?
Còn cái nợ với Cu Hà mà anh nói hai mươi năm sau anh phải trả với cái giá quá đắt đó là chuyện gì?Nhưng người ta nói trên đời này cái khó nhất, làm nặng lòng mình nhất là mang ơn mà không trả được ơn, cho nên dù có phải trả với giá nào thì điều đó chắc cũng không làm anh nặng lòng phải không anh Huy?
Mình không buồn vì sự thiệt thòi và mất mát khi trả giá cho món nợ tình bạn.Mình chỉ buồn vì sự thay đổi đến độ bất ngờ.Cám ơn HNT đã đặt lại câu hỏi.
Bài viết rất thật & rất hay,nhiều cảm xúc! một chuyện tình đẹp của một thời gian nan buồn khổ !Hay lắm VđH !
Cám ơn chị.Rất vui vì được các anh chị khuyến khích nhiều.
Chiếc xe chuyển bánh đưa chúng tôi rời xa thôn xóm. Những khuôn mặt thân quen đưa tay tiễn biệt..Tôi rướn người lên thu vào mình những hình ảnh sau cùng. Bóng em mờ dần…mờ dần. Trời tháng tám Tây Nguyên nắng và oi bức. Chiếc xe nặng nề trườn lên con dốc. Buị đường quyện vào khói xe mờ mịt, những cuộn khói bụi quyện vào nhau bốc cao và tan loãng ra như những dấu hỏi thả vào mây trời………BÚP……ơi .
Một kết thúc buồn nên lòng lưu luyến mãi. Bài viết hay lắm anh Huy ơi!
Em bước vào đời ta như cơn gió thoảng.Qủa đất lại không tròn nên chẵng bao giờ gặp lại.Cám ơn Quốc tuyên nghen.
Anh Huy viết ký ức về Búp của một thời TNXP sau biến cố 75 hay lắm anh Huy ơi!
“Vết thương rỉ máu” có lẽ cũng đã lành nhưng chạm vào ký ức vẫn là những kỷ niệm đáng đáng nhớ phải không anh Huy? nhớ lại một thời đã xa trong dĩ vãng, cuộc tình chỉ là một thoáng đi qua, rất mong manh, nhưng anh đã viết với một cảm xúc tràn đầy về những mảnh rời của ký ức :” Tôi đưa anh em vào chào từng nhà, những bàn tay ân cần nắm níu, những giọt nước mắt giữa kẻ đi và người ở lại. Tạm biệt núi rừng, tạm biệt những con mưa chiều ray rứt,tê tái. Tạm biệt những tháng ngày vất vả, tơi tả rách mướp như tàn quân, vẫn còn đó tiếng cười ha hả vô lo hát ca bên ngọn lửa bập bùng. Ngày mai chúng tôi sẽ như những cánh chim tan rồi lại hợp, hợp rồi lại tan, bay về trăm phương nghìn hướng”
Cám ơn anh Huy cho thưởng thức một trang bút ký thật là hay. Nhưng em cũng như anh HNT còn chờ đợi anh giải thích vì sao Hà thấy anh xót ruột quá nên đành phải chôm tiền mẹ để giúp anh, nhưng sao anh nói là :”hơn hai mươi năm sau tôi đã trả lại Hà với cái giá quá đắt”. Chúc anh luôn vui vẻ nhé!
Chuyện về cu Hà là một câu chuyện khác về tình bạn.Anh cũng ấp ủ sẽ viết nhưng khó quá.Chỉ sợ một điều.Xúc phạm đến tình bạn.Anh không thể nào quên,buổi chiều hôm đó Hà đã lấy tiền gia đình giúp đỡ anh trong lúc khốn cùng.Nên thôi,anh nhắc lại như một kỷ niệm,tuyệt nhiên không có ý trách móc.
Anh Huy viết chuyện cũng hay như thơ của anh nhưng trong câu chuyện này Gà Ri thấy anh thiệt là ác …hông đón nhận tình cảm của người ta mà để tới gần 40 năm sau Búp nở gần tàn…mới gọi… BÚP…ơi ! 🙄 .
Gà Ri nói đúng.Anh có lỗi và đang tạ lỗi nè.
Chào anh Vũ đình Huy, lần đầu tiên mới đọc đựơc truyện tình cảm của anh, tôi rất cảm thông mối tình đơn sơ, nhưng trong sáng gây cho tôi nỗi niềm nhớ nhung dạt dào thời trẻ như anh đã qua đi nhưng còn mãi trong lòng. Bây giờ, chỉ nhớ nhung qua lời thơ văn của tôi thôi.
Chúc anh sáng tác nhiều ghi lại những điều đi qua trong đời anh.
Xin chào songanchau.Cám ơn bạn đã khích lệ.Xin tặng bạn 2 câu thơ của mình.
Ta về mở cổng ngày xưa
Vay mùa chiếc lá đi thưa cuộc tình.
Anh Huy. khôn quá xù tình bằng một bài hát….chạy.
Yên chí lần sau anh sẽ ca cải lương.
Một thời đã qua như một giấc mơ.
Chào thuydukhuc.Bút danh của bạn làm mình nhớ đến một ca khúc mà mình rất thích.Xin cám ơn.
Một chuyện tình đẹp, cũng có thể vì nó như vậy nên để lại chút ít tiếc nuối cho người trong cuộc… Anh Huy, tôi nghĩ một lần nào đó anh thử tìm về chốn cũ, biết đâu anh có may mắn gặp lại cố nhân. Cho dù đôi khi tôi cũng tự hỏi, tìm lại để làm gì khi tất cả đã an bài… Có nhiều điều mình không thể lý giải được, đúng không?
Chào Thanh Hiền.Trong chuyện này mình là người có lỗi.Nhưng như bạn đã viết.Có những điều không thể lý giải được.Chẵng biết vì sao.
Bằng giọng văn bình dị, anh đã trải lòng mình thật xúc động, hay lắm anh Huy. chúc vui khỏe, chào thân ái.
Chào NG Khánh Tiến.Cám ơn bạn đã đọc và com.Mình rất vui khi nhận được những lời chia sẽ chân tình.
Bài viết hay , xúc động nên lôi cuốn người đọc .
Chỉ có điều , với cô Búp lúc chia tay nhau …. Tại sao kỳ vậy ,Không dám đặt lên môi nàng nụ hôn ! ? Thật là bực thay cho anh đó , anh chàng ” tim khô ” Vũ Đình Huy ạ . Thôi , ” mỗi cây mỗi hoa … ” xin lỗi anh .
Chào Quế anh.Có đôi khi anh tự hào về tính nhút nhát của mình.Cám ơn bạn đã com.Cùng là cư dân Hương xưa với nhau.Bạn cứ tự nhiên nhé.Rất vui.
Anh Huy viết truyện hay lắm, em đọc ở FB rồi giờ đọc lại vẫn thấy thích.Đọc rồi cứ thương, cứ tiếc nuối !Ai cũng có những kỷ niệm trong đời dù vui hay buồn nhưng không phải ai cũng viết ra được.Chính những kỷ niệm đó làm giàu tâm hồn mình hơn và đó là hành trang của cuộc sống.
Anh chỉ viết được một phần rất ít trong kho tàng kỷ niệm của mình.Được bà con Hương xưa khích lệ anh rất vui.Cám ơn Nguyên tiết nhiều.
Chiếc xe chuyển bánh đưa chúng tôi rời xa thôn xóm. Những khuôn mặt thân quen đưa tay tiễn biệt..Tôi rướn người lên thu vào mình những hình ảnh sau cùng. Bóng em mờ dần…mờ dần. Trời tháng tám Tây Nguyên nắng và oi bức. Chiếc xe nặng nề trườn lên con dốc. Buị đường quyện vào khói xe mờ mịt, những cuộn khói bụi quyện vào nhau bốc cao và tan loãng ra như những dấu hỏi thả vào mây trời………BÚP……ơi .
Tài nghệ của anh Huy đã phát xuất rồi đó, câu chuyện hay quá, cứ đọc đi đọc lại hoài à!
Đọc đi rùi đọc lại…Trời…chắc anh phải đi thẩm mỹ chỉnh lại…lủi mổ Thu Thuyr ơi.
Chuyện hấp dẫn ,ước gì chàng về lại chốn xưa để xem búp đã nở chưa?
Anh không về nên Búp cứ mãi mãi tuổi hai mươi.
Thấy tội cho cô sơn nữ mộc mạc quá