Cường Để hay Cường Đễ

Tác giả: Võ Xuân Đào

Vốn dĩ tôi không định viết bài này vì:

Ngôi trường đã trở thành một “dĩ vãng đã xa” nên chuyện phân biệt rạch ròi giữa

hỏi và ngã có lẽ không cần thiết mấy.

Chỉ là những lý giải cá nhân từ năm 1970 mà thiếu vài chứng cứ, nên sức thuyết

phục sẽ kém.

Nhưng, thời gian qua, trên các trang mạng xã hội: Facebook, và một số bài viết có

người vẫn sử dụng dấu “ngã” khi viết về trường, nên tôi viết ra đây những gì mình
 
đã nghe, đã biết, đã thấy để tiện việc tham khảo cho mọi người.

 

Cường Để (彊柢)là một trong những nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20, tên thật là Nguyễn Phúc Đan (阮福單), biệt danh Nguyễn Trung Hưng (阮中興), tước Kỳ Ngoại Hầu (畿外侯). Sinh ngày 11/01/1882 tại Huế và mất ngày 05/04/1951 tại Nhật, thi hài của ông được chon cất tại Zoshigaya Cemtery, thành phố Tokyo, Nhật Bản.

Ông là cháu bốn đời của Hoàng tử Cảnh (Nguyễn Phúc Cảnh, con trai trưởng của vua Gia Long), nên chắc chắn rằng chữ ĐỂ trong tên của ông phải là dấu hỏi.

Theo từ điển Hán Việt của Thiều Chửu do nhà xuất bản Khai Trí tái bản (tái bản lần thứ 2 năm 1966 – in tại nhà in Hưng Long, 117 Tôn Thất Đạm, Sài Gòn) theo bản in lần thứ nhất năm 1942 của nhà in Đuốc Tuệ (73 phố Richaud, Hà Nội), chữ “cường – 彊” thuộc Bộ Cung; 12 nét có các nghĩa: 1) cái cung cứng, phàm cái gì có sức mạnh đều gọi là cường, 2) hơn, 3) dư sức, phàm cái gì có thừa đều gọi là cường (trang 189); còn chữ “柢”– để (dấu hỏi)”thuộc Bộ Mộc 5 nét có nghĩa: 1) rễ cây, 2) sự gì bền chắc gọi là thâm căn cố để; một âm là đế (trang 291). Cũng theo từ điển này có những chữ “để” khác ở các Bộ như: Bộ Nghiên (5 nét, trang 177), Bộ Cung (5 nét, trang 187), Bộ Thảo (5 nét, trang 230), Bộ Thị (1 nét, trang 331), Bộ Ngưu (5 nét, trang 382), Bộ Giác (5 nét, trang 616), Bộ Ngôn (5 nét, trang 622) hay Bộ Ấp (4 nét, trang 694) đều là những chữ “dấu hỏi”; chỉ có hai chữ “dấu ngã”, đó là: Bộ Đại (6 nét, trang 130) có nghĩa là: em gái, đời xưa chị gả đi lấy chồng cho em đi bồi gọi là đễ; một âm là đệ và Bộ Tâm (7 nét, trang 205) có nghĩa: 1) khải đễ: vui vẻ, dễ dàng; 2) thuận: biết đạo xử với anh gọi là đễ.

Tên “Cường Để” được chọn để đặt tên cho một trong hai ngôi trường được thành lập và xây dựng tại Bình Định vào năm 1955 dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm, đó là trường Trung học Cường Để tại Qui Nhơn và trường Trung học Tăng Bạt Hổ tại Bồng Sơn (quận Hoài Nhơn).

Thế nhưng tại sao chữ này lại biến thành “dấu ngã”, trong một số học liệu của nhà trường như vài hình ảnh minh họa dưới đây:

(Nguồn: Cuongdequynhon.wordpress.com)

 

Sau những ngày đầu tiên vào trường, nhận thấy sự trái khoáy này, người viết đã đem thắc mắc trong lòng đi tìm hiểu:

  1. Hỏi các giáo sư: Võ Ái Ngự, Nguyễn Văn Viêm, Nguyễn Phụ Chính, Phạm Ngọc

Bích v.v…, các thầy đều bảo: “Chữ Để trong Cường Để các con phải viết dấu hỏi mới đúng, dấu ngã là viết sai” và dặn nên đến văn phòng hỏi cụ thể hơn mà không giải thích gì thêm vì không có thời gian

  1. Thầy Phạm Kỵ, Hành chánh và Giám thị giải thích cặn kẽ hơn:
  • Người thừa phái (nhân viên hành chính) được giao nhiệm vụ in ấn một số học

liệu là người địa phương nên đã phát âm theo ngữ điệu địa phương (người Bình Định phát âm chữ để hơi nặng) nên “ĐỂ” nghe thành “đễ” và thợ in (của nhà in) các loại học bạ, thành tích biểu, thẻ học sinh v.v… không am tường chữ Hán, hiễu chữ để theo nghĩa “hiếu đễ”, đã in với số lượng lớn, kinh phí in lại hạn chế nên nhà trường không thể hủy bỏ toàn bộ để in lại mà đành sử dụng cho hết. Một số tài liệu in sau, chữ ĐỂ được in đúng dấu hỏi, nhưng cũng có một số tài liệu do lấy mẫu cũ đưa đi in nên “lại” xuất hiện chữ Để dấu ngã, Giám thị chỉ dặn các Trưởng lớp khi nhận các loại học liệu như: thành tích biểu, thẻ học sinh v.v…  phát cho học sinh, đề nghị học sinh tự sửa dấu ngã thành hỏi; có người nhớ, người không nên vẫn song hành cả hai dấu ngã và hỏi. Vì thế các thầy, cô không bắt lỗi chính tả những ai viết “để” thành “đễ”.

  • Riêng con dấu; chữ Để trong khuôn dấu là dấu hỏi (hoàn toàn không phải dấu

ngã), nhưng theo quy định lúc ấy (1955), sau khi khắc xong phải làm thủ tục “cầu chứng tại Tòa” (Toà Hành chính) để bảo mật và chống làm giả con dấu, người làm ký hiệu bảo mật vô tình làm một cái dấu hiệu dính liền nét dấu hỏi, (khi đóng dấu thấy như dấu ngã) và đóng dấu “lưu chiểu”. Mãi đến năm 1971 khi làm con dấu nổi, ký hiệu bảo mật được làm ở một vị trí khác, nên chữ ĐỂ rõ nét là dấu hỏi (thầy Kỵ lấy dấu nổi ra đóng cho xem)

  • Người viết đã được thầy Nguyễn Đình Xuân (giáo sư Sử Địa) cho xem “Sự vụ

lệnh” phân công thầy về trường của Bộ Giáo dục ghi rõ CƯỜNG ĐỂ. Rất tiếc là lúc ấy không có smart phone hay máy hình nên không chụp lại được.

Vì vậy, CƯỜNG ĐỂ chỉ và phải là CƯỜNG ĐỂ chứ không phải CƯỜNG ĐỄ.

Võ Xuân Đào

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.