Cha Mẹ và Con Cái – Vu Lan

CHA MẸ VÀ CON CÁI

Nhân dịp Lễ Vu Lan, cũng là Ngày Phụ Mẫu của người Việt, vào Rằm Tháng 7 âm lịch, người ta thường nói về bổn phận Làm Con là phải Có Hiếu với Cha Mẹ, vì thông thường:

Cha mẹ nuôi con, biển hồ lai láng,

Con nuôi cha mẹ, tính tháng tính ngày…

Nhưng Phật Giáo rất công bằng. Đức Phật Thích Ca muốn chúng ta phải học và hành cả hai bổn phận: Làm Con và Làm Cha Mẹ, để mối quan hệ hai chiều hỗ trợ nhau, hữu ích, về lý lẫn tình.

Ở đây, Bổn Phận có thể hiểu như Đạo: Đạo Làm Con và Đạo Làm Cha Mẹ. Cả hai thứ Đạo nầy rất quan trọng và thiêng liêng, không chỉ về huyết thống, mà còn về Đạo Đức, Tình Người, và Giáo Dục. (Cha mẹ phải cương quyết tự giáo dục và sửa đổi mình trở nên Người Chân Chánh, trước khi dạy con đào luyện về Nhân Cách, Liêm Sỉ, biết Lịch Sự, cư xử Nhân Nghĩa, Tự Trọng và Tôn Trọng Nhân Quyền, bao gồm: quyền phát biểu, quyền tự do tôn giáo và chính trị, quyền sống, quyền phát huy cá nhân và gia đình mình, và quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi người và mọi nhà…) Việc giáo dục lẫn nhau nầy trong gia đình phải được lưu truyền từ thế hệ trước đến các thế hệ sau, tạo nên Mạch Sống cho một gia đình, làng xóm, xã hội, dân tộc, rồi lan ra cả thế giới. Nhờ vậy, thế giới đươc yên bình. Trái lại, gia đình không có trật tự, xã hội hỗn loạn. Thiếu sót là: Đa số cha mẹ lo nuôi con, nhưng ít dạy con nên người đạo đức.


Theo Kienthuc.net.vn, “Người con nào phá vỡ mối quan hệ thiêng liêng đối với cha mẹ, nghĩa là bất hiếu, báo đời, hại cha mẹ và người khác, làm mất thanh danh và truyền thống tốt đẹp của gia tộc, làm các việc phạm pháp… thì người con đó không còn là người con đúng nghĩa, mà chỉ là một kẻ tội lỗi và đáng trách.” Thêm nữa, “Mỗi dân tộc có một ngôn ngữ và bản sắc văn hóa riêng. Chính nét văn hóa riêng là giá trị tạo nên và đóng góp cho nền văn hóa của nhân loại. Cũng vậy, mỗi gia đình đều có truyền thống riêng mà các bậc tiền bối và tổ tiên đã dầy công xây dựng. Người con hiếu thảo, theo Đức Phật, là người, ngoài việc làm tròn bổn phận, phụng dưỡng vật chất cho cha mẹ đúng pháp luật (không lừa người, cướp của, để mang tiền của về nuôi cha mẹ), còn là người biết tôn trọng các giá trị văn hóa và di sản truyền thống tốt đẹp của gia đình, giống nòi, và dân tộc.”

Con cái còn phải có bổn phận Bảo Vệ Tài Sản Thừa Tự của ông bà, cha mẹ, dù họ đã qua đời hay còn sống. Con phải là Người Kế Thừa Có Đạo Đức: biết xử dụng tài sản đó hợp lý, hợp tình, và hợp pháp. Có thể phân chia số tiền hoặc tài sản ra các phần nhỏ, để giữ phần nào phụng dưỡng cha mẹ hoặc chăm lo việc hậu sự cho cha mẹ: hỏa thiêu hay chôn cất, mời các Tăng Ni đáng kính hoặc thân hữu có đạo đức, đến trợ niệm cho cha mẹ, trước và sau khi mất, lo lễ cúng chay Thất Thất 49 ngày cho cha mẹ sau khi họ mất, thành tâm làm việc phước thiện, in kinh Phật hoặc làm các CD’s thuyết pháp (hữu ích, của Phật giáo, không in, không làm những gì mê tín) để tặng gia đình, họ hàng, làng xóm, rồi hồi hướng cho mọi người và cho cha mẹ được Vãng Sanh vào cõi Cực Lạc ở phương Tây của Phật A Di Đà. Phần tiền nào để phụ nuôi anh chị em, con cháu… nếu cần, hoặc đóng góp vào các hội đoàn thực sự phục vụ cộng đồng, để họ làm việc tốt thay mình. Rồi hồi hướng công đức cho ông bà, cha mẹ. Đó là Đạo làm con cháu.

Còn nữa, nếu cha mẹ đã từng làm nhà giáo dục thì con cháu không đốt sách hướng thiện. Cha mẹ tôn kính Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) thì con cháu không phỉ báng Phật pháp, không làm việc ác qua Tam Nghiệp (Ý Nghiệp, Thân Nghiệp, và Khẩu Nghiệp) như: Nghĩ, Làm, và Nói xấu, nói sai, nói láo, nói ác, nói đâm thọc, nói ngược ngạo, nói chia rẻ, nhất là Nói Sau Lưng Người Khác, tức là Nói Hèn của tiểu nhân. Vì nếu đúng Sự Thật thì phải ngay thẳng Nói Trước Mặt người kia, cho rõ ràng, để hai bên có cơ hội tìm hiểu sự thật. Đó là Nhân Đạo giữa con người với nhau, nếu không thì là cầm thú đạo, rất đáng xấu hổ. Tiếc thay ngày nay, nhiều cha mẹ không biết tự xấu hổ (không biết Tàm Quý) nói gì đến việc dạy con mình Biết Xấu Hổ và Biết Sợ Tạo Tội Lỗi. Nhưng khi tai họa đến thì họ tức giận, chửi rủa, đổ tội người khác; hoặc sợ hãi, khóc than, hèn nhát, chối tội, im lặng, trốn trách nhiệm. Thật quá muộn! “Bồ Tát sợ Nhân, chúng sinh sợ Quả”. Bồ Tát đây là người hiểu biết khôn ngoan: không dám nghĩ ác, nói gian, và làm bậy, tức là không gây Nhân xấu để cố tránh Quả xấu. Còn kẻ tiểu nhân, bọn đê tiện, ngu si, thì quen thói suy nghĩ vô đạo đức, nói và làm ngang ngược (gieo gió), mà không nghĩ tới lúc tai họa tới (gặt bão). Sân Si, ngu muội, là một nguyên nhân làm gia đình, cộng đồng, và xã hội bất an và vô trật tự.

Do đó, theo Đạo Làm Người, nhiệm vụ thiết yếu của bậc cha mẹ là dạy bảo con cháu ngay từ nhỏ, để chúng sẽ thành người có tư cách, biết lễ nghĩa, biết sống phải trái, công bằng, có trật tự trên dưới trong gia đình; đồng thời trở thành những công dân tốt, biết tuân theo luật lệ và tôn trọng những người lãnh đạo tốt trong một tổ chức, thì tổ chức mới được củng cố vững mạnh. Ở ngoài đời, những người chính trực (có bản lĩnh và dũng khí) cần phải Lên Tiếng (không im tiếng), mạnh dạn, đoàn kết, ủng hộ nhau, cùng đứng lên, chống lại bọn xấu, bọn côn đồ, để tái lập trật tự và bình an cho gia đình, cộng đồng, và xã hội. (Vì bọn xấu thường xúm lại thành nhóm, dùng số đông để áp đảo hoặc uy hiếp người ngay. Chúng dùng xảo thuật: tụ tập, to nhỏ, lì lợm, bêu xấu, nói sai, nói ác, nói láo, nói đâm thọc, nhiều lần, cho đến khi người nhẹ dạ tin, dù chúng không nêu ra được bằng chứng cụ thể, rõ ràng). Tuyệt đối không thể thụ động, bỏ qua, chỉ vì mệt mỏi; hoặc dễ dãi chủ trương “dĩ hòa vi quý” không đúng chỗ; nghĩa là bắt ép người hiền, người tốt, phải nhịn nhục bọn lưu manh, phải làm việc chung với chúng (cho yên chuyện), và như vậy là quá bất công, sai ác với người ngay. Những người ngay thẳng sẽ biến mất và chỉ còn bọn gian tà ở lại để không chế, và tổ chức sẽ tan rã… Cũng như trong nhà, cha mẹ thiếu suy nghĩ, thường sai đứa con ngoan hiền phải làm nhiều việc, thay cho đứa ngỗ nghịch, chỉ vì không bỏ thì giờ để tìm hiểu nguyên nhân mà đối phó được với đứa con hư, dạy bảo, dùng biện pháp kỷ luật, giúp nó từ xấu trở nên tốt, cư xử công bằng giữa các con, giúp gia đình êm ấm.

Theo tác giả Đức Hạnh, “Tất cả Thiện Đạo xuất phát từ Tâm Thiện, tức là Tâm có Trật Tự. Trật Tự là Thiện Đạo, Thiện Đạo là Trật Tự… Ăn ngủ, đi đứng, nằm ngồi, làm việc, nói năng, không đúng cách, Vô Trật Tự, là Ác Đạo, do Tâm không Làm Chủ, nên bản thân bị mất trật tự… Những người có Thiện Đạo thấp kém, vô trật tự, không theo đạo lý và giới Lục Hòa của Đạo Phật. Loài người có nhiều Ác đạo hơn Thiện đạo, và Ác đạo là cái Nhân sinh ra cái Quả sinh tử luân hồi, ra vô mãi trong 6 đường khổ đau (thiên, nhân, thú vật, a tu la, ngạ quỷ, địa ngục). Trong phạm vi cá nhân Phật tử thôi, có đến 100 thứ đạo, gọi là bá đạo. Nào là: đạo tham sân si, đạo bịa đặt, đạo tranh cãi, đạo tự đắc, đạo nịnh hót, đạo lobby, đạo bè phái… Qua lời nói, người ta nhận ra ngay lời nói ấy là chánh đạo hay tà đạo, thiện hay ác. Lời nói là Ngôn Đạo. Qua đó, ta biết được tâm tư một người thuộc loại đạo nào: Đạo hiền lành, thật thà, ngay thẳng, hay đạo gian ác, mánh khóe, đạo ngu dốt, đạo ngã mạn, đạo nói phét…” (trích từ các trang 269 – 273, sách Nhiều Điều Người Phật Tử Cần Biết). Cám ơn tác giả đã nói lời công chính, biện hộ giúp những người… đức hạnh.

Xin kết thúc bằng hai câu thơ: Cuộc đời ngắn lắm, ai ơi!

Gian manh, bội nghĩa, cuối đời… đi đâu?!..

Ngày Cha Mẹ của Người Việt – Rằm Tháng 7 âm Lịch,

GS Trần Thủy Tiên, M.A. in Human Sciences.

……………………………..

Nguồn Tham Khảo:

https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=5E6641

http://kienthuc.net.vn/thien/moi-quan-he-giua-cha-me-va-con-cai-trong-kinh-phat-238176.html

Nhiều Điều Người Phật Tử Cần Biết – Đức Hạnh, 2007, sách in tại California.

 

C:\Users\Mom\Pictures\For BOOK\Hình vẽ cha mẹ và con cái.jpg https://lh3.googleusercontent.com/-ysMIIeoHHFE/U3-BFZSuseI/AAAAAAAAVOo/QGyhXUidw_g/s604/q%2527ladep.jpg https://lh3.googleusercontent.com/-MjOVhNfib2U/U3-AwuaZhTI/AAAAAAAAVOY/ZfC0Q2JTa18/s400/cp%2527luan.jpg

{jcomments on}

0 thoughts on “Cha Mẹ và Con Cái – Vu Lan

  1. Thu Thuyr

    phụng dưỡng cha mẹ hoặc chăm lo việc hậu sự cho cha mẹ: hỏa thiêu hay chôn cất, mời các Tăng Ni đáng kính hoặc thân hữu có đạo đức, đến trợ niệm cho cha mẹ, trước và sau khi mất, lo lễ cúng chay Thất Thất 49 ngày cho cha mẹ sau khi họ mất, thành tâm làm việc phước thiện, in kinh Phật hoặc làm các CD’s thuyết pháp (hữu ích, của Phật giáo, không in, không làm những gì mê tín) để tặng gia đình, họ hàng, làng xóm, rồi hồi hướng cho mọi người và cho cha mẹ được Vãng Sanh vào cõi Cực Lạc ở phương Tây của Phật A Di Đà …”

    Cám ơn GS Trần Thủy Tiên đã chỉ dẫn.

    Reply
  2. TT Hieu Thao

    bài viết về một chuyên đề rất hay ,Rất là giáo sư,Đoc thích nhất là những đoạn nàyNgười con hiếu thảo, theo Đức Phật, là người, ngoài việc làm tròn bổn phận, phụng dưỡng vật chất cho cha mẹ đúng pháp luật (không lừa người, cướp của, để mang tiền của về nuôi cha mẹ), còn là người biết tôn trọng các giá trị văn hóa và di sản truyền thống tốt đẹp của gia đình, giống nòi, và dân tộcTrong phạm vi cá nhân Phật tử thôi, có đến 100 thứ đạo, gọi là bá đạo. Nào là: đạo tham sân si, đạo bịa đặt, đạo tranh cãi, đạo tự đắc, đạo nịnh hót, đạo lobby, đạo bè phái… Qua lời nói, người ta nhận ra ngay lời nói ấy là chánh đạo hay tà đạo, thiện hay ác. Lời nói là Ngôn Đạo. Qua đó, ta biết được tâm tư một người thuộc loại đạo nào: Đạo hiền lành, thật thà, ngay thẳng, hay đạo gian ác, mánh khóe, đạo ngu dốt, đạo ngã mạn, đạo nói phét…” chúc nguời viết hạnh phúc dồi dào trong cảm tủởng và duy luận

    Reply
  3. MỘNG CẦM

    Cha mẹ đối với con cái -con cái đối với cha mẹ cần phải liên kết hổ trợ cho nhau thì mới có một gia đình hoàn mỹ

    Reply
  4. Kim Đức

    Bài viết mang nhiều ý nghĩa giáo dục con người và hướng cho con người sống lương thiện, sống tốt và sống có ích. Cám ơn GS Trần Thủy Tiên.

    Reply
    1. nguyentiet

      Một bài viết hay có ý nghĩa giáo dục con người hướng thiện.Cám ơn GS Trần Thủy Tiên.

      Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.