Vài mẫu chuyện về Cha tôi

Dạ! là cháu đây

Hồi nhỏ, cậu Lang (nhà thơ Yến Lan) được nhiều người biết đến là nhờ có truyện ngắn và thơ đăng thường xuyên trên tạp chí Tiểu Thuyết Thứ Năm (TTTN) hoặc Tiểu thuyết thứ Bảy (TTTB). Trên những tạp chí đó, cậu lấy bút danh là Xuân Khai.

Một hôm, có ông khách diện mạo sang trọng, đóng bộ kiểu Tây, bước vô chùa. Ông đưa mắt nhìn quanh thể như kiếm ai đó. Không thấy ai ngoài cậu thanh niên có làn da trắng, lưng trần, quần xà lỏn, đang rửa chén bên cạnh giếng đá ong rêu xanh cổ kính. Ông bước lại gần, hỏi:

– Cháu ơi, nghe nói thi sĩ Xuân Khai ở trong chùa này?

 

Cháu Cậu chàng tỏ ra lúng túng, mặt đỏ dần vì xấu hổ. Chả là vì nghe ông khách nói đến hai từ thi sĩ, mà thi sĩ gì lại đang ở trần, quần cộc nó kỳ làm sao nên cậu  không dám nhận. Cậu nhanh trí gợi ý:

– Dạ, thưa phải, nhưng ảnh vừa ra ngoài có tí việc, nhân thể đã đến đây, mời bác thăm cảnh chùa và đợi ảnh về.

Ông khách theo chỉ dẫn của cậu chàng; đi vãng cảnh quanh chùa. Một lát, quay trở ra ; ông đứng sững, mắt tròn xoe, chằm chằm nhìn chàng trai đang tươi cười tiến lại phía ông. Ông nhận ra ngay, cậu chàng quần xà lỏn, lưng trần ngồi rửa chén lúc nãy đây mà. Nhưng, giờ cậu ta khác quá ! – đúng là người đẹp vì lụa. Lúc này, cậu đeo chiếc kính trắng, gọng vàng; chiếc áo màu trứng sáo bỏ trong quần, trông cậu sang trọng và lịch lãm với mái tóc chải ngược sang bên, để lộ vầng trán rộng, vẻ rất trí thức: Ông khách tươi cười đon đã :

A ! Thế ra cậu là Xuân Khai đấy à !

– Dạ! là cháu đây.

GIAO TRỨNG CHO ÁC

hay là ( tin ở con người)

Trong cuộc sống, thời nào, chế độ nào đôi khi cũng xảy ra những chuyện đáng tiếc. Chẳng hạn, mấy tháng qua, có vài trường hợp người ngồi tù oan đến hàng chục năm! Mà những trường hợp này, nếu như chính kẻ gây ra tội ác không tự thú, thì họ sẽ bị tù cho đến hết đời trong nỗi đau bất tận không một ai biết! Và hơn thế nữa, những kẻ làm án thiếu trách nhiệm; không điều tra kỹ đã tuyên án oan cho họ, vẫn được sống trong thanh thản không bị lương tâm dằn vặc.

Câu chuyện tôi kể cho các bạn, không biết lúc này còn có tác dụng nữa không? Kể cho chúng tôi nghe chuyện, ba tôi nói thêm: “Nếu nhận xét không đúng về một con người, sẽ hại một đời người trong tương lai. Có thử lửa mới biết vàng tốt xấu, đem tiền của mới biết sang hèn”. Đó là lẽ sống trong hơn 80 năm ở trên cõi con người của cha tôi-nhà thơ Yến Lan là vậy đó.

Xuất thân trong một gia đình nghèo, nương nhờ tại chùa Ông của thị trấn An Nhơn, nên ba tôi có cái nhìn đời bằng lương tri và sự độ lượng của người cầm bút chịu ảnh hưởng nơi cửa Phật. Bởi vậy, bạn đồng nghiệp thường nói: “Yến Lan là một nhà thơ biệt lạ.”

Vào năm 1939-1940 thi sĩ Xuân Khai đi Sài Gòn thăm ký giả Lê Tràng Kiều. Sau đó, ông đưa bạn đi thăm vợ chồng nhà thơ Đông Hồ – Mộng Tuyết…Thưở ấy, tình bạn văn thật trong sáng, đậm tính nhân văn. Bạn văn sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ người cùng cảnh ngộ. Vợ chồng nữ sĩ Mộng Tuyết lâu lắm mới gặp lại Xuân Khai, muốn giữ bạn ở chơi vài tuần; nhưng lo cha già ở nhà không ai chăm, nên anh xin phép về sớm. Anh ra ga xe lửa, cạnh chợ Bến Thành mua vé. Trong tay chiếc va ly nặng chịch.

Tại sân ga người đi lại như mắc cửi. Chỗ quày bán vé đông nghịt, chen chúc, xô đẩy, cải nhau inh ỏi. Thi sĩ nho nhã, trí thức, chen không lại, bị đẩy lùi ra sau.

Anh nhìn quanh tìm nơi gửi va-ly. Loay hoay chưa biết thế nào, thì thấy một cảnh sát đang đi lại phía mình. Anh tới bên, năn nỉ: “Xin lỗi, tôi có thể nhờ anh cảnh sát để mắt dùm chiếc va ly, tôi chạy vào mua chiếc vé rồi ra ngay?” Vừa dứt lời, người cảnh sát dãy nãy như đĩa phải vôi: “Chịu thôi, tôi không thể giúp được anh đâu. Đây là nơi tụ tập trộm cắp; lơ đễnh tí là va ly anh đi tong, lúc đó cười trừ, anh chịu không?”

Chữ trộm cắp từ miệng anh cảnh sát vừa chui vào tai thì thi sĩ sực nhớ đến chuyện ngụ ngôn của La Fontaine và anh muốn vận dụng vào trường hợp của mình để chứng minh cái Bản năng gốc của “Con người”.

Con người là sự kết hợp giữa phần Con và phần Người. Cuộc sống là sự đấu tranh giữa hai nửa ấy. Nếu biết cách có thể biến phần “con” thành phần “người” trong tên cắp.

Chính giây phút đó gợi cho thi sĩ ý tưởng táo bạo “mình sẽ gửi va-ly cho kẻ cắp giữ dùm xem sao”. Nghĩ là làm ngay, anh lại nài nỉ người cảnh sát:

Vậy, nhờ anh chỉ dùm – tên kẻ cắp chuyên nghiệp nhất đang ở sân ga?

Nghe chàng trai nói sẽ đưa va ly cho kẻ cắp giữ dùm, người cảnh sát há hốc miệng, trừng mắt, nhìn khắp người chàng trai như để xác định – kẻ đang nói với mình có vấn đề gì về thần kinh không?

Sau giây lát bao quát khắp người, anh cảnh sát không nhận ra dấu hiệu của kẻ tâm thần mà ngược lại anh chàng này rất lém lĩnh, đang chờ trả lời. Thế nên anh miễn cưởng, giơ ngón tay trỏ chỉ một thanh niên đầu tóc bùm xum, bẩn thỉu, mặt bặm trợn khó coi, đang đứng gần quày vé, nói: “Người mà anh cần, đang đứng đằng kia kìa.”

Theo tay chỉ, thi sĩ khệ nệ xách valy đến chỗ tên kẻ cắp. Tên này đang đưa đôi mắt gian xảo, đảo quanh tìm con mồi. Bỗng giật mình, quay phắc lại, hung hăng định cự nự vì bị cái vỗ vai. Cùng lúc, hắn ta nghe nói: “Anh gì ơi, tôi nhờ anh giữ dùm chiếc valy để vào mua vé. Anh cảnh sát kia nói, ở đây, chỉ có anh mới giúp được tôi việc này thôi!

Hai từ “cảnh sát” có tác dụng với tên kẻ cắp và những từ như “trông dùm, giúp đỡ” thật mới lạ với hắn ta làm sao!? Bởi, từ trước đến giờ, chưa một ai dám nhờ hắn làm cái việc trái với nghề của hắn”. Chẳng nói chẳng rằng, hai tay hắn khoanh trước ngực; cũng không gật, không lắc, chỉ đưa đôi mắt mệt mỏi, vẻ đói ăn nhìn ra phía trước, để người nói hiểu thế nào thì hiểu.

Lúc bấy giời, người quanh đó, đã biết rất rõ về hắn, thế mà có người lại nhờ hắn giữ dùm của nả?! Thấy lạ họ đưa mắt nhìn nhau, cười mỉa: “Cha này điên thật, chả đem trứng giao cho ác”.

Còn thi sĩ và kẻ cắp, nghe rõ những lời đó nhưng lờ đi. Và ngạc nhiên hơn, thi sĩ mua được vé, quay ra, tên cắp vẫn đứng tại chỗ, chiếc valy vẫn ở bên cạnh, không bị suy chuyển một milimét nào. Điều ấy, làm người thi sĩ vui lắm; Vé thì mua được rồi mà va-ly không bị mất; nghĩa là suy đoán của anh thật logic về gốc “Con người”. Có nghĩa, bấy giờ, tên kẻ cắp đã sắp xếp cho bản năng phần “Người” thắng phần “Con” trong hắn ta.

Nhận lại chiếc vali, biếu số tiền lẻ còn lại, thi sĩ vội lên tàu về quê, giữ mãi trong tâm ý nghĩ đẹp về người kẻ cắp nọ./.{jcomments on}

 

 

0 thoughts on “Vài mẫu chuyện về Cha tôi

  1. HN Tín

    Thi sĩ Yến Lan đã ra đi trong thầm lặng, nhưng cuộc đời ông đã in sâu và không bao giờ phai nhạt trong tâm trí của người con cho đến cuối cuộc đời.Cảm động lắm Chị, chúc chị hạnh phúc và niềm vui trong việc đi tìm lại công bằng cho người Cha yêu kính của mình.

    Reply
  2. TT Hieu Thaov

    Thi sĩ Yến lan rất đáng hãnh hiện (dù là đã mất) khi mình có đưá ngưòi con hiếu nghiã và mình luôn là đề tài mênh mông cho nguời con BT lấy làm tư liệu và sáng tác, cho bạn đọc ,Xin chia sẻ niềm vui và tự hào đó cuả chị;
    Em :TTHT

    Reply
  3. Sông Song

    Hi chị Lâm Bích Thủy
    SS nghĩ: suy ra ý này chỉ có Bác Yến Lan. 😛
    Chúc chị vui khỏe đễ tiếp tuc những bài tư liệu về nhà thơ YẾN LAN

    Reply
  4. Lâm Bích Thủy

    Thật sự cảm kích trước những lời chia sẻ của các bạn H.N.Tín, Hiếu Thảo, Sông Song. Trong cuộc sống hàng ngày, cụ nhà thường dạy con “chơi với người trên không nịnh, chới với người dưới không kiêu” Vì xuất thân từ nhà nghèo nên Ông rất thương người nghèo và bênh vực người nghèo.
    Một lần nữa cảm ơn các em

    Reply
  5. quỳnh Nga

    Đúng là chỉ có thi sĩ Yến Lan mới suy nghĩ rất con người. Cả ơn chi BT đã cho mọi người biết thêm về người cha thân yêu của mình những mẫu chuyện biệt lạ như vậy.

    Reply
  6. Lâm Bích Thủy

    Chúc Quỳnh Nga và Caokimchi vui khỏe đã chia sẻ cảm xúc chân thành

    Reply
  7. Quốc Tuyên

    Cám ơn chị Lâm Bích Thuỷ đã cho đọc những chuyện đời thường nhưng rất đặc biệt của nhà thơ Yến Lan.

    Reply
  8. Lâm Bích Thủy

    Quốc Tuyên em, có lẽ em nói đúng, cụ Yến Lan tuy không được nhiều người biết đến như các bạn cùng thời, nhưng quả thật ông có nhiều đức tính mà theo chị ít nhà thơ khác có được.
    Cảm ơn em nhiều.

    Reply
  9. Bích Vân

    Chị Bích Thủy
    BV thích câu ” người đẹp vì lụa” như vậy cánh đàn ông cũng như chúng mình thôi chị nhỉ.

    Reply
  10. Lâm Bích Thủy

    Bích Vân em. Nghệ thuật có thể làm ra đồ trang sức, song tạo hóa lại sinh ra con người. Tính chất cao quí của công việc nằm ở bên trong con người (Đức giáo Hoàng John.Paul II). Lụa chỉ tôn sắc đẹp
    bên ngoài em nhỉ.
    Chào Lẫn Thẫn, chúc vui vẻ và khỏe nhé cháu.

    Reply
  11. Lâm Bích Thủy

    Đất Bình Định đã sản sinh ra những con người đầy lòng yêu nước, yêu quê hương và con người; cho dù họ là tầng lớp hạ cấp nhất Uyển Diễm nhỉ.

    Reply
  12. Kim Đức

    Tính cách và đạo đức của Nhà văn Yến Lan đã làm cho con người của kẻ cắp như một sự giằng xé: “Con người là sự kết hợp giữa phần Con và phần Người. Cuộc sống là sự đấu tranh giữa hai nửa ấy. Nếu biết cách có thể biến phần “con” thành phần “người” trong tên cắp” Và cuối cùng phần “Người” đã chiến thắng phần “con” trong con người kẻ cắp. Giữa thiện và ác là một lằn ranh mong manh quá phải không chị? nhất là thực trạng xã hội hiện nay. Mẫu chuyện chị kể về Nhà thơ Yến Lan thật là một bài học có giá trị. Vẫn thường xuyên theo dõi để đón đọc những câu chuyện về cuộc đời nhà thơ YL. Chúc chị vui, khỏe.

    Reply
  13. Lâm Bích Thủy

    Cảm ơn hai bạn Mộng Cầm và Kim Đức. Có Lẽ Kim Đức hôm nay là lần đầu xem bài của mình? Nếu như trong xã hội ta, người nào nắm trong tay một chức vụ và người ấy biết nhìn, suy xét khi nhận xét về con người nào đó, thì cuộc đời này giảm rất nhiều oan trái cho dân lành phải không hai bạn, Đức và Mộng Câm.

    Reply
  14. Nguyễn Ố Khoác

    Người xưa có nói “ Tri nhân, tri diện, bất tri tâm” ( Biết người, biết mặt nhưng không biết lòng người như thế nào) Trong câu chuyện này nhà thơ Xuân Khai, qua thông tin từ người mã tà ( cảnh sát nam bộ thời Pháp thuộc), biết được người, biết đến mặt người, biết đến lòng người nhưng tin vào phần NGƯỜI trong cá thể của tên chuyên trộm cắp nên đã mạnh dạn “ trao trứng cho ác”. Quả cao nhân có mắt tinh đời. Hành lý của nhà thơ được giữ gìn cẩn thận.
    Cũng xin mạn phép phân tích tâm lý của tên chuyên trộm cắp. Khi được nhà thơ XK nói rằng chính viên mã tà đã chỉ y để XK gửi hành lý tất kẻ gian này phải chột dạ, lại nữa với phong thái đường hoàng, đĩnh đạc của nhà thơ khiến cho kẻ gian có ý xấu cũng ngại ngần. Chị Bích Thuỷ có đồng cảm với ý nghĩ thô thiển của em không?
    Nghe nói chị đang ở Sài gòn? Chúc chị lắm niềm vui.
    Tình thân,
    NOK

    Reply
  15. Lâm Bích Thủy

    NOK thân mến. Đúng là chị đã, đang và sẽ ở Sài Gòn. Nơi chị ở, đã có lần chị tâm sự là sẽ phải di dời đến chỗ ở mới. Chỗ chị đang ở, mỗi buổi sáng, dậy quét cái vườn độ 40m2, tập thể dục và mắt thì đọc báo, tai nghe tiếng chim hót trên cành seri mà chị trồng hàng chục năm. Nay bỗng nhiên phải di dời vì cư xá nghiêng, lún cần khẩn cấp di dời. Sự khẩn cấp này lạ lắm Ố. Khắc ơi. dài d0e61n 11 năm rồi. Và với cái lý do vì khẩn cấp nên không bán căn hộ chị sống đã 39 năm theo NĐ/61 với lý do là nghiêng lún. Nhưng hợp đồng lại thì phải trả giá thuê gấp 5 lần. Và mỗi lần một chủ đầu tư đo lại thì nhà nó co lại mới hay chứ. Cùng một chung cư mà ở dưới tầng 1 chỉ có 74m2, tầng 2 trở lên thì 84m2. Vì vậy nếi dời sang chỗ khác ở trên được 2 căn, ở dưới 1 căn. Mà như em biết đó , ở dưới mua vào giá gấp 3-4 lần. Thật mỉa mai!!!
    Chị đang trong tâm trạng lo âu mình sắp bị mất nhà vì nhiều cái trái khoáy như thế!
    Thôi thì cũng chúc em gặp may hơn chị. Thấy em lâu đọc bài chị tưởng em ốm. Dù sao đi nữa, biết em trên mạng nhưng chị thấy như đã thân nhau lâu rồi.
    Chị LBT

    Reply
    1. Nguyễn Ố Khoác

      Lâu rồi làm nghề nông chân lấm tay bùn em ít khi có dịp về Sài gòn nhưng hồi trước thì có đấy. Chung cư chỗ chị ở được xây trước hay sau 1975? khu nào vậy? Có phải khu Thanh Đa không? Chung cư được xây tầng trên có diện tích lớn hơn tầng dưới chắc là đáp ứng hình thức siêu nghệ thuật( up art ) trong kiến trúc!Còn nếu nó nghiêng dó đất bị lún thì nếu cứ duy trì biết đâu chung cư của chị nổi tiếng như tháp nghiêng Pisa ở vùng Tuscany ở Ý và trở thành 1 điểm du lịch hốt ra bạc cho thành phố Sài gòn! Ôi chỉ nói cho chị vui thôi. Rất mong những người có trách nhiệm lắng nghe tiếng nói của người dân và giải quyệt vụ việc được hợp tình và hợp lý cho dân trong đó có gia đình chị.
      Tình thân
      NOK

      Reply
  16. Lâm Bích Thủy

    Em! Đó chính là Thanh Đa. Nơi đây trong tương lai sẽ xây dựng một khu tạo thành nơi nhất nhì Đông Nam Á. Hầu hết cư dân ở đây đều được mua theo NĐ/61, chỉ có lô 4 và 6 là chưa được mua (trừ 15 hộ đã mua rồi) Chính vì chưa được mua cho nên Họ tìm đủ mọi cách, dùng đủ từ thật kêu như khẩn cấp di dời để dễ bề lôi dân đi vào cái nơi họ bị ế để lấp lỗ cho họ. Những gì lô 4 & 6 thấy thì ko gì ngoài việc đem lợi cho một ai đó chứ thương gì dân. Nếu thương thì ko hơn thiệt với dân rồi.

    Câu hỏi “Chị có đồng cảm với ý nghĩ thô thiển của em không? Có lẽ đúng như thế em ạ
    thân mến.

    Reply
    1. KIMCHI HOÀNG

      Cảm ơn chị Lâm Bích Thủy đã cho đọc VÀI MẪU CHUYỆN VỀ CHA TÔI của thi sĩ YẾN LAN một nhà thơ BÌNH ĐỊNH rất yêu nước, yêu quê hương.
      Chúc chị sức khỏe và hạnh phúc nhé.

      Reply
  17. Thu Thủy

    Còn thi sĩ và kẻ cắp, nghe rõ những lời đó nhưng lờ đi. Và ngạc nhiên hơn, thi sĩ mua được vé, quay ra, tên cắp vẫn đứng tại chỗ, chiếc valy vẫn ở bên cạnh, không bị suy chuyển một milimét nào. Điều ấy, làm người thi sĩ vui lắm; Vé thì mua được rồi mà va-ly không bị mất; nghĩa là suy đoán của anh thật logic về gốc “Con người”. Có nghĩa, bấy giờ, tên kẻ cắp đã sắp xếp cho bản năng phần “Người” thắng phần “Con” trong hắn ta.

    Thi sĩ Yến Lan đã khơi được phần NGƯỜI trong tâm hồn người đàn ông kia.
    Có lẽ sau này, nhận thức của anh ta có thay đổi chút ít. Thi sĩ có lẽ đã cảm hoá được anh ta chăng?

    Reply
  18. Lâm Bích Thủy

    Chào em Thu Thủy, có thể em nói đúng, vì sau đó thi sĩ ko gặp lại anh ta lần nào nữa. Ở đây chắc nhà thơ muốn nói đến là cần phải tin ở con người. Trong mỗi chúng ta đều có 2 mặt là con và người. Nếu người nào đó bị lỡ lầm mà biết sửa chửa thì phải biết tha thứ chứ đừng vì một khuyết điểm nào đó mà trù dập hết cả một đời người ta, hay vì mục đích cần làm mất uy tín bằng bất cứ giá nào.

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.