*Photo – from Thầy Tâm Kinh’s fb
Trịnh Công Sơn (1939-2001) là một trong những nhạc sỹ nổi tiếng nhất Việt Nam từ trước đến nay. Nhạc của Ông đã đi sâu vào lòng người và hồn dân tộc. Sau 24 năm sáng tác với trên dưới 700 tác phẩm, Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã trở về với “Cát Bụi”. Ông đã để lại cho đời nói chung, và cho kho tàng âm nhạc Việt Nam nói riêng một gia tài đồ sộ và vô giá. Nhạc của Ông có lẽ là những tiếng nất dở dang tự đáy lòng sâu thẳm, là những rung cảm của trái tim thổn thức và là những thở than thầm kín của tâm hồn. Phải chăng đó là những nỗi lòng quý giá nhất mà Ông đã lưu lại cho chúng ta.
Nhạc Trịnh Công Sơn hay nói về Quê Hương, Tình Yêu và Thân Phận con Người, nhưng nếu chúng ta trong những lúc nhẹ nhàng, hãy lắng lòng, dừng lại để nghe những lời thỏ thẻ của lời nhạc, thì có lẽ sẽ thấy sự tuyệt diệu, cái êm ả của Thiền trong đó.
Như Lặng Lẽ Nơi Này, có những lần một mình Ông đã thong dong phiêu du đây đó để tìm cái bản ngã chân thật của mình: tôi tìm hạt bụi bay trong cuộc đời, hẳn đó là những gì thiêng liêng, sự cơ đơn trống rỗng hay chỉ là thanh tịnh của tự tâm.
Trời cao đất rộng, một mình tôi đi, một mình tôi đi
Đời như vơ tận, một mình tôi về, một mình tôi về… với tôi.
Khi thấu hiểu chính mình là trọng điểm của cuộc đời (humanism) thì Ông thấy vô thường không nhường bước một cách lặng lẽ, im ả như suối mư và vội tan như tia chớp. Có đó rồi mất đó, duyên họp duyên tan, đúng là thành trụ hội không mà Ông đã thấu triệt.
Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ…
Hay là:
Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi…
Không phải thế mà Ông bất mản hay ruồng bỏ cuộc đời, ngược lại Ông đã nhìn sâu và tìm lẽ phải của nó – Một này như mọi ngày, đời nhẹ như mây khói – để rồi Ông yêu cuộc đời ngày càng sâu sắc. Hãy lắng nghe đoạn nhạc sau, y hệt như chúng ta được Ông mời cùng yên lặng nghe những giọt mưa rơi mà quán tuởng, để thấy rỏ cuộc đời này.
Người ngồi xuống xin mưa đầy
Trên hai tay cơn đau dài
Người nằm xuống nghe tiếng ru
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ ?
Khi biết rỏ sự thật, Ông lạc quan hơn bao giờ hết. Thế đấy cuộc đời thật ngắn ngủi, Ông đã nhắc nhở chính Ông và chúng ta rằng:
Đừng tuyệt vọng, tơi ơi đừng tuyệt vọng,
Lá mùa Thu rơi rụng giữa mùa Đông
Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng,
Em là tôi và tôi cũng là em.
Giữa cái tương đồng, tương quan đó… nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã cảm nhận được rằng: mọi việc trên đời vẫn không có gì là tuyệt đối. Cái này nương tựa, tùy thuộc vào cái kia để cùng hỗ tương (co-exist) hay nói cách khác là “cũng cần có nhau” như đoạn nhạc này trong Diễm Xưa:
Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em biết bia đá không đau
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…
Chắc hẳn Ông đã nhìn thấy được thuyết bất nhị trong nhà Phật… Nhưng có lẽ Ông vẫn còn bị kẹt phải ở cái bản ngả (egoism),
Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo
Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo
Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ?
Tôi là ai mà còn trần gian thế !
Tôi là ai, là ai… là ai?
Mà yêu quá đời này !
Và rồi Ông đã nhìn thấy cái ta (ego) nhỏ nhoi, “cái ta đáng ghét” (Le moi est haissable) đó của cuộc đời vì Ông đã bao lần:
“Yên lặng cuộc đời, tôi đã lắng nghe
Yên lặng thở dài, tôi đang lắng nghe
…Tôi đã lắng nghe, yên lặng cuộc đời
..Tôi đã lắng nghe, yên lặng của tôi”
Khi Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã thực sự nghe những tiếng lòng thanh tịnh của Ông, Ông đã thoát khỏi cảnh giới Ta Bà này để về phía xa xăm cuối trời vào lúc 12 giờ 45 sáng ngày 1 tháng 4 năm 2001. Xin vĩnh biệt một người nhạc sỹ tài ba.
Người ra đi có đôi giòng lệ…
…Này nhân gian có nghe đời nghiêng.
gate gate paragate parasamgate bodhi svaha!
gate gate paragate parasamgate bodhi svaha!
gate gate paragate parasamgate bodhi svaha!
Sacramento, tháng 4 năm 2001.
{jcomments on}