Mùa Xuân Hoa Đào Nở

* Hình ảnh: Vân Các

 

 

Giữa tháng giêng nhiệt độ vùng Đông Bắc Mỹ có ngày xuống -20C, lạnh buốt. Nhìn ra ngoài trời, cây cối  như chết cóng, đứng trơ chịu trận. Mặt hồ đóng một lớp băng dày phản chiếu ánh mặt trời yếu ớt. Nghĩ đến ngày này tuần sau sẽ có mặt ở quê nhà, cùng chuẩn bị đón Tết với gia đình, mà lòng rộn ràng vui. 39 năm chưa biết không khí Tết là gì, nay hơn hai phần ba đời người,  được trở về quê cũ tìm lại những cảm giác náo nức của ngày còn trẻ mỗi khi Tết đến, nên bỗng thấy đời vui.

Tết, cái từ thiêng liêng ấm cúng mà những người con xa xứ mỗi năm đến những ngày này nhắc đến là thấy lòng nao nao buồn. Tính nhẩm, năm lại qua năm, và cứ thế nghĩ đến Muà Xuân trong Mùa Đông bang  gía, và lòng mình cũng hiu quạnh từ lâu. Năm nay, nhất định phải về quê trong dịp này để tìm lại cái cảm giác đã mất đi từ Mùa Xuân năm nào.

“Quê Hương mỗi người chỉ một. Như là chỉ một Mẹ thôi” lời bài hát mà ai xa quê mỗi lần hát lên là thấy cổ nghẹn, nước mắt tuôn trào. Qua màn sương ràn rụa ấy, hình ảnh người Mẹ, người Em mờ nhạt dần rồi tan biến. Mẹ đã mất từ hơn mười lăm năm, đứa em gái khi mình ra đi nó chưa biết buồn nay đã thành bà Ngoại. Còn bạn bè, mỗi đứa một nơi, lưu lạc khắp bốn phương trời. Hàng ngày vẫn gặp nhau trên mạng nhưng không biết bây giờ trông nó ra sao. Liệu ra đường gặp nhau chưa chắc đã nhận ra. Khi còn  trong nước Lê Uyên Phương có viết ca khúc “Khi Loài Thú Xa Nhau”,  sau này ở hải ngoại Phạm Duy có bài hát “Loài Chim Bỏ Xứ” , lời của hai bài hát có nói lên một chút thân phận làm người ly hương, nhưng không nói hết được cái đau của mỗi người, nhất  là mỗi khi Tết đến.

Gần 40 năm ở xứ  người nhưng mình vẫn cản giác như người ở trọ, không hội nhập được. Ngày qua ngày, vẫn chưa  chịu nhận nơi này làm quê hương, cho dù thời gian ở đây gần gấp đôi thời gian ở quê nhà. Như con chim Bắc đậu cành Nam, như đóa hoa hướng dương dõi theo ánh mặt trời, và chiều chiều nhìn về hướng Tây nhớ  nơi mình đã được sinh ra. Như lá gìa rụng về cội, như người già sợ chết xa quê , và mình vẫn mong sẽ được sống trên quê nhà những ngày cuối đời.

Sắp được về thăm lại căn nhà xưa. Được ra thắp hương trên mộ Mẹ, Cha. Được nhìn thấy những đứa cháu chưa hề biết mặt ông Bác, ông Cậu  bao giờ. Sẽ thấy được những nụ mai vàng nở trên cành, những con chim én lượn trên đồng xanh mạ non, những con cò trắng trên bờ đê thong thả. Sẽ hít thở cái không khí ấm áp của mùa Xuân nhiệt đới. Sẽ được ăn dưa kiệu với bánh tét, được tìm lại hương vị của món ché, món nem, và những ly rượu Bàu Đá đậm đà.

Ở đây, mùa Xuân bắt đầu đến từ tháng Tư. Hoa lá, cỏ cây sau mùa đông ngủ dài bừng sống lại dưới nắng ấm. Hoa Đào, hoa Thủy Tiên, hoa Mẫu Đơn rực rỡ khoe màu. Mùa Xuân ở đây không phải là mùa Tết, không phải đầu năm, nên mùa Xuân đến lặng lẽ âm thầm, không ai đón mừng Xuân.

Coi trên TV, đọc trên báo trong nước thấy mọi người ở quê nhà đang tưng bừng đón Xuân, đón Tết làm lòng mình cũng rộn ràng theo.  Đợi đó những người bạn. Đợi đó bà con, xóm làng. Đợi đó những  con truông  làng, ngõ hẹp.

Đợi đó, ta về!

 

 

http://luongvancac.smugmug.com/Nature/Hoa-dao-mua-xuan

{jcomments on}

0 thoughts on “Mùa Xuân Hoa Đào Nở

  1. Ng Khánh Tiến

    “Gần 40 năm ở xứ người nhưng mình vẫn cản giác như người ở trọ, không hội nhập được. Ngày qua ngày, vẫn chưa chịu nhận nơi này làm quê hương, cho dù thời gian ở đây gần gấp đôi thời gian ở quê nhà. Như con chim Bắc đậu cành Nam, như đóa hoa hướng dương dõi theo ánh mặt trời, và chiều chiều nhìn về hướng Tây nhớ nơi mình đã được sinh ra. Như lá gìa rụng về cội, như người già sợ chết xa quê , và mình vẫn mong sẽ được sống trên quê nhà những ngày cuối đời.

    Sắp được về thăm lại căn nhà xưa. Được ra thắp hương trên mộ Mẹ, Cha. Được nhìn thấy những đứa cháu chưa hề biết mặt ông Bác, ông Cậu bao giờ. Sẽ thấy được những nụ mai vàng nở trên cành, những con chim én lượn trên đồng xanh mạ non, những con cò trắng trên bờ đê thong thả. Sẽ hít thở cái không khí ấm áp của mùa Xuân nhiệt đới. Sẽ được ăn dưa kiệu với bánh tét, được tìm lại hương vị của món ché, món nem, và những ly rượu Bàu Đá đậm đà.”(NL)
    Chào anh NL, chào một tấm lòng thiết tha nhớ quê nhà. Một bài viết quá cảm động, dường như trong tâm hồn anh trong huyết quản anh, anh không thể quên được bất cứ vật gì của quê hương. Cho dù cả đời đã sống với miền đất mới tiện nghi sung sướng, nhưng quê hương nghèo khổ và những kỷ niệm một thời vẫn canh cánh lòng anh, thật quí biết bao. Chúc tết này gia đình anh sẽ ăn một cái tết thật vui, thật ấm áp đậm đà tình làng nghĩa xóm cùng quê hương để vơi đi nỗi buồn nhung nhớ.

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Cảm ơn bạn Khánh Tiến,
      Đời có cái nghịch lý của nó. Những năm còn dưới trung học (trước 72) rất muốn được đi du học nước ngoài nhưng nhà không đủ phương tiện. Đến lúc vào ĐH Mỹ năm 75 thì lại nhớ lại ngôi trường cũ tại Dalat. Và cứ thế lòng lúc nào cũng đau đáu nhớ quê. Nay tuổi đã ngoài lục tuần, tất cả công danh sự nghiệp bỏ lại sau lưng. Bây giờ chỉ mong được sống thật bình yên, một nơi nào đó nơi quê nhà, với bè bạn, người thân, nhưng sao khó qúa. Nhưng nghĩ lại khi xưa mong được đi du học thì một ngày làm được và nay cũng mong một ngày về, và chắc sẽ được về thôi. Chỉ sợ về đó sống, những đứa con đứa cháu mình bên này thi lại không ra đi được, đấy thôi.
      Chúc Tiến ăn Tết vui vẻ với người thân.
      NL

      Reply
    2. Ng Khánh Tiến

      Bộ ảnh hoa đào mùa xuân của VC rất đẹp, từng tấm ảnh đã thể hiện được nét quyến rủ đặc biệt của từng loài hoa. Chứng tỏ người chụp đã công phu tinh tế biết chừng nào, để chụp được những tấm ảnh cho chúng ta thưởng ngoạn. xin cảm ơn VC và chúc anh chị vui khỏe, hạnh phúc.

      Reply
  2. Đặng Danh

    Cảnh đẹp như Bồng Lai mà tấm lòng luôn nhớ quê hương thật đáng quý , chúc chuyến về quê hoan hỉ và hát bài” Xuân nầy con có về”

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Cảm ơn Đặng Danh. Người trong nước thì muốn ra đi. Người ở Hải Ngoại thì muốn quay về. Nhưng đi đến đâu, nơi nào mà không thấy thoải mái thì không thể nhận đó là quê hương được. Ai cũng có một nơi để quay về, những nơi khác chỉ để đến chơi thôi chứ ở lâu, nhớ nhà, nhớ nơi xưa lắm. Nhưng biết làm sao!
      Đúng là từ hôm nay sẽ hát bài “Xuân Này Con Có Về” đây
      NL

      Reply
  3. Thu Thủy

    Sắp được về thăm lại căn nhà xưa. Được ra thắp hương trên mộ Mẹ, Cha. Được nhìn thấy những đứa cháu chưa hề biết mặt ông Bác, ông Cậu bao giờ. Sẽ thấy được những nụ mai vàng nở trên cành, những con chim én lượn trên đồng xanh mạ non, những con cò trắng trên bờ đê thong thả. Sẽ hít thở cái không khí ấm áp của mùa Xuân nhiệt đới. Sẽ được ăn dưa kiệu với bánh tét, được tìm lại hương vị của món ché, món nem, và những ly rượu Bàu Đá đậm đà.

    Ở đây, mùa Xuân bắt đầu đến từ tháng Tư. Hoa lá, cỏ cây sau mùa đông ngủ dài bừng sống lại dưới nắng ấm. Hoa Đào, hoa Thủy Tiên, hoa Mẫu Đơn rực rỡ khoe màu. Mùa Xuân ở đây không phải là mùa Tết, không phải đầu năm, nên mùa Xuân đến lặng lẽ âm thầm, không ai đón mừng Xuân.

    Hoa trong vườn nhà anh Nguyên Lương đẹp quá, nhưng có lẽ đẹp nhất là đóa hoa biết nói đang chiêm ngưỡng những cành hoa khác.
    Với một vườn nhà tuyệt mỹ, với một tình yêu đậm đà sâu sắc, với những cánh tay bạn bè rộng mở, với những tâm hồn đồng điệu luôn gặp nhau. Ấy vậy mà luôn canh cánh bên lòng một nỗi nhớ quê hương da diết, thật đáng quý biết bao.
    Có lẽ những ngày này hai chủ nhân của ngôi nhà và khu vườn ấy đang nôn nao không ngủ được, và vạch rất nhiều dự định cho ngày về thăm quê hương.
    Chúc anh Nguyên Lương và Vân Cát được như ý.

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Cảm ơn Cô Út ghé thăm khu vườn yên tĩnh của vợ chồng mình. Đây chỉ là các loại hoa đào mùa Xuân thôi nhé. Mai mốt có dịp sẽ cho lên HX những loại hoa khác Mùa Xuân, Mùa Hè, Mùa Thu và Mùa Đông thì có hoa Lan trong nhà. Ở xứ người mà cứ nhớ Dalat ngàn hoa năm nào nên thấy hoa đẹp là mua về trồng. Thời gian gom lại nên không thiếu hoa gì. Có hoa trổ bông đẹp thì muốn chia xẻ, muốn có dịp “khoe” tài chăm sóc hoa. Nhưng hoa ngoài vườn thì lo rất tốt còn hoa trong nhà thì cứ bị chê là không biết chăm nên cứ bị trách hoài.
      Hai chủ nhà hôm nay đang cho đồ vô va li. Muốn cho hết nước Mỹ vào va li mang đi về cho bạn bè nhưng hãng máy bay chỉ cho mỗi người một cái, không có chỗ nào nhét hết. Đành chịu.
      Hẹn gặp cô Út nhé.
      NL

      Reply
  4. Quốc Tuyên

    Sắp được về thăm lại căn nhà xưa. Được ra thắp hương trên mộ Mẹ, Cha. Được nhìn thấy những đứa cháu chưa hề biết mặt ông Bác, ông Cậu bao giờ. Sẽ thấy được những nụ mai vàng nở trên cành, những con chim én lượn trên đồng xanh mạ non, những con cò trắng trên bờ đê thong thả. Sẽ hít thở cái không khí ấm áp của mùa Xuân nhiệt đới. Sẽ được ăn dưa kiệu với bánh tét, được tìm lại hương vị của món ché, món nem, và những ly rượu Bàu Đá đậm đà.
    Sắp đến ngày về nôn nao lắm anh Nguyên Lương nhỉ, ở bên ni bạn bè HX cũng nóng lòng trông gặp anh và Vân Các lắm đó. Ui, trông đến ngày 22 tháng chạp ghê!

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Cô Giáo Q Tuyên,
      Đúng là ai cũng từ Cha Mẹ sanh ra, ai cũng từ quê hương lớn lên. Nhớ đến quê hương là nhớ đến Cha Mẹ, Anh Em, Bạn Bè. Lần trước có đăng trên HX bài thơ có mấy câu:
      ” Mẹ bây giờ đã ngàn thu an giấc
      Em gái bây giờ nuối tiếc tuổi thơ ngây
      Sao mắt Mẹ vẫn sáng ngời xa lắc
      Và em tôi còn ấm áp đôi tay…”
      Cứ nghĩ đến nơi ấy là rơi lệ vì nhớ nhà qúa chừng, nhất là những dịp Tết đến.
      Hẹn gặp hơn tuần nữa.
      NL

      Reply
  5. lamcamai.

    Quê hương là một phần không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người và nỗi nhớ luôn làm con người khắc khoải trông mong được đến được ôm dẫu hình hài xưa cũ , nơi một trời tuổi thơ được in đậm thấm vào từng làn da thớ thịt đã được ngọn bút tài hoa của anh Nguyên Lương diễn đạt với tâm hồn vô cùng nhạy cảm thiết tha : Quê hương ơi hãy chờ đó ta về.
    ( Hoa ở vườn nhà anh đẹp quá , nhìn mê mẫn luôn , giá như mà được đến . Hi…)
    Em cũng chúc anh và Vân Các ngày về quê vui vẻ hoàn mỹ .

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Gởi cô Chủ Gia Nguyễn,
      Nghe N Đ Diêu nói khi hắn về VN có gặp mọi người. Hắn nói trông cô chủ bằng mắt thật khác và đẹp hơn trong hình nhiều. Khi nào cô Chủ có dịp qua đây chơi cho bọn này được tiếp, ở bao lâu cũng được. Chỉ sợ chứng vài tuần là nhớ QN rồi. Hẹn gặp tối 22 nhé.
      NL

      Reply
  6. nguyentiet

    “Sắp được về thăm lại căn nhà xưa. Được ra thắp hương trên mộ Mẹ, Cha. Được nhìn thấy những đứa cháu chưa hề biết mặt ông Bác, ông Cậu bao giờ. Sẽ thấy được những nụ mai vàng nở trên cành, những con chim én lượn trên đồng xanh mạ non, những con cò trắng trên bờ đê thong thả. Sẽ hít thở cái không khí ấm áp của mùa Xuân nhiệt đới. Sẽ được ăn dưa kiệu với bánh tét, được tìm lại hương vị của món ché, món nem, và những ly rượu Bàu Đá đậm đà.”

    Bài viết cảm động quá anh Nguyên Lương.Giờ này chắc trong lòng anh đang nôn nao, đang háo hức ngày trở về quê nhà để được ngắm lại miền quê nghèo của Mẹ,nơi có biết bao kỷ niệm vui buồn đã in sâu vào trái tim của anh,một người con xa xứ,được gặp lại những người thân yêu sau thời gian dài xa cách.Tuy anh đang sống nơi đầy đủ tiện nghi mà ước muốn cuối đời vẫn là nguồn cội, đáng quý thay ! Chúc anh và Vân Các ngày về thăm quê với niềm vui trọn vẹn.Ở đây mọi người cũng đang nôn nao chờ anh đó.
    ( hoa vườn nhà anh NL quá đẹp,sống trong cảnh đẹp như thiên đàng đó người ta sẽ cảm thấy luôn được yêu đời!)

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Cô giáo Toán,
      Nghe cô nói mà tôi bỗng thấy vui vì biết khi về lại sẽ gặp được bao khuôn mặt thân thương chào đón mình. Cho dù quê hương đã thay đổi rất nhiều so với ngày mình ra đi nhưng trong trí nhớ vẫn còn đó căn nhà ngói đầy rêu phong, cái giếng nước ngọt, hàng dừa, cây cau…. và nhất là trong căn nhà đó, trên tường còn dấu viết chi chít những công thức toán, mà học hoài không nhớ. Bây giờ thì công thức toán đó nhớ rồi, nhưng có những thứ kỷ niệm khác còn nhớ kỹ hơn, đó là những thứ không viết, không vẽ ra được. Lạ lùng là càng lớn tuổi, càng nhớ như in.
      Hẹn gặp sẽ vui nhiều Cô giáo nhé.
      NL

      Reply
  7. Nguyễn Hoàng Lãng Du

    Tiểu Bang Philadelphia có vườn hoa LongWood Garden nối tiếng khắc nước, có cuộc triển-lãm Flower Show hang năm vĩ-đại bậc nhất thế giới . Cuộc triển lãm thường vào đâu tháng 3 và kéo dài 7 ngày; có khoảng 400 ngàn người bị mê hoặc bởi thê-giơi của hoa nở .

    Vườn hoa của nhà Từ Vân không to lớn và đa diện như vậy nhưng vẫn là nơi thu hút tôi hơn . Bởi vì nơi đây, tôi nhìn thấy sự sống của hiện tại, nhìn thấy tâm hồn của chủ-nhân qua tưng cụm hoa và nhất là vươn hoa còn phảng phất một quá khứ rất xa và rất gần trong long tôi .

    Thăm vườn hoa nhà Từ Vân, tôi không chỉ nhì mầu xanh, đỏ, tím, vàng . Phải nhìn cả từng cành uốn cong, từng gốc sần sủi . Phải nhìn thây cách xếp đặt của người tài tử . Phải nhìn thấy nét đẹp rau cỏ bên ngàn hoa rực rỡ .

    Vươn hoa có chỗ ngồi cho nhiều người, có chỗ cho vài người, và có cả chỗ cho người ngồi một minh xa đám đông

    Đôi khi trong thinh-lặng, tôi vẫn còn nghe vẳng tiếng thơ hướng về quê-hương nghèo; vần còn nghe âm điệu của tình thương yêu anh em xa cách …

    Hai vị chủ nhân của vườn Từ Vân thân mến. Dù anh chị không thể mang trăm hoa của vườn anh chị về thăm cố-hương nhưng nỗi nhung nhớ, yêu thương gửi gấm nơi đó nhiều năm chắc đi cùng anh chị

    Chúc một chuyến đi tràn đầy hanh phúc và bình-an .

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Anh Lãng Tử,
      Có đôi lúc mình cũng muốn chạy qua nhà anh ngồi đó, nói chuyện đất trời, đọc vài câu thơ mà tìm lại được những gì đã mất. Bọn mình như người một cảnh, hai quê, đôi lúc nói với mọi người là tôi về nhà, họ lại cứ tưởng nhà là ở Horsham chứ không phải ở nơi xa đó. Có người họ tìm thấy sự bình an ngay trên đất người và thoả mãn với những gì họ có. Họ nói với nhau bằng tiếng Anh, cho con lấy tên Mỹ, và mở miệng ra là chê ở quê nhà nghèo, nóng, ruồi muỗi…nên không thèm về đó nữa. Bọn mình thì khác. Có lẽ bọn mình có chút máu của người biết xúc cảm, biết rung động nên không dễ mà quên được. Mình hãnh diện được sinh ra từ làng ở miền quê, để biết cái khổ cái đau của người nông dân và biết họ cần gì cho đời sống. Tuy ít học thế nhưng họ gắn bó với con trâu, cái cày, và nhất định quyết không cho con mình quay về với cái cày con trâu. Một ngày tháng Ba, năm đó, Mẹ mình dúi cho một nắm tiền, Cha mình xua đuổi mình đi, đi cho mau, và đứa em đang cày trên ruộng cũng lặng lẻ cày không thèm nghe tiếng ông Anh chào từ gĩa. Và thế là mình đi vào Phú Quốc, về Saigon…. ra đi.
      Nhớ như in nhũng cảm giác chia ly hôm đó và tự nhủ với lòng là:
      “Ngày trở lại rủ mây lên đồi gió
      Ta cùng người đứng ngắm cánh đồng xanh
      Tay vén tóc mắt người nhìn xa lắc
      Giải quê hương trong qúa khứ tan tành”
      Và đứng là chỉ có quê hương trong trí nhớ là còn nguyên vẹn thôi, phải không Anh?
      NL

      Reply
      1. nguyen ngoc tho

        “Ngày trở lại rủ mây lên đồi gió
        Ta cùng người đứng ngắm cảnh đồng hoang
        Ta vén tóc mắt người nhìn xa lắc
        Giải quê hương trong quá khứ tan tành”(NL)

        Đọc mấy câu thơ cháy “nhớ”, đầy xúc cảm về quê hương, về tình yêu thương da diết nơi “chôn nhau cắt rún”, như xoáy sâu vào tâm trạng những người xa xứ…
        Cảm ơn anh về bài viết làm xúc động người đọc, chúc anh chị Lương Vân Các, luôn khỏe, sớm về VN, sưởi ấm lại “ký ức” xưa nhé!

        Reply
        1. nguyen ngoc tho

          Xin lỗi anh, em gỏ sơ ý quá, xin đính chính “…Ta cùng người đứng ngắm cánh đồng xanh”…

          Reply
  8. Lê Ánh

    Hoa rất đẹp và lòng anh Lương chị Vân đối với quê hương cùng người thân và bạn hữu thật thơm thảo.
    Tết là dịp ăn uống nhiều. Mọi người cần tránh thực phẩm không an toàn như trái cây và củ gừng Tàu. Có nhiều người đem thịt bò an toàn từ Mỹ về VN để ăn. Chúc anh chị Lương – Vân hưởng cái Tết VN thiêng liêng vui tươi đầm ấm.

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Cảm ơn Lê Ánh đã chia xẻ. Bọn này cũng đề cao cảnh giác lắm, nhưng có đôi khi thấy mấy món ăn ở quê nhà ngon qúa không cưỡng được. Nhưng ăn trái cây thì chắc ổn không sao. Mấy món nem, ché của quê hương Bình Định ăn rất ngon và sạch sẽ lắm nên chắc không có vần đề gì. Nếo có thì chắc chết.
      NL

      Reply
  9. HNTín

    Anh NGuyên Lương thân mến!
    Xin gửi đến anh sự đồng cảm của những người con xa xứ, hơn nửa đời sống nơi đất khách, cái nơi mình sống làm việc mà lúc nào cũng cảm giác như người ở trọ,cái nơi mà mình không thể nào tìm lại được hình ảnh của ngày xưa , những ngày còn gian lao khổ cực nhưng thấm đẫm ân tình.
    Bên Mẹ, bên cha, bên anh em bạn bè của thời thơ ấu và tết đến sao háo hức và ấm cúng vô cùng.
    Hạnh phúc thật giản đơn, nó là cái gì mình mơ ước và đạt được.Mơ ước càng nhỏ thì ngược lại hạnh phúc càng lớn.Con người không bao giờ bằng lòng với thực tại của mình, càng ngày mơ ước càng lớn lao nên hạnh phúc nhiều khi cũng theo đó mà nhỏ dần.
    Cũng vì điều đó mà càng già con người ta càng hướng về tuổi thơ, về làng xóm nơi chôn nhau cắt rốn.
    Chúc anh chị đạt được thõa nguyện của mình trong lần về thăm lại quê hương.

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Ngọc Tín,
      Năm rồi thấy Tín về bên đó thăm nhà, nhìn hình mà thấy thèm qúa. Năm nay tới phiên mình đi đây. Hy vọng những gì mình mong mình sẽ có được. Có nhiều người bào nhà cữa vườn tược thế kia mà muốn bỏ về lại quê nhà sao. Nói thật, cái mình làm được, dựng lên được thì cũng bỏ được, chỉ sợ không có can đảm để bỏ thôi. Nhưng tới lúc nào đó rồi cũng ra đi với hai bàn tay trắng mà, cần gì nữa mà bận tâm. Miễn làm sao sống vui với lòng mình là được.
      Chúc ăn Tết xứ người ít buồn hơn mọi năm nhé Tín.
      NL

      Reply
  10. Bạch X. Khỏe

    Cảm ơn anh đã chia sẻ. Đó cũng là tâm trạng chung của nhiều người trong chúng ta. Văn anh mượt mà, đầy tình cảm, lời văn lại đẹp như vườn hoa và con người của anh chị. Tự nhiên, anh làm em càng nhớ quê nhà. Mà mỗi lần nhớ thương quê hương là mỗi lần buồn vui lẫn lộn.

    Xin chia sẻ bài nhớ Quê cùng anh và bạn đọc HX:

    http://phebach.blogspot.com/2013/03/nho-que.html

    Chúc anh thượng lộ bình an.

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Thơ của Khoẻ cũng như tấm lòng của em: trọn vẹn, tha thiết và đầy tình cảm. Tình cảm rất thật và vì nó thật nên viết ra rất dễ dàng. Những người con đất Bình Định như bọn mình có đi đâu sống nơi nào cũng vẫn là người con xứ Nẫu ấy. Mạnh mẽ nhưng cũng tha thiết, cũng mặn nồng. Ước gì ngày nào bọn mình về đó cùng một lược đễ được:
      “Tắm nắng cho đen, cho giống người bản xứ”
      Vui nhiều nghen.
      NL

      Reply
  11. Ngô Tín

    Chuẩn bị cho chuyến về VN . Nguyên Lương với bài viết Mua Xuân Hoa đào nở , Anh Ngọc Tân với bài hát Mùa Xuân đầu tiên , Ngô Tín với ca khúc Xuân tha phương như là một lời thông báo trước đến vói bạn bè HX . Có đi đâu cũng không bằng quê Hương , nơi đã nuôi ta khôn lớn , với những kỷ niệm khó quên . Nhìn những hình ảnh nơi căn nhà Nguyên Lương , nơi chốn này đã là Thiên đường nhưng ta vẫn thấy thiếu thôn hình ảnh quê Hương , đó là lý do Tết này ta phải về . Hẹn NL& V C. Mùa Xuân này trên quê Hương .
    Căn nhà của NL nếu ai đã một ghé đến sẽ không bao giờ muốn đi đâu nữa vì nơi đó là Thiên đường , kỳ này về V N . Nguyen Lương như Từ Thúc trở về chốn xưa . Từ Thức về nhưng không có lối ra nhưng N L có lối về lại chốn Thiên thai .
    Hẹn gặp nhau Tết này .
    Ngô Tín

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Ông cũng chuẩn bị tinh thần đi. Bao nhiêu lời réo gọi, bao nhiêu tiếng tỉ tê, sẽ cho ông thêm cảm giác để bật ra thành ca khúc, hát cho mọi người nghe. Ở đâu cũng là thiên đường nếu lòng mình nghĩ thế, nhưng duy nhất chỉ có một nơi, dù lòng mình có nghĩ thế nào đi nữa, vẫn được gọi là quê hương.
      Bỡi vậy cứ nghe nói ai đó đến cùng quê là tự nhiên như quen từ thuở nào. Không hiểu khi ta uống rượu với nhau ở quê nhà nó có ngon như ta uống ở đây không nhỉ. Hôm qua đi ăn trưa với vài người bạn, tại tiêm Nhật, uống rượu Sake hâm nóng, mình bỗng thèm ly rượu Bầu Đá ở Phú Phong hay ly rượu đậu nành ở Dalat. Lần này về sẽ được uống cả hai.
      Một nhà thơ nào đó đã viết:
      “Các anh hay uống cùng tôi
      Uống câu tiễn biệt, uống rời Mẹ ru
      Lời ca dao chứa sông hồ
      Ai đem nhốt giữa ngục tù Anh Em”

      Hẹn gặp nơi quê nhà Mùa Tết này.
      NL

      Reply
  12. HNTín

    Con lại về đây với mẹ già
    Với đàn em dại của năm xưa
    Với bao đứa bạn thời thơ ấu
    Thương nhớ trào dâng nói sao vừa

    Con biết con đi Mẹ rất buồn
    Nhớ ngày đưa tiễn lệ trào tuông
    Công thành danh toại con về lại
    Con Mẹ đây này mẹ biết không?

    Sao Mẹ nằm yên chẳng nói gì
    Nấm mồ xanh cỏ lúc con đi
    Làm sao trở lại ngày xưa cũ
    Sự nghiệp công danh chẳng giúp gì.

    Reply
  13. HNTín

    Nhìn mấy tấm ảnh Tín biết anh muốn tạo một thiên đường nơi xứ lạ.Nhưng vẩn thấy buồn phải không anh?Không nơi nào bằng nơi chôn nhau cắt rốn.
    Tết này chắc Tín cũng về nhưng chắc gần tết mới ra QN được.Mình lại có dịp gặp Hương xưa để mừng mừng tủi tủi cho thõa lòng .

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Chắc thế nào Ngọc Tín cũng gặp Ngô Tín ở Qui Nhơn rồi. Nhớ liên lạc nhau để còn “gầy sòng” ở Phú Phong hay Qui Nhơn cho có bầu có bạn. Khi đó mình chắc cũng đã về lại căn nhà này rồi.
      Bài thơ của Ngọc Tín cảm động qúa đi thôi. Khóc!
      NL

      Reply
  14. Quế Anh

    Anh Nguyên Lương .
    Đọc bài viết mà thương anh quá chừng ! 40 năm xa xứ và tuổi đã xế bóng càng nhớ quê , nhớ người thân da diết là thế , thèm khát món ăn quê là thế ! Cảm ơn anh đã nói cho mình và cho rất nhiều người ly hương . Đọc bài viết của anh rồi mở lại bài hát ” Xuân ly hương ” ( Quang Lê hát ) càng thêm day dứt .
    Chúc anh Nguyên Lương luôn khỏe , thật khỏe và có một ngày trở về hết sức thú vị nơi quê nhà sau nhiều năm xa cách !

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Quế Anh chắc là đang ở một nơi rất xa quê hương phải không? Đúng là bài Xuân Ly Hương rất thấm thiá khi nghe trong mỗi dịp Xuân về. Có người ở đâu quen đó, có người không. Một số bạn của mình khi qua cái tuổi 60 cũng đều về đó mua miếng đất hay một cái condo để chuẩn bị ngày về. Bọn này chắc rồi cũng sẽ tính như thế đấy.
      Chúc vui
      NL

      Reply
  15. Tran kim loan

    Bài viết cảm động quá NL ui….hình ảnh hoa Anh đào đẹp vô cùng & được biết sẽ về ăn tết VN thì quá tuyệt rồi,cho thõa nhớ thương quê nhà !Chúc mừng NL nhé !chúc có thật nhiều niềm vui nhé!

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Gởi Kim Loan,
      Chắc là chúng ta có dịp gặp nhau ở Saigon rồi phải không? Cái gì qúi hiến cũng lạ. Nhất là hoa.
      NL

      Reply
  16. camtucau

    Gần 40 năm ở xứ người nhưng mình vẫn cản giác như người ở trọ, không hội nhập được. Ngày qua ngày, vẫn chưa chịu nhận nơi này làm quê hương, cho dù thời gian ở đây gần gấp đôi thời gian ở quê nhà. Như con chim Bắc đậu cành Nam, như đóa hoa hướng dương dõi theo ánh mặt trời, và chiều chiều nhìn về hướng Tây nhớ nơi mình đã được sinh ra. Như lá gìa rụng về cội, như người già sợ chết xa quê , và mình vẫn mong sẽ được sống trên quê nhà những ngày cuối đời.

    Sắp được về thăm lại căn nhà xưa. Được ra thắp hương trên mộ Mẹ, Cha. Được nhìn thấy những đứa cháu chưa hề biết mặt ông Bác, ông Cậu bao giờ. Sẽ thấy được những nụ mai vàng nở trên cành, những con chim én lượn trên đồng xanh mạ non, những con cò trắng trên bờ đê thong thả. Sẽ hít thở cái không khí ấm áp của mùa Xuân nhiệt đới. Sẽ được ăn dưa kiệu với bánh tét, được tìm lại hương vị của món ché, món nem, và những ly rượu Bàu Đá đậm đà.

    Ở đây, mùa Xuân bắt đầu đến từ tháng Tư. Hoa lá, cỏ cây sau mùa đông ngủ dài bừng sống lại dưới nắng ấm. Hoa Đào, hoa Thủy Tiên, hoa Mẫu Đơn rực rỡ khoe màu. Mùa Xuân ở đây không phải là mùa Tết, không phải đầu năm, nên mùa Xuân đến lặng lẽ âm thầm, không ai đón mừng Xuân.

    Coi trên TV, đọc trên báo trong nước thấy mọi người ở quê nhà đang tưng bừng đón Xuân, đón Tết làm lòng mình cũng rộn ràng theo. Đợi đó những người bạn. Đợi đó bà con, xóm làng. Đợi đó những con truông làng, ngõ hẹp.
    Gần nửa thế kỉ ở xứ người mà NL không nguôi ngoai nỗi nhớ quê, bài viết thật cảm động Vườn hoa đào nhà NL quá đẹp, thật hiếm thấy trên cỏi đời này. Hy vọng ngày về thật vui và có nhiều bạn bè mừng đón

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Chị Cẩm Tú C6àu,
      Những người đi xa quê, nhất là quê miền Trung, đều có tâm sự rất giống nhau. Lúc đi thì muốn đi lắm nhưng ở thì không muốn ở lâu, cứ muốn quay về. Không hiều sao cái giải đất nhiều buồn khổ hơn vui ấy cứ níu kéo con người trở về. Về để rồi thấy những cái không muốn thấy mà bùi ngùi, chua xót…
      NL

      Reply
  17. Khảo Mai.

    Anh Nguyên Lương!
    Những ngày cuối năm âm lịch, ta luôn có cảm giác nao nao như chờ đợi những điều tốt đẹp sẽ đến, sắp xếp thời gian để đi thanh minh….một tục lệ hướng về tổ tiên cội nguồn mà dù bận đến đâu cũng ko được quên, chợ búa xôn xao người người sắm Tết, dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị áo mới làm đẹp phố phường, chuẩn bị bao lì xì cho trẻ con, nhà nào cũng có mai đón xuân…. giàu thì chậu to nghèo thì một cành mai nhỏ để biết xuân về.. … Qua rằm thì thấy nhà nào có mai thì bắt đầu hái lá…..
    Những hình ảnh này lập lại hằng năm mà sao lòng vẫn nao nao khó tả mỗi khi xuân về…
    Mình biết tất cả trong chúng ta ai cũng có cùng một cảm xúc không tên như thế và chắc một điều là chúng ta sẽ cảm nhận cái thiêng liêng đó rõ nét
    nhất ngay trên quê hương mình
    Bài viết anh Nguyên Lương cũng từ cảm xúc đó nên khi đọc mọi người thấy mình trong đó
    KM

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Cái hoa màu vàng khoe sắc mỗi độ Xuân về ấy nó cứ theo mình đi mãi. Cách nay vài năm có mua được hai chậu Mai xuất xứ từ An Nhơn, nhưng qua đến Mỹ nó thành Mỹ hoá rất nhanh. Hoa không nở đúng Tết mà cũng đợi đến tháng 5, tháng 6 khi thời tiết ấm lên. Hoa còn như thế huống chi con người. Nó cũng biết “hội nhập” đấy, nhưng con người thì thấy khó qúa. Cứ tưởng là mình dễ thích nghi, nhưng càng lớn càng thấy mình cũng không hiểu mình nữa là.
      Cảm ơn Khảo Mai có những nhận xét rất hợp với lòng mình.
      NL

      Reply
  18. Đinh Văn Quế

    Chào Nguyên Lương . Đọc MÙA XUÂN HOA ĐÀO NỞ của anh thực xúc động như mọi người quí mến anh đã phản hồi ( con đường của anh : quê hương – Phú quốc – SG – ra đi – về thăm : còn hạnh phúc lắm )
    Con đường của tôi : quê -Phú quốc – SG – quê : nếu phải ra đi vẫn còn quyến luyến đường trần gian khổ này lắm .
    Chúc anh về tết này được mọi điều như ý – Và tôi rất mừng còn được gặp anh ( vì tôi vừa qua cơn huyết áp )

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Anh Quế,
      Mỗi con người đều có số phần, mình không chọn được. Năm đó chân mình cứ vừa đi vừa chạy mà không biết chạy về đâu. Đầu óc trống rỗng, tương lai mờ mịt. Rồi một ngày tháng 6, ngủ dậy thấy mình đang ở Mỹ, một mình. Đau khổ, vật vã đến cả tháng trong trại tị nạn. Bỗng một hôm nghe tin có trường Đại Học Mỹ vào trại tuyển sinh viên cho học bỗng, mình dự thi và may mắn được nhận và là một trong 10 SV Việt được rời khỏi trại sớm nhất để tiếp tục học ĐH Tháng 8 năm ấy. Là những sinh viên du học bất đắc dĩ, mình không ngờ giấc mơ ngày xưa trỏ thành sự thật mà mình không tin. Thời gian học có làm mình nguôi đi nỗi nhớ nhà.
      Năm 90 được công ty cho về Á Châu làm việc và thế là cứ mỗi cuối tuần từ Singapore bay về Saigon thăm nhà và làm việc, nhưng chưa bao giờ về trong dịp Tết, vì dịp này các đối tác trong nước đóng cữa không làm. Nay thì vừa nghỉ hưu, rảnh rổi về quê ăn Tết. Thoáng một cái đã gần 40 năm, mau thật. Không biết bao nhiêu nước đã qua cầu, nhưng cứ nhớ đến buỗi chiều rời khỏi bến Bạch Đằng đó là lần cuối nhìn lại quê hương, mà rùng nình.
      Hy vọng có dịp gặp được Anh trong dịp nào đó. Cố giữ gìn sức khỏe để đón bạn bè từ xa về thăm chứ.
      NL

      Reply
    1. Nguyên Lương

      Thân,
      Bọn mình lại không có dịp nhau ở quê nhà rồi. Lịch của ông và tôi tréo que. Nhưng có thấy hay nghe nói món ăn quê hương chỗ nào ngon nhất chỉ cho với. Thèm lắm món nem nướng Chợ Huyện thì tìm ở đâu?
      NL

      Reply
  19. Meocon

    Nghe nói anh NL sắp về QUÊ HƯƠNG ? Hèn chi anh viết Meocon đọc nghe cảm xúc dâng trào!Chúc anh thật vui thật hạnh phúc khi trở về quê nhà anh nhé!

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Mèo Con,
      Mình định cùng với Ngô Tín về Jin Jin quậy một đêm với Phan Đình Nam và các bạn, nhưng lỡ tàu rồi. Thôi để Ngô Tín cùng các bạn ăn chơi vui Tết, còn mình chắc chỉ gặp để ăn Tất Niên thôi, cùng lắm là cúng đưa ông Táo.
      Chúc vui,
      NL

      Reply
  20. Song Song

    😆 😆 anh Nguyen luong
    SS chuc mung anh sap tro ve mai nha xua. Chuc a/c that vui voi tet que huong(xin loi vi may co su co nen SS viet khong co dau). Hinh dep qua

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Vui là Song Song thích mấy tấm hình. Gởi bài này và hình ảnh cho HX là để các bạn thấy một chút mùa Xuân ở Mỹ thế nào. Hình thì nhìn vui mắt nhưng lòng thì :
      “Hoa ơi có biết sao thôi nhớ người” là đây
      NL

      Reply
  21. PhanMạnhThu

    Bài viết ngập tràn cảm xúc, mong rằng anh Nguyên Lương và Vân Các sẽ có một mùa xuân đầy ắp tình cảm của người thân và bạn bè trong ngày về lại quê hương.

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Cô Thu lâu nay có khoẻ không? Mùa Xuân về chắc thời tiết dễ chịu và lòng mình thì phơi phói đón Xuân. Rồi lại thêm một tuổi, rồi lại thấy ngày qua nhanh…
      NL

      Reply
  22. PhanThanhCuong

    PTC chưa bao giờ ra nước ngoài kể cả Miên, Lào, chỉ loanh quanh Sài Gòn, mà có khi cũng đến 7 năm chưa về thăm Quảng, nổi nhớ đã chạm trần, chạm đáy, tay chân bủn rủn, người biến ăn, thở dài nhiều hơn thở ngắn, Thượng Đế cảm động cấp cho thẻ thông hành, thức chờ trời sáng ra bến xe Miền Đông, về Quảng Nam yêu thương, không một giây do dự. Vậy nên hiểu được người bên kia đại dương.
    Ôi! 39 năm của ly khách Nguyên Lương, thời gian đủ để thằng Cu mũi chảy lòng thòng biến thành ông nội, cô dâu mới cưới trở thành bà già rụng răng, cười che hết một quá vãng thanh xuân
    Đủ để nổi nhớ đọng thành trầm trên cây dó Nguyen Luong
    Dù sao người cũng sẽ về,vòng tay Qui Nhơn- Sài Gòn nối lại đón chờ NL-VC.
    Chúc anh chị thượng lộ bình an.

    Reply
  23. Nguyên Lương

    Từ Saigon về Quảng có bao xa mà sao không về để đỡ nhớ. Hay là về đấy không còn ai đón đưa và sợ kỷ niệm cũ:
    “Kỹ niệm cũ chất sầu ngây ngất
    Ta ra đi xây mộ đá tim mình”
    Cái hay nhất là Cương biết sao không? Là khi mình xa quê, tuổi đủ lớn để có chút kỷ niệm nơi ấy, nên cứ nhớ đến là vui, như ngày xưa lén nhìn ai thấy người ta nguýt mắt vậy. Ôi ánh mắt của ai đó cứ làm mình nhớ hoài, nhớ mãi.
    Vui nghen. Hẹn gặp.
    Nl

    Reply
  24. Dạ Lan

    Hoa thật là đẹp, nếu làm carte postale mà bán là khối tiền đó anh Lương ạ, chúc anh một chuyến về quê hương như ý.

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Cô Dạ Lan,
      Mấy năm trưóc có gởi về một số hình cho Ông BỐ Vợ làm ở nhà xuất bản lịch và một số hình đã có mặt trên lịch ở VN thời điểm đó. Vợ chồng mình thích thiên nhiên, cây cỏ, hoa lá và chụp hình. Chỉ chụp để làm kỹ niệm.
      Hoa cũng như người, nếu không có những tấm hình ghi lại cái khoảnh khắc đẹp đẽ đó thì không ai biết và nhớ là lúc đó trông “hoa” thế nào.
      Chúc vui.
      NL

      Reply
  25. LêCôngDzũng

    “Tết, cái từ thiêng liêng ấm cúng mà những người con xa xứ mỗi năm đến những ngày này nhắc đến là thấy lòng nao nao buồn. Tính nhẩm, năm lại qua năm, và cứ thế nghĩ đến Muà Xuân trong Mùa Đông bang gíá, và lòng mình cũng hiu quạnh từ lâu. Năm nay, nhất định phải về quê trong dịp này để tìm lại cái cảm giác đã mất đi từ Mùa Xuân năm nào.”
    Mình cũng mong và hy vọng cho anh được tìm gặp lại cái cảm giác của mùa Xuân năm nào. Sau bao nhiêu năm xa quê hương hầu như ai cũng muốn tìm lại những cảm giác của ngày xưa đó?
    Chúc anh và Vân Các một chuyến về quê vui và hạnh phúc!
    Dzũng

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Cảm ơn Anh Dzũng,
      Buổi tiệc tất niên đáng nhớ ỏ nhà anh hôm Thứ Bảy để tiễn vợ chồng mình về quê ăn Tết thật cảm động. Những tình cảm của bạn bè, cùng tâm trạng, cùng hoàn cảnh, cứ nhắc đến Tết là ai cũng nhớ nhà. Nhưng con may là chúng ta còn có nhau để chia ngọt xẻ bùi. Nếu không chắc chết trong cô đơn mất. Hẹn gặp lại sau 3 tuần vắng mặt.
      NL

      Reply
  26. Bùi Hoài Vân

    Xem hình ảnh của Vân Các thật đẹp. Vô cùng xúc động khi đọc bài viết của Nguyên Lương, thấy được tình cảm của bà con xa quê luôn hướng về quê hương, đất nước. Rất mong được gặp anh chị Nguyên Lương- Vân Các một ngày gần đây!

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Hoài Vân,
      Bà xã mình là cháu ngoại của một Nữ Nhiếp Ảnh gia đầu tiên ở VN từ những năm 40 và là con gái của một họa sĩ có tiếng ở Saigon nên dù là dân khoa học nhưng cũng có con mắt nghệ thuật. Còn rất nhiều tấm hình những loài hoa mùa Hè, mùa Thu … chụp từ vườn nhà, sẽ tuần tự gỡi cho các bạn xem chơi khi có dịp.
      Have fun
      NL

      Reply
  27. Lẫn Thẫn

    Ái chà chà, nhà vườn NL tươi đẹp quá làm Lẫn Thẫn tui chạnh lòng đến túp lều tranh của đôi chào mào mình mà tủi thân.

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.