Đời Tôi Là Tăng Sĩ
Thơ: Mặc Giang
Nhạc : Uy Thi Ca
Ca Sĩ: Khánh Duy
Đời tôi là Tăng sĩ
Đâu không phải là nhà
Nên từ ái ly gia
Nghĩa thương người nhân thế
Ân tín thí đàn na
Đời tôi là Tăng sĩ
Không có cái riêng mình
Nhìn bào ảnh hư vinh
Trên, đền ơn Phật, Tổ
Dưới, thương khắp chúng sinh
Thân, đầu trần chân đất
Đời, một áo ba y
Đi trên dòng sinh tử
Chỉ nói Đạo Từ Bi
Bước vào nhà Như Lai
Ăn cơm của Như Lai
Nhìn pháp giới không hai
Nên nói Đạo Như Lai
Đời tôi là Tăng sĩ
Vũ trụ vẫn còn dư
Nhà lửa là ngục tù
Nên sống đời độc cư
Đời tôi là Tăng sĩ
Khi sinh chỉ một mình
Đến đi là đối cảnh
Nên độc lộ di hành
Đời tôi là Tăng sĩ
Quy nhất chỉ một thôi
Tâm không là tự tánh
Rồi như thế mà đi.{jcomments on}
Đời tôi là Tăng sĩ
Quy nhất chỉ một thôi
Tâm không là tự tánh
Rồi như thế mà đi.
Và đi đến vô cùng phải không ạ!
Bước vào nhà Như Lai
Ăn cơm của Như Lai
Nhìn pháp giới không hai
Nên nói Đạo Như Lai.
Cám ơn Thầy một bài thơ về đạo pháp rất hay với lời ca nhẹ nhàng truyền cảm . Con rất thích 4 câu thơ trên chỉ theo Đạo Pháp của Như Lai.
Chúc thầy vui khỏe.
Không có cái riêng mình
Nhìn bào ảnh hư vinh
Trên, đền ơn Phật, Tổ
Dưới, thương khắp chúng sinh
và
Tâm không là tự tánh
Rồi như thế mà đi.”Mặc Giang”
tư tưởng MG là nhà phật học vĩ đại lại là một nhà thơ viết văn chương viết rất giàu cảm xuc đầy tính nhân văn và giáo dục… đó là những trái tim và cành hoa qúi… HT xin chia sẻ đến MG cùng bạn đọc
Cảm ơn nhà sư, nhà thơ Mặc Giang. Một tấm gương quý cho đời. Kính chúc Thầy vui khỏe và đi đến đích trên con đường Chánh pháp.
Kính Thầy
Bài nhạc hay quá, thi từ cũng rất mênh mang.
Thân, đầu trần chân đất
Đời, một áo ba y
Đi trên dòng sinh tử
Chỉ nói Đạo Từ Bi
Rất ngưỡng mộ của sống của tăng sĩ. Lời ca nhẹ nhàng rực ánh đạo vàng.
Đời tôi là Tăng sĩ
Không có cái riêng mình
Nhìn bào ảnh hư vinh
Trên, đền ơn Phật, Tổ
Dưới, thương khắp chúng sinh
Ca khúc rất hay, thấm đẫm đúc từ bi của Phật pháp, xin cám ơn thầy Mặc Giang.
“Đâu không phải là nhà
Nên từ ái ly gia”
“Không có cái riêng mình”
“Trên, đền ơn Phật, Tổ
Dưới, thương khắp chúng sinh”
“Nhìn pháp giới không hai
Nên nói Đạo Như Lai”
…
Cả bài thơ cho thấy một vị A La Hán đã được giải thoát trọn vẹn, lúc nào cũng ở trong trạng thái Niết bàn, không còn phải tu tập cái gì khác nữa.