Tác giả: Hoài Hương
Chuyến về Bình Định Quy Nhơn vừa qua (09/2013) tôi đã để dành 4 ngày đi thăm một số bằng hữu hội viên trong Tao Đàn Đường thi Thị Nại Quy Nhơn đã qua đời cách đây một năm.
Có một trong những buổi tiệc tiễn đưa vợ chồng tôi từ giã để “di cư” vào Sài Gòn cách đây 2 năm 4 tháng, tất cả hội viên của Tao đàn Đường thi đều có mặt, buổi chia tay nước mắt nhiều hơn nụ cười và tôi đã bồi hồi khi nhận những lời hò hẹn: “Ninh Giang Thu Cúc ơi, các anh sẽ vào Sài Gòn thăm và còn bao nhiêu cơ hội đi, về, gắng lên nhé!”
Những khích lệ, hẹn hò chưa kịp thực hiện, chỉ mời hơn 8 tháng trời chia biệt vợ chồng chúng tôi liên tiếp nhận hung tin, bắt đầu là cây bút Đường luật kỳ cựu: nhà thơ Tùng Linh, kế đến Chủ tịch hội nhà báo Hà Giao, rồi Đỗ Tấn, Thành Đạt, Nguyên Hạnh, Huỳnh Kim Bửu. Chao ôi, một lần đi là một lần vĩnh biệt, một lần đi là ta mất nhau rồi. Trước đó, tôi đa ngậm ngùi thương tiếc khi viết và đích thân dẫn đầu nhóm tao đàn đọc những vần ai điếu trước linh sàn các anh Phong Châu, Nguyễn Hoài, Mai Hưng, Quốc Tuyên, Thanh Hảo, Định Ban, Thanh Vân, một xấp điếu văn cho mỗi người còn trong hồ sơ lưu trữ của NGTC. Nhớ một lần tôi vừa khóc vừa nói với anh Mai Khê: “Giờ ai chết em cũng viết điếu văn và đọc điếu văn, đến lúc NGTC chết ai viết đây?” thế mà mấy anh nhớ hoài câu nói ấy cứ nhắc đi nhắc lại mỗi lần họp mặt.
Bây giờ về lại chốn sinh hoạt của thi đàn tất cả đã đổi thay, đã tan đàn sẻ nghé, những người còn lại thì bắt đầu lẩm cẩm, già nua, nghễnh ngãng; còn đâu một thời đông đúc, ấm cúng, thiết thân, trân trọng nhau trong giao tình văn chương trong sáng, trân quý nhau như con cùng cha mẹ, một nhà có chuyện vui buồn thì mọi nhà tập trung lại lo lắng chăm nom; cúng giỗ kỵ lạp đều đầy đủ thành viên của tao đàn tham dự…
Tôi đứng ngậm ngùi trước từng ngôi mộ, và trước áng thờ của mỗi gia đình người quá cố mà rưng rưng hoài tưởng một thời xa, thời xa ấy (1972) tính đến hôm nay là 41 năm Tao đàn Đường thi Thị Nại ra đời – nơi quy tụ những cây bút tâm huyết với loại hình văn học cổ điển phương Đông. Tao đàn sinh hoạt sôi động mỗi tháng một lần vào ngày 16 âm lịch, người điều khiển chương trình sinh hoạt là NGTC, tao đàn giao lưu rộng rãi với khách thơ trong và ngoài tỉnh đến tham dự trong mỗi sinh hoạt định kỳ, mà trụ sở là số 57 Trần Cao Vân – Quy Nhơn, không bầu bán, không đề cử nhưng như một sự mặc định: nhà giáo nhà thơ Mai Khê Lưu Đình Chại và NGTC là ban chủ nhiệm.
Đến đầu thập niên 2000 của thế kỷ 21, tao đàn đã xuất bản những hợp tuyển điển hình như: Hương quê Bình Định, Một miền trăng, … Ngoài khách thơ của các tỉnh thì thành viên nòng cốt của tao đàn là 28 vị, một sự trùng hợp với tao đàn “Nhị thập bát tú” của tiền nhân.
Trong ánh sáng mờ ảo và không khí đượm mùi hương khói, tôi và gia đình những người quá cố đã ngồi bên nhau trong nỗi đau mất mát, chị Tùng Linh vừa khóc vừa nói – NGTC biết không, lúc còn anh Tùng Linh, ngày nào mấy anh cũng tập trung về nhà chị chuyện vãn và không khi nào là không nhắc đến em, đến chú Noa và các cháu… Tôi nhìn di ảnh anh Tùng Linh trong khói hương mờ ảo mà thấy:
Mắt dâng giọt đọng hai hàng
Tử sinh cách biệt muôn vàn xót xa
Cung thương tấu khúc ly ca
Tiễn anh về cõi an hòa thiên thu
Thuở sinh tiền nhà thơ lão thành Tùng Linh và cả gia đình của anh đều thương quý vợ chồng tôi rất mực mà giờ anh đã bỏ chúng tôi để ra đi, vẫn biết tử sinh quy luật âu là vậy, biết vậy sao lòng vẫn xót xa.
Từ giã Quy Nhơn trong những nỗi buồn – có nỗi buồn lớn đang ngự trị trong tim đó là chúng tôi đã mất các anh, tao đàn Đường thi Thị Nại mất những thành viên ưu tú.
Quy Nhơn ơi! Tao đàn Đường thi Thị Nại ơi!{jcomments on}
Bây giờ về lại chốn sinh hoạt của thi đàn tất cả đã đổi thay, đã tan đàn sẻ nghé, những người còn lại thì bắt đầu lẩm cẩm, già nua, nghễnh ngãng; còn đâu một thời đông đúc, ấm cúng, thiết thân, trân trọng nhau trong giao tình văn chương trong sáng, trân quý nhau như con cùng cha mẹ, một nhà có chuyện vui buồn thì mọi nhà tập trung lại lo lắng chăm nom; cúng giỗ kỵ lạp đều đầy đủ thành viên của tao đàn tham dự…
Thời gian mà chị, nhưng cũng nhờ thời gian sẽ làm lành nỗi đau ấy, mình sẽ nhớ về Tao đàn Đường thi Thị Nại ơi! như một kỹ niệm đẹp.
Bài viết của chị HH thật cảm động. Rồi tất cả cũng đi theo quy luật hợp tan, sinh tử của cuộc đời và những vui buồn chỉ còn là những kỷ niệm trong ký ức, dẫu biết là vậy sao vẫn cứ chạnh lòng!
“Từ giã Quy Nhơn trong những nỗi buồn – có nỗi buồn lớn đang ngự trị trong tim đó là chúng tôi đã mất các anh, tao đàn Đường thi Thị Nại mất những thành viên ưu tú.
Quy Nhơn ơi! Tao đàn Đường thi Thị Nại ơi!”
Bài viết thật cảm động, mới có 2 năm 4 tháng mà có quá nhiều đổi thay chị nhỉ, thật là buồn, xin được chia sẻ cùng chị.
bài viết choT biết về Tđđttn Quinhơn đọc cũng rất cảm động Thảo xin trân trọng qúi mến tác giả với tấmlòng tưởng nhớ…
Đọc xong thấy ngậm ngùi nghĩ kiếp người ngắn ngủi làm sao
Kẻ đi người ở thật ngậm ngùi
Bài viết rất chân tình và thật cảm động!
Hoài Hương cảm động lắm với những chia sẻ của các bạn . cầu nguyện mọi bình an đến vói các thanhf viên của Hương Xưa
Đọc bài viết thật xúc động với tình bạn bè văn nghệ vô cùng sâu đậm!
Từ giã Quy Nhơn trong những nỗi buồn – có nỗi buồn lớn đang ngự trị trong tim đó là chúng tôi đã mất các anh, tao đàn Đường thi Thị Nại mất những thành viên ưu tú.
Quy Nhơn ơi! Tao đàn Đường thi Thị Nại ơi!(HH)
Rất bi thống- nhưng làm sao tránh được luật bù- trừ của ông Tạo đây hả chị HH?. Cố nén thôi…..
Bài viết cảm động quá chị ơi !
Thời gian cuốn trôi đi tất cả mọi thứ trên đường đi của nó…nhưng nỗi lòng nán chạnh không nguôi .
Xin chia sẻ cùng chị .
Có ai tắm hai lần trong một dòng sông đâu hỡ chị.