Con Ong
có con ong nhả mật
mang theo một chiếc kim
kim châm và mật ngọt
giải nghĩa được tình em
Tuyệt Kiếm
sau đường kiếm tuyệt đẹp
em về lại hồ Gươm
vết thương tôi, bây giờ
còn bên hồ Than Thở
Gọi Nhầm
tôi say gió đẩy về nhà
thấy mẹ thằng bé tưởng là cố nhân
sáng ra có một vết bầm
người xưa đùa giỡn trên phần da tôi{jcomments on}
Biết em mắt để lại nhà
Và tôi tạo dáng như là ô sin
Gạo tôi lén trộn thơ tình
Em đi, thơ chín một mình tôi nhai
Bài thơ nầy tuyệt cú mèo .
Chào Tuấn Phong
Bà xã PTC nay đã lên “huyện”, không biết ngày nào lên “tỉnh”, công việc PTC ở cty, rồi về nhà, thời gian chỉ đủ làm mấy câu này thôi.
Cảm ơn TP, chúc vui.
Anh Phan Thanh Cương thân mến,
Thơ anh hay và nhiều ngậm ngùi. Đọc “Hai Đầu Câu Thơ”:
Làm thơ là lỡ qua cầu
Áo cơm đứng gác hai đầu lối đi
Lách qua, viết được những gì
Gió lên từ chợ thổi đi phần hồn. PTC
Chỉ biết mỉm cười thán-phục anh.
Nói chung là vợ con “đứng gác hai đầu lối đi” thì đúng hơn nhưng sợ “bão lên từ chỗ ghế ngồi thiếu chân”
Anh NHLD cười là PTC mừng rồi , Cảm ơn anh. Chúc khỏe.
Thân ái.
Doc tho PTC de thay rang nho thoi com lam bep ma ta co nhung bai tho tinh that hay . Dieu nay trong van tho it ai dam noi ., nhat la nha tho lai la dan ong .
Y tuong rat moi la . Ngo Tin rat thich nhung dieu moi la .
Ngo Tin
Đúng ra là phải về biển Mỹ Khê Đà Nẵng ngắm mặt trời vừa lên để viết về những hy vọng hoặc ngược sông Thu Bồn khi hoàng hôn chuẩn bị bước qua đêm để viết lại những gì đã mất. Nhưng PTC chưa thực hiện được , còn chờ gì nữa, mà không ngồi trong bếp để làm thơ.
Chỉ mới bốn câu mà phải trả một nồi canh cháy, nếu 08, 16 thì như thế nào nhỉ. Đổi nồi canh cháy lấy được cái thích của NT là đủ rồi. Cảm ơn bạn nhiều, vui nhé.Thân mến.
Hoa nay của Cương biết cười. Thơ nay của Cương có mùi thơm (khét). Em nay của Cương có mắt biết dòm chừng (liếc), và còn phần Cương thì biết làm ô sin, nấu canh, nấu cơm và đi chợ mua hoa đủ 7 cái 1 tuần để cho mưa thuận gió hòa. Thế mà ai biết được trường tình có tha cho chàng trai lãng mạng này đâu. Dù ăn cơm một mình vẫn nhớ đến người con gái 38 năm về trước, yêu sao mà dai thế hả Cương.
Hai vợ chồng mình đọc thơ của Cương vừa cười vừa thương cho cái tính ngông nghênh đáng yêu của chàng. Thơ như ri đọc mới đã đời và nhớ lâu. Cứ viết thế nghe Cương, đâu đó thế nào hương trầm ngày xưa cũng quyện về trong giấc ngủ đấy. Nằm mơ sẽ ngửi thấy thôi!
NL
Hoa cười theo thời tiết anh ạ, tuần 7 bông là mơ thôi. Phải công nhận ai ở với PTC mà không khoán việc là ngây thơ lắm, nó làm công việc nhà rất nhanh , xong việc là nó “dọt”.
Bà “huyện” cũng như mọi người ở Cty, không ai biết PTC làm thơ cả, “nó” làm khi nó tắm, rửa chén, đi ăn mỳ quảng…Khi nó đi tư vấn , tiếp thị hàng hóa..
Ai cũng thấy nó dễ thương chỉ trừ vợ “nó”.
Anh ngán PTC chưa?
Chúc anh, chi VC an vui, mổi ngày mỗi bông hoa cười rực rỡ.
Thân mến
Năm bài thơ của PTC như năm ngón tay của một bàn tay tài hoa , hay vì vượt qua được truyền cảm để đến gợi cảm , đọc rất thích thú . cảm ơn .
Năm ngón tay là kẻ giúp việc cho trái tim, ĐVQ khen ngón tay coi chừng trái tim nó kiện, anh có sợ trái tim kiện không? Thường thường là trái tim hay thua kiện.
Vui với ĐVQ chút nhé, cảm ơn nhiều, chúc khỏe.
“Tôi vừa viết một cơn mưa
Bốn phương ướt sũng lại chừa nồi canh
Có thơ mùi khét an lành
Bao nhiêu quên nữa để thành bài thơ”- PTC
Phan Thanh Cương ui! Bữa sau nếu có làm thơ thì nên chừa ra thời gian để “làm bếp”! Bởi” Biết em để mắt lại nhà” mà “canh thì nhạt thếch, cá thì cháy đen” thì có mà “tiêu” cái “thân phận Ô sin” đó, bạn quơi!
Năm bài thơ đủ để nói lên cái tài, cái tình và, cái cảnh của một nhà thơ tài hoa!
Chúc bạn luôn sức khỏe, an bình!
Bữa sau thì PTC sẽ làm :
Bữa sau mưa cả nồi canh.
Em về thấy nước biết anh ở nhà
Bắt đầu có tiếng thở ra
Biến thành cơn bão giữa nhà Quy ơi!
Cảm ơn thơ, nhạc sĩ TKQ. Chúc vui.
Hay lắm , cả mấy bài thơ.
ồ! may quá. Cảm ơn LT. chúc khỏe.
Một đầu bếp tài hoa
Cảm ơn MC, chúc vui.
Hương từ trầm của 38 năm chắt lọc được những tinh túy mới có , một ý hay mở đầu, ngan ngát vị ngọt hương thơm của tình yêu. Khiến cho “đầu bếp” một mình thổi cơm trộn thơ nhâm nhi mà lem lép lo sợ..mỗi bài thơ là một ý hay, lạ. Sáng tác là phải vậy TC rất thích bởi hình ảnh thường ngày nhưng đưa vào thơ rất nên thơ làm người đọc ngạc nhiên và thỏa mãn !
Chào Thỏ Con
PTC không biết nấu ăn, có lần vì muốn ” giảm biên chế” đã trộn tất cả vào một nồi rồi nấu chín, hỗn hợp cơm, canh, cá, trứng, cuối cùng chỉ có một người ăn duy nhất là PTC.TC đừng hỏi có ngon không nhé.
Cảm ơn sự chia sẻ của TC, chúc vui .
Chào Phan Thanh Cương.Thơ giàu chất suy tưởng.Lạ mà hay.Chúc vui
Dạ, chào anh
Thơ em bị bạn bè phê bình là nhiều trăn trở quá, nên cố viết giảm bớt chất ngậm ngùi anh ạ. Cảm ơn anh.
Chúc anh khỏe, an lành
Chao ui PTC hôm nay xuất thần cho thưởng thức mấy tứ thơ rất lạ mà hay lắm đó nha!Chúc mừng đầu bếp tài hoa nhen!
Lâu quá MC nhỉ. Khen đầu bếp tài hoa có ngày PTC nấu cho ăn một bữa là biết liền, Chạy về QN không kịp đó.
Vui thôi, cảm ơn nhiều nhé.
Nỗi nhớ người xưa được đưa vào thơ thật khéo léo và tài tình, mỗi bài thơ có một nét riêng, thật độc đáo, rất hay, bài nào chị cũng thích hết Phan Thanh Cương ui!
PTC có hứa với chị mỗi lần gởi đăng thơ thì kèm theo một truyện ngắn vui( do thơ PTC buồn), nhưng chưa thực hiện được. Nay em gởi thơ không làm chị buồn như trước, vậy em rút lại lời hứa nhé
Cảm ơn chị, Lúc nào cũng mong chị vui.
Biết em mắt để lại nhà
Và tôi tạo dáng như là ô sin
Gạo tôi lén trộn thơ tình
Em đi, thơ chín một mình tôi nhai
Việc này chứng tỏ trước khi đi, bà xã có đặt camera theo dõi rùi! Coi chừng lo làm thơ, cơm khét đó PTC ui! 😛
Nồi cơm điện mới không bao giờ khét, chỉ có canh thôi ạ. Nấu cơm quên bật công tắc là chuyện thường. Đi làm quên đóng cửa cũng đã xãy ra. Nhưng trí nhớ rất tốt khi ai mượn tiền mình và trí nhớ kém khi ngược lại.
Cảm ơn TT-NCM , chúc vui.
Thơ PTC bao giờ cũng để lại trong lòng chị một ấn tượng rất đẹp.Ý tưởng lạ, cách lồng ý tình vào câu thơ rất hay,thơ như nói và nói như thơ,có lẻ vậy!
Chỉ cần hai từ “đọng trầm” trong hai câu thơ mà PTC đủ cho ta thấy tình yêu của ba mươi tám năm trước đã đọng lại, đã trầm lắng thật sâu trong trái tim chàng thi sĩ đa tình,nó quyện thành hương của một loài cây si tình làm ta liên tưởng đến cây Kơ nia mà bóng của nó khi ngã che lên ngực cô sơn nữ mà đêm về cô không ngủ được vì thương nhớ người yêu!
Thời gian đủ đọng trầm cây gió
Cũng đủ tình xa để mất hương.
Cũng vì sợ cái nhớ đó mất dần theo gió mà PTC đã mang nỗi nhớ cất vào thơ rồi lén trộn thơ với gạo nấu thành cơm khi “em” vắng nhà .Ngẫm lại PTC này khôn thật! Nồi cơm tình thơ chỉ có mình chàng ăn , cơm vào cơ thể chuyển hóa thành máu rồi được tải về tim và nỗi nhớ nằm im nơi đó!
Gạo tôi lén trộn thơ tình
Em đi, thơ chín một mình tôi nhai
PTC đã dùng từ “lén” sao mà dễ thương đến tội nghiệp , một cái “lén” không ai nỡ trách vì có lẻ đó là góc riêng của một tâm hồn!
Em có bí quyết này muốn nói nhỏ với chị, nói riêng với chị thôi:
Khi làm thơ nên nghĩ cái thật xa, rồi lại nghĩ cái thật gần, xa và gần nếu nó gặp nhau thì đủ chuyện xãy ra, nó đá, nó đấm,nó đập, nó đâm hoặc nó cười , nó ôm hôn nhau, mình chỉ bỏ công ra ghi lại, vậy là thành thơ. Chị không tin thì đọc lại mấy mươi bài của PTC trên HX đi. Cũng có nhiều bài dở chỉ vì xa và gần chưa đụng độ nhau nhiều. Thôi cái này không dám nói nhiều, sợ chị giận, ai cho PTC làm thầy.
Tâm hồn chàng thi sĩ lại mơ màng theo tiếng mưa ngoài kia mà quên mất nồi canh đã cạn khô cháy khét từ bao giờ.Nhưng chàng vẫn ung dung không lo lắng mà lại cám ơn, cám ơn cái quên lãng đãng mà nhờ đó chàng mới hoàn thành trọn vẹn bài thơ.Có phải PTC đã cho ta thấy hành trình một bài thơ,thơ đi từ cõi thực lần vào cõi mơ và khi đã đến đỉnh của cõi mơ thì cõi thực chỉ còn là một hình ảnh nhạt nhòa lúc ấy một bài thơ được sinh ra đời.Càng mơ thơ càng bay bỗng .Ở người khác một bài thơ ra đời có thể vào những đêm không ngủ , vào những đêm mưa lãng mạn …còn chàng thi sĩ đa cảm này thì bài thơ viết về mưa lại ra đời từ một hình ảnh rất ít chất thơ : nước của một nồi canh khi đang làm một “đầu bếp”, tài tình là vậy!
Tôi vừa viết một cơn mưa
Bốn phương ướt sũng lại chừa nồi canh
Có thơ mùi khét an lành
Bao nhiêu quên nữa để thành bài thơ.
Vậy đó, ý thơ của PTC mang một dáng dấp lạ nhưng lại gần gũi, gần gũi như cuộc sống hằng ngày ta va chạm, con đường ta qua , chiếc cầu ta đến.Hãy đọc hai câu thơ này:
Làm thơ là lỡ qua cầu
Áo cơm đứng gác hai đầu lối đi
Sự ví von ấy nghe thật xót xa nhưng đối với PTC có lẻ đó là có thực ?Cuộc sống với bao nỗi lo toan cơm áo thường ngày đã ngăn chặn mạch thơ , như hòn đá to nơi cuối dòng một con suối đã chặn lại không để dòng nước chảy tự do về nơi sẽ đến. Nhưng dù có bị “áo cơm đứng gác hai đầu lối đi” thì cũng không cản được sự tuôn trào của cảm xúc . Dù có bị hòn đá chặn đường nhưng dòng nước vẫn cố gắng len lỏi vào các mạch ngầm để hòa vào biển lớn như dòng chảy tự nhiên của nó.
Lách qua, viết được những gì
Gió lên từ chợ thổi đi phần hồn
Làm thơ mà không lén thì nguy hiểm lắm, người “gần” sẽ lấy kính hiển vi xem từng câu chưữ , câu nào có ta , câu nào có địch, câu thơ mang hơi hám của cố nhân sẽ được xem là mang tư tưởng hoài cổ, không hiện đại, mất định hướng…
Vì còn cách trộn thơ trong gạo rồi nấu lên , cái gì chín trước mình xơi trước, “người gần” không phát hiện , ta vẫn bình sinh như Từ Hải đứng hiên ngang “trong nhà”.
Tác giả chỉ nói thế thôi , “gió lên từ chợ” không thể “thổi đi phần hồn” của những bài thơ. Ta tin chắc là như vậy .Bài thơ cuối đã khẳng định điều này :
Thì ra em cũng biết cười
Một ngày chợt thấy hai mùa : Đông-Xuân
Tôi mơ gió thuận mưa nhuần
Em cười phân phối mỗi tuần bảy bông
Đó là sự cảm thông của “em” cho một tâm hồn thơ lúc nào cũng muốn tuôn chảy. Đọc đến đây ta thấy lòng nhẹ nhỏm,chỉ cần một chút khéo léo thôi thì ước mơ “gió thuận mưa nhuần” của chàng thi sĩ đa cảm đa tình này sẽ đạt được để mỗi tuần “em” phân phối cho một nụ cười tươi như một bông hoa và chàng không còn lén trộn thơ vào gạo nấu cơm những khi “em” vắng nhà!
PTC ơi, cả năm bài thơ đều hay,đọc thích lắm!Chị đọc một mạch và đọc lại nhiều lần rồi lại lục đục viết cho PTC những dòng cảm nhận này để Cương đọc cho vui vì thấy PTC “lén” dấu thơ tình vào bụng mà thương quá!Đó chỉ là cảm nhận của riêng chị không biết có đúng ý tác giả không nữa . Chúc PTC luôn vui và tìm cách “lách” sự canh gác của “cơm áo” đời thường để dòng thơ đẹp luôn tuôn chảy nhé!
WOW,
Cô giáo đắc ý hứng tình với mấy bài thơ của chàng Cương nên com thật dài, hay qúa là hay.
NL
Dạ, chào anh RB
Đúng là cây dó chứ không cây gío, PTC viết sai chính tả.
Được RB, người làm thơ hay mà nhanh như tia chớp khen, PTC mừng lắm, anh NL và anh NHLD bình thơ hay kiểu khác anh RB ạ,chắc là anh đùa thôi.
Cảm ơn anh nhiều, chúc anh sức khỏe.
Dạ, chị nguyentiet bình hay.
Cám ơn anh Nguyên Lương,chị Kim Loan,chị Kim Chi, RB và anh TT – NCM đã khen tặng , thể hiện sự cảm mến đối với NT.
RB nè!Thật ra đó chỉ là cảm nhận của riêng mình chưa đúng là lời bình thơ , làm sao dám so sánh với anh NL và anh NHLD mà RB nói vậy,tội cho cô giáo lắm RB ơi!Chỉ vì đọc các bài thơ ngắn của PTC mà rất hay nên tự nhiên có cảm xúc và viết cho PTC đọc , muốn tạo niềm vui nơi bạn mình thôi.
Anh NL và anh NHLD ơi đừng nghe RB “nói quá” vậy nghen làm em mắc cở lắm!
Woa ! Đọc thơ PTC ,rồi đọc lời bình của nguyentiet tuyệt vời làm sao… như chấp cánh cho thơ PTC càng hay hơn ! đúng là những con ngườiđồng điệu, nguyentiet đã thấu hiểu thơ PTC một cách tường tận …chị chỉ biết khen & chúc mừng cho PTC & nguyentiet đều tuyệt vời!
TKL noái thật chính xác, đọc thơ Phanh Thanh Cương đã thấy hay lắm, rồi đọc lời bình của nguyentiet thấy như chấp cánh cho thơ PTC càng hay hơn nũa, chị thấy cả PTC & NT đều rất tài hoa, chị chúc mừng cả hai nhen.
Vậy hai chị TKL, HKC là cặp bài trùng rồi, cho PTC có lời cảm ơn chị HKC, lúc nào cũng mong chị vui.
Thân mến
Chị TKL nhận xét lời bình của chị nguyentiet thật chính xác.
Cảm ơn lời chúc mừng ủa chị, mong chị thật vui.
Thân mến
Thật tuyệt vời, Tiết ui! Đúng là thơ ngắn ý sâu nên phải bình dài. Sao không bình thêm 2 ý nữa để xứng với 5 bài thơ ngắn cho hết ý luôn..hi..hi.. 😛
Cảm ơn TT-NCM lần nữa.
Chúc vui.
Chị nói đúng nhưng em không bình văn chương như chị, với chị. Chị nói hay quá em thua.
Em chọn cách chị nói một đàng , em nói một nẻo. Vì trong ruột những câu thơ vui này còn những u ẩn, mà chị đã thấy
Nhân đây em tặng chị vài câu :
CÁI CHIỀU
Cuối tuần còn chỉ năm trăm
Cho em nhận cái xa xăm của chiều
Cái mình, quán xá tịch liêu
Trông ra cửa sổ cái chiều nó trôi.PTC
Chị Nguyentiet ơi
Comment cho chị lại nhảy tuột xuống dưới rồi, PTC có tặng cho chị bốn câu thơ đó.
Cuối cùng, thành thật biết ơn tấm òng của chị. lúc nào cũng mong chị khỏe, vui.
Thân mến
Cám ơn PTC nhiều , đã bày chị cách làm thơ mà còn tặng bốn câu thơ thật hay nữa, chị rất thích vì…thật tình có lúc chị cũng ở vào trường hợp như “Cái chiều” của PTC đó, có tin không? Chúc vui nhé PTC.
Ba mươi tám năm
Thời gian đủ đọng trầm cây gió
Cũng đủ tình xa để mất hương
Khi có vết thương trên cây dó, theo cơ chế phản vệ cây sẽ tự tiết ra chất dầu kháng thể bao quanh vết thương để chống lại sự xâm nhập có hại từ môi trường. Lớp dầu tích tụ trong thời gian dài đó chính là trầm”. Thời gian càng lâu thì lớp trầm càng quý
Có lẽ vì thế nên PTC đã nuôi nấng hoài một bóng hình trong tim và càng lâu thì vết xướt càng sâu, thơ của anh tuôn ra càng đậm đà, càng sâu lắng càng độc đáo và càng hay …
Giỏi quá cô giáo Toán -Lý- Hóa- Sinh ơi! 😛
Là cô giáo lý, hóa, sinh nhưng không hiểu tại sao TT không dạy văn nhỉ? Nếu dạy văn thì đúng hơn.
Cảm ơn TT, vui nhé.
Sao lại khen ngược dzẫy bạn hiền ??? he he he
Khen giỏi về câu giải thích cái “vết trầm” trên thân cây Dó bầu của cô giáo Toán -Lý -Hóa – Sinh đó!(mà PTC viết là cây GIÓ) hì hì hì…
Kính thưa quý độc giả, thi hữu(ĐG,TH)
Phan Thanh Cương(PTC) thành thật xin lỗi quý ĐG,TH, vì PTC đi công tác vùng sâu chưa thể comment cho từng ĐG, TH được.
Xin hẹn lại ngày rất gần PTC sẽ viết lời tri ân đến ĐG, TH .
Thành thật cảm ơn ĐG, TH rất nhiều. Kính chú quý ĐG,TH sức khỏe.
Trân trọng.
Gởi hai cô giáo,
Nghe nói cây gió trên rừng Trường Sơn trong thời chiến tranh bị mảnh bom ghim vào thân nó làm nó bị thương. Thời gian từ vết thương đó, nó tạo ra trầm hương nhanh và thơm hơn những cây không bị “thương tích”. Về sau người trồng trầm học cách này đóng đinh vào thân cây trầm nhưng nghe nói kết qủa không bằng. Nghiệm ra, vết thương và mất mác nào ở đời cũng để lại cho ta cái đau và nỗi buồn nhưng để sống còn ta lấy kinh nghiệm đó mà tạo cho mình một bản lĩnh tốt, như cây gió bị thương cho ra trầm hương vậy.
Nhưng vết thương đó phải thật kìa, chứ tự đóng đinh cho đau thì chưa chắc cái đau đó thật, và dĩ nhiên cũng không có trầm.
Hai cô giáo đồng ý với ông anh ở xa này không?
NL
“Nghiệm ra, vết thương và mất mác nào ở đời cũng để lại cho ta cái đau và nỗi buồn nhưng để sống còn ta lấy kinh nghiệm đó mà tạo cho mình một bản lĩnh tốt, như cây gió bị thương cho ra trầm hương vậy.
Nhưng vết thương đó phải thật kìa, chứ tự đóng đinh cho đau thì chưa chắc cái đau đó thật, và dĩ nhiên cũng không có trầm.
Hai cô giáo đồng ý với ông anh ở xa này không?”
Nguyễn Tiết đồng ý cả hai tay với anh Nguyên Lương cả cái “nghĩa bóng” của câu nói thứ hai của anh trên đó. 😛
Anh Nguyên Lương nói chí phải chí phải!
Phan Thanh Cương là ông nào mà làm thơ ngồ ngộ, hay hay ta?
…
Gạo tôi lén trộn thơ tình
Em đi, thơ chín một mình tôi nhai (PTC)
Bửa nào gặp cho xin…miếng gạo này nghen! 😆
Pha Chường vừa nhắc đến ta
Trộn thơ với gạo như là trẻ thơ
Nếu không chẳng có bây giờ
Ai xin tôi biếu cái khờ lại cho.
Thì ra em cũng biết cười
Một ngày chợt thấy hai mùa : Đông-Xuân
Tôi mơ gió thuận mưa nhuần
Em cười phân phối mỗi tuần bảy bông
Bài thơ rất dễ thương và hay nữa.
Mới chỉ mơ thôi BV ạ.
Cảm ơn BV nhiều, chúc vui.
Bốn bài thơ thật bình dị nhưng đủ nói lên độ lão luyện của người làm thơ.
Mới làm thơ được hai, ba năm này thôi,lấy đâu mà lão luyện KT ơi.
Cảm ơn KT rất nhêều nhé. Chúc vui.