Mẹ chết khi tôi còn nhỏ.
Năm ấy trong ngày giỗ mẹ, tôi ở nhà bà nội về thấy bàn thờ lạnh tanh. Bố đang ngồi ngoài sân một mình ngắm trăng. Tôi buồn lắm. Chắc bố đang nghĩ đến cô Minh .
Hôm sau tôi đang chơi với anh Tuấn bỗng con Nguyệt đi ngang, anh lẩm-bẩm:
– Nguyệt là trăng
Tôi đứng dậy về nhà. Bố và tôi ngồi rất lâu dưới ánh trăng. Khi tôi ngẩng đầu lên, hai mắt bố đầy lệ. Tôi không thấy cô Minh bên cạnh bố mà chỉ thấy hình bóng của mẹ. Mẹ tên là Nguyệt. Mẹ là trăng.{jcomments on}
Và cứ thế, hàng đêm, nhất là những đêm trăng tỏ, Bố đã nhìn trăng để tìm nhớ Nguyệt của mình. Con trẻ chỉ biết theo chữ Trăng là Nguyệt, nhưng với Bố, Trăng không chỉ là tên của Nguyệt mà là hình ảnh hàng đêm Nguyệt đã về bên ông.
TCS cũng đã viết : “Từ khi Trăng là Nguyệt”, nhưng đây là một Nguyệt còn sống. Với Bố, Nguyệt của Ông không chỉ sống mà sống vĩnh viễn, vì Trăng không bao giờ biến mất.
Một truyện thật ngắn nhưng đã để lại những suy nghĩ thật dài, lâu trong lòng người đọc. Thật đặc sắc!
NL
Khi có tình yêu đích-thực, người ta không cần xiềng xich trói buộc mà vẫn luôn luôn cảm thấy gần nhau . Không ai tách rời ra được dù là cái chết mang một người đi xa.
Đó là Tình Yêu nhưng không phải tình yêu ích kỷ cho mình mà là tình yêu dâng-hiến cho người.
Cám ơn hai anh
Câu chuyện thật kỳ lạ với 2 hình ảnh tương phản cực độ :
HA 1 :”Năm ấy trong ngày giỗ mẹ, tôi ở nhà bà nội về thấy bàn thờ lạnh tanh”
HA 2 :”Bố và tôi ngồi rất lâu dưới ánh trăng. Khi tôi ngẩng đầu lên, hai mắt bố đầy lệ…Mẹ tên là Nguyệt. Mẹ là trăng”
Liệu có thể có một người chồng nặng tình với vợ (hai mắt bố đầy lệ) mà lại để bàn thờ vợ lạnh tanh không hương, không khói, không ít nhất một đĩa trái cây trong ngày giỗ vợ chăng?
Anh là người nhận xét rất tinh-tế .
Trong một truyện của Kim Dung chùa Thiếu Lâm tuy vẫn cầu cho siêu-độ nhưng phương-trượng Không Văn lại nói : “U linh không cần siêu độ . Phật gia hành pháp là cầu cho lòng người sống được yên. Sự siêu-độ đó là người sống”
Có lẽ tùy theo quan-niệm hay trạng thái tâm-lý của nhân vật .
Truyện ngắn thật cô đọng. Cô Minh chắc là người để ý ba của bé phải không ?
Trẻ con nhớ mẹ nên nghi ngờ . Cô Minh là cô giáo, bạn của mẹ .
Đọc đi đọc lại chuyện rất ngắn này của anh Thiên Tường , cố hiểu nhưng cũng không thể hiểu thấu ý tình của câu chuyện!Vì sao người chồng vẫn thương nhớ vợ “Bố và tôi ngồi rất lâu dưới ánh trăng. Khi tôi ngẩng đầu lên, hai mắt bố đầy lệ.Tôi không thấy cô Minh bên cạnh bố mà chỉ thấy hình bóng của mẹ. Mẹ tên là Nguyệt. Mẹ là trăng.” mà ngày giỗ vợ lại để bàn thờ lạnh tanh!? Tuy biết rằng không phải lo giỗ cũng tơm tất mới là thương nhớ vợ. Chính chỗ này NT không hiểu ý đồ của tác giả đó anh Thiên Tường ơi!
Xin chị đọc thêm trả lời anh Khoa Trường .
Tâp tục cúng giỗ là một tập tục tốt đẹp vì họ hàng, con cái có dip cùng tưởnh nhớ, xum họp . Đa số đêu làm như vậy nên trở thành thói quen không có không được .
Tuy nhiên, có người chỉ có bàn thờ nhưng không có phẩm vật. Họ không tin người chết trở về ăn uống.
Có người thức trắng đêm bên hình ảnh người thân mà trên bàn thờ không có hoa trái gì cả
Tôi chỉ lại diễn tiến xẩy ra mà thôi .
Xin lỗi chưa trả lời câu hỏi của chị .
Truyện này tác giả chỉ muốn viết về tình yêu của một người chông và muốn mô tả sự nhầm lẫn của một cậu bé tốt nhưng chưa đủ kinh nghiệm nên đã ngộ nhận cha minh.
Nếu có gì diễn tả không đúng mức, xin chân thành xin lỗi nhân vật chung-thủy trong truyện .
Đúng là tác giả muốn nhớ nhau trong tim, muốn khắc ghi bóng hình người mình yêu trong nỗi nhớ, cái rườm rà hình thức bên ngoài càng khơi sâu thêm nỗi buồn Bài viết tuy rất ngắn mà rất hay, rất thâm thúy Cám ơn tác giả
Xin chân thành cám ơn chị. Thân kính, Thiên Tường
KG CHỈ XIN ĐỌC BÀI CỦA TÁC GIẢ VÀ LỜI RE CỦA CÁC ANH/CHỊ/EM ĐỄ THẪM THẤU. CHÚC VUI KHỎE
Xin chân thành cám ơn . Thiên Tường
Truyện rất ngắn nhưng đã đánh thức lòng người đọc, chất chứa đầy tâm trạng, không riêng gì trẻ con mà có nhiều người lớn có khi cũng nghĩ như vậy đó….Cám ơn NXTT đã cho thưởng thức một câu chuyện cực ngắn nhưng đầy ý nghĩa thâm trầm, rất xúc động. Chúc vui
Đã có lúc, tôi cố-gắng viết những truyện thật ngắn xây dựng tình yêu gia đình, nhà trường, xóm làng, bạn bè …
Bây giờ đời sống vội-vàng. Viết dài người ta it đọc.
Mong rằng có sự tiếp tay của nhiều anh chị em cùng viết để đánh động lên cái tình người.
Cái bi thảm nhất của xã hội không hẳn là đói nghèo mà là sự chai đá trong tình người. Chị nghĩ có đúng không?
Có lẽ người bố tự nhũ với lòng mình là người bạn đời vẫn còn đâu đó, vẫn chưa tin rằng người mình yêu quý đã xa lìa vĩnh viễn, và ông ta cũng không câu nệ hình thức, ngày giỗ phải mâm cao cỗ đầy, và có lẽ ông ta cũng không phải là người mê tín. Nên với người bố hình bóng trong tim làm người mình yêu sống mãi, ông yên tâm sống bình thường như mọi người, vẫn sống, vẫn cư xử như bao người khác, chính vì thế mà cậu bé, con ông đã ngộ nhận và có ý thầm trách bố.
Rồi một đêm ngồi rất lâu dưới ánh trăng, người bố mới thực sự thấy mình bị hụt hẫng vì nỗi mất mát quá to lớn “Trăng là nguyệt, nguyệt cũng chính là người vợ thương yêu của mình Trăng còn đây nhưng bóng dáng nàng không còn tìm thấy nữa, vì thế trong nỗi đau tột cùng đó mắt ông đẫm lệ , và cậu bé con đã nhận ra.
Câu chuyện thật ngắn, lời văn cô đọng, nhưng ý tứ thật súc tích và cảm động, nó làm cho người đọc biết rất nhiều điều tác giả không muốn viết..
Cám ơn chị Thu Thủy đã bỏ giờ ra phẩm bình .
Vì là truyện rất ngắn nên không rò ràng, mỗi người có thể hiểu một cách .
Sau khi đọc hết các phẩm-bình, tôi thấy tác giả có chỗ không khéo (bỏ ra ngoài viêc đúng sai); nếu thay đổi 3 chữ, người đọc sẽ không bị đứt đoạn tư tưởng . Truyện sẽ thành công hơn .
Truyện thật trong cuộc đời buồn thảm lắm . Người đàn ông không chỉ buồn một mùa trăng mà là không biết bao nhiêu mùa trăng . Ông sống vì con mà thôi .
Đã không có bóng hình người đàn bà nào khác trong lòng ông; cũng không có một giọt rượu nào trong nhà ông …
Người đàn bà – vợ ông – giỏi thật chị Thu Thủy ơ!
Đọc chuyện thật ngắn Trăng Thơ- Ấu mình rất thích ở đây nỗi đau khi vĩnh viễn mất người vợ thân yêu quá lớn vượt trên tất cả ông không còn bận tâm đến mọi việc chung quanh, những hình thức câu nệ rườm rà, nỗi đau giằng xé tâm can ông, ông chỉ ngồi nhìn trăng như thầm trò chuyện, như gởi nỗi nhớ thương đến người vợ yêu dấu…
Sự im lặng, trầm ngâm của bố làm cho con trẻ hiểu lầm và may mắn có người nhắc khéo… đánh tan mọi sự hiểu lầm về bố.
Cám ơn Nguyễn Xuân Thiên Tường đã cho đọc câu chuyện rất hay và thật thâm thúy!
Các anh Nguyên Lương và Nguyễn HOàng Lãng Du có lần nói với nhau tại sao không thấy bài mơi của chị Quốc Tuyên trên HX? NHLD thích những gì chị viết .
Cám ơn chị đã có lời phẩm bình
Giọt nước mắt của người đàn ông Từ Khi Trăng là Nguyêt!
Cám ơn chị Thỏ Con
Câu chuyện này đọc thấy hay hay có một chút gì mênh mông, miên man mà không có lẫn thẫn
Xin chân-thành cám ơn .
TT
Một truyện rất ngắn nhưng chuyên chở rất nhiều. Cám ơn tác giả.