Những giòng chữ vượt ngàn trùng, biển rộng;
Tới tay ta trước Tết đúng hai ngày:
“Con mong Thầy luôn giầu-sang, khỏe-mạnh”.
Thầy rụng-rời sợ-hãi chuyện không maỵ
Đốt mau mau cho thầy đôi pháo lệnh!
Hồn văn-minh tỉnh dậy bớt điên-khùng.
Xin cầu-chúc cho thầy vương chút bệnh,
Dăm ba ngày nằm lại, mộng Quê-Hương.
Người máy-móc như một tuồng múa rối.
Ngày lại ngày năm tháng cứ trôi qua.
Đường tắc-nghẽn khi cuối chiều lái vội.
Ta thương ta hay tội chiếc xe già?
Thầy yếu-đuối những giằng-co không hết.
Các con ta trong thiếu-thốn hao-gầy.
Năm tháng lạnh trùm chăn còn vẫn rét.
Ta lắc-đầu nhẫn-nhục nhập vòng quay.
Có khóm trúc nơi cuối vườn khô-héo.
Thầy ngậm-ngùi tưới nước buổi chiều nay.
Đời vật-chất với muôn ngàn lôi-kéo.
Lòng chai đi, ai chữa được cho thầy?
{jcomments on}
Trong sâu thẳm lời của người Thầy ở quê người gởi cho Trò ở quê nhà như đại diện cho những người ra đi rất sớm. Những năm tháng mòn mỏi đợi tin gia đình qua những giòng chữ nhòe nhoẹt trên trang giấy hẩm đã làm cho người nhận chết tím ruột gan.
Năm tháng khó khăn, xa cách đó rồi cũng qua đi. Bây giờ là emails, là Skype, điện thoại… nhưng sao vẫn thấy nhớ những lá thư gởi từ quê nhà với những nét chữ thân quen, chở những nỗi đau oằn trên từng con chữ. Có chữ nhòe đi có lẽ vì nước mắt, và cũng có những chữ không viết ra nhưng người đọc vẫn hiểu đến tận ý nghĩa thật của nó.
Nay không gian như gần lại, và thời gian cũng ngắn hơn, nhưng năm tháng xa nhà lại dài ra. Gần 40 năm xa chỗ sinh ra, bây giờ có về sống lại, sẽ sống như người xa lạ. Đúng là quê hương trong hoài niệm, nhờ nó mà chúng ta còn biết mình đang sống chứ chưa chết. Cuộc sống vật chất đầy dủ ở xứ người không thể thay thế cho cái mất trong tâm hồn. Ở đó là ngôi trường cũ, người bạn xưa. Ở đó có mộ Cha Mẹ, có những đứa cháu lớn hơn tuổi ngày mình ra đi. Và cũng chỉ có ở đó những khóm trúc, cây dừa, bờ ao, bãi mía nơi ta cất dấu tuổi thơ:
“Có khóm trúc nơi cuối vườn khô-héo.
Thầy ngậm-ngùi tưới nước buổi chiều nay.
Đời vật-chất với muôn ngàn lôi-kéo.
Lòng chai đi, ai chữa được cho thầy?”
Cây trúc trồng ở xứ người cũng không như cây trúc gầy gò ở quê nhà. Cây trúc khô, tưới nước nó trở lại xanh tươi. Lòng anh khô ai tưới nước cho tươi lại đây:
” Đồng lúa đã khô, mưa không về đấy nữa
Khổ Mẹ, khổ Em múc nước tưới cây
Cây sống khó chỉ tưới bằng nước mắt
Mắt Mẹ khô rồi ai tưới giúp em tôi” (NL)
Bài thơ anh đụng vào trái tim mình, làm cho những xót xa một thời cất kỹ trong lòng nay sống dậy… hoang mang. Cảm ơn Anh đã đánh thức nó, để cho biết là mình còn đang ở xa lắm nơi đã được sinh ra. Cảm ơn Anh
NL
Anh Nguyên Lương thân mến,
Cám ơn anh với những dòng chữ làm xúc động lòng người. Anh viết hay quá. Lời nói của anh, chữ nghĩa của anh làm tôi hồi tưởng đến một đời thương yêu, một trời xót xa của những đứa con lưu lạc lúc đó .
Ngay đến bây giờ, trong mơ tôi vẫn còn cái cảnh “Đêm nghe tiếng éch bên tai, giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò …”
Anh Nguyên Lương ơi, lừ khách cũng đã trở về .. Mẹ không còn nữa … Đường Xưa cũng không còn … Bạn bè thất-tán nơi dâu hay đã ngủ trong lòng đất?
Chúng ta có một đời mất mát . Cái may mắn mà chúng ta có là chúng mình vẫn còn cái gì để nhớ . Phải không anh ?
Và chúng mình vẫn còn có nhau!
NL
Xin chào anh NGUYỄN HOÀNG LÃNG DU,trong nỗi ngậm ngùi của anh có sự ngậm ngùi của tôi.Anh ngậm ngùi vì làm người con xa xứ luôn một lòng nhớ đến Quê Hương,thương cho dân tộc vẫn còn trong nghèo đói,khốn khó.Còn tôi ngậm ngùi cho thân phận làm người,những kiếp người dưới đáy xã hội,đầy đau thương và tuổi nhục.Ôi! một kiếp người.
Thưa anh Nguyền Hoàng Lâm Ni,
Ỏ đâu thì cũng còn những người bất hạnh và đau khổ dù đó là Mỹ, Anh, Pháp, nhiều nước Phi Châu và Á Châu.
Mẹ Terexa đã có lần nản chí bỏ cuộc trở về nhà dòng nhưng sau bà tìm được giải-pháp trước đau khổ chất-ngất của con người. Hãy cứ làm . Nếu việc chúng ta làm chỉ là một giọt nước thì it nhất trong đại dương đau khổ cũng bớt đi một giọt nước .
Anh Nguyên Lương nói ” và chúng ta còn có nhau” .
Tôi đang soạn một tập sách nhỏ “Tặng Phẩm Cho Trần Gian” trong đó có những thánh nhân đến cùng chúng ta với sự khôn ngoan của trí tuệ, với long yêu thương của con tim . Sẽ gửi dể anh đoc .
Chúng ta có thể buồn nhưng không có quyền nản chí.
Truyện Tuổi Thơ Tôi của anh đã được gửi đi. Đã có người xúc động nhớ tới quê-hương (chị viết thư cho biết như thế). Anh đã góp phần vào việc xây dung thế giới này rồi đó.
Chúng ta mồi ngày góp một giọt nước . Nếu ai cũng như vậy, trái đất sẽ có một cơn mưa lớn .
Đọc bài thơ của anh NHLD rồi đọc comment của anh Nguyên Lương , hai anh đúng là tri âm , tri kỷ.Thơ và lời bình đều hay và xúc động lòng người.Em chỉ biết cảm nhận vậy , không biết nói gì nữa dù đọc rất nhiều lần.Chúc anh NHLD và anh NL vui.
Cô giáo,
Có những lúc mình thích chọc phá cho Cô cười vui sau một ngày làm việc mệt nhọc và cũng có những lúc dùng trang mạng này để nói chút niềm riêng, và Cô cùng những người bạn khác như TT, DL, QT, HKC, TKL, LCA, NHLN…và hai người Chị LCT, TĐ đọc cùng chia xẻ nên cũng vơi đi chút buồn ở xứ người. Thế hệ chúng ta không biết có phải may mắn hơn những thế hệ khác không, mà được chứng kiến bao đổi thay, và từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, những điều mà chỉ cần 10 năm trước đây tưởng là không thể, bây giờ có thể. Khoảng cách về với quê hương ngày cáng ngắn lại cũng nhờ các bạn bên nhà vẫn còn mở rộng vòng tay đón mình. Chưa biết nhau, chỉ nhìn qua hình, mà sao như thân nhau tự thuở nào. Thật là kỳ diệu. Thử tưởng tượng, nếu chúng ta không có những phương tiện để mở lòng ra như thế này, thì sự hiểu lầm và sẽ lớn lắm. Không cần thơ phải hay, văn phải tuyệt và nhạc phải để lại dấu ấn cho đời, những lời ta gởi cho nhau không phải chỉ để ca tụng những tác phẩm mà còn để cho tác gỉa thấy chúng ta rất đồng cảm với những đứa con tinh thần của họ. Ở đây mình có anh LD, LCD, NT… bên nhà mình có các bạn.
Cô gíao đồng ý với anh không?
NL
Anh nói sao mà chân tình quá , em rất quý.
“Chưa biết nhau, chỉ nhìn qua hình, mà sao như thân nhau tự thuở nào. Thật là kỳ diệu. Thử tưởng tượng, nếu chúng ta không có những phương tiện để mở lòng ra như thế này, thì sự hiểu lầm và sẽ lớn lắm. Không cần thơ phải hay, văn phải tuyệt và nhạc phải để lại dấu ấn cho đời, những lời ta gởi cho nhau không phải chỉ để ca tụng những tác phẩm mà còn để cho tác gỉa thấy chúng ta rất đồng cảm với những đứa con tinh thần của họ.”
Em rất tâm đắc điều này và đó cũng là suy nghĩ của em.Chính vì vậy mà chỉ qua các bài thơ mộc mạc ,những lời động viên nhau anh chị em trang nhà đã tặng cho nhau những niềm vui dẫu có tiền cũng không mua được. Cảm ơn anh NL nhiều.
Chị Nguyễn Tiết thân mến,
Anh Nguyên Lương là tri-kỷ của mọi người: của chị Vân Các, của bạn bè và của cả cây cỏ trong vườn nhà anh, không phải chỉ có tôi.
Tôi cũng muốn thưa với chị một điều khác: không phải ai cũng có khả năng cảm nhận đâu . Nếu ai cũng vậy thì các truyện hay, các bài thơ khá đều đã được in thành sách rồi
Cám ơn chị đã đọc thơ và góp lời cảm nhân.
Tôi có cái ý nghĩ là tôi “đang mang chiếc giày” của anh Nguyễn Hoàng Lãng Du, đang thấy mình (và có lẽ những người đồng hương chung quanh mình) đang dần dà bị tha hoá và hình như đang để cho tâm hồn mình trở nên gần như chai sạn đối với nhân sinh trước những lôi kéo của tiện nghi của nền văn minh vật chất quay cuồng như múa rối, không mang lại mmột ý nghĩa nào cả, mà những người con thân yêu trên đất nước Việt Nam vẫn nghĩ là biểu tượng của lành mạnh, của hạnh phúc, trong lúc mình chỉ muốn được một ngày bệnh hoạn như cây trúc héo hon và để được tưới lại cây trúc này — biểu tượng sự thanh nhã của văn hoá Việt và hồn Việt — với niềm hi vọng nó sẽ sống lại như thuở nào khi mình chưa bắt đầu trượt xuống con đường tha hoá mà mình đang sợ hãi.
Kinh thưa anh,
Chân-thành cám ơn anh với những lời viết xâu xa. Anh như đọc được nỗi lòng thầm kín của người viết bài thơ này . NHLD
`
Có khóm trúc nơi cuối vườn khô-héo.
Thầy ngậm-ngùi tưới nước buổi chiều nay.
Đời vật-chất với muôn ngàn lôi-kéo.
Lòng chai đi, ai chữa được cho thầy?
Chân dung người Thầy thật cảm động.
Thưa chị Bích Vân,
Cám ơn chị đã đọc thơ .
Đọc bài thơ rồi đọc qua những comment của nguyenluong ,nguyenhoanglamni,mguyentiet TKL không còn biết nói gì hơn nữa! chỉ còn nói một câu Bài thơ thật hay, thật cảm động & cám ơn NHLD !
Thưa chị Trần Kim Loan,
Được chị đọc thơ và cả những lời tâm-tình của moi người là một điều quý lắm . Cám ơn chị nhiều
Có khóm trúc nơi cuối vườn khô-héo.
Thầy ngậm-ngùi tưới nước buổi chiều nay.
Đời vật-chất với muôn ngàn lôi-kéo.
Lòng chai đi, ai chữa được cho thầy?
Được đọc lời bình của thầy Thái, của anh Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lâm Ni và của các bạn QT mới hiểu hết ý của bài thơ rất nỗi niềm, rất hay anh Nguyễn Hoàng Lãng Du ơi!
Chị Quốc Tuyên thân mến,
Tôi cũng thích những lời bình của anh chị em lắm
Là kẻ mới tới, chưa biết ai là ai . Nay nhờ những lời tâm-tình tôi mới “hình dung” được mỗi người. Chân thành cám ơn chị, cám ơn mọi người đã đón nhận tôi một cách vui vẻ
Bài thơ của anh hay quá Meocon chẳng biết nói gì hơn ngoài sự nghẹn ngào xúc động khi đọc câu
Có khóm trúc nơi cuối vườn khô héo
Thầy ngậm ngùi tưới nước buổi chiều nay
Đời vật chất với muôn ngàn lôi kéo
Lòng chai đi ,ai chữa được cho thầy?
Chúc anh khỏe!
Thưa chị Mèo Cọn,
Cám ơn chị nhiều . Bài thơ chỉ là tâm-tình của một người thầy mà ý chí chưa thật vững mà thôi. Chị có đồng ý với tôi không ?
Anh còm sao mờ trịnh trọng quá!Hic hic…Meocon..ngại ghê!
CAM ON BAI THO CUA ANH NGYUEN HOANG LANG DU VA NHUNG LOI COMMENT CUA THAY THAI. CUA CAC ANH CHI NGUYEN LUONG- NGUYEN HOANG LAM NI- NGYUEN TIET… DA LOT TRAN NOI XOT XA TRONG LONG MA SS KHONG THE DIEN DAT DUOC BANG LOI. NUOC MAT DA ROI ROI…
Thưa chị Sông Song,
Tôi cám ơn chị. Chúng ta nên cám ơn những lời phẩm bình có nhiều góc cạnh. Chúc chị luôn an vui . NHLD
“Lực bất tòng tâm” là chuyện thường xảy ra mọi lúc, mọi nơi. Nhưng cũng đúng là ngậm ngùi luôn là cảm giác đi kèm trong những câu chuyện đó! Vậy mới là ĐỜI phải không anh NHLD?
Thưa anh Khoa Trường,
Thật ra, dù ngậm-ngùi nhưng không đến nỗi bi đát vì thái-độ sống này do quan-niệm của chính minh mà thôi. Có người khác trong hoàn-cảnh này lại hạnh-phúc.
Biết vậy nhưng không thay đổi được đâu anh. Tôi muốn tôi là tôi, không là người khác . Vài hàng tâm-tình cùng anh .
Xin cầu-chúc cho thầy vương chút bệnh,
Dăm ba ngày nằm lại, mộng Quê-Hương.
Hai câu nầy thật cảm động anh Lãng Du, phải đau ốm mới có thời gian tưởng nhớ quê nhà yêu dấu, nếu không thì:
Người máy-móc như một tuồng múa rối.
Ngày lại ngày năm tháng cứ trôi qua.
Đường tắc-nghẽn khi cuối chiều lái vội.
Ta thương ta hay tội chiếc xe già?
Ôi kiếp tha hương lắm đau thương , lắm chua cay.
Thưa a/c Quỳnh,
Trong cái bụi bặm của văn-minh, tôi bị cuốn theo cái vòng quay
Tại tôi không vững, không vượt qua được những trở ngại tâm-lý lại còn hướng vọng về quá khứ nhiều nên mới ra nông nỗi
Chao ơi! ta nhớ ta ngày cũ
Cơm áo không cần, ngủ với trăng .
Ta ngày cũ chưa mất đâu vì còn làm thơ là còn mộng rất nhiều…
Anh Tuệ Minh thân mến,
Tôi không thận-trọng nên có lỗi với anh . Mấy lần gọi anh là chị. Mong anh bỏ qua cho.
Chân-thành cám ơn anh
Vào muộn có những câu những ý hay Nẫu dành hết rầu, có nhiều còm loay hoay tìm chữ like để nhấn, lại tưởng…nữa rầu.
” Hãy cứ làm . Nếu việc chúng ta làm chỉ là một giọt nước thì it nhất trong đại dương đau khổ cũng bớt đi một giọt nước .” còm của tg.
Thưa chị Thỏ Con,
Trước hết cần nói với chị Thỏ Con, ý của câu chị trích-dẫn là của Mẹ Teresa, không phải của tác giả .
Không ngờ chị viết bút ký hay quá (Anh và thỏi chocolate). Chị làm thơ cũng cũng tuyệt nữa:
Mây ơi, mây có lang-thang
Cho ta ngắm ánh trăng vàng và mây .
Sao chị không viết nhiều hơn ?
Hì! NHLD! lục lạo khắp HX!(TC biết tg trích của Mẹ Teresa mà)
NHLD làm TC nhớ mây rồi, mỗi khi bay TC lúc nào cũng được ngồi gần cửa (hên) ngắm mây với những cảnh tượng đẹp tuyệt và thấy vui lẫn.. buồn.
Có khóm trúc nơi cuối vườn khô-héo.
Thầy ngậm-ngùi tưới nước buổi chiều nay.
Đời vật-chất với muôn ngàn lôi-kéo.
Lòng chai đi, ai chữa được cho thầy?
Đọc bài thơ và đọc những lời com của các ACE mới thấu hiểu hết ý của bài thơ rất sâu sắc & cảm động vô cùng, cảm ơn Nguyễn Hoàng Lãng Du, chúc vui khỏe.
Thưa chị Hoàng Kim Chi,
Cám ơn chị . Cám ơm tất cả mọi người .
Có được cái không khí này là do các anh chị em cùng góp phần tâm-tình với nhau
Chúc sang giàu Thầy rụng rời, mà chúc bệnh vài ba ngày thì Thầy ao ước, đọc xong mà xốn xang quá nhà thơ ơi! văn minh cơ giới quả là tàn nhẫn đến …vô cùng.
Chị Thu Thủy thân mến,
Cám ơn chị phẩm-bình. Thật ra, nghĩ cho kỹ thì cũng không hoàn-toàn nỗi buỗn do văn minh cơ-khí gây ra . Cái hạnh-phúc không gần là do thân ở một nơi mà hồn mình ở nơi khác chị ạ .