Tiểu Sử (nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_%C4%90%C3%ACnh_To%C3%A0n_(ngh%E1%BB%87_s%C4%A9)
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn (sinh 6 tháng 9 năm 1936) là nhà văn và nhạc sĩ người Việt định cư ở Mỹ.[1] Ông còn có bút hiệu là Tô Hải Vân khi viết văn và Hồng Ngọc khi viết nhạc.[2]
Ông sinh tại huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh (về sau đổi thành quận Gia Lâm thuộc tỉnh Gia Lâm) và di cư vào Nam năm 1954.
Ông đóng góp nhiều sáng tác văn học nghệ thuật dưới nhiều dạng: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, bút ký. Tác phẩm Áo mơ phai đoạt Giải Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa năm 1973..
Ông cũng có tay trong việc phát triển tân nhạc Miền Nam qua chương trình phát thanh Nhạc chủ đề trên đài phát thanh quốc gia VTVN mỗi tối Thứ Năm.
Một số bản nhạc của ông được nhiều người biết đến là “Sài gòn niềm nhớ không tên” (Đúng ra tên là “Nước mắt cho Sài Gòn”)[2] và “Tình khúc thứ nhất” do Vũ Thành An phổ nhạc. Ca sĩ Khánh Ly đã thâu âm và phát hành 2 đĩa nhạc với những sáng tác của ông.
Tác phẩm:
Tiểu thuyết, truyện dài
- Chị Em Hải (1961)
- Con Đường (Nhà xuất bản Giao Điểm 1965)
- Ngày Tháng (Nhà xuất bản An Tiêm 1968)
- Đêm Hè (Nhà xuất bản Hiện đại 1970)
- Đêm Lãng Quên (Nhà xuất bản Tân Văn 1970)
- Giờ Ra Chơi (Nhà xuất bản Khai Phóng 1970)
- Không Một Ai (Nhà xuất bản Hiện đại 1971)
- Thành phố (Nhà xuất bản Kẻ Sĩ 1971)
- Áo Mơ Phai (Nhà xuất bản Nguyễn Đình Vượng 1972)
- Tro Than (Nhà xuất bản Đồng Nai 1972)
- Những Kẻ Đứng Bên Lề (Nhà xuất bản Giao Điểm 1974)
- Đồng Cỏ (Nhà xuất bản Đồng Dao/ Úc châu 1994)
Tập truyện
- Phía Ngoài (viết chung với Huỳnh Phan Anh, Nhà xuất bản Hồng Đức 1969)
- Đám Cháy (Nhà xuất bản Tân Văn 1971)
Bút ký
- Bông Hồng Tạ Ơn I & II (Nhà xuất bản Đêm trắng 2006, 2012)
Thơ
- Mật Đắng (Nhà xuất bản Huyền Trân 1962)
Kịch
- Cơn Mưa
Nhạc
- Hiên Cúc Vàng (tập nhạc, 1999)
- Tôi Muốn Nói Với Em (tập nhạc, 2001)
- Mưa Trên Cây Hoàng Lan (tập nhạc, 2002)
- Nhạc Tình Hoa Niên
Sáng nay ngồi nghe lại ca khúc Mưa Khuya của Nguyễn Đình Toàn do Ngọc Tân hát, nghe đi nghe lại mấy lần mà vẫn còn muốn nghe nữa! Điều đặc biệt là giọng ca của Nguyễn được T Đ lồng trong một video clip thật đẹp và thật sâu sắc về Nguyễn Đình Toàn, một nhà văn, một thi sỹ và nhạc sỹ tài hoa…
Nghe Ngọc Tân hát, cái giọng hát trầm lắng nhẹ nhàng, như có phảng phất đâu đây những nỗi buồn xa vắng qua những lời nhạc thật đẹp và vô cùng sâu lắng làm lòng mình cũng rung lên từng cung bậc mênh mông của nỗi buồn:
Xin thôi nuôi tình đã chia lìa
Ôi bao nhiêu những lời anh nói
Như kim khâu kín hồn lẻ loi
Như trăng soi từng đêm, như sao gom lời huyên…
Giọng ca của Ngọc Tân sáng nay thong thả nhã ra từng cung bậc của nỗi buồn, như những giọt mưa thật buồn sáng nay đang thánh thót rơi…
Một lần yêu thôi đã thấy tóc xanh thơ
Và hồn cây sương lá đã thành đá thờ
Buồn lòng ta từ đó, mang bó hoa tang
Đợi từng mùa đông đến xé thêm nỗi buồn…
Ôi những lời thơ thật đẹp và những giòng nhạc chầm chậm, buông lơi đang thấm vào hồn ta nghe thật rõ những giọt buồn tí tách như muốn xé nát tâm can…
Rồi lời nhạc được tiếp tục, được vang lên nhè nhẹ như ở từ một cõi vực sâu:
Mưa ơi mưa, mưa từ vực sâu…
Hay mưa rơi từ đỉnh trời đau…
Có cái gì thấm sâu hơn nữa vào một cõi lòng đau và đang tan nát khi ta có lẽ sẽ “đừng nhớ hoài cuộc tình đã quên”nữa!
Ngoài kia trời mưa như những giọt mưa ngâu tháng bảy, đang rớt vào hồn tím bẩm một trời đau!
Vì đêm qua mưa bỗng về nửa khuya
Đêm bao la đêm trở mình nghe…
Chao ôi cái giọng hát buồn, sâu và trầm lắng của Nguyễn đã chuyên chở những vần thơ thật đẹp của Nguyễn đình Toàn sáng nay có lẽ đã làm cho hồn ta run rẫy…
LCD