Thi Ảnh Cánh Chim Đa Tình

Khác với loài chim Osprey (Ó Biển) chung thủy
với nhau một đời, Chim Jacana mái rất đa tình….
Vì thời gian sinh sản trong năm quá ngắn, chim
mái phải làm tổ với nhiều chim trống khác nhau
để cứu vớt nòi giống.
Mỗi mùa sinh sản, chim mái sẽ đẻ khoảng 2-3
trứng trong mỗi tổ, thường thưòng là 5-6 tổ trong
mùa. Để trứng lại trong tổ cho chim trống ấp và
nuôi con một mình rồi chim mái lại đi tìm duyên mới.
Sau đây, TSN xin mượn lời than của chú chim trống
lẻ loi, nhớ người vợ đa tình ….
Chim Jacana đưọc tìm thấy nhiều ở Costa Rica,
Trung Mỹ, trên những cánh đồng cỏ ngập nước.
Hình do TSN chụp tại Costa Rica trên một dòng sông nhỏ….
TSN Ngọc Diệp.
{jcomments on}

0 thoughts on “Thi Ảnh Cánh Chim Đa Tình

  1. LamHồng

    Jacana em mơ say duyên mới
    Đời cô đơn anh côi cút héo hon
    Mộng tình say ân ái chưa tròn
    Vui duyên mới để mõi mòn tình anh

    Ấp ủ con buồn đời quái ác
    Giữ giống nòi em hóa kẻ vô tình
    Anh nuôi con đơn độc thân mình
    Nguy cơ rình rập cũng đành đắng cay

    Trước số phận nguy cơ tuyệt diệt
    Em gieo tình mãi miết chốn nào
    Biết rồi còn có mai sau
    Để không khóc hận đau sầu vì em

    Hãy quay lại còn đây tổ ấm
    Con yêu thương tình mộng thênh thang
    Đừng theo lốc cuốn bềnh bàng
    Trái tim anh vẫn nồng nàng ái ân

    Reply
    1. Nguyên Lương

      Anh Lam Hồng này có phải là anh Lam Hồng của Nhạc Sĩ Nguyễn nhà ta không? Nếu đúng thì xin chào và chúc mừng Anh. Những bài thơ hoạ của anh rấy hay, đi sát với bài thơ chính. Dạo này hình như anh bớt làm đường Thi rồi phải?
      NL

      Reply
  2. TSN.Ngọc Diệp

    Wow! Một bài thơ họa thật nồng nàn. Cám ơn LamHồng đã cảm thông với mối tình của loài chim Jacana.

    Reply
  3. Trần Văn Thọ

    Bài thơ viết về chuyện tình của loài chim Jacana thật xúc động. Thương quá!

    Reply
    1. TSN.Ngọc Diệp

      TSN chào anh TDL đã vào vườn thơ thăm TSN. Chúc anh chị luôn lôn vui,hạnh phúc.

      Reply
    1. TSN.Ngọc Diệp

      Trời hành bắt tội đa tình
      Lòng ta héo hắt riêng mình ta hay
      Chịu mang tiếng xấu đắng cay
      Đem con bỏ tổ nhờ người tình nuôi
      Cố công sinh nở một đời
      Nhưng nào nhận được một lời xót thương
      Chỉ mong dòng giống mãi còn
      Bịt tai che khuất tiếng hờn chê bai …

      Reply
  4. bagiakhoua

    Bài thơ hay , thi ảnh đẹp
    Yêu em nhé, nhớ về tổ ấm
    Cuối dặm đường, dừng cánh lang thang
    Anh thôi thương khóc bẽ bàng
    Bên em say ngắm chiều vàng ái ân

    Một tình yêu bao la nồng nàn của CÁNH CHIM ĐA TÌNH

    Reply
    1. TSN.Ngọc Diệp

      Thương cho chim mẹ chẳng bao giờ đưọc mớm cho con ăn! Và chẳng bao giò đưọc nhìn thấy con khôn lớn, bgku nhỉ?

      Reply
  5. Nguyên Lương

    Câu chuyện con chim mái đa tình này mình có nghe và chút buồn cho hy sinh nòi giống của nó. Cũng có một giống chim, con mái rất nhiều bạn tình để khi sinh con, mấy con trống tưởng là con mình nên vất vả đi tìm mồi nuôi con, nhớ thế ở vùng đất khó tìm mồi mà bầy con cũng sống sót. Đó không còn là tình chung thủy nữa mà là hy sinh cho sống còn của nòi giống. Con mái chắc cũng buồn vì cứ phải “lang thang” nhiều để hy sinh cho con, cũng như có những trường hợp đặc biệt, con người vẫn phải làm thế.
    Cảm ơn ND đã cho một bài học về tình yêu đôi lứa và tình thương gia đình, có khi cũng phải được thỏa thuận.
    NL

    Reply
    1. TSN.Ngọc Diệp

      Cám ơn NL đã thương cho loài chim Jacana xấu số, phải đi lang thang hy sinh suốt đời! Không biết có nhiều tổ và người tình khác nhau có vui không ???? 😛 .Chắc cũng mệt lắm chứ chẳng chơi đâu!

      Reply
  6. TRANKIMLOAN

    Em yêu nhé nhớ về tổ ấm
    Cuối dặm đường dừng cánh lang thang
    Anh thôi thương khóc bẽ bàng
    Bên em say ngắm chiều vàng ái ân
    Bài thơ viết về chuyện tình loài chim jacana thật xúc động & rất hay!

    Reply
    1. TSN.Ngọc Diệp

      Cũng mong chim jacana sinh nở thật nhiều để rồi có một ngày chim mái không còn phải lang thang mà chỉ ở yên một tổ, chung tình với một chàng mà thôi! 🙄

      Reply
  7. Khoa Trường

    Thế giới động vật quả có nhiều chuyện lạ thật! Bài thơ nhân cách hóa loài chim Osprey của chị TSN-ND rất tinh tế & rất…người!

    Reply
  8. Quốc Tuyên

    Em yêu nhé nhớ về tổ ấm
    Cuối dặm đường dừng cánh lang thang
    Anh thôi thương khóc bẽ bàng
    Bên em say ngắm chiều vàng ái ân
    Tấm lòng của chim trống thật bao dung.
    Bài thơ rất hay, thi ảnh rất đẹp chị TSN ui!

    Reply
    1. TSN.Ngọc Diệp

      Mình nghĩ hai con chim trống mái đều bao dung cả, đều hy sinh thân mình cho nòi giống được tiếp tục mãi mãi! 🙂

      Reply
  9. Huỳnh ngọc Tín

    Hay lắm chị TSN Ngọc Diệp ơi!Ý thơ đã làm cho Lam Hồng họa lại một bài rất hay.

    Reply
    1. TSN.Ngọc Diệp

      Lênh đênh trên dòng sông nhỏ, nghe chuyện tình của loài chim Jacana thú vị thật, anh HNTín ạ! Hai chim trống mái Jacana đi đâu cũng có nhau ( dù không phải với cùng một con trống! 🙁 )trên bãi cỏ sũng nước, dễ thương lắm.
      Loại chim này có bàn chân khá lớn so với thân mình, không có màng giữa ngón nên có thể đi trên cỏ ngập nước rất nhanh nên người bản xứ gọi là “Jesus Christ Bird” !

      Reply
      1. HN Tín

        Vậy là suốt đời con mái chỉ biết đi yêu và đẻ, còn anh nào lỡ dại làm chồng là phải ấp và nuôi con, khi nào con lớn mới được tiếp tục đi tìm bạn tình.Không biết cậu ta có cố tình đi tìm lại người vợ năm xưa không?Hay thật!

        Reply
        1. TSN.Ngọc Diệp

          Cánh chim trời, đã bay đi làm sao tìm lại được hả anh Tín?
          Không biết anh chàng có chịu đợi người vợ năm xưa trở về hay cứ thấy nàng chim nào xinh xinh là kết duyên liền? 😛

          Reply
    1. TSN.Ngọc Diệp

      Chỉ có mấy ông vua đời xưa mới được phép đa tình như vậy để kiếm người nối ngôi và “thư dãn” thôi!Trăm cung tần mỹ nữ có khi còn chưa đủ! Còn bên phía đàn bà thì chỉ có một bà hoàng hậu Tàu là nổi tiếng!
      Chung quy cũng tại Ông Trời bắt loài chim Jacana phải thế! 🙁

      Reply
    1. TSN.Ngọc Diệp

      Chuyện tình loài chim Jacana thật cảm đông và nên thơ nữa!
      Thương cả đôi bên trống mái cùng hy sinh cho nòi giống.

      Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.