Chiều phai nhạt nắng thu vàng

Lũ bạn chúng tôi năm mươi năm về trước
Vào lớp một ê a chữ cái dấu câu
Nhớ thuở tay còn quẹt mũi, đánh đu, chơi cù tranh nhau ríu rít,
Xúm xa xúm xít chơi nẻ, ô quan,…

Đến hôm nay
Có cháu gọi bà nội bà ngoại, những con rể con dâu
Đọng lại trên khuôn mặt tầng tầng lớp thời gian
Cả dấu đóng mở ngoặc đơn, ngoặc kép quanh đôi môi ưng ửng ngày nào
Và bây giờ gom chút tuổi xuân còn sót lại
Như chim chuyền cành buổi sáng đón bình minh
Sợ chiều phai nhạt nắng thu vàng lác đác đó đây!.{jcomments on}

 

0 thoughts on “Chiều phai nhạt nắng thu vàng

  1. Caovantam

    …”Và bây giờ gom chút tuổi xuân còn sót lại
    Như chim chuyền cành buổi sáng đón bình minh…”

    Đủ đầy rồi đó Phụng ơi !

    Reply
      1. phung

        Em thật hạnh phúc với bức tranh thu của chị đó nghen!
        Cảm ơn chị đã sẻ chia. Em là bạn của Nhạn. Nhạn lại là em chồng của chị Hồng. CHị Hồng chưa yêu thơ văn như chị em mình đó nghen.

        Reply
  2. nguyentiet

    Đến hôm nay
    Có cháu gọi bà nội bà ngoại, những con rể con dâu
    Đọng lại trên khuôn mặt tầng tầng lớp thời gian
    Cả dấu đóng mở ngoặc đơn, ngoặc kép quanh đôi môi ưng ửng ngày nào

    Những ý thơ đầy cảm xúc được gieo trong những câu thơ rất bình dị nhưng làm nao lòng người đọc.Nao lòng vì lời thơ rất thật, thật như những “dấu ngoặc đơn , ngoặc kép quanh đôi môi ưng ửng ngày nào”.Nhưng dù thời gian có lấy đi của ta cái đẹp của tuổi trẻ, cái sung sức của tuổi thanh xuân hôm nay ta vẫn còn biết hưởng cái tuổi xuân còn sót lại.Ta đã biến nó thành tiếng chim hót không véo von thánh thót như buổi sớm mai nhưng là tiếng chim hót của buổi trưa yên tĩnh vang vọng trong không gian một giọng hót lãng mạn trữ tình, đằm thắm như vạt nắng thu lác đác trong những buổi chiều phai nơi phía cuối chân trời.
    Và bây giờ gom chút tuổi xuân còn sót lại
    Như chim chuyền cành buổi sáng đón bình minh
    Sợ chiều phai nhạt nắng thu vàng lác đác đó đây!.
    Bài thơ mang một dáng buồn rất đẹp, rất thực tế và cũng rất là “Lũ bạn chúng tôi năm mươi năm về trước”.Vậy là cũng “Đủ đầy rồi đó Phụng ơi !” (CVT).

    Reply
    1. bagiakhoua

      Nguyentiet ơi cho khoua ké dí nhen , đường xa dịu vợi ” Sợ chiều phai nhạt nắng thu vàng lác đác đó đây! “

      Reply
    2. Trầm Tưởng-NCM

      Cho anh TT đi ké luôn nghen! Anh cũng sợ cái cảnh ” chiều phai nhạt nắng thu vàng lác đác đó đây!” lắm, Tiết ui! 😛

      Reply
      1. nguyentiet

        Vậy thì mời anh cùng lên xe.Nhớ mang tiền theo để …vá xe nễu lỡ xe lủng lốp nhen! 😛 😛

        Reply
        1. TRANKIMLOAN

          Cho chị ké nữa Tiết ơi ! nếu có bể bánh xe thì giao cho TT lo….vì ai biểu làm đàn ông thì phải galand dzậy thâu!Thơ hay lắm P ơi!Chiều phai nhạt nắng thu vàng sao mà hắc hiu quá !

          Reply
          1. nguyentiet

            Có anh TT OK chuyện vá lốp xe rồi, chị lên xe đi mấy chị em mình cùng đi khắp nơi mà không tốn tiền! hì hì…

      2. phung

        Lại người thứ hai xin ké!
        Kì này chỉ đạo nguyentiet thu giá vé lên gấp đôi gấp tư nữa đó!

        Reply
    3. phung

      Cứ ngỡ nguyentiet đang thao thao trong tiết dạy văn theo dòng cảm xúc tuôn trào!
      Không biết giờ mình đang vui hay buồn đây!”Lũ bạn chúng tôi…”

      Reply
  3. camtucau

    Nguyễn Tiết bình thơ hay quá cho chị CTC ké dzí nhen Đúng là Phụng đã gieo vào lòng người đọc một cảm giác mênh mang nao lòng

    Reply
    1. nguyentiet

      Mời chị và bagiakhoua lên xe , ba chị em mình cùng vi vu lên phố núi để ngắm “nắng thu vàng lác đác đó đây” ! 😛

      Reply
  4. locbach

    “Nhớ thuở tay còn quẹt mũi, đánh đu, chơi cù tranh nhau ríu rít,
    Xúm xa xúm xít chơi nẻ, ô quan,…”NTP.
    Nhớ lắm khi gợi lại những chuyện hồi xưa như thế này.

    Reply
    1. phung

      Anh Lộc ơi có nhớ lúc tranh nhau trái cù, em hắc hơi mũi chảy, anh đưa tay quẹt mũi cho em nên nhớ kĩ ghê!

      Reply
  5. Từ Thức

    Từ Thức cũng ” Sợ chiều phai nhạt nắng thu vàng lác đác đó đây!”
    đấy Phụng ui !

    Reply
    1. phung

      Phụng giã đò nhớ không ngờ anh cũng bùi ngùi theo!Hu…
      gần cả năm chờ ăn giỗ Phù Cát mà chưa thấy đó nghen!

      Reply
  6. Quốc Tuyên

    Và bây giờ gom chút tuổi xuân còn sót lại
    Như chim chuyền cành buổi sáng đón bình minh
    Sợ chiều phai nhạt nắng thu vàng lác đác đó đây!.
    Một bài thơ hay man mác buồn nhưng mà Phụng ơi việc gì đến sẽ đến sợ mà chi cứ còn được gặp nhau vui đùa… là hạnh phúc rùi!

    Reply
  7. PhanMạnhThu

    Như chim chuyền cành buổi sáng đón bình minh
    Sợ chiều phai nhạt nắng thu vàng lác đác đó đây!

    Bây giờ chúng mình đa số đều có tâm trạng như thế này chị nhỉ.

    Reply
    1. phung

      Không lo xa ắt có buồn gần hả em!
      Hu…
      Chị nói là không nghĩ đến mà sao tứ thơ chảy xuôi chi lạ vậy!

      Reply
  8. Hoàng Kim Chi

    Đến hôm nay
    Có cháu gọi bà nội bà ngoại, những con rể con dâu
    Đọng lại trên khuôn mặt tầng tầng lớp thời gian
    Cả dấu đóng mở ngoặc đơn, ngoặc kép quanh đôi môi ưng ửng ngày nào.
    Cũng hạnh phúc lắm rồi Phụng ơi, một kết thúc rất hậu hỉ 😆 🙂 😀
    Bài thơ hay lắm và chị rất thích mấy câu trên, cảm ơn em chúc vui khỏe Phụng nhen.

    Reply
  9. Mưa

    Chiều phai nhạt nắng thu vàng
    Bạn bè một thuở ngỡ ngàng nhìn nhau
    Ôi chao tóc đã úa màu
    Xuân xanh rơi rụng còn đâu ước thề

    Reply
  10. nguyễn đăng trình

    Hai đoản khúc – hai chặng đời! Hai hình ảnh – hai cảm xúc…

    Con người đã bị lão thần “cà chớn” THỜI GIAN dã man tướt đoạt quyền lựa chọn!

    May mà còn chút an ủi:
    “Và bây giờ gom chút tuổi xuân còn sót lại
    Như chim chuyền cành buổi sáng đón bình minh”…

    Nhưng vẫn thắc thỏm:

    Sợ chiều phai nhạt nắng thu vàng lác đác đó đây!.

    Đọc xong Chiều phai nhạt nắng thu vàng, ndt “bỗng dưng muốn ngậm ngùi” quá Nguyễn Thị Phụng oi!… 🙁

    Reply
  11. Thu Thủy

    Lũ bạn chúng tôi năm mươi năm về trước
    Vào lớp một ê a chữ cái dấu câu
    Nhớ thuở tay còn quẹt mũi, đánh đu, chơi cù tranh nhau ríu rít,
    Xúm xa xúm xít chơi nẻ, ô quan,…

    Phụng hay thiệt nhe làm người ta nhớ ơi là nhớ …bắt đền đây !

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.