Nỗi niềm

*Thân tặng anh Đỗ Cao Thiên – Sài Gòn
Ông Bá đi Huế ba lần. Mỗi lần cách nhau mười mấy năm. Lần thứ nhất khi
ấy ông còn là một thanh niên đầy nghị lực, đang học ở Nhật tranh thủ
về nước tìm quê chỉ có ba ngày, hồi ấy đất nước chiến tranh việc đi
lại cách trở. Còn lần cách đây hai mươi ngày ngoài ông ra còn có đứa
cháu nội học xong lớp 11, nhân dịp nghỉ hè xin đi theo. Hai ông cháu
dắt nhau đi tìm gốc gác nhà họ Vy mà trong trí nhớ láng máng hồi lên
dăm bảy tuổi gì đó có một lần có một người già lắm đến cô nhi viện
Tình Thương ở quận Một, thành phố Sài Gòn này nói với đứa trẻ “ông Bá”
bây giờ rằng quê con ở miền Trung!

Mấy năm lại đây ông Bá bị bệnh suy tim sức khỏe giảm sút lại là lúc
ông khao khát trông đợi cái ngày gia tộc họ Vy mở rộng vòng tay đón
nhận đứa con cùng huyết thống trở về cho đúng câu “lá rụng về cội”.
Cách thành phố Huế hơn hai trăm cây số có làng Mân có họ Vy. Hôm ông
cháu đặt chân tới đây trời mưa.
“Mưa miền Trung hễ không thì thôi đã mưa mưa cho đã thèm mới chịu dứt”.
Câu nói tưởng như đùa của ông chủ nhà cùng họ Vy với ông Bá đúng thật.
Mưa ba ngày liền những con đường vốn đã khiêm tốn nằm lọt thỏm vào
giữa hai hàng tre, hàng tre nào cũng dày căn có nhiều gốc chặt lửng và
có cây cao cây thấp ngả ngiêng ngả ngửa đan xen nhau, lá tre gió thổi
rụng đầy đường…
Cưng (nick-neam của cháu nội ông Bá cũng là tên thường gọi) ở nhà
không làm gì động đầu móng tay, hết mở tủ lạnh tìm cái gì ăn được – ăn
cho đã – rồi chúi đầu vào bàn học. Đây là hai chuyện ông Bá giao cho
Cưng phải làm và làm cho tốt. Cho nên ngoài học Giỏi, Cưng còn mập –
trắng – giống như “cục bột” theo cách ghẹo của nhỏ Ny Ny cô em gái
Cưng… Ấy vậy mà suốt gần nửa buổi sáng lội quanh lội quẩn trong làng
nầy Cưng không suy suyễn gì cũng lạ! Nhìn dáng bộ tay xách túi xách
chân đi thoăn thoắt miệng nhâm nhẩm hát bài hát Quê hương nhạc sĩ Giáp
Văn Thạch phổ thơ Đỗ Trung Quân. “Quê hương mỗi người chỉ một như là
chỉ một mẹ thôi!”… Ông Bá thấy đứa cháu đi theo ông mà như thế này
bụng mừng lắm nhưng nghĩ lại buồn buồn khi nghe cháu hát… Ai cũng có
mẹ điều chắc chắn và ai cũng có nơi chôn nhau cắt rốn cũng lại là điều
nhất định chắc chắn mà ông Bá giờ chưa có cả hai!!!
Gần trưa trời tạnh mưa xóm quê bừng sáng trong màu nắng. Ngôi nhà ông
và đứa cháu nội xin tá túc qua trưa được chủ nhà xây theo kiểu cổ. Cột
tròn khung gỗ xuyên, trính, vi kèo, rường đều được chạm trỗ, hoa văn
tinh xảo, chính xác, kỳ công, chẳng tìm đâu ra khe hở trong các mối
ráp nối, mái nhà lợp ngói âm dương, vách xi măng, ngoài ba gian còn có
hai chái, hiên trước cũng như cái chái mới trông bên ngoài hơi luộm
thuộm vô trong ngăn nắp gọn gàng. Gian giữa chủ nhà thờ ông bà, hai
gian hai bên sắp đặt mỗi bên nào gường, nào tủ… Cái tủ sách đầy sách
chữ nho, chữ ta để thứ tự trên từng ngăn một có ghi chữ nhỏ nhỏ trên
miếng giấy nhỏ hình chữ nhật dán vào gáy sách – chắc là để dễ tìm khi
cần đọc, tìm kiếm điều gì đó trong sách – vừa quan sát tôi vừa nghĩ
bụng như vậy.
Ở gian giữa nơi tôi được ông mời ngồi, chiếm vị trí đẹp và thoáng
nhất, đặt bộ phản ván gỗ mít ghép ba tấm. Thấy tôi hết dùng tay mân mê
tấm ván vàng óng láng bóng tựa tấm kiếng soi mặt được lại lom khom dòm
ngó kỹ bộ ngựa kê tấm phản có chân được tiện đẽo thật đẹp, ông chủ nhà
nói:
“Mời anh và cháu uống nước trà!”.
“Dạ!”.
Tôi “Dạ!” và leo lên bộ phản ngồi sắp bằng giống hệt chủ nhà.
“Mời anh uống trà!”.
Tôi mời lại trước khi bưng chén nước trà mới nhìn thấy đã ngon chứ
đừng nói gì được uống! Uống xong một ngụm, lặng im nghe mùi hương trà
và vị trà đang thấm vào người tạo nên sự thư thái lạ.
Ông chủ nhà cũng vậy – tôi hay lấy mình nghĩ người! – ông nói trà của
thằng con trai ở phố Huế gởi về đó!
Đang trò chuyện việc làng việc xóm ở đây một hay, có một cô con gái
tới, bằng cử chỉ hết sức trân trọng cô nói:
“Cha con biểu con mời thầy Hai xế sang nhà cha con chơi bàn việc họ”
Thầy Hai gật đầu suy nghĩ điều gì đó một lát mới nói:
“Trúng đó nói với cha, ông qua mà có ông bạn của ông nữa hỉ!”
Nghe xong cô xin phép tôi và thầy Hai đi về. Bà chủ nhà ở trong nhà
ngang nói lớn giọng đất Cố đô nên cũng nhỏ nhẹ:
“O Vân đó hỉ! Ở lại chơi giúp bà, cái ni xíu”.
Cô Vân quay lại đi vô nhà ngang.
Rót thêm lượt trà, mời uống cạn chén thầy Hai khà khà ra vẻ thoả thích rồi nói:
“Anh về gặp dịp rồi!”.
Hơn nửa tiếng đồng hồ nói chuyện nói trò với nhau giữa tôi và thầy Hai
hình như không còn khoảng cách gì. Điều thứ nhất ông nói ở đây họ Vy
của anh và tôi đông lắm. Thứ hai ông cho biết mùng sáu tới họ ở đây tế
lễ Giỗ Tổ. Nghe xong lòng tôi dâng lên biết bao niềm vui buồn lẫn lộn
khó tả…
Cưng từ lúc vô nhà thầy Hai tới giờ cặp đôi liền với đứa cháu nội của
thầy Hai như hai anh em ở xa nhau lâu ngày gặp lại. Hai đứa chụm đầu
vào màng hình vi tính xem báo mạng. Tôi biết Cưng đã tỷ lắm lắm vì ở
nhà nó với cái laptop tựa “vợ chồng” được cái chỉ đọc báo và xử dụng
mạng internet cho học toán, học ngoại ngữ…
Không như thiên hạ vùi đầu vào game mà game đánh đấm bạo lực và sex
sót gì đó đến lú lẩn cả người học hành chẳng ra gì! Thầy Hai nói mới
có mạng nhờ cái chi 3G đó!
Bà thầy Hai từ nhà ngang lên nhà trên cất tiếng chào tôi và mời:
“Đã mười một giờ rưỡi rồi xin mời quý anh đi ăn cơm”.
Cái này hơi lạ. Hai vợ chồng thầy Hai nay tuổi đã trên bảy lăm rồi mà
cách xưng hô ngọt xợt mía lùi! Biết tôi ngờ ngợ chuyện này thầy Hai
vừa nói nhắc lại mời tôi đi ăn cơm vừa giảng giải:
“Nếp nhà tôi lâu rồi tôn ty trật tự, lễ giáo gia phong… mình là thầy
thuốc mà! Hàng ngày tiếp xúc nhiều tầng lớp người trong xã hội mình
trở thành “Người của công chúng” nên phải giữ lời ăn tiếng nói… bà
thầy Hai tôi gọi miết thành quen rồi. Giờ ai bảo thay từ anh, từ thầy
ra từ ông trống lổng… hoặc từ “ông nội mấy đứa”… có cho vàng chắc
nói để lấy vàng chứ ngượng miệng lắm!” Thầy Hai nói pha trò cười vui.
Qua bữa cơm trưa tôi và thầy Hai trở lại bộ phản tâm sự tiếp, Cưng nói
“Hai ngày rồi con mới ăn bữa cơm bà nội nấu ngon, trong không khí gia
đình vui quá!”. Cưng nói như thể người lớn!
*
Bé Ny Ny nhận được mail của Cưng trả lời:
“Anh sướng nghe. Ở nhà mấy hôm nay có mình em buồn quá mà à tại sao em
mơ thấy ông nội và anh tìm được nhà mình rồi. Nhà kiểu xưa đẹp và ngăn
nắp. Bà nội cô của mình tóc bạc phơ giống y chang tóc ông nội, cung
cách đi đứng nói cười cũng chẳng sai chút nào. Em nói với bà nội và ba
má chuyến đi sau nhất định em và ba má sẽ đi…
Ở nhà thầy Hai có mạng hãy anh thế là trên Giỏi chớ ai nói Tiên Tiến!”.
Hết mail.
Nhà thờ họ Vy xây dựa lưng vào dãy đồi thâm thấp, mặt tiền hướng hướng
nam nhìn ra cánh đồng lúa đang làm đòng đòng mơn mỡn, xa hơn một chút
có dòng sông nước trong vắt, con đường lên nhà thờ họ chạy dọc bờ sông
băng qua cánh đồng hai bên đường trồng hai hàng cây sưa mùa hè ra bông
vàng đẹp. Sau mới biết do thích ở nền nhà xưa của ông cha để lại nên
thầy Hai làm nhà ra ngoài quy hoạch khu dân cư, chứ ở khu vực này nhà
cửa vườn tược của người dân xây dựng khá bề thế và kiểu mới. Có nhiều
ngôi nhà tầng như ở phố. Đường sá cái nhựa cái bê tông khép kín quang
đãng.
Ông hương Hớn, trưởng họ tiếp ông cháu tôi quá niềm nở ngay tại thềm
nhà thờ họ rồi nắm tay tôi dắt vô bên trong. Lần đầu tiên tôi có cảm
giác này nên không biết nói sao cho đúng. Ông Bá nói trong bụng mà y
như đang kể lại với bà Bá đang ở nhà.
Đẹp. Uy nghiêm. Và…
Chỉ mới có bảy giờ rưỡi mà bà con tề tựu đông đủ, khoảng sân trước nhà
thờ được làm rạp treo cờ cổ trang hoàng tươm tất. Con cháu nội ngoại
tới đây ai cũng tay bắt mặt mừng, có nhiều người còn ôm nhau mừng thắm
thiết. Trên một chục chiếc xe con bảng số trắng đậu san sát ở miếng
đất trống phía tây nhà thờ. Đó là chưa kể xe bảng số xanh để ở đâu đó
chứ không chạy tới đây. Ông Bá gật gật đầu tỏ vẻ hài lòng, họ mình
ngày khấm khá lên ngoài tế lễ như hôm nay trang trọng thể hiện “Uống
nước nhớ nguồn”, “Chim có tổ người có tông”, họ còn có quỹ tương tế
giúp đỡ nhau phát triển kinh tế xây nhà xây cửa và quỹ khuyến học khen
thưởng hỗ trợ con cháu học hành… Chỉ từ khi có quỹ khuyến học tới
nay hơn mười lăm năm, trong họ có thêm hai tiến sĩ, ba thạc sĩ chính
quy hẵn hoi.
Đứng lặng người nghe tiếng trống chầu lễ rộn ràng và giọng thanh bân
của một trung niên con cháu trong họ đọc bài văn tế súc tích, ông Bá
muốn khóc thật to. Nếu không có hai lần đi trước qua nhiều vùng miền
trên đất thành kinh xa xưa này cố tìm kiếm gốc tích thì làm sao có
ngày hôm nay. Nhất là lần này manh mối của ông Bá được hé mở rõ ràng.
Người mà ông Bá nhớ láng máng là cô ruột của ông lúc ấy có ý định nhận
đứa trẻ “ông Bá” về nuôi dưỡng sau hơn dăm bảy năm ở cô nhi viện sau
một tai nạn xe thảm khốc, gia đình chỉ còn mỗi “ông Bá” còn sống sót.
Việc đang tính thì cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra cơ sở nuôi trẻ
mồ côi do một người Nhật tài trợ đưa hết trẻ về nước nuôi dưỡng. Ông
Bá ở Nhật đến năm bảy lăm hồi hương.
Ông Bá đọc quyển gia phả nhà họ Vy có ghi một đoạn nhà ông với tất cả
sự thương tiếc. Nước mắt ông Bá giờ đang lăn dài trên hai má nhăn
nheo.
*
Anh Thêm người kể chuyện đang là thầy thuốc “gia đình” của ông Bá, nói:
“Bệnh tim của ổng là do nỗi khắc khoải đau đáu trong lòng từ lâu ước
mong tìm cho ra quê cha đất tổ mà cảm thấy như thế chứ không thật
bệnh. Khi tinh thần thoải mái nhất là sau khi tìm lại được gốc gác của
mình ông trở nên hoạt bát khỏe lên trông thấy”.
Anh tâm sự:
“Không ai xa quê lại quên gia đình tộc họ và quê hương được. Nhưng…”.
Nói đến đoạn này anh Thêm xúc động lắm! Vì khi ấy môi anh mấp máy
nhiều lần nới nói tròn câu tròn ý.
“Nhưng còn điều kiện hoàn cảnh… Có người có tiền thì tuổi cao sức
yếu chịu! Có người gặp năm làm ăn thất bát có muốn “lực bất tòng tâm”.
Rồi còn nhà cửa, công việc… Ở phố lễ, Tết có khi lại là dịp “ăn nên
làm ra” chứ không để đi chơi!”.
Uống thêm một cử trà “đặt biệt” anh Thêm mang về từ Sài Gòn, lòng tôi
thanh thản hơn.
Giờ này chắc ông Bá đang vui vẻ kể lại chuyến đi theo ông nói “Lỡ nay
mai có ra đi… cũng đã có chốn về!”.
{jcomments on}

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.