Ngôn Hoài

Chuyển Ngữ: Lam Nguyên

言懷

空 路  禪 師

* Hình ảnh : Lương -Vân Các
Không Lộ Thiền Sư
(? -1119)
Thiền sư Không Lộ (? -1119) họ Dương, chưa rõ tên thật,
người hương Hải Thanh (nay thuộc tỉnh Nam Định), tổ tiên vốn làm nghề
chài lưới. Đến đời ông, bỏ nghề đi tu, trở thành thế hệ thứ 9, dòng
Thiền Quan Bích. Ông cùng Thiền sư Giác Hải đi nhiều nơi, sau dừng
chân lại chùa Hà Trạch, chuyên tu tập Mật-tông và Thiền-tông. Theo dư
luận trong dân gian thì Ngài Không Lộ có luyện được nhiều phép thần
thông. Sau ông về quê, lập chùa Nghiêm Quang và tiếp nhận môn đồ. Cuộc
sống của Ngài giản dị, điềm đạm, không màng danh lợi.Niên hiệu Hội
Tường Đại Khánh đời Lý Nhân Tông thứ 10 thì Sư viên tịch, môn đồ thu
xá lợi thờ tại chùa Nghiêm Quang. Và chùa Nghiêm Quang được đổi tên là
Thần Quang (1167) nguyên ở hữu ngạn sông Hồng nhưng vì bão lụt hủy
hoại nên năm 1630 Chư Tăng và Phật tử cũng như nhân dân đã dựng lại
chùa ở tả ngạn sông Hồng ở tỉnh Thái Bình, tục gọi là Chùa Keo dưới.


Trong lịch sử văn học thì Không Lộ là một nhà thơ Thiền,
tiêu biểu của thời nhà Lý. Ngài đã để lại hai bài Kệ hay bài thơ Thiền
rất xuất sắc trên nhiều mặt. Hai bài thơ đó là Ngư Nhàn 漁 閒và Ngôn
Hoài 言懷mà hôm nay chúng tôi xin giới thiệu bài Ngôn Hoài 言 懷 như sau:
言 懷
Ngôn Hoài
擇 得 龍 蛇 地 可 居
Trạch đắc long xà địa khả cư,
野 情 終 日 樂 無 餘
Dã tình chung nhật lạc vô dư.
有 時 直 上 孤 峯 頂
Hữu thời trực thướng cô phong đính,
長 啸 一 聲 寒 太 虛
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư.
空 路
Không Lộ
Lam Nguyên phỏng dịch thơ:
Tỏ Nỗi Lòng
Chọn được đất lành ở thảnh thơi,
Lòng quê vui sướng trọn ngày thôi!
Có khi lên thẳng đầu non thẳm,
Cười lớn âm vang lạnh cả trời!
Lam Nguyên
Chúng tôi dịch câu “Trường khiếu nhất thanh” là “Cười lớn âm vang” để
nói lên cái cười đốn ngộ của Ngài Không Lộ Thiền Sư!Đây là biểu lộ của
“cái cười” Thiền học! Ta có thể nói đây không phải là vấn đề “chữ
nghĩa” mà là “tư tưởng”!
Lần đầu tiên chúng tôi gặp bài thơ này trong tập Văn Học Thời Lý
của Ngô Tất Tố nhưng sau lại biết được bài Ngôn Hoài được giới thiệu
lần đầu tiên trong Thiền Uyển Tập Anh, đến Hoàng Việt thi tuyển của
Bùi Huy Bích cũng như trong Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi
xuất bản năm 1942.
Bây giờ chúng ta sẽ lần lược đi vào tác phẩm Ngôn Hoài của
Ngài Không Lộ, chúng ta biết rằng muốn tìm hiểu giá trị, ý nghĩa của
bất cứ tác phẩm văn học nào của Phật giáo thì điều quan trọng là chúng
ta phải biết tác phẩm ấy thể hiện tư tưởng và triết lý như thế nào!
Nếu chúng ta quay ngược thời gian sẽ thấy bài Ngôn Hoài mang nét đặc
trưng trong nền văn hóa Phật giáo thời Lý, Trần;biểu hiện cả khẩu khí
và âm hưởng rất đặc trưng. Câu đầu “ Trạch đắc long xà địa khả cư”, có
một số nhà nghiên cứu văn học cho câu thơ này nói về “phong thủy”
nhưng theo thiển ý của chúng tôi thì câu thơ này còn mang một nghĩa
rất quan trọng là đã tìm được “chân lý của Đạo Phật”! Bởi vì Đạo Phật
là chủ động, tự tại chứ không câu nệ về hoàn cảnh.Và ta có thể nói là
mảnh đất “long xà hỗn tạp, phàm thánh đồng cư” .Tác phẩm văn học Phật
giáo có giá trị là do trong cách lý giải, cách hiểu, cách phân tích
khắc hoạch khác nhau. Đến câu thứ hai “Dã tình chung nhật lạc vô dư”,
hai chữ “dã tình” nguyên nghĩa là “tình quê” nhưng sau mặt chữ chúng
ta có thể hiểu “tình chân thật hồn nhiên” mà hồn nhiên là Đạo theo
cách nói của Lão Trang;còn chữ “chung nhật” là “trọn ngày” đây biểu
thị “nắm bắt thời gian” nghĩa là đạt thời gian thuộc về mình rồi. Cho
nên mới “lạc vô dư” được, có nghĩa là vui trọn vẹn không thừa, không
thiếu! Thiền Sư Không Lộ đã quen với lối sống “sài môn mao ốc” (lều
tranh cửa liếp). Nhà Sư có lúc lên thẳng đỉnh núi thẳm “Hữu thời trực
thướng cô phong đính”, câu này nhà Sư đã khẳng định một phương pháp tu
hành, tin vào khả năng của chính mình, có phải ý Sư viết câu “cô phong
đính” chỉ trung tâm của tạo hóa đã nói lên cái nguyên thủy của Đạo
Phật! Khi đã giác ngộ thì Thiền Sư Không Lộ đã “Trường khiếu nhất
thanh hàn thái hư” trong câu kệ này ta thấy 2 chữ “trường khiếu = có
nghĩa là tiếng thổi dài” mà chúng tôi tạm dịch theo tinh thần của
Thiền học là “Cười lớn âm vang lạnh cả trời”.
Thiền Sư Không Lộ đã giữ được tinh thần Thiền học của
dòng Tào Khê do Thiền Sư Vô Ngôn Thông truyền vào Việt Nam ở thế kỷ
thứ 9 với chủ trương “bản lai vô nhất vật” phủ định cà Sắc lẫn Không,
cả Tâm lẫn Vật… bởi vì tất cả đều có một sự đồng nhất chung là Phật
tính hay là tự tánh Bồ Đề hoặc Bản Lai Diện Mục! Mà có thể lấy bài Kệ
của Ngài Lục Tổ Huệ Năng để thấu suốt hơn “ Bồ Đề bổn vô thụ 菩 提 本 無
樹, Minh kính diệc phi đài 明 鏡 亦 非 臺 Bổn lai vô nhất vật 本 來 無 一 物, Hà
xứ nhạ trần ai 何 處 惹 塵 埃” (Bồ Đề vốn chẳng cây, Gương sáng cũng chẳng
đài. Xưa nay không một vật, Nơi nào dính bụi trần?”.

Lam Nguyên

Seattle, ngày Xuân mới…!{jcomments on}

0 thoughts on “Ngôn Hoài

  1. LamHồng

    Ngôn hoài

    Tuyển đắc u cư hiệp dã tình
    Chung niên vô tống diệc vô nghinh
    Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh
    nguyệt hạ phi vân tiếu nhất thanh
    ( Học sĩ Lý Cao 772-841)
    Chọn nơi thanh dã sống vui chơi
    Đời mãi thênh thang giữa đất trời
    Lên đỉnh non cao chân bước thẳng
    Mây bay trăng lộng ngất ngây cười

    Ngôn Hoài thi kệ

    Trạch đắc long xà địa khả cư
    Dã tình cung nhật lạc vô dư
    Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh
    trường khiếu nhất thanh hàn thái hư
    (Thiền sư Không Lộ ? – 1119))

    Rắn rồng đất tốt dựng nhà chơi
    Ngày đến rộn ràng với cuộc vui
    Đỉnh núi chon von leo tận đỉnh
    Ngân vang tiếng vọng lạnh xa rồi

    Reply
  2. Ngô Kỳ Phương

    Lâu mới vào Hương Xưa thấy nhiều người mới quá thấy lạ lẫm vô cùngđọc hai bài thơ cổ lại càng thấy mình cũ kỷ và lạc lõng.

    Reply
  3. Khảo Anh

    Hai bài thơ xuân quá hay gợi hình ảnh của hai con giáp cũ & mới
    và một tiếng hú ngất ngây giữa trời thênh thang .Hai tính cách chuyển ngữ của hai nhà thơ Lai Hồng và Lam Hồng khác nhau nhưng đều rất tuyệt. Trong thế giới cổ thơ đã có hai tâm hồn đồng điệu đặc biệt hai người nầy đều có ký tự tắt là LH , phải chăng có một chữ duyên đâu đó đang đợi người tri âm

    Reply
  4. LamHồng

    Thơ Nguyên tác Lý Cao

    赠药山高僧惟俨

    【其一】
    炼得身形似鹤形,
    千株松下两函经。
    我来问道无余说,
    云在青天水在瓶。

    【其二】
    选得幽居惬野情,
    终年无送亦无迎。
    有时直上孤峰顶,
    月下披云啸一声。
    Tặng Dược sơn cao tăng Duy Nghiễm

    Kỳ nhất

    Luyện đắc thân hình tự hạc hình
    Thiên châu tùng hạ lưỡng hàm kinh
    Ngã lai vấn đạo vô dư thuyết
    Vân tại thanh thiên thủy tại bình

    Dịch Thể như cánh hạc vút lên trời
    Kinh sách đọc say triết lý đời
    Hỏi đạo chỉ trời xua khoắn nước
    Mây nền trời nước chứa bình thôi
    Lam Hồng
    Kỳ nhị

    Tuyển đắc u cư thiệp dã tình
    Chung niên vô tống diệc vô nghinh
    Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh
    Nguyệt hạ phi vân tiếu nhất thanh

    Dịch Chọn nơi thanh dã sống vui chơi
    Đời mãi thênh thang giữa đất trời
    Lên đỉnh non cao chân bước thẳng
    Mây bay trăng lộng ngất ngây cười
    Lam Hồng

    Reply
  5. LamHồng

    Thơ Lưu Vũ Tích bạn Bạch Cư Dị
    Bài 1: THẠCH ĐẦU THÀNH

    Nguyên tác : 石 頭 城

    山 圍 故 國 周 遭 在

    潮 打 空 城 寂 寞 回

    淮 水 東 邊 舊 時 月

    夜 深 還 過 叙 牆 来

    Phiên âm : Thạch Đầu thành

    Sơn vi cố quốc chu tao tại,
    Triều đả không thành tịch mịch hồi.
    Hoài thuỷ# đông biên cựu thời nguyệt,
    Dạ thâm hoàn quá tự tường lai.

    Dịch thơ : Thành Thạch Đầu

    Núi vây bốn phía nước non xưa,
    Sóng vỗ thành không, nhịp sớm trưa,
    Hoài thuỷ, ven đông trăng vẫn chiếu
    Qua tường thành cũ giữa đêm khuya.

    ĐINH HUYỀN ÂN dịch

    Cố quốc nghìn trùng giữa núi non
    Thành không sóng dội vỗ từng cơn
    Sông Hoài đông xứ mơ màng nguyệt
    Đêm tối tường cao bước dập dồn

    Lam Hống

    Bài 2 : XUÂN TỪ

    Nguyên tác : 春 詞

    新 粧 宜 面 下 朱 樓

    深 鎖 春 光 一 院 愁

    行 到 中 庭 數 花 朵

    蜻 蜓 飛 上 玉 搔 頭

    Phiên âm : Xuân từ

    Tân trang nghi diện hạ châu lâu,
    Thâm toả xuân quang nhất viện sầu.
    Hành đáo trung đình sổ hoa đoá,
    Tinh đình phi thướng ngọc tao đầu.

    Dịch thơ : Lời mùa xuân

    Trang điểm vừa xong nàng xuống lầu,
    Ánh xuân khóa kín vẻ u sầu,
    Trong sân nàng đếm từng hoa nở,
    Chuồn đậu trên trâm ngọc dắt đầu.
    ĐINH HUYỀN ÂN dịch

    Sừa lại nghi dung nhẹ bước ra
    Nét xuân khôn lấp nổi buồn xa
    Hoa tươi đếm thử bao nhiêu đóa
    Cánh mỏng phận chuồn nhỡ đậu thoa
    Lam Hống

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.