Bà Kim vừa có tài nuôi chim muông, vừa có tài làm thơ. Những
bài thơ của bà thường là những vần điệu uyển chuyển theo
đúng niêm luật, nói về cuộc sống đài các ngày xưa của các
cô thiếu nữ nhà giàu mơ mộng những mối tình lãng mạn. Tôi
không có hứng thú gì khi đọc loại thơ bằng bằng trắc trắc
mà người viết phải gò lưng chọn lựa từng chữ, phải đối chan
chát từng ý, từng câu.Hình như loại thơ này chỉ thích hợp
với người cao tuổi, một thú chơi chữ nghĩa như người ta chơi
cây cảnh.
Nhưng vì là chỗ quen biết, với lại nể tài nuôi chim của bà
Kim, nên mỗi lần đến chơi, khi bà trịnh trọng đưa cho tôi đọc
một bài thơ mới làm, tôi cũng rất trịnh trọng gật gật đầu
với nụ cười xã giao cho phải phép.Mỗi lần như thế, đợi tôi
đọc xong, bà Kim thường hỏi:
– Bài thơ được không?
– Dạ, được.
Sau đó, tôi nói lãng sang chuyện khác, hỏi bà làm sao để
huấn luyện con vẹt nói nhiều thứ tiếng: Việt Nam, Anh, Pháp,
Nhật…như bà đã từng làm.
Với những người sống bằng nghề nuôi chim muông, có lẽ việc
huấn luyện phải có nhiều kinh nghiệm và bí quyết, nhưng họ
ít khi nào nói cho người ngoài nghe, nên bà Kim chỉ nói gọn
lỏn:
– Kiên nhẫn vẫn là tất cả.
Tôi hỏi bà:
– Cô có thể nói rõ hơn một chút không? Cháu rất thích nuôi
những con vẹt biết nói.Mua thì đắt quá!
Bà Kim nhìn tôi, mỉm cười:
– Ông bà thường nói “Dục tốc bất đạt”, nên làm việc gì cũng
cần có sự kiên nhẫn, cháu ạ! Phải dạy nó từ từ, theo kiểu
Paplov dạy chó, mỗi khi cho chó ăn thì gõ một tiếng kẻng,
đến giờ ăn, chỉ gõ một tiếng kẻng mà không cho ăn thì con
chó vẫn chảy nước miếng…
Tôi cướp lời bà:
– Đó là phương pháp phản xạ có điều kiện
– Đúng đó! Con vật cũng như con người, luôn luôn phản xạ có điều kiện.
Bà Kim đứng lên, chỉ tay ra sau vườn, chỗ bà dành để nuôi chim:
– Tôi có một con két con, đã đến tuổi tập nói, để tôi biếu
cháu, cháu về thử dạy nó xem sao! À, cháu còn tuổi trẻ mà
đã thích thơ Đường luật của tôi thì khá lắm đa!
.Tôi sống một mình nên cần nuôi con vật gì đó để làm
bạn.Chó thì hơi bất tiện, vì nếu tôi có xa nhà vài ngày,
không ai cho nó ăn.Vả lại, chó hay bị bắt trộm.Món thịt cầy
bây giờ đang là một món được dân nhậu ưa thích.Riêng tôi, tôi
không ăn được thịt cầy.Cứ nghĩ một con vật dễ thương, trung
thành với mình mà đập đầu nó, mổ thịt ra ăn thì nuốt không
vô. Còn mèo là chúa quấy rầy, vì cái thói đỏng đảnh quanh
quẩn bên chân chủ nó.Đến mùa động dục, tiếng kêu của nó trên
mái tôn không làm ai ngủ được.Nên tôi chọn con vẹt.Một loại
chim có hình vóc nhỏ nhắn dễ thương, bộ lông màu xanh lá cây,
ức màu xanh lam, chiếc mỏ đỏ cong quặp lại bám vào cành cây
để leo
trèo.Và đặc biệt, nếu chịu khó kiên nhẫn luyện tập, nó sẽ
biết nói tiếng người.
Tôi rất thú vị khi một hôm đến nhà một ông lớn trên tỉnh,
nghe một con vẹt Brazil cất tiếng nói khàn khàn:” Chào đồng
chí! Có khách! Có khách!”.Khi người chủ ra nói:” Biết rồi!
Khổ lắm! Nói mãi!” thì nó im bặt.Một con vẹt như thế, kể
cả công huấn luyện cho nó nói, không dưới một ngàn đô.Người
ta định giá cao thấp cho một con vẹt ở chỗ nó nói được
nhiều thứ tiếng nước ngoài, nhiều loại câu khác nhau và bộ
lông phải có nhiều màu sắc.
Có lẽ bà Kim nói đúng, nghề dạy vẹt nói tiếng người phải
bắt đầu từ lòng kiên nhẫn.
Chỉ sợ tôi không có đủ thời gian ở nhà để làm việc này.Vì
tôi còn phải đi làm để mưu sinh.Thôi thì, bước đầu cũng phải
bỏ công sức ra đã, được đến đâu hay đến đó.
Mọi con vẹt khi có người lạ đến nhà đều nói:”Có khách! Có
khách!”, nên tôi nghĩ đây là hai từ đầu tiên cần dạy cho nó,
mỗi khi cho ăn.Vẹt thích ăn ngô, chuối, đặc biệt là ớt, loại
ớt đỏ to trái. Người ta nói cho vẹt ăn ớt nhiều sẽ mau biết
nói, nên mỗi lần đút một trái ớt to bằng ngón tay cái vào
lồng cho nó ăn, tôi thường nói “có khách”, áp dụng phương
pháp phản xạ có điều kiện của Paplov.Nhưng suốt một tuần
kiên nhẫn tập luyện vào buổi sáng trước khi đi làm mà vẫn
chưa nghe con vẹt mở miệng nói tiếng nào, khiến tôi bực dọc
chửi thề lầm bầm trong miệng.
Sang tuần thứ hai, khi tôi đút trái ớt vào, quay đi một lát
để chuẩn bị dắt xe đi làm, thì tôi nghe một tiếng nói khàn
khàn trong hư không:” …M. mầy!”.
Tôi quay lại nhìn con vẹt.Nó nghiêng đầu tỉnh bơ nhìn tôi, đôi
mắt tròn xoe không nháy.Tôi mừng rỡ, nghĩ thầm:” Thành công
rồi!”.
Nhưng suốt hai tuần sau đó, con vẹt vẫn không thốt lên được
lời nào.Tôi cảm thấy mệt mỏi khi muốn dạy con vẹt nói tiếng
người.
Vì công việc trang trí nội thất theo phong thủy, tôi thỉnh
thoảng phải đi xa, do những hợp đồng của công ty kiến trúc
điều phối.Kỳ này tôi sẽ đi một tuần lễ về tỉnh X.Thoạt
đầu, tôi định gửi con vẹt đến nhờ bà Kim chăm sóc, nhưng nghĩ
lại bà đang rất bận chuẩn bị cho cuộc triển lãm Chim- Hoa-
Cá- Cảnh của tỉnh sắp tới, vả lại bà đã biếu không cho tôi
con vẹt khi tôi biết cách đọc thơ bà bằng cách gật đầu, nên
tôi không muốn làm phiền bà thêm.Điều gì cũng có cái ngưỡng
của nó.Nếu vượt qua cái ngưỡng cần thiết, mọi việc sẽ
khác.
Suy đi tính lại, có lẽ tôi nên gửi con vẹt cho một cô bạn
gái.Ngoài hai mươi tuổi, chưa lập gia đình, vì cần một người
đàn ông “cao hơn mình một cái đầu”, thích âm nhạc và ca hát,
làm nghề tự do vì cha mẹ giàu có, thường có thời gian rảnh
rỗi ở nhà trồng hoa.Một người như thế cho vẹt ăn thường ngày
chỉ là chuyện nhỏ.
Tôi gọi cho nàng:” Em khỏe không? Nếu rảnh, sáng nay đi uống
cà phê với anh. Anh sắp đi công tác xa nên cần nhờ em một
chuyện.Hẹn lát nữa gặp nhau ở quán Suối Mơ nhé!”.
Tôi nghe nàng trả lời vui vẻ:”Đừng nhờ em đi cưới vợ cho anh
là được.Dạ, lát nữa em sẽ đến!”
.Suối Mơ là một quán cà phê thiết kế theo kiểu vườn cảnh,
tận dụng nhiều loại cây rừng có hoa thơm và một dòng suối
lúc nào cũng nghe tiếng rì rào chảy qua những mỏm đá.Những
quán cà phê sân vườn loại này thường nằm ở vùng ngoại ô
huyện lỵ, dành cho các công nhân viên chức đến nghỉ ngơi vào
buổi trưa, thư giãn sau giờ làm việc, hoặc những cặp tình
nhân ở xa hẹn đến, để tránh gặp người quen.
Buổi sáng quán thưa khách.Tiếng chim hót ríu rít trên cây lẫn
trong tiếng suối dạt dào mang lại một buổi sáng thanh bình,
thoáng mát.
Tôi đến trước, chọn một chiếc bàn bên cạnh dòng suối, chờ
nàng đến.Tôi có ghé chợ mua cho nàng mấy cành hồng cánh sen
loại đại đóa.Với những người yêu hoa như nàng, dù là hoa
hồng, mỗi màu hoa lại mang ý nghĩa khác nhau.Hồng nhung, tình
yêu đằm thắm; hồng đỏ, tình yêu say đắm; hồng vàng, tình bạn
thân thương, còn hồng cánh sen là ranh giới lửng lơ giữa tình
bạn và tình yêu, để nàng muốn hiểu sao thì hiểu.
Chúng tôi quen nhau đã vài tháng, nhân một lần bố nàng mời
tôi đến sắp xếp lại phương vị phong thủy trong nhà.Đây là
thời điểm mà những người giàu có bắt đầu chú ý tới phong
thủy- một phương pháp cổ xưa để điều hòa môi trường cuộc
sống, phát tài lộc.
Khi bố nàng gặp tôi, ông đã vội nói nhỏ:” Tôi chỉ có một cô
con gái, mai mốt nếu nó lập gia đình thì coi như cung tử tức
bằng không.Anh sắp xếp phương vị thế nào, để tôi có thêm một
đứa con trai, tôi sẽ thưởng anh thật hậu”.” Bác yên tâm, cháu
sẽ xem lại phương vị tử tức”.
Nhưng khi nhìn mẹ nàng, một người đàn bà nhan sắc vẫn còn
lộng lẫy nhờ thường xuyên đi thẩm mỹ viện,đã hết tuổi sinh
nở, tôi cảm thấy rất khó cho công việc của mình.Nếu muốn có
thêm con, ông chỉ có cách là kiếm một người đàn bà khác,
nhưng như thế thì gia đạo sẽ gặp nhiều xáo trộn.Còn nếu
không làm theo ý ông thì không đạt yêu cầu của gia chủ.Thôi
thì, tôi đành làm theo những gì mà đạo lý phong thủy đã
dạy.Gia đình bình an, khỏe mạnh, công việc phát đạt…còn
việc có con nữa hay không là việc riêng của ông.
– Anh đợi em có lâu không? Tính đến sớm lại bận chút việc.
Nàng xuất hiện với quần jean xanh, áo thun trắng có mang dòng
chữ trước ngực “Nghèo mà ham!”, dòng chữ này có vẻ như không
đụng hàng ở đây.Mái tóc nàng cắt ngắn trông trẻ trung, rất
hợp với gương mặt hơi tròn tròn, bầu bĩnh, với đôi má màu
trắng hồng, đôi môi mọng nước.Trông nàng như một cô sinh viên
năm đầu.
– Anh cũng mới đến.Hôm nay trông em đẹp và trẻ ra.Bố mẹ em
vẫn khỏe chứ? Em ngồi đi!
Nàng đưa mắt quan sát một vòng chung quanh rồi ngồi xuống
chiếc ghế đối diện.
– Em dùng gì ?
– Cho em ly cà phê đá.Uống cho đầu óc khỏi mụ mị khi gặp
anh.Tối qua em hơi bị mất ngủ.
Tôi vào quầy gọi cà phê cho nàng và tiện thể cầm ra bó hồng
cánh sen nhờ người chủ quán ngâm nước.
Tôi đưa bó hoa tặng nàng theo phong cách của một fan tặng ca sĩ:
– Quà tặng em!
– Cảm ơn anh. Hoa đẹp quá! Buổi sáng được anh tặng hoa chắc
thơm hương cả một ngày.Nhưng anh có việc gì cần nhờ em vậy?
Nàng đúng là người có đầu óc thực tế, nhận quà của ai,
muốn biết người ta cần gì ở mình.
Người tiếp viên nam bưng nước ra, tôi khuấy nhẹ ly cà phê đá
pha sẵn, mời nàng.
– Khoảng tháng trước, bà Kim có cho anh một con vẹt mới tập
nói, nhưng ngày mai anh lại bận đi đến tỉnh X. mất một tuần
để xem phong thủy cho một đại gia đang thời kỳ làm ăn lụn
bại, em có thể chăm sóc dùm con vẹt khi anh vắng nhà được
không ?
– Ồ, tưởng chuyện gì! Cả nhà em đều thích chim chóc.Chiều
nay, anh cứ mang đến nhà em nhé!
– Để anh gói sẵn thức ăn và hướng dẫn cách dạy nó tập
nói.Hai tuần trước, anh dạy nó nói được vài tiếng rồi
im.Được một người đẹp như em chăm sóc, biết đâu nó sẽ sớm
nói được nhiều câu.
– Câu đầu tiên em sẽ dạy nó nói bằng tiếng Anh: I love you!
Nàng nhìn tôi, mỉm cười với ánh mắt long lanh.
Một tuần,với biết bao công việc bận rộn làm tôi quên bẵng con
vẹt.Vị đại gia tỉnh X. làm ăn lụn bại vì cái tội mê những
cô gái trẻ.Những cuộc ăn chơi hào phóng, những món quà tặng
hàng hiệu, những món tiền mừng sinh nhật, người thân đau
yếu…cộng thêm sự suy thoái kinh tế chung đã làm tiền bạc,
tài sản của vị đại gia này bốc hơi nhanh chóng.Nếu phong
thủy là những yếu tố trợ giúp bên ngoài thì người chủ vẫn
là nhân tố quyết định thành bại cho công việc làm ăn.Phong
thủy không phải là cách để nằm chờ sung rụng.Có lẽ, mục
đích mong muốn của phong thủy là tạo cho con người một niềm
tin, qua niềm tin đó,người ta sẽ thay đổi cuộc sống theo chiều
hướng tích cực.Đó
là điều cuối cùng mà vị thầy gốc Hoa dạy phong thủy đã
nói với tôi trước khi làm lễ xuất sư.
Khi tôi trở về ngôi nhà mình ở, tiếng chim chóc buổi sáng
trong vườn đã làm tôi nhớ đến con vẹt.Không biết nó có nói
thêm được tiếng nào chưa.Với những đứa bé, từ trên một tuổi
đã bắt đầu tập nói, những câu ngắn được người lớn dạy hoặc
tình cờ nó nghe.Có lẽ con vẹt của tôi cũng vậy.
Tôi gọi cho nàng:
” Chiều nay anh sẽ đến nhận lại con vẹt.Nó có nói thêm được
tiếng nào không?”
” Vẫn chưa, anh ạ! Anh đến gặp mẹ em để nhận.Em đi hát nên
vắng nhà vài hôm”
” Cảm ơn em đã chăm sóc nó.Anh có mua quà cho em.Hẹn gặp lại!”
” À, ba em tính mua lại con vẹt của anh.Ông đang có chuyện gì
đó, nên cần con vẹt”
” Thôi để khi nào gặp mình sẽ nói chuyện.Bây giờ, anh phải
đến công ty.Bye em!”
” Bye anh!”
.
Buổi chiều, tôi đến nhà nàng, gặp người mẹ vẫn còn nét đẹp
lộng lẫy dẫn tôi ra căn phòng nhà sau, bà chỉ chiếc lồng,
nói:
– Hình như nó có nói câu gì đó mà tôi nghe không rõ.Con vẹt
của cậu dễ thương lắm, ông nhà tôi rất thích.
– Dạ, cảm ơn bác và gia đình đã chăm sóc nó.Để cháu hỏi
lại bà Kim mua cho bác trai con vẹt khác.Còn đây là con vẹt
bà ấy tặng cháu.Cháu chào bác nhé!
Trước khi tôi xách chiếc lồng về, mẹ nàng còn nói vói theo:
– Nó chỉ là con vẹt.Nếu cậu có nghe gì thì bỏ qua cho nhé!
– Dạ! Không sao đâu bác!
Câu nói của mẹ nàng làm tôi hơi thắc mắc trên đường về.
Đêm. Nằm một mình trong căn phòng rộng, tôi cảm thấy nhớ
nàng.Gương mặt bầu bĩnh, mái tóc ngắn, đôi môi tươi mọng, ánh
mắt và nụ cười khêu gợi khi nhìn tôi, đó có phải là tín
hiệu của một tình yêu? Còn tôi, đã qua cái tuổi ba mươi sao
chưa nghĩ đến chuyện lập gia đình? Có phải câu nói của vị
thầy người Hoa vẫn còn ám ảnh tôi:” Tuổi của con lao đao về
tình duyên.Nên tạo sự nghiệp trước, lập gia đình muộn, cuộc
sống sẽ ổn hơn”.Đúng rồi, những người tuổi trẻ đến với
nhau, trong tay chưa có gì, làm sao có thể sống trong “một túp
lều tranh, hai quả tim vàng”?
Bất ngờ, từ chiếc lồng đặt trong phòng, con vẹt phát ra câu
nói khàn khàn như vọng từ cõi âm:
” Đã quá! Anh yêu ơi!”
Tôi ngồi bật dậy, lắng nghe.Con vẹt lập lại:
” Đã quá! Anh yêu ơi!”
Rõ ràng đây là câu nói thốt lên từ sự thỏa mãn của người
đàn bà đang ân ái.
¤
Qua một đêm suy nghĩ, buổi sáng, tôi xách chiếc lồng có con
vẹt tập nói vào một khu rừng ở ngoại ô huyện lỵ.
Câu nói của con vẹt trong đêm là một lời chứng ghi nhận một
vụ yêu đương vụng trộm đã xảy ra trong gia đình nàng.Câu nói
ấy, có thể là của mẹ nàng với người tình.Có thể là của
người đàn bà khác với bố nàng.Cũng có thể là của nàng
với một chàng trai nào đó.Nhưng, vẹt ơi! Nói lên điều đó để
làm gì? Có những sự thật người ta không muốn biết hoặc không
cần biết, nếu sự thật ấy làm người ta vỡ mộng.Và nếu mày
nói ra không đúng lúc, người ta sẽ vặn cổ mày!
Tôi mở lồng, tung con vẹt lên bầu trời xanh thẳm.{jcomments on}
Bố cục chặc chẽ , văn phong độc đáo. Liên tưởng đến tác giả Arthur Schnitzler.
Cảm ơn Kiều Thanh đã đọc truyện ngắn.Sẽ tìm đọc tác giả ấy, vì chưa biết.
Đang ở nông thôn nên thiếu sách hay.
Chúc vui.
ở bài Cái Chết Của Người Độc Thân phần truyện dịch trên trang HX đó anh Hồ Ngạc Ngữ ạ.
Cảm ơn Tha Hương đã cho biết.Sẽ đọc.
Đúng đó anh Ngữ ơi! có những chuyện không biết mà rất hay đó .
gửi Bích Vân,
Biết nhiều khổ nhiều, nếu cái biết ấy nói ra không đúng lúc và đúng đối tượng.
Chuyện hay quá , nhà thơ HNN chuyển sang viết văn rất sâu sắc .
gửi Dạ Lan,
Cảm ơn nhận xét của Dạ Lan.
Chúc an lành.
Cũng có thể mối tình nầy chấm dứt vì con vẹt biết nói.
Có những sự thật người ta không muốn biết hoặc không
cần biết, nếu sự thật ấy làm người ta vỡ mộng.
Nhà văn HNN viết rất hay và sâu sắc.
gửi Tuấn Phong,
Chính người viết cũng không rõ mối tình ấy sẽ kết thúc thế nào.
Cảm ơn bạn.
Bài viết hay & sâu sắc lắm anh HNN ui! sao nay không lấy bút hiệu LỮ VÂN nữa mà trở lại HNN rùi! anh Làm thơ hay mà giờ viết văn cũng rất hay! sao mà anh đa tài quá! chúc anh vui khỏe nhe!
gửi Trần Kim Loan,
LV dành cho các truyện vui.HNN là bút hiệu chính dùng từ 1968 đến nay.
Cảm ơn Kim Loan đã chia sẻ.
Mỗi lần gặp truyện Lữ Vân [ HNN] là QT nghĩ đến một điều gì mới mẽ đang chờ đợi mình và quả vậy.” Con vẹt biết nói” thật hấp dẫn và lôi cuốn, kết cuộc bất ngờ làm người đọc rất thú vị , cám ơn tác giả.
Rất cảm ơn cảm nhận của QT khi đọc truyện. QT cũng là ngòi bút sâu sắc trong những mẩu chuyện ngắn.
Chúc viết đều.
Một kết cục thật bất ngờ vì con vẹt biết nói
Cảm ơn bagiakhoua đã đọc.
Tuệ Minh đọc truyện nầy xong hú hồn : may mà nhà mình không nuôi con vẹt.
Nếu không có tật, có gì đâu phải giật mình vì một con vẹt biết nói, phải không Tuệ Minh?
Con vẹt của anh HNN hay thật đó!
Vậy HN Tin mua một con vẹt và tập nó nói đi, vui lắm!
Cảm ơn Sẻ Nâu đã nói chuyện và hiểu con vẹt.
Đoạn kết bất ngờ.
Hú hồn, con vẹt không bị vặt cổ mà được thả bay đi.
Mẹ đâu rồi , mẹ đi chợ nhớ mua cho con con vẹt dìa con tập nói nghen mẹ .
Hừ! con vẹt mà biết nói là tiêu đời con bi giờ 😛
tiêu đời tui dzí bà chớ
Ông sợ rầu! 😉 😆 tui sợ cha con ông hoảng vía vặt cổ nó thì tậu!
Mẹ ơi ! con đọc chiện chú Ngữ thit quá mẹ mua con vẹt về cho chị em con nuôi .
Con vẹt này thật là quái đản! Dạy điều hay, lẽ phải cả tuần không chịu nói, để rồi thình lình nói ra những lời không ai muốn dạy. Anh Ngữ tiếc nó mà giữ nuôi, có ngày nó cũng hại anh đó! 😛 He he!Truyện hay và thâm thúy lắm, anh Ngữ ơi!
Uổng quá !
Phải biết sớm, KT xin con vẹt của anh HNN về nuôi rồi.Lúc đó con vẹt sẽ nói : “Làm thơ dở ẹt ! Làm thơ dở ẹt !” 8)
Ý là nó nói Khoa Trường í ! 😉
Câu chuyện về con vẹt hay nhất vào đoạn cuối, một đoạn kết thật bất ngờ: vì câu nói của con vẹt và vì anh HNN thả vẹt bay đi!
Anh HNN đã khiến độc giả giật mình vào phút cuối.
Bài viết thật xâu sắc.
Riêng bạn KT. thì bạn đã hiểu lầm về con két rồi: nó chỉ biết lập lạilời người ta, chứ nào biết đọc chữ quốc ngữ…
*******************************************************************
Chẳng những hiểu lầm mà còn…cố tình hiểu lầm đó, chị NHLN ơi! 😆
Có những sự thật người ta không muốn biết hoặc không
cần biết, nếu sự thật ấy làm người ta vỡ mộng.Và nếu mày
nói ra không đúng lúc, người ta sẽ vặn cổ mày!
Tôi mở lồng, tung con vẹt lên bầu trời xanh thẳm.
Và sự thật ngủ yên …..
Bài viết hay lắm anh HNN, gây sự tò mò đọc tiếp theo của độc giả
Chân thành cảm ơn các bạn đã đọc,đồng cảm, chia sẻ, giễu nhại…với truyện ngắn con vẹt.
Xin lỗi không thể trả lời riêng từng bạn, vì di động truy cập sắp hết tài khoản.
Hồ Ngạc Ngữ
5.7.2012
Con vẹt nói : “NẠP DÔ ĐI ANH! NẠP DÔ ĐI ANH!” 😛
Níu con vẹt ở nhà Khoa Trường nó sẽ nói” xê ra đi anh, xê ra đi anh” 😛
Ủa ? Sao Gấu mẹ biết, hay dẫy ? Xin chào Gấu mẹ ! 8)
huynh ơi!!!! bữa đẩu iphone, mấy số lưu bị mất nên muội ko có số của huynh… huynh cho lại số nhé!!!!!
huynh Mobilphone
hay vtel vậy
gửi tiểu muội,
Số dd của huynh:01633.859.124
Mạng Viettel.
Thành thật cảm ơn tiểu muội.
Bài viết thâm thúy quá và cái kết thật bất ngờ và hay lắm.
Một bài viết thâm thúy, ý nhị với kết thúc bất ngờ gợi sự hiếu kỳ cho người đọc, hay quá anh HNN ui.