Mẹ tôi ở nông thôn. Bà suốt đời tận tụy lo cho chồng con.
Ngoài công việc đồng áng, thời gian rảnh rỗi, bà trồng thêm
luống khoai, vạt rau quanh vườn nhà. Bà ăn uống đạm bạc, làm
việc quần quật nhưng sức khỏe bà lúc nào cũng dẻo dai, ít
trái gió trở trời.
Ngày chúng tôi ăn học thành tài, bà lo lập gia đình cho mỗi
đứa chu tất, chúng tôi mới thấy bà tươi cười vui vẻ.Trái
ngược với thời gian xưa- bà ít nói, ít cười, luôn chăm chỉ
lao động.
Vì cuộc sống, tôi và cô em gái phải lên thành phố làm
việc.Cha tôi mất đã lâu, mẹ tôi ở nhà một mình.Bà nói thích
cuộc sống tĩnh lặng ở miền quê, vả lại, còn phải hương khói
cho mồ mả ông bà.
Chúng tôi tôn trọng sở nguyện của mẹ nên để bà ở lại.Đôi khi
vì bận công việc, chúng tôi quên bà đang ở nông thôn, sống thui
thủi một mình trong cảnh tuổi già chiếc bóng.Nhưng hàng
tháng, tôi và cô em gái vẫn gửi tiền về cho mẹ.
Một buổi chiều mưa, đi làm về, ngang qua một góc phố vắng,
tôi thấy một bà hành khất mặc chiếc áo vá chằn vá đụp, tay
cầm cây gậy chống đi lầm lũi trong màn mưa, tôi đột nhiên nhớ
mẹ mình.Tôi dừng xe, cho bà cụ ít tiền, rồi mới về nhà.
Tôi bàn với vợ và gọi điện thoại cho cô em gái bắt buộc
phải về quê đưa mẹ lên thành phố.Tôi là con trai trưởng có
bổn phận phải nuôi mẹ lúc tuổi già.
Cũng lắm nhiêu khê khi thuyết phục mẹ tôi lên ở phố, nhưng
cuối cùng bà cũng đồng ý.Ngôi nhà dưới quê, tôi nhờ một
người cháu đến ở và chăm sóc hương khói.
Mẹ tôi rất vui khi gặp lại cháu con đông đủ.Chúng tôi làm một
bữa tiệc thịnh soạn đãi bà, có mời thêm mấy người thân trong
họ và một số bạn bè, gọi là mừng ngày đoàn tụ.Vợ tôi mua
toàn những loại hải sản, thịt cá, rau củ cao cấp trong siêu
thị.Em gái tôi mua thêm các loại hoa quả nước ngoài đắt tiền.
Trong bữa tiệc, tôi thấy mẹ tôi rất vui, kể huyên thuyên chuyện
dưới quê như thể người ta đi du lịch xa về thuật lại chuyện
hay lạ ở xứ người.Mọi người nghe, với nụ cười toe toét và
cái đầu gật gật, cốt để cho gia đình vui lòng, nhưng tôi biết
tự thâm tâm họ, những người ở thành phố đã lâu, như đang nghe
chuyện cổ tích.
Thấy mẹ tôi nhìn các món sơn hào hải vị bày la liệt trên
bàn nhưng đôi đũa bà có vẻ lơ đãng, ngần ngại, nên em gái tôi
gắp bỏ thức ăn cho bà với giọng ngọt ngào kẻ chợ:
– Ăn đi mẹ! Loại tôm hùm này dưới quê mình không có đâu! Đây
là loại tôm vua của các loài tôm, ăn rất bổ.Chả bù ở dưới
quê ngày xưa chỉ có món ‘xúc tép kho cà’!
Bà quay lại hỏi cô em gái:
– Tôm hùm họ bán bao nhiêu một ký ?
Cô em gái cười, nói nhỏ:
– Tiền triệu đó mẹ! Nhưng không sao đâu, anh con giàu mà!
Mẹ tôi có vẻ ngẩn ngơ, như đang tính toán điều gì.
Ở nhà vợ chồng tôi khoảng một thời gian, mẹ tôi bỗng lâm
bệnh, bỏ cơm đã mấy bữa, chỉ húp được nước cháo thịt nấu
loãng.Tôi hỏi mẹ đau gì, bà nói:
– Bụng mẹ như có con sâu gì cắn rứt trong đó, đau nhoi nhói
nên không còn thích ăn.
Vốn tính cẩn thận, tôi không tự ý đi mua thuốc cho mẹ uống
mà đưa bà đến một bác sĩ chuyên khoa về đường ruột có mở
phòng mạch tư.
Phòng khám khá đông khách.Mẹ và tôi phải ngồi chờ hơn một
tiếng mới đến lượt.Tôi theo mẹ, dìu bà đến bàn vị bác sĩ.
Sau khi đo huyết áp, chụp chụp ống nghe lên người bà vài lần,
vị bác sĩ mang kính gọng vàng xệ xuống đầu mũi hỏi:
– Bà đau gì nào?
Mẹ tôi chỉ vào bụng:
– Tôi thấy đau quặn trong ruột, như có viên sỏi chạy lên chạy xuống.
Vị bác sĩ lại đặt ống nghe lên bụng bà, chụp chụp thêm vài
cái.Ông kêu tôi ngồi gần lại, hỏi vừa đủ nghe:
– Nhà bà cụ có ai bị tiền sử ung thư ruột không?
Tôi cảm thấy hốt hoảng, nhưng chợt nhớ ra:
– Không có ai, thưa bác sĩ!
– Vậy thì tốt, bà cụ chỉ bị rối loạn tiêu hóa, tôi cho toa,
anh mua thuốc ở đây, vì ngoài tiệm không có loại thuốc
này.Nếu chưa bớt, tuần sau anh dẫn bà cụ đến đây tái khám.
Vị bác sĩ hí hoáy viết một toa thuốc độc quyền dài ngoằn,
dễ chừng đến bảy, tám loại thuốc, bằng một loại chữ mà
chỉ có người nhà ông mới đọc được.
Uống hết thuốc, bệnh mẹ vẫn không bớt.Tôi nhờ cô em gái đưa
mẹ vào một bệnh viện lớn trong thành phố để khám.Sau gần
một ngày làm đủ các loại kiểm tra bằng thiết bị tối tân,
thử máu, thử phân…, buổi chiều, còn ở bệnh viện, cô em gái
gọi di động báo tin cho tôi biết là các ông bà bác sĩ đồng
kết luận là mẹ không bị bệnh gì, đường ruột của bà không
sao cả.
Thế thì tại sao ban đêm tôi vẫn nghe tiếng rên rỉ của bà ?Hay
là bà giả vờ bị bệnh để về ở lại quê? Nếu thế, bà phải
nói cho tôi biết chứ!
Tôi đến sở làm, đầu óc không tập trung vào công việc được,
cứ suy nghĩ hoài đến cơn bệnh đau bụng của mẹ mà không biết
chữa cách nào cho hết.Hay là đưa bà sang Trung Quốc, một nước
đã có kinh nghiệm mấy ngàn năm về Đông y ? Mỗi lần nhìn mẹ
ôm bụng quằn quại, tôi cảm thấy chính mình cũng đau từng
khúc ruột.Ước gì tôi có thể thay thế được cơn đau của mẹ.
Để đỡ ngột ngạt, tôi rời phòng làm việc, đi vơ vẩn ngoài
hành lang tìm luồng gió mát.Mùa này oi bức quá, thời tiết
thay đổi đột ngột khi mưa khi nắng dễ khiến người ta bị bệnh.
Bất ngờ, tôi nghe tiếng hai người đàn bà nói chuyện.
– Ông ấy đúng là một thầy thuốc giỏi.Chồng tôi bị đau tức
trong ngực đã lâu, chữa Đông chữa Tây gì cũng không bớt.Vậy
mà chỉ tới ổng vài lần là khỏi hẳn.
– Hay nhỉ! Thầy chữa bằng thuốc gì vậy?
– Để nói cho nghe! Lần đầu gặp chồng tôi đến, mới nhìn mặt,
ông thầy đã nói:” Anh làm nghề gì tôi không cần biết, nhưng
nếu anh không chịu bỏ nghề, bệnh anh sẽ không khỏi”.Khi chồng
tôi vì đau quá, phải xin nghỉ làm, tới nhờ ổng chữa mới
khỏi.
– Nhưng ảnh làm nghề gì vậy?
– Nói đừng nói đi nói lại.Trước đó ảnh làm ‘cớm chìm’ khi
lái xe cho các nhà Sư.
– Chữa có tốn tiền nhiều không ?
– Ổng không lấy một xu!
Tôi có cảm giác đang bị chuột rút trên sông vớ phải chiếc
phao.Xoay người lại, tôi gọi hai người đàn bà:
– Này hai cô ơi! Cho tôi hỏi thăm tí!
Cả hai cùng quay lại.Một cô hỏi:
– Chào anh Trưởng Phòng! Anh hỏi gì nào?
– Cô làm ơn cho tôi biết địa chỉ của vị thầy thuốc chữa bệnh
cho chồng cô ở đâu, để tôi nhờ chữa bệnh cho mẹ tôi!
Tôi chở mẹ tôi đến gặp vị thầy thuốc sau khi đã hỏi địa chỉ
chắc chắn.
Loay hoay qua một khu chợ nhỏ đã vãn người mua, tôi tìm đến
một khu vườn đầy bóng cây xanh.Nghe nói vị thầy thuốc đang tu
tại gia, ông đang ở trong một cái cốc lá nhỏ.
Mặc bộ đồ màu nâu, da dẻ hồng hào, hai mắt ông thật sáng
nhưng phát ra cái nhìn hiền từ,ông tiếp khách với phong thái
từ tốn.
Tôi nhỏ nhẹ trình bày từng chi tiết về cơn đau của mẹ, ông
lặng lẽ lắng nghe.
– Cụ nhớ quê lắm phải không? Mùa này có lẽ những đầm sen và
các ao rau muống đã bắt đầu nở hoa…
Ông nói như một nhà thơ, hỏi mẹ tôi với giọng trầm ấm.
Sau khi xem mạch cho mẹ tôi với ba ngón tay, ông cười nhẹ nhàng
nói với tôi:
– Bà cụ bị nội kết vì ý nghĩ nên có cảm giác trong ruột
có hòn sỏi chạy lên chạy xuống.
Mẹ tôi chợt mừng rỡ:
– Thầy tài quá! Nói đúng bệnh của tôi.
Tôi nóng nảy đâm ngang:
– Có phải phẫu thuật không thầy ?
– Không đâu! Ngày đầu, về luộc nước rau muống, thêm quả cà
chua, vắt miếng chanh vào cho cụ uống để lấy lại sức và tan
khối nội kết. Ngày hai, ra chợ mua loại rau muống rẻ nhất,
nấu cơm hơi nhão một tí, luộc rau thật mềm cho chấm một ít
nước muối, nhớ giữ lại nước rau luộc làm canh, đừng đổ bỏ
kẻo lãng phí.
Nghe vị thầy thuốc nói, tôi không tin tưởng lắm, nhưng muốn mẹ
tôi mau khỏi bệnh, tôi sẽ làm theo.
Ba ngày sau, mẹ tôi hoàn toàn khỏe mạnh, không còn quặn
ruột.Tôi mừng hơn bắt được vàng.Tôi mua ít hoa quả làm lễ
vật đến tạ thầy.
Ông cũng tiếp tôi tại cái cốc lá đơn sơ.Tôi báo tin là nhờ
thầy mà mẹ tôi đã khỏi bệnh. Gia đình chúng tôi chân thành
cảm ơn thầy.
Tôi hỏi thêm:
– Thầy có thể cho biết nguyên nhân chính cơn đau của mẹ tôi không?
Vị thầy cười xòa, ôn tồn giải thích:
– “Đồng tiền liền núm ruột”, như câu tục ngữ Việt Nam có
nói.Gia đình cho ăn thức ăn đắt tiền quá, nên bà cụ đau thắt
ruột là phải rồi! Các bà mẹ quê mà!{jcomments on}
Lữ Vân viết thật tinh tế , đố ai mà không cười ?
Có nhiều nụ cười lắm Kiều Thanh ơi! Không biết Kiều Thanh đã cười thế nào, kiểu mím chi hay cười buồn?
Cảm ơn Kiều Thanh đã đọc.
Viết hay và thú vị quá anh Lữ Vân ơi!
Cũng cố gắng viết để Bích Vân và các bạn không chê là tốt rồi.
Cảm ơn Bích Vân nhé!
Vị thầy cười xòa, ôn tồn giải thích:
– “Đồng tiền liền núm ruột”, như câu tục ngữ Việt Nam có
nói.Gia đình cho ăn thức ăn đắt tiền quá, nên bà cụ đau thắt
ruột là phải rồi! Các bà mẹ quê mà!
Đúng quá trời .
Một bài văn hay và đầy ý nghĩa Rất thú vị
Cảm ơn nhận xét của chị Camtucau.
Chúc vui.
Tục ngữ Việt Nam đúng lắm đó, Bích Vân!
Xin lỗi Dạ Lan nhé! Viết nhanh nên đã nhầm tên Dạ Lan.
Truyện rất đời thường có một chút mỉa mai và hay .
Đoạn kết rất hay! Ông thầy thuốc cũng là một nhà tâm lý học tài ba nữa! Đúng là một bà mẹ quê điển hình ở VN, chỉ thích sống quanh quẩn ở quê nhà với những món quê đạm bạc và”dị ứng nặng” với lối sống xô bồ ở thành thị với những món cao lương, mỹ vị. Vừa xót của vừa không quen bụng nên bà đau là phải rồi! 😛
Rất cảm ơn sự cảm nhận sâu sắc và chân tình của Trầm Tưởng.
Chúc Trầm Tưởng sáng tác đều.
Anh Lữ Vân đã làm Hương Xưa dậy sóng vì những bài viết thật hay và thâm thúy .
Thu Thủy thân mến,
Lúc này trời yên biển lặng mà, làm gì có bão đâu mà Hương Xưa dậy sóng?
Miễn là Thu Thủy đọc bài viết thêm thương các bà mẹ ở quê thì thật quý.
Chúc an lành.
Bài viết thật dung dị nhưng càng đọc lại càng thấm thía vì những triết lý rất đơn giản .
Triết lý của người Việt mình thường đơn giản như rau muống nhưng nhiều chất bổ dưỡng lắm đó, Quốc Tuyên ạ!
Thấy Lữ Vân làm dậy sòng HX dzui quá ! TKL vội vā vào xem thử & phải công nhån bài viết thật hay & thâm thúy vô cùng… LV luôn có một lối chọc cừơi thật thú vị TKL rầt thích đọc bái LV viểt ,cam ơn LV nhe!
tội nghiệp mẹ của nhà văn Lữ Vân quá!!
“mẹ Việt Nam ơi, mẹ Việt Nam ơi!.. cho con xin chia sớt nỗi buồn, cho con xin xẻ đôi bát cơm ,cho con hôn đôi mắt mỏi mòn , cho con xem lại bóng hình con …”
Hôm nay, lần đầu tiên huynh và HX mới nghe được giọng oanh vàng rền rĩ của tiểu muội.
Có gì buồn mà ca dữ vậy, Rêu ơi!
😛 , tiễu muội mượn lời bài hát để nói lên cảm xúc của mình khi đọc xong truyện mà còn chọc quê, huynh nầy.. 🙁
Thôi vuốt giận vậy, cho huynh xin lỗi nhé!
“Hát nữa đi Hương! Hát điệu nhạc buồn, điệu nhạc quê hương…”
Chiện dui dui coi thit lém .
Trần Đăng Linh ui !
Mình cận thị nặng nên đọc mà không hiểu TĐL đã viết gì,thành thật xin lỗi nghe!
Lữ Vân viết truyện “Cơn đau của mẹ” rất có duyên, thú vị nhất ở đọan kết đó.
Cảm ơn Lữ Vân, chúc L.V an lành, may mắn nhé.
Cảm ơn chị Hoàng Kim Chi đã đọc và động viên.
Lữ Vân luôn dành một bất ngờ cho độc giả vào đoạn kết thật vui.
Phượng đọc mà thấy vui thì người viết cũng vui lây rồi.
Cảm ơn Phượng.
Anh Lữ Vân viết dzui quá hà!
Cảm ơn Meocon dễ thương nha!
Bài văn tự nhiên và rất thú vị .
Cảm ơn Đặng Danh đã đọc và chia sẻ.
Anh Lữ Vân tâm lý ghê, thương mẹ quá, may mà tìm được thây giỏi trị bệnh anh há?
Trong truyện chỉ nêu một bà mẹ quê điển hình thôi Hoa Tím ạ! Ngoài đời mẹ mình mất đã lâu rồi.
Cảm ơn Hoa Tím.
Anh Lữ Vân viết bài nào cũng hay, pha chút dí dỏm nhưng thâm thúy lắm!Những đứa con không hiểu được sở thích và nỗi lòng của những bà mẹ quê nên đã tạo nên cơn đau của mẹ.Một lối châm biếm nhẹ nhàng cho những người con hiếu thảo ở thành phố!Một kiểu cười rúc rích!
Nguyễn Tiết mến,
Cây quýt ngọt trồng đất miền Trung sang nơi khác trồng đã khó, mang một bà mẹ từ nông thôn lên thành phố sống càng khó hơn, Nguyễn Tiết à!
Cảm ơn em đã đồng cảm.