Phạm Thiên Thư và Hòn Vọng Phu

HÒN VỌNG PHU.

Vào những năm 73-75, bài thơ Ngày Xưa Hoàng Thị  (được Phạm Duy phổ thành nhạc), tập thơ  Động Hoa Vàng và Trường thi Đọan Trường Vô Thanh của Phạm Thiên Thư  xuất hiện trên thi đàn và làng âm nhạc Việt Nam đã làm xôn xao giới văn nghệ sĩ cũng như đám học trò. Thời đó không ít những người yêu thích làm thơ đã bị ảnh hưởng sâu nặng phong cách thơ vừa lãng mạn vừa trau chuốc, bay bổng của Phạm Thiên Thư, trong đó có tôi. Nếu bây giờ tôi có thể tìm lại được 1.800 câu lục bát viết về Hòn Vọng Phu mà tôi đã viết vào năm 76-77, thì có lẽ, theo trí nhớ của tôi, chí ít 1/3 ngôn từ đã được rút tỉa từ những tập thơ của Phạm Thiên Thư. Gần 40 năm trôi qua, thời gian và sự lăn lóc của cuộc đời đã làm thay đổi hẳn cách hành thi, nhưng trong lòng tôi bao giờ cũng coi Phạm Thiên Thư là người Thầy đã dẫn dắt tôi vào thế giới thi ca.

Và cũng sau gần 40 năm kể từ thời kỳ vàng son đó, tuy niên kỷ đã bước vào “cổ lai hy” nhưng cái duyên nợ với thơ vẫn còn vương vấn với người thi sĩ, cho nên hôm nay, từ  Động Hoa Vàng, Thi sĩ Phạm Thiên Thư đã mở tâm, phóng bút, viết tặng Hòn Vọng Phu một vài cảm nhận như sau:

 

“    VẪN THIÊN THU

Ai về nghe lại lời ru
Tiếng huyền cầm vẫn thiên thu nhớ người
(Vũ Thanh)

Dù ở Mỹ châu với cao tầng, xe pháo, “người Việt” – Nhà thơ Vũ Thanh – vẫn mang tiếng “huyền cầm” về với thiên thu, và tấm lòng Dân tộc mênh mang quê nhà…

Quy Nhơn có núi cát vàng
Có Linh Phong tự, có Nàng Vọng Phu
(Vũ Thanh)

Ôi, vẫn cát vàng xanh biển – Nàng Vọng Phu tìm mãi chàng về?
2466 dòng thơ lục bát trường ca “Hòn vọng phu” rất hay, vẻ dạng Kiều Nguyễn Du như thế!

Trường ca lục bát như hồn kiếp Việt tộc tồn tại đời đời!

***

Về mãi xa quê – Mỹ châu hồn nhớ
Tặng Vũ Thanh

Hát câu quan họ sông trăng
Ngựa ô khớp bạc – cõng trăng về nhà
Sông Cầu – ngại sóng không qua
Cán roi lại bịt đồng xòa nhớ trăng!

Động Hoa Vàng – 22.03.2012

Phạm Thiên Thư  ”

Thưa các bạn.

Hòn Vọng Phu – Bình Định gắn liền với vị anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ, với những cuộc chinh Nam phạt Bắc của Người và đoàn quân bách thắng, trong đó có người chinh phu.

Mời các bạn đọc đoạn mở đầu chương 17, ngày Tây Sơn ra quân vượt Cù Mông bình Nam, diệt Nguyễn Ánh và quân Xiêm La:

–   Hồi thứ 17 –

Hương án, rượu, lương, dân hân hoan tiễn đưa chờ chiến thắng
Vợ, em, con, cháu, lòng thống hận rảo bước đoạn ân tình..


1.         Muôn dân  náo nức đợi chờ
2.    Đoàn quân đi mở cõi bờ Nam phương
3.         Một đoàn vượt sóng trùng dương
4.    Một đoàn khai mở lối mòn rừng hoang
5.         Khắp nơi già trẻ hân hoan
6.    Lòng nhiều của ít tặng đoàn quân đi
7.         Gió tung bay Nguyễn soái kỳ
8.    Bên đường bô lão án bày ngát hương
9.         Chúc câu vạn thọ vô cương
10.    Kỳ khai đắc thắng  trên đường viễn chinh
11.         Trống Tây Sơn  nhịp quân hành
12.    Giục lòng trai trẻ tử sinh coi thường
13.         Chẳng hề ngại gió e sương
14.    Ra đi khai mở con đường tương lai
15.         Làm trai thật đáng nên trai
16.    Anh đi núi đổ bóng dài trông theo
17.         Anh đi mầu mỡ đất nghèo
18.    Rừng thiêng nước độc truông đèo xông pha
19.         Anh đi dẹp hết can qua
20.    Biên thùy mở rộng âu ca muôn đời
21.           Đi cho trăm họ tốt tươi
22.    Cho nghìn năm vẫn nhớ người ra đi
23.           Dặm dài rợp bóng tinh kỳ
24.    Chia tay lệ nhỏ tràn ly rượu Bàu
25.         Ly này bằng hữu chúc nhau
26.    Ly này Mẹ rót để cầu phúc con
27.         Ly này gạt giọt lệ son
28.    Chàng lo tròn việc nước non thiếp chờ
29.         Anh đi biết có bao giờ
30.    Thấy trong ánh mắt ngây thơ tiễn hành
31.          Điều gì như tiếng yêu anh
32.    Của người em nhỏ tóc xanh ngại ngần
33.           Hỏi từ dấy cuộc phong trần
34.    Một vầng trăng đã mấy lần chia đôi??
35.         Kẻ vui lấp biển vá trời
36.    Người buồn mái lá một thời héo hon
37.         “Tiếng ai than khóc nỉ non
38.    Vợ chàng lính thú trèo hòn Cù Mông”
39.         Tiễn chồng gánh nợ non sông
40.    Nửa lòng kỳ vọng nửa lòng tái tê
41.          Ra đi làm cuộc trở về
42.    Tử sinh chàng chịu lời thề thiếp mang…..
*****

Và trên bước đường chinh chiến, trong trái tim của những chàng chiến sĩ trẻ Bình Định, dày dạn phong sương, đẫm nét kiêu hùng đó, không chỉ mang nặng mối tình quê hương mà còn mang theo cả bóng dáng của những cô thôn nữ miền Nam dịu hiền chất phát:

…Anh về nhớ gái Gò Công
Nhớ đàn nhạn trắng nhớ đồng lúa thơm
Nhớ câu hò những chiều hôm
Tóc thề cô lái gió nồm nhẹ bay
Cho dù biển bắc trời tây
Thì anh cũng trở về đây thăm nàng…

Họ cũng đã để lại trong tim của bao cô thôn nữ miền Nam những nỗi niềm yêu thương , mong ước…

“…Anh về bình định đàng ngoài
Biết anh có nhớ đến người đàng trong
Uớc gì thống nhất non sông
Hai ta nối sợi tơ hồng xa xôi”
“Người yêu xin hứa với người
Ta theo Nguyễn Huệ diệt loài cường gian
Chừng nào quốc thái dân an
Thì ta trở lại cùng nàng xe duyên”…

Nhưng, chiến tranh bao giờ cũng để lại những hình ảnh vừa hùng tráng vừa bi thương. Lẫn lộn trong những chiến tích huy hoàng kia còn có bao nhiêu chuyện hợp tan, vui buồn và tang tóc của những cuộc tình, trai Bình Định – gái miền Châu Thổ, mà cho đến nay, nỗi đau thương còn đọng lại trong dòng nhạc xót xa làm xúc động lòng người.

Mời các bạn thưởng thức nhạc phẩm thứ 2 viết cho Trường thi Hòn Vọng Phu:   CHUYỆN TÌNH NGƯỜI CHIẾN BINH qua tiếng hát của nữ ca sĩ Băng Tâm.

 

http://www.youtube.com/watch?v=FxeJFsavLi8

 

Trường thi Hòn Vọng Phu sắp ra đời, rất mong sự đón nhận của tất cả bạn bè thân hữu và độc giả gần xa. Xin chân thành cảm tạ.

Vũ Thanh.


[1] Vạn thọ vô cương: Sống lâu muôn tuổi, không có gì ràng buộc, đe dọa trong vấn đề sinh tử.

[2] Kỳ khai đắc thắng : Trước khi ra quân đánh trận thường có lễ tế cờ, mở cờ . Chúc thắng trận.

[3] Trống Tây Sơn: Bài trống đã được Ba anh em Tây Sơn sáng chế ra để luyện quân. Trống gồm ba hồi: Xuất quân, Xung trận- Công thành và Khải hoàn. Đặc biệt nhất là không có hồi thu quân có lẽ vì quân Tây Sơn chưa hề phải bại trận rút luị . Bộ trống gồm 17 trống lớn nhỏ đủ cỡ, nhưng chỉ có một người đánh. Người đánh dùng hai tay đánh 12 trống còn 5 trống thì đánh bằng đầu  . Bài trống trận vẫn còn lưu truyền đến nay, thường được các võ sĩ Tây Sơn biểu diễn ở đền thờ Vua Quang Trung tại Tây Sơn, Bình Định.

[4] Rượu Bàu: Tức rượu Bàu Đá. Rượu được sản xuất tại làng Cù Lâm xã Nhơn Lộc huyện An Nhơn, Bình Định, được mệnh danh là “Đệ Nhất Danh Tửu” của Việt Nam. Tương truyền trong thời loạn lạc cuối đời Trần đầu nhà Hồ, có một kẻ sĩ, và một hào kiệt sa cơ vì chán cảnh nồi da xáo thịt đã lên đường Nam du và dừng chân ở đất này kết giao với một hào kiệt bản xứ. Họ sống thanh nhã làm bạn với trăng thanh gió mát câu thơ cuộc rượu cung đàn. Từ đó họ đúc kết hai nền văn hóa Việt Chàm mượn gạo trắng nước trong đặc chế ra loại rượu tuyệt hảo để tiếp đãi bạn hữu bốn phương. Họ đã mượn danh bàu nước trong vùng tên Bàu Đá mà đặt tên cho loại danh tửu này. Từ đó dân trong vùng học theo lối đặc chế này sản xuất rượu Bàu Đá ngày càng nhiều và danh vang khắp nơi .

[5] Đèo Cù Mông: Đèo đi qua vùng núi Dương An thuộc dãy Nam Sơn chia cách ranh giới hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Những cuộc xuất quân Nam chinh của Nguyễn Huệ qua đèo Cù Mông đã lưu lại trong lịch sử dân tộc những giọt lệ bi hùng như hai câu ca dao trên. {jcomments on}

0 thoughts on “Phạm Thiên Thư và Hòn Vọng Phu

  1. Gấu Trúc

    Gấu Trúc cũng để lại một mấu tình biết ngừ ta có chờ mình hông ?
    hay phản bậu rầu!

    Reply
  2. Ổi Sẻ

    Ổi Sẻ rất thích đọc thơ Vũ Thanh, thơ luôn kèm chú thích vừa hay vừa rỏ ràng minh bạch.

    Reply
    1. Võ Thanh Quang

      Cảm ơn Gấu Trúc, Gấu Mẹ, Gấu Con, Lang Thang và Ổi sẻ đã đọc bài và chia xẻ cùng VT. Chúc các bạn vui vẻ cuối tuần.

      Reply
  3. Lệ Ni

    Anh đi biết có bao giờ
    Thấy trong ánh mắt ngây thơ tiễn hành
    Điều gì như tiếng yêu anh
    Của người em nhỏ tóc xanh ngại ngần
    Cổ thi mà rất trẻ trung thật tài hoa .

    Reply
  4. nguyentiet

    Nghe bài hát CHUYỆN TÌNH NGƯỜI CHIẾN BINH nhiều lần vẫn thấy hay . Giọng ca sĩ trầm ấm ,trữ tình.

    Reply
    1. HOANGKIMCHI

      nguyentiet nói rất chính xác, chị cũng nghe bài hát Chuyện tình người chiến binh hay quá.

      Reply
      1. Võ Thanh Quang

        Cảm ơn nguyentiet và Kim chi. Bài hát này VT viết trong một trường hợp khá lý thú. Số là hôm đó đang ngồi tiêc ngẩn tiếc ngơ cây Bonsai vừa bị héo chết, VT bỗng lẩm nhẩm câu “ngày nào cây còn xanh giờ sao tàn úa héo hon như dáng nàng”. Thế là một giai điẹu thành hình, VT chạy vội vào cây đàn, đàn tới đàn lui giai điệu đó và rồi cả bài hát được viết xong trong ngày dựa theo cốt chuyện và ý thơ của HVP. Nghe hai người tán thưởng,vậy là cây bonsai chết đi cũng được đánh đổi rồi. chúc 2 bạn vui khỏe.

        Reply
  5. Kiều Thanh

    Vũ Thanh ơi! trường thi thì tăng giá trị cho tác giả nhưng KT vẫn thích đọc dạng thơ kiểu “con suối “

    Reply
    1. Võ Thanh Quang

      Vậy thì VT sẽ viết thên nhiều con suối, dòng sông và biển cả để Kiều Thanh đọc nghen. Chúc vui .

      Reply
  6. Dạ Lan

    Hỏi từ dấy cuộc phong trần
    Một vầng trăng đã mấy lần chia đôi??
    Kẻ vui lấp biển vá trời
    Người buồn mái lá một thời héo hon
    Không còn diễn tả nào sâu sát hơn.

    Reply
  7. Nai Anh

    Hớ hớ hớ Vũ Thanh wen tàn đại thi sĩ nẫu tiếng hổm thì Du Tử Lê
    giới thiệu nay thì Phạm Thiên Thư tài wá.

    Reply
  8. Thu Thủy

    Ai về nghe lại lời ru
    Tiếng huyền cầm vẫn thiên thu nhớ người
    Xin được cùng cảm nhận với thi sĩ Động hoa vàng đã trích hai câu thơ thật hay của Vũ Thanh trong lời bạt cho Hòn Vọng Phu , là nhà thơ của Bình Định thân yêu cái tên Vũ Thanh không xa lạ với Hương
    Xưa với những câu thơ lục bát trong sử thi, trường thi:
    Muôn dân náo nức đợi chờ
    Đoàn quân đi mở cõi bờ Nam phương
    Một đoàn vượt sóng trùng dương
    Một đoàn khai mở lối mòn rừng hoang
    Chiến tranh bắt đầu bằng những đoàn quân dặm ngàn san bạt, ra đi trong tiếng quân ca tử sinh sá gì , phải chăng :
    chí làm trai dặm nghìn da ngựa
    gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
    [ CPN ]
    Những người con ưu tú đã ra đi và sau lưng họ là hậu phương mắt đỏ mong chờ :
    Anh đi biết có bao giờ
    Thấy trong ánh mắt ngây thơ tiễn hành
    Điều gì như tiếng yêu anh
    Của người em nhỏ tóc xanh ngại ngần
    Chưa hóa thành đá nhưng mà cái cảnh kẻ ở người đi đã được phác họa bằng một bức tranh buồn
    Chinh phu hề ! Chinh phu hề !chinh phụ đau thương …

    Reply
  9. Tha Nhân

    Trường thi được thai nghén từ 40 năm về trước.Dù phải bôn ba nơi đất khách quê người Vũ Thanh vẫn không quên hướng lòng mình về nơi chôn nhau cắt rún.Nơi đó có đôi mắt người xưa, có người con gái chung thủy, bồng con chờ chồng đến hóa thành đá,muôn đời đứng đợi.Một chuyện tình dân gian cảm động.Trường thi viết rất công phu với sự đầu tư công sức,thật xứng đáng được lưu truyền cho thế hệ mai sau.

    Reply
  10. Võ Thanh Quang

    Bạn tui lúc nào cũng muốn cho tui lên mây xanh. Phải chi cậu về trễ một tí thì vui biết mấy. Vui vẻ nghen.

    Reply
  11. Phượng

    Trống Tây Sơn nhịp quân hành
    Giục lòng trai trẻ tử sinh coi thường
    Chẳng hề ngại gió e sương
    Ra đi khai mở con đường tương lai
    Đích thực Hòn Vọng Phu nầy ở Bình Định rồi , cám ơn Vũ Thanh niềm tự hào của quê hương .

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.