Tiếng pháo reo hò, nhạc réo vang,
Giao thừa rộn rã khắp thôn trang,
Mừng Xuân ngõ trước, cây nêu đỏ,
Đón Tết nhà trong, chậu cúc vàng!
Nội ngoại gần xa về tụ họp ,
Bà con hàng xóm đến rình rang,
Đầu năm ước nguyện, dân thôi khổ,
Vạn sự an lành, phước đại sang !
San Jose, tháng 0/08/2012
Mai Hoài Thu{jcomments on}
XƯỚNG: ĐẦU NĂM ƯỚC NGUYỆN
Tiếng pháo reo hò, nhạc réo vang,
Giao thừa rộn rã khắp thôn trang,
Mừng Xuân ngõ trước, cây nêu đỏ,
Đón Tết nhà trong, chậu cúc vàng!
Nội ngoại gần xa về tụ họp ,
Bà con hàng xóm đến rình rang,
Đầu năm ước nguyện, dân thôi khổ,
Vạn sự an lành, phước đại sang !
San Jose, tháng 01/08/2012
Mai Hoài Thu
HỌA:
CHÚC TẾT.
Xuân ca khắp chốn hát lừng vang,
Thiếu nữ du xuân phấn điểm trang,
Ngõ trúc thêm xinh đào đỏ thắm,
Đường làng thêm đẹp cội mai vàng,
Bà con rối rít cầm tay chúc,
Cô bác chuyện trò bắp nổ rang,
Năm cũ qua rồi bao vất vả,
Chúc nhau năm mới đổi đời sang.
Saigon,10/01/2012.
Khảo Mai.
Khảo Mai mến. Anh xin phép được góp ý với em về luật thơ Đường. Hai vế đối của Thực và Luận phải rất chỉnh về văn phạm chưa kể về luật Bằng Trắc của từng Từ trong vế đối. Có nghĩa là trong câu đối Danh từ phải đối bằng danh từ,Tĩnh từ,Động từ,Trạng từ cũng vậy. Nếu không nó mất hay và thiếu vững vàng trong khi họa. Như những Từ trong bài họa của em sau đây.Từ THÊM đối THÊM không có nghĩa khác. Từ CẦM TAY, Cầm là động từ,tay là danh từ, mà đối lạ là BẮP NỔ,bắp là danh từ đối với cầm là động từ sao được. Cũng như Đỏ là tĩnh từ đối với Mai là danh từ như vậy là chưa chỉnh.
Thơ Đường luật rất khó không phải ai cũng chơi được và muốn làm là làm đâu. Ngày xưa các cụ ta mỗi lần xướng họa thơ Đường thường đốt Trầm lên cho thơm rồi mới xướng, họa. Nó thanh cao như thế nhưng cũng rất khó.Vì vậy đã được Unesco công nhận là di sản Văn hóa phi vật thể. Anh dại dột đã phân tích bài thơ của em, nếu có gì sơ xuất xin em lượng thứ. Chúc em luôn khởi sắc nhé.
Lâu nay không thấy anh cứ tưởng anh bị bệnh chứ!
Trần kim Loan mến. Cám ơn em đã hỏi thăm anh. Anh lúc này khá bận rộn nên ít ghé vào Hương Xưa. Nếu có bài của em mà không thấy Comment thì cũng thông cảm. Chúc em luôn tươi trẻ và yêu đời nhé.
Kính anh nguyencantu!
Trước tiên em kính chúc anh luôn được nhiều sức khỏe và hạnh phúc.
Được anh góp ý em rất vui và xin cảm ơn anh.
Em biết là đối của các câu thực và luận ngoài việc chỉnh về luật bằng trắc thì phải chỉnh về văn phạm nghĩa là danh từ đối với danh từ , tỉnh từ đối với tỉnh từ…..Và em cũng đã làm nhiều bài đường thi kiểu vậy.
Trong thi đàn những lúc xướng họa thì em cũng có đọc được comment của nhiều người,em xin trích dẫn ra đây để rộng đường góp ý: đây là comment của người bạn thơ tên là HáLu.
” Hà Lu Tại hạ vưà ngủ dậy bài thơ hoạ xong thì ngủ thiếp đi. Trong làng thơ đường anh thích chú Phước Bạch nhất. Bài hoạ nào chú cũng kiên trì bám theo vần cuả bài xướng là đều anh rất tương đằc, chứng tỏ chú rất thông minh, thơ chú có hồn, duyên ý là điều tối quan trong sau đó mới phép đối và niêm luật. Thơ chỉ chú trọng vào đối như ngô đối sắn hay cua đối tép theo anh cũng nên vất đi vào sọt rác. Vì thơ phải nói lên một tâm sự gì đó và nhiều ẩn ý bắt ta phải suy tư phải không chú Bạch?.”
Và em thấy anh Hà Lu góp ý cũng hay nên đôi khi cũng muốn làm đối ý cả câu để người đọc tự hiểu và suy tư.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn lời góp ý của anh NCT.
Cám ơn em đã hồi đáp. Thơ Đường luật không ai được phép cách tân. Nếu cách tân còn gọi là LUẬT làm gì? Cái tên HáLu em trích dẫn anh chưa nghe tiếng bao giờ. Đến nhà thơ Đường luật nổi tiếng Việt Nam trong thời đại Thơ Mới đó là Thi Sĩ QUACH TẤN cũng chưa dám cách tân như HáLú. Tất cả thể loại thơ đều có thể cách tân hoặc mang Tân hình thức nhưng đối với thơ Đường luật thì tuyệt đối không. Unesco chỉ chấp nhận những bài thơ đúng niêm luật chứ không bừa bãi. Nếu em không đồng ý những phân tích của anh thì em cứ việc sáng tác theo suy nghĩ của mình không ai có quyền ngăn cản. Chúc em vui.
Đối ý: Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải “đối” nhau và hai câu 5, 6 cũng “đối” nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) nhưng bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ; danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh; trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh… Nếu một bài thơ Đường mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì bị gọi “thất đối”.
Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà,2
“Lom khom” đối với “lác đác” (hình thể và số lượng – thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), “dưới núi” đối với “bên sông” (vị trí địa hình), song nếu nối hình ảnh hai câu trên “lom khom dưới núi” và “lác đác bên sông” thì vì một câu diễn tả về cảnh động, còn một câu diễn tả về cảnh tĩnh, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm “lom khom” chỉ dáng người của câu trên, và “lác đác” chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: “tiều vài chú” đối với “chợ mấy nhà” (đối lập về số lượng và tĩnh/động)…..
( Theo Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia )
Xin đính chính là : HÀ LU
Hai bài XƯỚNG ,HỌA của hai nhà thơ đường đều rất hay ! bài họa của Khảo Mai hay lắm ! Một bức tranh ngày tết nơi làng quê VN rất đẹp rất êm đềm ,mọi người đang vui vẻ rối rít chúc nhau thật nồng ấm trong phong tục ngày tết đã lâu đời….rất hay!
Mình thấy hai bài xướng họa đều hay cả. Chỉ có 8 câu thất ngôn bát cú mà 2 nhà thơ đã minh họa đầy đủ cảnh đón Tết vui xuân ở nước ta. Thật là tài tình!Nói không phải chứ anh nguyencantu còn câu nệ về luật lệ quá.Nói như anh chắc chỉ có các cụ nho xưa mới có thể làm hoàn chỉnh được, còn thi sỹ bây giờ có lẽ phải bó tay.com.Thân ái!!!
Xướng và họa đều hay đều diễn tả mùa xuân quá đẹp.
Thơ hay đọc những tranh luận càng mở mang kiến thức.
Cám ơn Khảo Mai và Mai Hoài Thu đã cho đọc những vần thơ đẹp .
Xướng và họa tuyệt vời.
Chị Thu xướng hay , chị Mai họa hay , anh Tử luận hay .Cám ơn tất cả
Xướng và họa đều hay hết ý .
Cả hai bài thơ Xướng và Họa đều rất hay.
Cảm ơn MHT & KM rất nhiều.