Rồng … có thực không ?

 

Rồng được tương truyền là con vật huyền hoặc…do trí tưởng tượng của con người phác vẽ ra và rồi nó được biến thành huyền thoại.

Không biết có ai đã dám chấp nhận thực hiện câu thách thức này chưa ? – “Đố bạn vẽ một con vật mà bạn chưa từng thấy trên trái đất này.”

Ta nhìn lại “con rồng lộn” được thêu trên áo gấm bào của vua hoặc … trên các mái chùa, đình hay các con rồng trong các đám múa lân … trên đường hoa Nguyễn Huệ vào dịp Tết Nguyên Đán … thật khó hình dung có con vật nào trên địa cầu này kỳ quái như vậy: thân mình gãy khúc từng mắt gắn liền nhiều đoạn với nhau và cứ mỗi đoạn lại có chân bên dưới !

Nhiều giả thiết cho rằng “nó” là biến thể của “rắn” ….nhưng rắn nào có chân hay thân mình từng đoạn gãy khúc như củ gừng vậy ? Bảo “nó” biến dạng từ “cá sấu”…cá sấu có một thân chứ có nhiều mắt khúc đâu.

Lịch sử nhắc nhở ta nhớ lại thời “cổ”, người Việt có tục vẽ hay xâm trên người mỗi khi xuống biển (bắt cá) để “con thuồng luồng” (dưới nước) tưởng nhầm là bà con họ hàng nên không bị hại.

Có khi nào tổ tiên chúng ta khi xuống biển đã thấy “con rồng” rồi về mô tả lại và các nghệ nhân phác họa ra dăm ba nét vẽ cách điệu…thành ra “con rồng” ngày nay chăng ? Khi vẽ, nghệ sĩ bỏ bớt một số chi tiết không cần thiết, chỉ giữ lại cái nét chính tức cái hình dáng như một cách mô phỏng hơn là tả chân. Và dầu có muốn cho giống y-hệt cũng đâu phải dễ…vì họ khắc trên đá !

Người Việt cổ chúng ta gốc gác từ đâu ? Có phải từ vùng Nam Đảo của Thái Bình Dương không ? Môn cổ sử bây giờ đa số xác nhận người Việt cùng phả hệ với các chủng tộc Nam Đảo (xét về ngôn ngữ, nhân chủng hoc, văn hóa và cả AND) , tức khu vực Úc, Tân Tay Lan …cho đến tận vùng quần đảo Polynésie (một quần đảo có hơn 40.000 năm văn minh, sớm hơn Ai Cập hay Mesopotamie (lưỡng hà) 30.000 năm trước [theo UNESCO]

Và trong vài thập kỷ vừa qua, các nhà hải dương học đã khám phá ra trong vùng Nam Australia và New Zealand có loài “Leafy Sea Dragon” (rồng biển lá) thường gọi tắt là “Sea Dragon = Rồng Biển” sống dựa vào các rặng san hô. Sea Dragon này chỉ sống cách mặt nước vài chục mét chứ không sâu tận đấy biển (500 hay cả ngàn mét). Khả năng con người có thể lặn tới và tiếp xúc được.

Con rồng biển này không khác chi con rồng lộn của chúng ta…tàu ! Rồng biển thân mình tối thiểu cũng bốn năm khúc cho đến bảy tám khúc…kéo dài từ lớn tới nhỏ dần từ đầu đến đuôi…không kể cái đầu to chần dần với cái miệng toác hoác…khác chăng là trên thân mình có cành lá (leaf) mà họa sĩ ngày xưa đã tiết giảm…cách điệu cho dễ khắc lên đá. Đầu rồng, thân rồng, đuôi rồng lộn của chúng ta như một phiên bản của rồng biển. Giống không chê vào đâu được!

Trí tưởng tượng của con người khá bay bổng…nhưng chắc không bay khỏi cái kinh nghiệm.

Và “tại sao rồng lại được hàng vua chúa tôn lên làm một biểu tượng quyền uy và linh thiêng ?”

“Quyền uy hay linh thiêng” chắc là có sau khi “nó” đã được khám phá…nghĩa là nó đã được truyền tụng và phổ biến; khi ấy “vua” (tù trưởng) đầu tiên nào đó thích một hình tượng đặc biệt không giống một loài chim hay cá nào. Vì loài nào cũng có những con tương cận, còn con rồng biển này thì không có loài giống lai. Con “cá ngựa” chỉ có một thân mình một đốt…ngắn và nhỏ, không cùng chủng (hay hình dáng giống) với con rồng biển độc đáo này. Chính cái đặc biệt độc đáo này mà nó được chọn và được thêu dệt thành con vật linh thiêng. Linh thiêng với người xưa chỉ có nghĩa là “độc đáo” + “đặc biệt” chứ chẳng có giá trị về mặt tâm linh hay linh ứng gì ! Nó chỉ có giá trị trang trí hơn là gắn liền với một niềm tin. Không có đền thờ rồng và mê tín vào rồng ! Múa lân chứ không phải múa rồng…rồng chỉ là vai phụ.

Tôi tin rằng “rồng” là một loài cá có thực đã được các nhà khoa học phát hiện trong vùng Nam Australia này…và từ xa xưa nó cũng đã được tổ tiên chúng ta (rất xa) biết được và các thế hệ sau tiếp tục thần thoại hóa rồi trở thành huyền thoại cho đến ngày nay thành huyền hoặc !

Mời các bạn xem Video về loài “RỒNG” này mà các nhà hải dương học gọi là “LEAFY SEA DRAGON”:

Video http://www.youtube.com/watch?v=DuI4ncViU4Y

{jcomments on}

Leave a Reply

Your email address will not be published.