Trầm Ngâm

Đi giữa vườn sa kê
Sao mà xanh biếc thế
Chiếc lá trầm ngâm kể
Về một thuở ngày xưa
Ngày ấy tôi ngây thơ
Sa kê còn non lắm
Lá như  bàn tay thắm
Vuốt ve dịu dàng tôi
Lúc ấy tôi chơi vơi
Chỉ cao hơn một tí
Bây giờ cây cổ  thụ
Sao vẫn xanh ngời ngợi
Vậy mà bây giờ tôi
Trên đầu hai thứ tóc
Cây ơi! Cây xanh biếc
Nhớ cho tôi theo cùng
.{jcomments on}

0 thoughts on “Trầm Ngâm

    1. Lê Khánh Luận

      Bạm Phạm Quy Nhơn ạ, Khánh Luận rất yêu quê hương, yêu thiên nhiên và yêu con người. Nên cây Sa-Kê thuộc một trong những phạm trù yêu của Khánh Luận. Khi nhìn cây Sa Kê lớn lên, liên hệ với tuổi thơ của Khánh Luận tự dưng một sự liên quan thân thiết và cảm xúc hình thánh ý thơ. Cảm ơn bạn đã thưởng thức.

      Reply
  1. Quốc Tuyên

    Thời gian trôi, cây lá mãi xanh tươi mà mình thì
    Trên đầu hai thứ tóc
    Và lòng thì cứ muốn như cây kia mãi mãi tươi xanh
    Cây ơi! Cây xanh biếc
    Nhớ cho tôi theo cùng.
    Hay lắm anh Luận ui!

    Reply
    1. Lê Khánh Luận

      Cảm ơn Quốc Tuyên. Để tâm hồn được trẻ trung, anh nghĩ mình cũng đang xanh tươi phơi phới như Sa Kê, vì Sa Kê là bạn của anh mà.

      Reply
      1. Lê Khánh Luận

        Cảm ơn chị Camtucau đã thưởng thức bài thơ đơn giản mộc mạc của tình bạn Sa Kê với Khánh Luận.

        Reply
  2. Cu Khỉ

    Có phải người Nhật dùng cây Sa Kê để làm rịu SaKe hông anh Luận ?
    Cu Khỉ thèm rượu SaKe wá chừng lun 😀

    Reply
    1. Hương Xưa

      Bạn Cu Khỉ thân mến !
      Cây Sa Kê nầy không phải làm rượu Sa kê nhưng cũng có nhiều công dụng , mời bạn xem công dụng của cây Sa kê :

      Sa kê còn có tên gọi là “cây bánh mì”, tên khoa học là Artocarpus altilis, thuộc họ dâu tằm. Sa kê được trồng nhiều ở Malaysia và các đảo ở Thái Bình Dương, trong nước được trồng nhiều ở phía Nam.

      Bộ phận có thể dùng trong y học gồm, rễ, lá, vỏ và nhựa cây. Theo Đông y, rễ sa kê có tính làm dịu, trị ho; vỏ có tác dụng sát trùng; lá có công dụng tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu.

      Ở một số nước, rễ sa kê dùng trị bệnh hen và các chứng rối loạn dạ dày, đau răng, bệnh về da; vỏ cây sa kê dùng trị ghẻ; nhựa cây được dùng pha loãng trị tiêu chảy và lỵ; còn lá sa kê tươi thì được dùng với lá đu đủ tươi, giã với vôi để đắp trị nhọt. Trong nước, dân gian dùng lá sa kê chữa phù thủng, viêm gan vàng da bằng cách nấu lá tươi để uống. Ngoài ra, theo lương y Nguyễn Công Đức (giảng viên khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược, TP.HCM) lá sa kê phối hợp với một số vị thuốc khác sẽ trị được một số bệnh sau:

      1. Trị bệnh gút (thống phong) và sỏi thận

      Dùng lá sa kê tươi (2 lá – độ 100 gr), 100 gr dưa leo và 50 gr cỏ xước khô, để nấu nước uống trong ngày.

      2. Trị tiểu đường týp 2

      Lấy 2 lá sa kê tươi (100 gr), 100 gr trái đậu bắp tươi và 50 gr lá ổi non. Tất cả để chung nấu nước để uống trong ngày.

      3. Chữa viêm gan vàng da

      Dùng 100 gr lá sa kê tươi, 50 gr diệp hạ châu (chó đẻ) tươi, 50 gr củ móp gai tươi và 20 – 50 gr cỏ mực khô. Tất cả để chung, nấu nước để uống trong ngày.

      4. Trị chứng huyết áp cao dao động

      Dùng 2 lá sa kê vàng vừa mới rụng, 50 gr rau ngót tươi và 20 gr lá chè xanh tươi. Để chung nấu nước uống trong ngày.

      * Nguồn http://my.opera.com/Ixij/blog/2006/11/07/tac-dung-tri-benh-cua-cay-sake

      Reply
      1. Hương Xưa

        Và đây là cách làm rượu Sa kê của người Nhật

        Rượu sa-kê được làm từ loại gạo, nấm koji và trải qua một thời gian ủ rượu lâu dài. Gạo sẽ được xay thật trắng và đem hấp. Nấm koji đóng vai trò rất quan trọng để có một mẻ rượu sa-kê ngon. Người ta chuyển hóa cơm thành đường nhờ vào nấm koji. Tiếp taltheo đó là cả một quá trình công phu với các bước thực hiện tỉ mỉ dựa trên kinh nghiệm truyền thống cùng phương pháp khoa học hiện đại. Làm rượu sa-kê đòi hỏi rất nhiều thời gian cũng như sự khéo léo và lòng kiên nhẫn.
        Để đánh giá từng loại rượu sa-kê, người Nhật thường dùng các tiêu chuẩn về độ ngọt, độ nguyên chất của chúng. Người ta chia hương vị rượu sa-kê thành các mức chính như: Tanrei là vị thơm ngon, Nojun uma-kuchi là vị đậm đà và mạnh…
        Rượu sa-kê có nhiều mùi vị khác nhau phù hợp với khẩu vị riêng của từng người và thích hợp với mọi loại bữa ăn. Ở mỗi vùng của Nhật Bản lại tùy vào khí hậu, đặc điểm tự nhiên cũng như phong cách ẩm thực của địa phương mình mà phát triển nên những loại rượu sa-kê riêng.
        Nguồn :http://www.duhocnhatban.edu.vn/hoi-dap/55-van-hoa-nhat-ban/156-thuong-thuc-huong-vi-ruou-sake.html

        Reply
        1. Cu Khỉ

          Cảm ơn HX nhiều, hôm nào Cu Khỉ sẽ làm rượu Saké để dành uống và mời chị TSN uống nữa dó 😀

          Reply
          1. Bích Ngâu

            Cu Khỉ ui ! chị TSN chỉ thik uống Sa Kê dí Cỏ Úa dà Cỏ Hồng thui , Cu Khỉ bị gài số de rùi .

    2. Lê Khánh Luận

      Cảm ơn Hương Xưa đã giúp Khánh Luận trả lời cho Cu-Khi về các công dụng của Sa Kê thật hay. Khánh Luận có nghĩ đến,nhưng chưa đầy đủ. Bài trả lời của HX thật đầy đủ, ta nên để ý tranh thủ những mặt công dụng của SK mà bồi bổ sức khỏe.

      Reply
    1. Lê Khánh Luận

      Cảm ơn bạn Meocon đã thưởng thức bài thơ về tình bạn mộc mạc của SaKe và anh Khánh Luận.

      Reply
  3. Kim Chi Hoàng

    Ngày ấy tôi ngây thơ
    Sa kê còn non lắm
    Lá như bàn tay thắm
    Vuốt ve dịu dàng tôi
    Lúc ấy tôi chơi vơi
    Bạn hiền của mình giàu tưởng tượng ghê, đến lá sa kê cũng dịu dàng vuốt ve nhà thơ thích ghê nhỉ 🙂 😆 😀
    Bài thơ nhẹ nhàng dễ thương như tác giả, có điều Lê Khánh Luận còn thêm “địp chai” nữa hihihi, cám ơn bạn hiền & chúc vui KL nhé.

    Reply
    1. TRANKIMLOAN

      Ý mình cũng giống như KC dzậy! nhà thơ giàu tưởng tượng wá! tưởng tượng lá sakê như bàn tay em vuốt nhẹ….mà tâm hồn chơi vơi….bó tay với tâm hồn thi sĩ, muốn sao cũng được ,cũng dễ thương ,cũng tuyệt vời….& cũng hay vô cùng!Chúc bạn hiền cứ thế,cứ lãng mạn ….mà đời thêm dzui nhé!

      Reply
      1. Lê Khánh Luận

        Lời bình của bạn Kim Loan hay quá. Lúc này hai bạn hiền thường thức, đồng cảm, chia sẻ vời mình khá sâu sắc, làm mình cảm động quá.

        Reply
    2. Lê Khánh Luận

      Cảm ơn bạn Kim Chi Hoàng đã thưởng thức chia sẻ những tình cảm giữa Sa Kê và Khánh Luận.

      Reply
  4. Bạch Xuân Lộc

    Ông anh này đang sợ hãi vì:
    “Trên đầu hai thứ tóc
    Cây ơi! Cây xanh biếc”
    rồi muốn làm cây phải khg?
    Chúc anh như ý.

    Reply
    1. TRANKIMLOAN

      Tại sao không post nhạc tại HX như các tác giả khác,mà phải bắt bạn bè qua cuongde.org để nghe….thật vô lý đó tác giả ơi! không có chuyện đó đâu ! không ai phải khổ công như thế! yêu cầu tác giả phải đăng nhạc tại HX cho mọi người đều thưởng thức nhé!

      Reply
  5. Hoa Tím

    Ngày ấy tôi ngây thơ
    Sa kê còn non lắm
    Lá như bàn tay thắm
    Vuốt ve dịu dàng tôi
    Lúc ấy tôi chơi vơi
    Chỉ cao hơn một tí
    Bạn sake dễ thương quá anh há!

    Reply
  6. nguyentiet

    Hôm nay em mới đọc được bài thơ Trầm Ngâm của anh Luận. Càng ngày thơ anh càng hay.Trí tưởng tượng phong phú quá anh Luận ơi! Chúc mừng anh.

    Reply
    1. Lê Khánh Luận

      Cảm ơn Tiết đã thưởng thức bài thơ. Cả anh em đều tiến lên, là anh thấy vui rồi.

      Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.