Dưới thời Việt minh ( chữ tắt của Việt nam Độc lập
đồng minh hội ) cha tôi dù chỉ đậu Sơ học yếu lược nhưng là người có
bằng cấp tân học cao nhất trong làng đã phụ trách dạy bình dân học vụ
cho bà con quê tôi. Lớp học được tổ chức trong đình làng. Học sinh
khoảng hơn 30 người đủ hạng tuổi bao gồm có các o, các chú bác nông
dân và một số trẻ con trong đó có tôi là học sinh nhỏ tuổi nhất. Chúng
tôi gò mình trên những tấm phản gổ được tháo ra kê làm bàn học bản chữ
cái rồi vàn xuôi, vần ngược…dưới ánh đèn dầu tù mù hằng đêm. Thế đấy
cha tôi nghiểm nhiên là thầy giáo đầu đời của tôi. Lớp học sau đó đã
gián đoạn vì chiến tranh đã lan đến quê tôi.
Năm 1949, hồi cư về thành phố Huế, ngay sau khi ổn định chỗ ở gần
cầu Thanh Long, Rue de Dong Ba ( đường Huỳnh thúc Kháng ngày nay), cha
tôi nghĩ ngay đến việc cho tôi đi học. Chả là lúc ấy tôi đã 8 tuổi
rồi.
Không phải đi đâu xa, ngay đầu ngõ có trường thầy Văn
công Tộ. Nói là trường nhưng thực chất chỉ là phòng khách nhà thầy,
học sinh gần hai chục đứa, những đứa lớn ngồi ở bộ trường kỹ kê ở
giữa nhà, một số đứa ngồi ở bộ bàn kề bên, còn tôi vào sau phải ngồi
trên tấm phản gỗ cùng một số bạn khác, khi viết phải gò lưng cúi khom
mình rất vất vả.
Cùng học với chúng tôi có chị Liên, chị thường bắt
nạt chúng tôi vì chị ỷ là con gái của thầy. Nhưng chị ấy có khuôn mặt
bầu bỉnh với đôi má lúm đồng tiền rất dễ thương nên ai cũng muốn làm
thân với chị . Học sinh nữ thứ hai là chị Gái em, con bác Ngữ. Chị có
mái tóc dài đen tuyền mượt mà , khuôn mặt trái soan với nước da trắng
sáng .Con nhà nông mà hai bàn tay của chị trông thật nuột nà. Còn các
bạn khác tôi không thể nhớ tên họ trừ 2 bạn khác cùng tên với tôi .
Khi đến lớp lần đầu, thầy hỏi : “ Trò tên gì? Trò ở đâu? “ Tôi đáp : “
Dạ con tên Thương, con ở gần chị Gái em của con.” Thầy đáp “ Trường
chúng ta đã có Thương A và Thương B vậy thầy đặt tên con là Thương Gái
” Tôi ngoan ngoản đáp “ Dạ “. Từ đó tôi có biệt danh Thương gái.
Mỗi buổi sáng chúng tôi được phân công luân phiên đến trường sớm,
quét dọn lớp học, rữa chiếc thau đồng, giặt khăn mặt để thầy rữa mặt
khi thức dậy. Với thầy, tôi bắt đầu học chữ cái, học vần, học đọc và
học toán cọng, toán trừ. Với thầy, tôi còn học được tấm lòng nhân ái,
thương yêu học trò như con đẻ và nhất là tính kỷ luật cao. Thầy luôn
luôn lên lớp đúng giờ, tận tâm giảng bài cho học sinh cho đến khi hiểu
được bài mới thôi.
Cùng với thầy Tộ, cha tôi là thầy dạy kèm tôi ở nhà. Cha tôi lượm các
bao đựng xi măng ở bệnh viện Huế, nơi cha tôi làm việc, đóng thành tập
rồi kẻ ngang bằng bút chì cho tôi tập viết. Bố tôi cũng dạy cho tôi
một số tiếng Pháp và cả chữ Hán. Chả là cha tôi đã học chữ Hán được
một số năm rồi mới chuyển sang tân học. Xong bằng sơ học yếu lược, cha
tôi phải ở nhà giúp bà tôi công việc đồng áng vì ông nội tôi qua đời,
nhà chẳng có ai để lao động nên việc học của cha tôi bị gián đoạn. Thế
nhưng ở thôn quê bấy giờ, học hành được thế cũng hiếm hoi, nhất là con
nhà nghèo như cha tôi. Cha tôi được chọn làm biện ( thư ký ) cho Họ
Đào và tất nhiên được miễn sai ( làm lao dịch ) trong làng.
Ngoài các chữ Hán trong Tam tự kinh, Cha tôi còn giảng cho tôi thế
nào là tam cương, ngủ thường, tam tòng, tứ đức, hiếu, nghĩa… của Nho
gia.
Thầy Tộ và cha tôi đã lần lượt qua đời ở tuổi bát tuần. Tôi không còn
dịp để nghe lời giáo huấn của thầy và cha nhưng những bài học đầu đời
của Thầy và cha luôn là kim chỉ nam và ảnh hưởng sâu sắc cho định
hướng cuộc đời tôi.
Xin thắp một nén tâm hương để tưởng nhớ đển các vị thầy đầu đời của tôi.
[ Trích “Kí Ức đời tôi ” ]
Pleiku chớm đông năm Tân Mão – 2011
cầu Thanh Long, Rue de Dong Ba ( đường Huỳnh thúc Kháng ngày nay), cha
tôi nghĩ ngay đến việc cho tôi đi học. Chả là lúc ấy tôi đã 8 tuổi
rồi.
Không phải đi đâu xa, ngay đầu ngõ có trường thầy Văn
công Tộ. Nói là trường nhưng thực chất chỉ là phòng khách nhà thầy,
học sinh gần hai chục đứa, những đứa lớn ngồi ở bộ trường kỹ kê ở
giữa nhà, một số đứa ngồi ở bộ bàn kề bên, còn tôi vào sau phải ngồi
trên tấm phản gỗ cùng một số bạn khác, khi viết phải gò lưng cúi khom
mình rất vất vả.
Cùng học với chúng tôi có chị Liên, chị thường bắt
nạt chúng tôi vì chị ỷ là con gái của thầy. Nhưng chị ấy có khuôn mặt
bầu bỉnh với đôi má lúm đồng tiền rất dễ thương nên ai cũng muốn làm
thân với chị . Học sinh nữ thứ hai là chị Gái em, con bác Ngữ. Chị có
mái tóc dài đen tuyền mượt mà , khuôn mặt trái soan với nước da trắng
sáng .Con nhà nông mà hai bàn tay của chị trông thật nuột nà. Còn các
bạn khác tôi không thể nhớ tên họ trừ 2 bạn khác cùng tên với tôi .
Khi đến lớp lần đầu, thầy hỏi : “ Trò tên gì? Trò ở đâu? “ Tôi đáp : “
Dạ con tên Thương, con ở gần chị Gái em của con.” Thầy đáp “ Trường
chúng ta đã có Thương A và Thương B vậy thầy đặt tên con là Thương Gái
” Tôi ngoan ngoản đáp “ Dạ “. Từ đó tôi có biệt danh Thương gái.
Mỗi buổi sáng chúng tôi được phân công luân phiên đến trường sớm,
quét dọn lớp học, rữa chiếc thau đồng, giặt khăn mặt để thầy rữa mặt
khi thức dậy. Với thầy, tôi bắt đầu học chữ cái, học vần, học đọc và
học toán cọng, toán trừ. Với thầy, tôi còn học được tấm lòng nhân ái,
thương yêu học trò như con đẻ và nhất là tính kỷ luật cao. Thầy luôn
luôn lên lớp đúng giờ, tận tâm giảng bài cho học sinh cho đến khi hiểu
được bài mới thôi.
Cùng với thầy Tộ, cha tôi là thầy dạy kèm tôi ở nhà. Cha tôi lượm các
bao đựng xi măng ở bệnh viện Huế, nơi cha tôi làm việc, đóng thành tập
rồi kẻ ngang bằng bút chì cho tôi tập viết. Bố tôi cũng dạy cho tôi
một số tiếng Pháp và cả chữ Hán. Chả là cha tôi đã học chữ Hán được
một số năm rồi mới chuyển sang tân học. Xong bằng sơ học yếu lược, cha
tôi phải ở nhà giúp bà tôi công việc đồng áng vì ông nội tôi qua đời,
nhà chẳng có ai để lao động nên việc học của cha tôi bị gián đoạn. Thế
nhưng ở thôn quê bấy giờ, học hành được thế cũng hiếm hoi, nhất là con
nhà nghèo như cha tôi. Cha tôi được chọn làm biện ( thư ký ) cho Họ
Đào và tất nhiên được miễn sai ( làm lao dịch ) trong làng.
Ngoài các chữ Hán trong Tam tự kinh, Cha tôi còn giảng cho tôi thế
nào là tam cương, ngủ thường, tam tòng, tứ đức, hiếu, nghĩa… của Nho
gia.
Thầy Tộ và cha tôi đã lần lượt qua đời ở tuổi bát tuần. Tôi không còn
dịp để nghe lời giáo huấn của thầy và cha nhưng những bài học đầu đời
của Thầy và cha luôn là kim chỉ nam và ảnh hưởng sâu sắc cho định
hướng cuộc đời tôi.
Xin thắp một nén tâm hương để tưởng nhớ đển các vị thầy đầu đời của tôi.
[ Trích “Kí Ức đời tôi ” ]
Pleiku chớm đông năm Tân Mão – 2011
{jcomments on}
Quí Thầy giáo dạy vỡ lòng của tôi trong đó có người là thân
sinh của mình anh thật may mắn .
Rất vui và cám ơn TD đã ghé thăm chúc mạnh khỏe nhé
À há , sao có biệt hiệu Thương Gái dúng một ngừ của Hương Xưa he he .
Hương xưa có Thương gái hở sao mình chưa gặp lần nào cám ơn Bích Ngâu rất nhiều
“Với thầy, tôi còn học được tấm lòng nhân ái,thương yêu học trò như con đẻ và nhất là tính kỷ luật cao. Thầy luôn luôn lên lớp đúng giờ, tận tâm giảng bài cho học sinh cho đến khi hiểu
được bài mới thôi.” Đây chính là cái TÂM của người Thầy. Em và có lẻ ai cũng kính trọng những người làm Thầy sống đúng với cái đạo làm Thầy như vậy .Anh may mắn và hạnh phúc lắm khi là học trò của chính cha mình.Chúc anh luôn vui khỏe và hạnh phúc.
Chúc cô giáo Tiết ngày nhà giáo vui nhiều nhen
“Thầy luôn luôn lên lớp đúng giờ, tận tâm giảng bài cho học sinh cho đến khi hiểu được bài mới thôi.”
Thầy giáo lúc nào cũng tận tụy hết lòng vì học trò anh hỉ .
Thầy giáo luôn luôn lên lớp đúng giờ dúng cô QT quá hé….
chúc mừng ngày nhà giáo và chúc cô Quốc Tuyên luôn mạnh khỏe vui tươi
Thật may mắn vì một trong những Thầy Giáo dạy vỡ lòng chính là vị thân sinh của mình .Cám ơn tác giả .
Cám ơn người khách Qua Đường, qua đường rồi đi luôn sao tiếc lắm
Hồi ức thật hay .Cám ơn anh .
Rất hân hoan được KT ghé thăm chuc KT hạnh phúc thật nhiều
Anh viết thật cảm động và hay .
Bài viết rất hay trong dịp 20/11 năm nay .
Chuyện của anh Đào Thương giống Khoua quá , mẹ của Khoua cũng là cô giáo dạy vở lòng đầu tiên cho Khoua . kính nhớ mẹ nhưng lại không viết được như anh .Chuyện thật cảm động để tri ân thầy cô giáo nhân ngày 20/11 .
Thật ý nghĩa khi được đọc hồi ức của Đào Thương vào ngày 20-11!
Bài viết của Thương Gái rất ý nghĩa.
Xin chúc Thương Gái sức khỏe và vui vẻ.
Cả một lớp học mà anh Thương nhớ có mình chị Liên “…chị ấy có khuôn mặt
bầu bỉnh với đôi má lúm đồng tiền rất dễ thương nên ai cũng muốn làm thân với chị …”
Bài viết rất hay và chân tình .
Bây giờ anh cũng nhà giáo rồi đó .
20/11 ngày hôm qua có vui không anh ?