Dòng sông tuổi thơ

Lại Giang

Cuối năm vừa rôi tôi có dịp về thăm lại dòng sông tuổi thơ ,nơi tôi đã
sống cách đây hơn 60 năm
Từ phía Qui Nhơn qua khỏi cầu Bồng Sơn rẽ về phía tay trái là con
đường mát rượi rợp bóng dừa Con đường này xưa là đất bùn bây giờ được

tráng nhựa sạch sẽ, chạy dọc bờ sông có hàng tre rủ bóng trông rất nên
thơ và hiền hoà. Đó là Trung Lương.  Khoảng 3 cây số đến bến đò Trung
Lương nơi mà ngày xưa tôi thường qua lại. Vào mùa nước lớn tôi qua sông
bằng đò ,mùa hè có cầu phao được làm ống tre ghép thành.
Nay có cầu treo nhỏ hẹp chỉ vừa một xe qua, ra giữa cầu tôi nhìn lên
phía thượng nguồn ,hai bên bờ sông vẫn là hai hàng tre già im lìm lấn
ra sông. Đi khỏi cầu, rẽ tay mặt khoảng 3cs :” Đây rồi núi Phú Văn! “.
Nhưng núi không còn như ngày xưa hoang sơ âm u huyền bí, phía trước
có một tảng đá lớn bằng phẳng, tương truyền rằng hồi ấy thường có ông
30 mươi ( cọp} mỗi chiều ra ngồi chơi.
Bây giờ cây cối xác xơ tiêu điều ủ rủ nhìn thấu suốt tận vào sâu, tảng
đá lớn cũng biến mất, tự nhiên tôi buồn, một nỗi buồn mênh mang xa
vắng thấm tận đáy lòng. Nơi đây ngày xưa mỗi lần đi mua hàng cho mẹ

về, tôi ngồi nghỉ chân. Cũng là nơi mà dạo ấy máy bay oanh tạc liên
miên, chúng tôi phải đi học từ 4giờ sáng, mỗi lần qua đây chúng tôi
thi nhau chạy thục mạng vì chúng nó dọa ma.
Thêm 2cs nữa là Hội yên.  Một chùm kí ức hiện về. Lúc ấy là những năm
1947-1954. Tuy bây giờ khác xưa tôi không còn định hướng được ngôi nhà
cũ ở khoảng nào  nhưng tôi nhớ rõ các gia dình tản cư, dân tứ phương
đến đây thuê đất, dựng nhà lập thành hàng quán, chợ chiều nhờ có xưởng
giấy ở gần.
Mẹ tôi bán hàng xén, tôi thường mua trứng vịt về mẹ bán. Lò vịt ở bên
kia sông. Qua khỏi bến đò Hội yên đi 200m là đến, nơi đây bà chủ rất
hào phóng, khi nào cũng thêm cho tôi 2 trứng nhỏ Quê này có lệ trứng
gà chục 10 trứng vịt 12 còn dừa chục 15.Lúc ấy tôi chỉ đội được 3chục
Tôi nhớ có lần xuống bến đò trên đầu đội trúng ,dốc xuôi tôi bị ngả bể
5 trứng.Lần ấy tôi thấy mẹ buồn lắm mẹ nói
-Bán hết trứng mới lời 3cai mà bể hết 5 tôi thương mẹ quá
-Mẹ ơi!con không lấy trứng thêm đâu để mẹ bán bù vào chỗ bể

Mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt dịu dàng ,triều mến đầy thương yêu
Rồi có lần ,lần ấy tôi nhớ đến bây giờ Buổi sáng tôi qua sông trời mưa
lâm râm,tôi nghĩ bụng trời thế này bán trứng nhanh .Tôi vội vàng di về
sớm. Ra đến bến đò bổng giật mình, dòng sông đục ngầu từ thượng nguồn
đổ về nước chảy nhanh và lớn gấp đôi lúc tôi đi. Tôi nhìn quanh không có

đò,tôi nhìn bên kia bờ thấy mẹ đúng đó dáng thiểu nảo.Thì ra mẹ đang
kiếm người đưa tôi về Một chiếc thuyền lướt sóng đưa tôi ra giữa sông

,bị nước kéo xuôi dần, xuôi dần rất xa ,khi chiếc thuyền trôi nhanh
tôi ngồi trên thuyền thích quá với tay nghịch nước.Bổng tôi nhìn lên
gương mặt người chèo thuyền hiện ra lạ lẩm: mặt ông đen và thâm tím hằn lên

nét hải hùng, khiếp sợ ,lo âu. Tôi hướng mắt lên bờ thấy mẹ đang chấp
hai tay quỳ gối mặt ngước lên trời bao la ,chắc mẹ đang khấn cầu.
Người chèo thuyền trong tay chiếc sào dài cố lấy hết sức vốn có chống
mạnh,chống mạnh khom mình lên xuống rất nhiều lần ép được thuyền ghé
vào bờ.Lúc ấy mẹ bương bả chạy đến ông lái thuyền đưa cây sào mẹ kéo

mạnh vào bờ, mũi thuyền kê lên bờ cỏ .Mẹ ôm tôi thật chặt,thật chặt và
khóc khi ấy tôi mới thút thít khóc vì mình  được yêu thương

Về đến nhà hàng xóm đến rất đông ai cũng hỏi
-Bé con đâu rồi,có sao không? khi ấy tôi vào buồng thay đồ.

Mẹ kêu lên:
Cám ơn Trời Phật,cám ơn bà con cháu không sao!
Đêm hôm ấy nước tràn bờ ,Mãi 3 ngày sau ba nới về. Ba làm nhà máy giấy cho
xưởng Gia bình cách Hội yên 12cs  Ba dặn mẹ không cho tôi đi mua trứng
nữa và tôi cũng không được ra sông.Nhưng dòng sông là hơi thở,là nguồn

vui bất tận của tôi. Mỗi mùa hè nước cạn đi qua bờ cùng các bạn bắt
ốc,giặt đồ cho cả nhà ,tôi lo lắm ai sẽ giúp  mẹ đây
Bây giờ đứng giữa mênh mông bao la,một bên là đồng lúa, một bên là
rừng chuối ,tôi phân vân không định hướng được ,tất cả đều đổi thay ,đều
xa lạ đến không ngờ. Nhưng trong kí ức tôi  những hình ảnh ngày xưa vẫn
in đậm trong tâm trí  nhất là Hội Yên nơi có con sông Lại Giang và con
sông Ân Thường bao bọc.
{jcomments on}

 

0 thoughts on “Dòng sông tuổi thơ

  1. Muội

    đọc xong câu chuyện, M nghĩ đến những nỗi nhọc nhằn ngày xưa của bà ngoại. M thương bà ngoại vô cùng 🙂

    Reply
  2. nguyentiet

    Chị Cẩm Tú Cầu viết bài hay và cảm động quá! Em đọc mà nước mắt
    muốn ứa ra . Ôi! Tấm lòng của những người Mẹ bao la biết bao.
    Đọc bài chị em cũng chợt nhớ những năm tháng em dạy học ở Hoài
    Xuân Hoài Nhơn.Con sông Lại Giang cũng đã chứa nhiều kỷ niệm một
    thời của cô giáo trẻ hồi ấy . Cảm ơn chị, chúc chị luôn vui, khỏe.

    Reply
  3. TRANKIMLOAN

    Kỷ niệm về dòng sông tuổi thơ của chị dễ thương & cảm động quá !thật khó quên phải không chị? chúc chị vui khỏe mãi nhé!

    Reply
    1. Kim Chi Hoàng

      Em đọc bài viết “Dòng Sông Tuổi Thơ” của chị Cẩm Tú Cầu hay và rất xúc động, tự nhiên em nhớ Me em quá không ngăn được dòng nước mắt nì…viết về kỷ niệm tuổi thơ của chị nhẹ nhàng tình cảm mà rất lôi cuốn, dễ thương nhỏ nhẹ như chị đang nói chuyện với em hôm nào, chị rất diễm phúc vì còn Mẹ và Mẹ vẫn khoẻ mạnh để yêu thương chị nhiều, em chúc mừng chị nhé.
      Cám ơn chị Cẩm Tú Cầu, em mong chị khoẻ, vui, hạnh phúc.
      Thân thương.

      Reply
  4. Ngàn thương

    Dầu biết rằng vạn vật đổi thay là lẽ thường tình,nhưng hơn 60 năm tro wr về chốn cũ cảnh xưa ko còn,phút giây chạnh lòng!Xin đồng cảm với chị Cẩm tú Cầu

    Reply
  5. H N Tín

    Bài viết về Ký ức tuổi thơ của Chị cảm động vô cùng!Khi lớn rồi con người thường hướng về tuổi thơ để nhớ, để thương những kỷ niệm ngọt ngào của một thời khó khăn nhưng ngập tràn hạnh phúc!

    Reply
  6. Tran Kim Quy

    ” Dòng sông tuổi thơ” được viết bởi một tình cảm, một lý ức hằn sâu về tình mẹ thiêng liêng của chị CTC! Thật là cảm động và khiến cho người đọc liên tưởng đến người mẹ của mình với lòng biết ơn,niềm yêu kính và thương nhớ dâng trào! Vinh danh cho những người mẹ Việt Nam đã một đời oằn lưng tần tảo, không quản hy sinh để bảo bọc và nuôi nấng cho đàn con mai này khôn lớn! Xin cảm ơn Chị CTC đã dấy lên trong tôi nỗi niềm về MẸ!

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.