Tiếng chim buổi sớm

Sư bà Tuệ Nguyên mỉm cười nói với mẹ Vượng: “Tôi chia vui với thím,
cháu đã có đủ duyên lành để có điều kiện sống và hành thiện sau này
rồi. Con người –điều quan trọng là chọn cho mình một cái nghề đúng
đắn…”.

Mẹ Vượng xin phép Sư Bà cho lên chánh điện lễ Phật, rồi vội vàng quay
về nhà với niềm vui tràn ngập trong lòng. Vạn vật quanh bà, dưới mắt
bà, như được phớt lên một sức sống mới – mới lạ và tươi sáng hơn. Bà
vừa lâm râm niệm Phật, vừa quét lại vuông sân, chặt tỉa bớt các cành
cây hoa Sứ… Bà muốn ngày nào trở về, Vượng sẽ được sống trong căn nhà
cũ ấm áp, sáng sủa, quên đi những tháng năm lận đận lao đao đã qua…

Vượng – con trai út của bà Sáu Minh (bà là người con thứ 6, và Minh là
tên của chồng bà), vừa báo tin đã dự lễ tốt nghiệp, đã nhận cấp bằng
đại học y khoa loại giỏi – đang chuẩn bị thu xếp mọi thứ để trở về.
Vượng đã gọi điện về thị xã cho chị Tuyết cách nay mấy hôm nhờ chị về
thăm mẹ báo lại. Tin vui đến bất ngờ với bà trong lúc đang nóng lòng
chờ ngày trình luận văn của Vượng, càng khiến bà lật bật, bàng hoàng
suốt ngày. Bà cảm thấy mình như trẻ lại, như được tiêm chích bởi một
thứ thuốc kích thích nào cho dòng máu như nóng lên, chạy tràn vào cơ
thể vốn nguội lạnh bấy lâu.

Còn Vượng, những ngày cuối sắp chia xa với căn gác trọ ọp ẹp, với
những con đường quen  thuộc từng hàng cây, cột điện dẫn đến trường,
với quán cháo huyết – cà phê kho đầu ngõ, với bạn bè đã bao năm sẻ
chia từng chút niềm vui nỗi buuồn – và nhất là với Thảo Phương, đã
khiến anh vừa bồn chồn nao nức, vừa ngậm ngùi tiếc thương. Nhìn lại
cái dĩ vãng sáu năm vừa mới trôi qua mờ nhạt ẩn hiện như một giấc mơ.
Vượng không ngớt băn khoăn, xao động. Thời gian thì đã lướt qua, nhưng
dư vị của của nó vẫn còn bảng lãng đâu đây. Như màn sương mỏng bao
trùm lên tâm hồn trí óc của anh; có lúc làm anh như ngơ ngẩn, im lặng.
Chưa đến thì ước mong, nhưng đến rồi thì lại ngần ngại.

Chiều hôm qua khi mọi việc đã tạm ổn ; Vượng có ý định đến nhà Thảo
Phương thăm nàng, cũng để nói lời tạm biệt. Anh muốn biết thái độ Thảo
Phương lần gặp cuối này để quyết định … nhưng do dự mãi, chưa thực
hiện được. Anh lại nghĩ sẽ viết thư cho Thảo Phương thay cho lần gặp,
như vậy sẽ nói được nhiều điều mà có thể lúc gặp nhau anh sẽ không thể
nói được. Nơi phòng khách sang trọng, kiểu cách ở nhà Thảo Phương sẽ
không phải là chỗ anh giải bày nỗi lòng, tình yêu… Nhiều lần Vượng đã
cảm thấy ngỡ ngàng, lạc lõng khi ngồi vào chiếc ghế salon nệm mouse to
tướng như lọt thỏm vào một nơi xa lạ. Chông chênh. Hai ngày qua, anh
thường ngồi yên lặng trên căn gác trống trơn để nhẩn nha nhớ lại quá
khứ. Quá khứ, dầu vui hay buồn – cũng được coi như vốn liếng để dành,
cho những lúc trống trải như lúc này …

Sau hai lần thi đậu vào trường Y bị từ chối không cho cắt hộ khẩu,
Vượng đã nản lòng, xuống thị xã ở với chị Tuyết; có ý định đi học một
nghề nào đó; kiếm sống qua ngày. Trong lúc lênh đênh chưa biết sẽ làm
gì cho hết ngày tháng, thì người anh rể giới thiệu cho Vượng một nơi
dạy kèm tại nhà cho hai cô con gái con ông Giám đốc – cũng là thủ
trưởng của hai vợ chồng anh.

Vậy là các buổi tối và cả ngày chủ nhật được lấp đầy khoảng trống nhạt
nhẽo lêu bêu! Anh chăm chỉ dạy cho hai cô con gái ông Giám đốc – một
đang học 11 và cô út đang học lớp 9; không để ý đến giờ giấc. Có hôm,
cô út nhắc giờ nghỉ – có hôm cô chị vừa học vừa che miệng ngáp! Sau
cùng, ông Giám đốc phải ân cần vỗ vai Vượng: “Cháu dạy chú ý cho em nó
nghỉ giải lao nhé! Cứ đúng giờ là tốt rồi…”

Lần thứ ba – Vượng lại thi đậu vào trường Y, và lần này – đã “đủ
duyên” cho anh cắt hộ khẩu nhập học! Cửa ải thứ nhất đã lọt qua, nhưng
còn biết bao “cửa ải” khác đang chờ đón cậu sinh viên nghèo, phải xa
nhà vào tận miền đất xa lạ và giàu sang để theo học trong quãng thời
gian dài… Ra đi với một ít tiền trong phong thư của Sư Bà Tuệ Nguyên –
(Sư Bà Tuệ Nguyên là chị ruột của cha Vượng), một ít của các chị góp
lại. Vượng đã lặn lội xin một chỗ dạy kèm, rồi một chân chạy bàn cho
một nhà hàng ở làng nướng đường Cách Mạng Tháng 8, trong suốt 6 năm
mới có thể trang trải tạm đủ các khoản chi ngày một dài thêm và tăng cao !

Bây giờ, Vượng đang sắp sửa chia tay với bao nỗi nhọc nhằn cũ, để bước
sang một khúc quanh mới của cuộc đời- nhưng anh mơ hồ thấy đoạn đường
phía trước đang đón đợi anh cũng không mấy êm ả, trơn tru. Cảm giác
này đã nhen nhuốm trong anh lúc Thảo Phương chủ động đến nhà trọ thăm
anh – với gói quà trên tay, gọi là để tiễn anh về quê – trong khi anh
chưa viết xong lá thư.

Thảo Phương bước lên gác, cười hồn nhiên : “Anh đã thu xếp mọi thứ xong chưa?”.

-Chưa – Vượng thoáng ngạc nhiên, đáp giọng lơ lửng – có nhiều cái …
không thể thu xếp được.

-Vậy anh ở nán lại vài hôm nữa … Thảo Phương đề nghị, đến ngồi trên
chiếc divan đối diện Vượng – nhìn anh cười trong trẻo.

-Có ở nán lại vài tháng chưa chắc gì đã xong. – Giọng Vượng buồn buồn.

-Việc gì mà rắc rối dữ vậy, anh ? – nàng bật cười khanh khách.

Vượng rất muốn nói “Việc của em đấy, sao em thờ ơ đến vậy?” nhưng nghĩ
sao – anh chỉ thoáng cười: “Chuyện tình cảm ấy mà…” – “ Lại phải lòng
cô con gái bà chủ nhà rồi chứ gì?” – Thảo Phương lại cười – “Khổ nổi
là không phải vậy…”.

-Là một ông bác sĩ đẹp trai, hiền lành, hoạt bát … như anh thì có khối
cô mê – còn buồn gì?

Vượng lại muốn nói “Vậy mà có một người không yêu anh, có phải vậy
không? Là em đấy, Thảo Phương ạ!” nhưng anh đã nói lãng sang chuyện
gói quà đang nằm im lìm trên bàn : “Anh xin cám ơn em… anh không dám
nhận quà của em đâu”.

-“Anh chê quà của em sao?” Giọng nàng có vẻ hờn lẩy, trách móc bất chợt.

-Anh không bao giờ chê những gì thuộc về em, nhưng anh sợ… – Vượng
đứng dậy, quay nhìn ra khung cửa sổ nhỏ – chùm nắng chiều vàng vọt
đang đậu chếch một góc phòng. – “Anh sợ gì?” – Thảo Phương thẩn thờ
đứng dậy – “Anh sợ anh không xứng đáng với gia đình em, với tình cảm
của em Thảo Phương à!”.

Trở về quê – Vượng có cảm giác như được tách rời hẳn cuộc sống cũ –
cuộc sống quay đều, vội vã theo một thời khóa biểu nhàm chán mà không
có thời gian để nhận biết sự nhàm chán khi mặt trời vừa ló dạng. Mấy
hôm đầu, anh cảm thấy lơ ngơ trống trải lạ. Những thói quen của cái
“thời khóa biểu” cũ đã tuân thủ nghiêm ngặt bao năm vẫn còn nhắc nhở
trong tiềm thức chưa chịu rời xa. Về quê – thời gian như quay chậm
lại, không gian như nhẹ nhàng lướt qua – đến nỗi Vượng không còn chú ý
đến giờ giấc nữa: Đó là cái cảm giác lâng lâng hạnh phúc được sống ở
quê nhà với mẹ…

Sau vài lần lui tới các bệnh viện, Sở Y tế để xin việc, Vượng nghĩ tới
đề nghị của Thảo Phương “… hay về thăm nhà rồi anh vào lại Saigon xin
việc nhé!” – cảm thấy băn khoăn. Xin việc ở huyện, ở tỉnh lẻ đã khó –
vào Saigon làm sao mà “chen chân” vào được khi mình đơn thương độc mã.
Một giáo một ngựa có lẽ sẽ sớm quỵ ngã trước xe pháo rầm rộ?. Lý do
chắc chắn mà anh không thể bỏ qua được là cái ước mơ thuở hàn vi thi
cử lận đận là sẽ được sống ở quê với mẹ. Quê nhà, nó như một sợi chỉ
vô hình nhưng bền chắc – khó có thể cắt đứt đi được. Hơn thế, lời của
cha anh khi mất trăn trối được mẹ nhắc lại; lời của Sư Bà Tuệ Nguyên;
lời của Diễm mới hôm qua đây – như một sức mạnh kìm giữ anh ở lại.

Cuối cùng rồi Vượng cũng đã được ông Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện
đồng ý thu nhận nhưng với điều kiện sẽ phục vụ tại Trạm Y tế xã. Anh
cũng đã vui vẻ nhận lời vì biết rằng, với mảnh bằng loại giỏi – ân huệ
như thế là cũng khá lắm. Vượng chỉ có một yêu cầu là sẽ được làm
Trưởng Trạm Y tế nơi xã quê của anh. Ông Giám đốc vui vẻ gật gù : “Tôi
thỏa mãn cho anh, ở xã Nhơn Phúc vẫn còn thiếu…”.

Lại nói về Diễm – cô học trò lớp 11 năm xưa con gái ông Giám đốc, nay
đã là một cô giáo cấp 3- dạy Anh Văn. Nghe tin Vượng đã ra trường, trở
về quê, Diễm đã cùng chị Tuyết đến thăm anh. Ban đầu, nghe chị Tuyết
rủ, Diễm do dự: Mình đến thăm anh ấy trước, hóa ra là mình đã bày tỏ
tình cảm yêu thương với anh ấy rồi hay sao? Không được. Con gái – lại
là cô giáo kia mà, phải kín đáo. Dù là sống trong thế kỷ nào, thời đại
nào – người con gái không còn nét e thẹn, kín đáo, thâm trầm – thì sẽ
không còn bản chất cao quý hồn nhiên trời ban cho nữa… Nghĩ vậy, nhưng
khi nghe chị Tuyết nại ra lý do “thầy xưa, trò cũ” – tình cảm ấy cũng
cần được trân trọng, cho dù “Thầy Vượng” chỉ dạy thêm cho Diễm trong
một năm. Ông bàø mình cũng đã bảo “Nhất tự vi Sư, bán tự vi Sư” đó sao
? Nghe chị Tuyết nói, Diễm thấy cũng có lý. Có sức thuyết phục. Và
nàng đã ngồi lên sau xe của chị Tuyết. Xe chạy…

Gặp lại Diễm, Vượng hơi bối rối, có lẽ vì cô bé học trò ngày nào nay
phổng phao xinh đẹp, cũng có lẽ do sự có mặt đột ngột của Diễm ở nhà
anh – và sau cùng, có lẽ vì tình cảm thương mến cũ dành cho cô học trò
ngoan hiền đã trở lại sôi nổi trong lòng …

Tuy vậy, phút ban đầu ngỡ ngàng gặp lại nhau của cả hai đã sớm tan
biến, dành cho cuộc chuyện trò rộn rã đủ thứ chuyện trên trời dưới
đất. Cả hai chưa dám đụng tới tình cảm riêng của mỗi người, có lẽ đều
muốn để cho thời gian đưa đẩy. Nhìn thấy Vượng và Diễm gần gũi, thân
thiết, cùng dạo chơi trong vườn – bà Sáu Minh rất vui lòng. Trong thâm
tâm, bà muốn cho con được vui, có đôi lứa hạnh phúc, và sau cùng bà
được ẵm bồng cháu nội trước khi nhắm mắt. Ông Minh chỉ được nhìn thấy
ngày vu quy của Tuyết, chưa được ẵm bồng cháu ngoại. Ngày Mai có chồng
chỉ còn một mình bà bơ vơ ngồi trong bàn họ. Bà cảm thấy tủi thân và
thương con. Nay Vượng đã trưởng thành. Ước mơ sau cùng của bà là được
nhìn thấy nó có đôi có bạn… Lời trăn trối của ông Minh, bà chỉ mới
thực hiện được một nửa!

Trạm Y tế nơi Vượng làm việc có ba nhân viên: Hai cô y tá và một hộ
sinh. Thông thường, theo lịch quy định, anh chỉ đến khám chữa bệnh
trong buổi sáng – buổi chiều chỉ có y tá trực. Tuy vậy, anh luôn có
mặt đủ hai buổi – nhất là khi có bệnh nhân nằm lại trạm cần theo dõi.
Anh không bao giờ quên năm mẹ anh bị nhiễm độc gan, người phát sốt cao
– được chuyển lên bệnh viện đa khoa tỉnh. Bà được đưa vào nằm chờ ở
tầng hai sau khi được khám qua loa. Cả hai giờ sau, cũng chẳng thấy ai
lui tới hỏi han gì mà người bà cứ giật lên vì sốt. Vượng phải chạy đi
báo với bác sĩ. Vị bác sĩ nhìn anh giây lâu, hỏi: “Bệnh bà ấy nặng
lắm, có đủ tiền không?” – “Thưa, đủ!” – anh trả lời, tuy biết số tiền
ít ỏi còn trong túi sẽ không đáp ứng được cho lòng tham của ông. Vượng
gọi ngay cho vợ chồng chị Tuyết, chị Mai – lúc ấy bà mới được cấp cứu
– vừa xoa đá, vừa truyền dịch … Anh nghĩ thầm, chín điều di huấn của Y
tổ Hải Thượng Lãn Ông có lẽ đã dần dần bị quên lãng. Tám “tội” cần
tránh của người thầy thuốc cũng đã được Ngài dạy rõ rành rành mà có ai
chịu nhớ đâu?. Tội thứ Tám – Tội thất đức: “Khi thấy kẻ mồ côi, góa
bụa, người hiền, con hiếm mà nghèo đói, ốm đau thì cho là chữa mất
công, vô ích, không chịu chạy chữa hết lòng…” Từ đó, anh mới hiểu được
câu nói sâu sắc của người xưa : “Làm nghề y , suy ba đời” là một kinh
nghiệm được lưu truyền quý báu!

Chưa đầy một năm về làm Trưởng Trạm Y tế Nhơn Phúc, Vượng đã là người
thân của cả xã: Các ngày giỗ, cúng tất, ăn nhà mới – tất cả đều nằng
nặc mời anh đến. Thậm chí, những dịp cưới hỏi của con cháu, họ cũng
vừa gởi thiệp mời, vừa mang ve rượu đến nhờ anh có mặt trong bàn họ.
Những lúc vậy, Vượng cảm thấy khó từ chối, dù lý do của anh thật chính
đáng. Làm sao mà khướt từ một tấm chân tình ?

Một buổi sáng anh đến Trạm sớm hơn mọi ngày gặp người bưu tá xã ngay ở
cổng. Nhìn thấy Vượng, ông vội vã reo lên : “Bác sĩ, bác sĩ có thư …”
– “Thư của ai?” – anh cười cười, hỏi. “Của ai thì bác sĩ biết chứ tui
làm sao mà biết?” – gã mở túi xách chứa đầy ắp văn thư, lôi ra một
phong thư lớn: “Đây này, của cô… của cô…”.

Thư của Thảo Phương. Hơn ba tháng qua, không có thư cho anh. Thư của
Thảo Phương ngày càng thưa dần, tỷ lệ thuận với thời gian. Nghĩa là
thời gian tháng năm càng lùi xa, thì dáng nàng càng mờ nhạt. Tình cảm
cũng phôi pha. Vượng thường nghĩ – có phải câu “xa mặt, cách lòng” có
thể đúng cho nàng? Sự vắng thư dần của bạn bè cho anh, anh có thể hiểu
rõ – nhưng với Thảo Phương thì sao? Số bạn bè “trụ” lại ở Saigon thì
dính mắc vào các thói quen, và luôn ràng buộc bởi những cái hẹn làm
cho họ không có cái khoảng trống, khoảng lặng để nhớ nhau. Còn số đông
tản mác về quê cô thế như anh – cõ lẽ cũng đang chật vật, vất vả kiếm
tìm một chỗ làm. Tháng trước, Đệ bảo đã đồng ý làm cho bệnh viện tỉnh
hai năm không lương để chờ một xuất về hưu của vị bác sĩ từ miền Bắc
vào. Quế cũng thế. Tốt nghiệp loại giỏi như anh, nhờ cậy hết phương,
mới được vào phục vụ không lương ở bệnh viện Chợ Rẫy. Học hành cam khổ
là thế, mà cuộc đời cứ mãi khép kín? Nghe Vượng tâm sự, than thở về
cuộc tình với Thảo Phương có thư Thanh đã nổi quạu : “… Mày hãy dẹp bỏ
bớt cái tính lý tưởng, mơ mộng đi – rồi mày sẽ thấy rõ được nhiều thứ”
– Dep bỏ ? Dẹp bỏ cá tính của một con người đâu phải    dễ … Nó giống
như chùm rễ của một thân cây – cắt rễ đi, còn lại là một thân cây
chết! Có bao nhiêu “thân cây chết” ấy đang múa may làm trò trong đời
sống nhỉ?

Thư Thảo Phương không đem lại cho Vượng một niềm vui nào mà lại làm
cho anh khó xử: “… Em theo đoàn tham quan có ghé lại thành phố Quy
Nhơn một ngày – anh về Quy Nhơn gọi điện cho em số 09087712…vào sáng
ngày 29 tháng này nhé! Em mong gặp lại anh …” – “Đi tham quan ghé lại,
đâu phải đi thăm mình nhỉ?” – Vượng cười nói bâng quơ một mình – gấp
phong thư nhét vào túi áo, bước vào phòng làm việc đang có bệnh nhân
ngồi chờ…

Qua hàng rào hoa lài được cắt tỉa thấp, thẳng tắp, gọn gàng – Vượng
ngạc nhiên thấy mẹ đang đi đến cổng nhà. Anh bỏ vội quyển sách “Ngọc
Sáng Trong Hoa Sen” của John Blofeld do Diệu Huệ vừa mang đến cho mượn
lên kệ sách.

-Sao mẹ về sớm vậy? – Vượng đứng dậy đón bà vào nhà – mẹ ở chơi với
các cháu vài hôm cũng được, con ăn cơm bên Sư Bà kia mà!

Bà Sáu Minh ngồi chắc chắn vào chiếc ghế dựa – giọng mệt mỏi: “Buổi
sáng ở đằng con Mai, chiều sang nhà con Tuyết định bụng sẽ ở chơi với
mấy đứa nhỏ vài hôm nhưng …”. Bà bỏ lửng câu nói, thở dài thườn thượt.
Mặt đăm chiêu buồn.

-Nhưng sao hả mẹ? Vượng lo lắng.

Bà liếc nhìn Vượng – cái nhìn vừa thương hại con, vừa tủi thân mình.

-Nhưng con Tuyết đón mẹ ở cửa, có ý không cho mẹ vào …

– Sao lại thế ?

-Có sao đâu? – Bà gượng cười – Vì có bà mẹ con Diễm đang sang chơi ở trên lầu …

Bà kể : “Nó muốn mẹ đi đâu đó chơi, đợi mẹ con Diễm ra về, rồi hãy
đến… Mẹ buồn vì có biết nơi nào đâu mà đi, chi bằng lên bến xe đi về
nhà mình!”.

Vượng nín lặng.

Bước vội ra sân …

Nắng chiều vàng úa trên bờ rào hoa lài lốm đốm trắng. Hương lài thoang
thoảng quanh sân. Vượng nhớ lại cảm giác lúc đến nhà thăm lại Diễm lần
đầu đối diện mẹ Diễm với bao câu hỏi bao lời mời mọc khách sáo – anh
không tìm được chút ấm áp thân tình nào. “Bà ấy đỏm dáng, kênh kiệu và
khó tính” – Vượng đã thầm nghĩ vậy. Hôm nay chị Tuyết lại không đồng ý
đón mẹ chỉ vì sự hiện diện của bà, phải chăng chị ta đã biết rõ hơn
anh về cá tính của bà? Chị không cho mẹ gặp mặt bà để che đậy sự nghèo
khó, thua thiệt của mẹ mình? . Nếu quả vậy thì chị đã lầm. Quá lầm.
Lỗi lầm lớn nhất đầu tiên là chị đã tự khinh thường mẹ mình, gia đình
mình… Chị đâu có biết sự che đậy, dối trá đâu có thể sống được lâu dài
trong tình yêu ?

Vượng chẳng hề trách gì mẹ của Diễm vì trước mắt bà, quanh bà, toàn là
hạng người cầu lợi hám của, nhưng chỉ thương Diễm phải bị bà rầy rà
lúc có anh đến thăm. Diễm yếu đuối, không thể vượt thoát ra khỏi được
sự che chắn lo toan quá kỹ của mẹ. Có lần, hẹn gặp nhau ở Café Cây
Phượng, Diễm đã khóc sướt mướt. Những giọt nước mắt ấy đã cho Vượng
nhận ra rõ hơn sự mềm yếu và bất lực của nàng trước vòng giam hãm của
mẹ. Có lẽ nàng đang trông chờ ở anh một sức mạnh nào đó để đưa nàng ra
khỏi vùng sương mù dày đặt của thứ tình thương vị kỷ, lạc hậu của mẹ;
nhưng ngoài tình yêu thương nàng, anh còn có thứ gì để chống đỡ nữa
đâu? Vượng cảm thấy quanh mình bức tường ngăn cách đã được dựng lên từ
bao thế kỷ nay vẫn kiên cố,  tuy đã được sự sơn phết lên bao lớp màu
sắc quái gỡ! Sức mạnh của quyền lực và tiền bạc luôn chế ngự con người
từ ngàn năm nay rồi cơ mà! Vượng cảm thấy mình bất lực trước những
giọt nước mắt khổ đau của Diễm – Thầm nghĩ : “Chẳng lẽ tình yêu nào
rồi cũng được kết thúc bằng những dòng nước mắt hay sao?”.

Vượng tự ý hạn chế dần các cuộc gặp gỡ, viết thư cho Diễm; dành thời
gian đọc sách về Thiền tông do Sư cô Diệu Huệ cho mượn. Đôi lúc có
cuốn sách nào mới, hay, về triết lý Đạo Phật, Diệu Huệ cũng đích thân
mang sang nhà cho anh. Gọi là “Sư Cô” vì Vượng nhìn thấy Diệu Huệ mặc
áo nhật bình màu xám, tụng kinh gõ mõ thường xuyên, lại ăn chay ở chùa
nên tự anh nghĩ ra cách gọi ấy, chứ Diệu Huệ chưa được xuống tóc (chỉ
cắt gọn  ngắn lại thôi). Diệu Huệ có học, sáng trí, hoạt bát – nhất là
rất dễ thương, nên được Sư Bà Tuệ Nguyên cho gần gũi bên bà để giúp
việc khi cần – Diệu Huệ đang làm công việc của một thị giả.

Lần đầu tiên đến vấn an Sư Bà khi từ  Saigon trở về – Vượng đã có dịp
gặp Diệu Huệ đứng cạnh Sư Bà, hầu nước. Cảm giác ban đầu của anh nghĩ
về Diệu Huệ là khuôn mặt ấy không bao giờ biết buồn là gì. Khuôn mặt
thon bầu tươi hồng, đôi mắt tròn đen, nhất là chiếc miệng với đôi môi
như được bôi phớt lên chút son luôn mỉm cười. Nếu Diệu Huệ không cười,
nhìn vào đôi môi ấy, nét mặt ấy – Vượng luôn cảm thấy như nàng đang
chớm cười. Như một đóa hồng đang nở. Luôn luôn tươi tắn, hồn nhiên –
xinh đẹp. Anh thầm nghĩ, chỉ có người có một tâm hồn trong sáng, thánh
thiện – mọi suy tính ưu phiền đều đã được gạn bỏ, mới có được một
khuôn mặt an vui, gợi cảm như thế.

Sau này – ngoài thời gian đọc sách, Vượng rất thường sang thăm Sư Bà
Tuệ Nguyên. Anh thường đi ngõ tắt – hàng rào chắn ngang ranh giới khu
chùa với nhà Vượng, được cắt bớt một đoạn nhỏ do gợi ý xin phép của mẹ
anh, từ ngày Vượng xa nhà đi học. Tiếng đọc kinh, tiếng chuông mõ sớm
chiều vang vọng sang nhà anh, nghe rõ từng lời. Mẹ anh bảo, đã nhờ âm
thanh ấy- bà mới an vui sống được bấy lâu. Hôm nào vắng đi một buổi,
bà lại cảm thấy bồn chồn, lo lắng chạy sang chùa … Còn Vượng, anh sang
chùa, vào hầu chuyện với Sư Bà bắt đầu từ nỗi trống vắng, từ những nỗi
buồn không tên. Gặp Sư Bà, anh có thể tìm lại đôi nét thân thương của
cha – tưởng tượng ra thuở hai chị em cùng sống chung trong một nhà. Và
sau cùng – với tư cách là người cô ruột, Sư Bà đã giúp Vượng tự mình
vượt qua được những phiền muộn đã đẩy anh vào ngõ cụt.

Sang thăm Sư Bà, gặp bữa, anh cũng đã tự nhiên ngồi ăn chung – chuyện
trò rôm rả như ở nhà mình. Như một đứa cháu nhỏ ngoan ngoãn.

Sư Bà nhắc :

-Ăn cơm đi chứ – cháu ?

Tiếng Diệu Huệ vọng lại từ bên kia sân cát nối liền với khu nhà bếp:

-Anh Vượng không ăn cơm chay được đâu bà! – Tiếp theo là tiếng cười
dòn, trong trẻo.

-Cô Huệ lầm rồi! – Vượng cười lớn, thời còn là sinh viên, tôi đã từng
“ăn chay” nhiều rồi… Đã đến các ngôi chùa ở Saigon mà ăn nữa đấy!

Sư Bà chậm rãi, từ tốn – giải thích:

-Không biết cháu sang nên cô không bảo Diệu Huệ làm thêm chút thức ăn…

-Cô ăn được cả đời, cháu ăn không được vài tháng hay sao? – Giọng
Vượng chân thành.

Vượng áy náy hỏi “Tại sao Diệu Huệ chưa xuống tóc như các cô chú trong
chùa, thưa cô?”.

Sư Bà không trả lời Vượng, mà kể về Diệu Huệ cho anh nghe. Ngoài các
chi tiết anh đã được mẹ và các cô chú cho biết về Diệu Huệ (cha mất
rất sớm lúc nàng vừa lên chín, mẹ tái giá, người dượng say sưa cộc
cằn, bị mẹ ruồng bỏ…) – Sư Bà còn cho anh biết thêm về cuộc tình dang
dở của Diệu Huệ cách nay hai năm: Người bạn trai lặng lẽ xa nàng –
cưới vợ nhà giàu, đã cùng nhau về thành phố sống…

Sư Bà tự tay rót hai tách trà – giọng bình thản : “Xuất gia không phải
vì thất vọng, vì trốn nợ đời; mà người được làm Trưởng tử Phật phải là
người yêu thương đời, là người có nhiều khát vọng cho bản thân mình và
cho mọi người – cháu à!”.

Lời giảng giải của Sư Bà gián tiếp cho Vượng hiểu rõ thêm về trường
hợp của Diệu Huệ – nàng chưa đủ duyên để cạo bỏ mái tóc xuân thì truân
chuyên để thảnh thơi cùng kinh kệ. Điều khiến Vượng ngạc nhiên nằm ở
khuôn mặt Diệu Huệ. Với nét mặt hồn nhiên, tươi tắn ấy tưởng không bao
giờ biết tới muộn phiền khổ đau là gì, sao lại có cuộc đời bất hạnh là
vậy? Cuộc đời đã dày vò tất cả hay sao?

Vựơng tìm dịp gần gũi Diệu Huệ hơn, có lần cố tình “gây sự” với nàng
để xem gương mặt ấy có biết sân giận hay không. Một hôm, được Sư Bà
bảo mang sang cho Vượng một dĩa trái xây – Vượng đưa Diệu Huệ ra tận
ngõ – anh cười cười : “Này Diệu Huệ, tôi nghe có người nói cô đi tu vì
… thất tình – có đúng vậy không?”. Diệu Huệ thoáng ngạc nhiên (đôi mắt
nàng bảo thế) nhưng chiếc miệng đã bật lên cười: “Anh không còn chuyện
nào đáng quan tâm hơn nữa sao?”.

-Không – Vượng đáp gọn, đôi mắt nhìn chăm chăm lên khuôn mặt tươi hồng
của Diệu Huệ.

-Thế thì tôi nói nhé- Đúng như vậy – nàng lại che miệng cười – vừa
lòng chưa, ông bác sĩ?

Diệu Huệ bước đi như chạy “Tôi về kẻo Sư Bà có việc cần gọi…”.

Sau hôm ấy, Vượng đã thử viết thư cho Diệu Huệ. Thư gởi đi đến ba lần,
nhưng Sư vãi già cũng cứ vẫn nhìn anh cười cười. Còn Diệu Huệ, vẫn cứ
tỉnh bơ thản nhiên sang nhà gặp anh – Khi thì đổi cho anh cuốn sách,
lúc thì mời anh sang dùng cơm với Sư Bà nhân ngày cúng giỗ… Vượng tìm
đủ mọi cơ hội để dò xét ý nghĩ của nàng, nhưng trên gương mặt luôn
tươi mát ấy, trong đôi mắt mở to lay láy ấy không hiện ra một nét gì
khác biệt ngày thường. Càng mong mỏi tìm hiểu Diệu Huệ – Vượng càng
nhận rõ trong anh một điều : “Mình đã yêu nàng thật rồi sao ?”.

Qua Sư Bà, Diệu Huệ biết được Vượng sắp được chuyển về công tác ở Bệnh
viện Đa khoa thị xã. Sư Bà mỉm cười! “Nó lưỡng lự không muốn đi – đó
là ý muốn của vợ chồng con Tuyết…” –

Từ ngày ngành bưu điện phát triển độc quyền thu về lợi nhuận cao, gia
đình Tuyết có nhiều thay đổi rõ rệt: Nhà cửa tiện nghi sáng láng hơn,
các kiểu áo quần model hơn, nhất là chiếc Dream mới toanh vừa được
khui ra từ trong thùng bằng tiền thưởng của hai vợ chồng…

Diệu Huệ tự dưng cảm thấy lơ lửng, như vừa để rơi mất một vật gì quý
báu từ lúc Sư Bà cho biết Vượng sắp ra đi. Nàng cảm thấy hụt hẫng, xao
xuyến trong từng nhịp đập hơi thở lúc ngồi thiền – “Nên gặp anh ấy hỏi
lại cho rõ…” – nàng tự nhủ.

Sau thời kinh buổi sớm, Diệu Huệ xin phép Sư Bà sang nhà bàu Sáu Minh
gặp Vượng để l;ấy lại mấy cuốn sách. Lần đầu tiên Diệu Huệ đi theo ngõ
tắt- gỡ tấm phên tre che chắn lối qua – bước nhẹ nhàng đến ô cửa sổ
nơi phòng Vượng. Trời còn mờ mờ tối – khu nhà yên tĩnh như đang mơ
ngủ.

-Diệu Huệ đấy à? – Tiếng Vượng vọng lại từ tản đá nhỏ làm kệ ngồi dưới
gốc cây nhãn.

-Em … anh dậy sớm thế sao! – Diệu Huệ quay lại phía Vượng.

-Tôi thường thức dậy theo tiếng đọc kinh của Diệu Huệ – Vượng lững
thững bước lại gần nàng.

-Có việc gì mà em sang sớm vậy?

-Em có cái này gởi cho anh – Diệu Huệ dừng lại một phút – nhưng anh
phải hứa với em một điều …

-Dĩ nhiên, anh hứa …

-Anh chỉ được mở thư ra lúc anh đã về làm việc ở thị xã – Diệu Huệ
nghiêm giọng – Anh nhớ không?

-Nhớ rồi! – Em cứ yên tâm, anh đã hứa là sẽ làm – Vượng thoáng cười.

Diệu Huệ trao cho Vượng một phong thư mà bì thư là phong bì cũ của
Vượng đã gởi cho nàng trước đây. Anh đỡ lấy, xếp đôi lại, bỏ vào túi
áo Pyjamas. Diệu Huệ chớm quay đi – Vượng đã kịp lên tiếng: “Nhưng nếu
anh không chịu về thị xã thị sao?”.

-Anh đã chẳng nói với Sư Bà….

-Đó là dự định của vợ chồng chị Tuyết – Tiếng Vượng nhỏ lại – chị ấy
có ý muốn lo cho anh về…

-Còn ý anh thì sao ?

-Dĩ nhiên là anh chỉ muốn sống ở quê với mẹ cho đến khi …

Bất ngờ, Diệu Huệ chồm đến, thòng tay vào túi áo Vượng định rút lại
phong thư – nhưng Vượng đã kịp giữ tay nàng lại. Anh kéo nàng vào
lòng, ôm lấy hai bờ vai thon thả của nàng – trong lúc Diệu Huệ úp mặt
vào ngực anh – nức nở khóc…

Hai người vẫn đứng yên.

Tiếng chim chuyền cành buổi sớm thỉnh thoảng vọng lại chỗ hai người
như những tiếng cười trong trẻo. Tiếng chim quen thuộc đã bao lần anh
đã nghe – nhưng sao lúc này anh bỗng thấy trong tiếng chim ríu rít réo
gọi ấm áp kia đã làm cho lòng mình rộn rã niềm vui…{jcomments on}

 

0 thoughts on “Tiếng chim buổi sớm

    1. Mabg Vien Long

      Chao Oi Se!Duoc Oise khen vay thi Tg…no mui roi!Doi khi/ “dep nhu mo ” ma cung tham buon sau tham ma! Chuc Oise vui nhe? MVL

      Reply
  1. Hoàng Vĩ Dạ

    Cám ơn chú ,chiện dễ thương quá , ni cô Nghi Lâm nên
    đọc chiện nầy để rút kinh nghiệm .

    Reply
    1. Minh Nguyệt

      Nghi Lâm có đọc rồi, nhưng Nghi Lâm chỉ có ý định trốn khỏi chùa rong chơi thế gian vài bữa thôi, còn làm theo Diệu Huệ thì không ổn, Nghi Lâm muốn làm chưởng môn phái Hằng Sơn mà.
      Thôi thì mãi bên Hằng Sơn một kiếp
      Hẹn người tri kỉ ở kiếp sau

      Reply
    2. Mang Vien Long

      Chao Hoang Vi Da! Chu dau biet ni co NL la ai? Ma co gi de ” rut kinh nghiem ” nhi? Chu ” gap” ni co DH that ma!Con NL o tan dau dau
      ben Tau hay trong tuong tuong/ thi lam sao day? Nghe chau khen ” de thuong ” la Chu vui roi! Chuc HVD & Gia dinh an vui! MVL

      Reply
    3. Mang Vien Long

      Tham Minh Nguyet!Vay ra MN la…Nico NL sao? Sao ki la vay nhi? NL chi ” rong choi the gian vai bua thoi “/ mong lam ” chuong mon phai Hang Son ” lon lao vay – thi ke hen nay…xin bai phuc & chuc NL duoc som toai nguyen nha? Chu tro ve voi DH gan gui/ than yeu cua Chu thoi! Chuc Minh Nguyet An Lanh & May Man! MVL

      Reply
    4. Mang Vien Long

      Tuy Anh Oi! Cau hoi cua em…cung hoi bi kho day!Noi ” Yes ” thi khong on/ ma noi ” No ” thi sai! Bay gio nho TA tu ” tra loi ” giup vay!( ma theo em chu ” dao hoa “/ voi nghia trong sang/ cung dau co gi…” mang toi ” phai khong? ) Chuc TA vui ve nhe? MVL

      Reply
    5. Mang Vien Long

      Chao Nguyen thi Saigon!Cai ten em chi nghe 1 lan/ la nho..hoai day!NgthSaigon ” thich doc van cua Anh ” / nhung co…chut ” cam tinh ” gi khong/ moi quan trong ma! Anh viet – de ma ” mo uoc ” cho doi do trong trai thoi/ chu dau co dam ” dao hoa ” nhu ban TAnh da com! Kiem mot nguoi…yeu thuong den do mat day! Chuc Em an vui! MVL

      Reply
    6. Mang Vien Long

      Tao Lao oi! Yeu nhieu/ theo nghia ” chinh thong ” ( nghia la gap go ” tuy duyen “/ khong mong cau & tham dam/ gian doi vvv do su tu nguyen den cung nhau de chia se moi gap go vui buon trong coi tam nhieu kho dau & phien nao/vvv) thi khong co ” tau lau gi ” ca! Nguoc lai thi…” vo so tau lau ” day, Tao Lao a! Bo Tao Lao…yeu nhieu lam sao? MVBL

      Reply
    7. Mang Vien Long

      Chao Cogaixauxi! Anh ” nhat tri cao ” voi em do! TY trong sang/chan thanh cua 2 trai tim cung nhip/ se lam cho 2 tam hon tuoi sang & dang song hon!( Anh hoi nho/ ma “cogai” cua loai…hoa nao? Hoa Hong chang?) Chuc em la… Cogaidep! MVL

      Reply
    8. Mang Vien Long

      Chao Tran Dang Linh!Khong phai toi ” co y ” viet vay dau – vi truyen ngan nay nam trong truyen dai…(chua co hoi ket)/ toi ” cAt ra” cho de su dung ma!That tinh/ y cua TDL cung rat hay day! Ai Yeu chan thanh ma khong muon co ” doan ket ” hanh phuc vui ve nhu vay? Nhung DL oi! Co le/ cuoc doi toi khong duoc ” tron tru ” trong TY nen anh huong den trang viet chang? Tin cho DL hay nhe/ toi dang viet mot truyen ngan ” rat co hau ” ( nhu y DL ) boi vi toi cung dang hy vong…( !)/ Chuc TDL & Gia dinh HP nhu the! MVL

      Reply
    9. Mang Vien Long

      Chao The Luan! Ban da…nhan ra dieu toi…muon bay to!/ Tieng Chim Buoi Som trong treo hon nhien giua khong gian yen tinh tho mong/ that su da lam cho hai tam hon them khan khit! Chuc TL an vui! MVL

      Reply
    10. Mang Vien Long

      Chao Huynh Ngoc Tin! Nhan xet cua Cau qua that…chi ly!Hai ” cuoc tinh ” truoc ( tam goi vay )/ qua khong co gi & lam kho doi nhau. Nhung dung la Vuong da yeu Dieu Hue bang trai Tim co doc & nong bong! Toi cung hy vong ( va cau mong ) cho cuoc tinh chan chinh nay co ” doan cuoi” …Tuyet Voi!Chuc HNT & Gia dinh An Lanh & HP! MVL

      Reply
    11. Mang Vien Long

      Chao TKL! Em ” nhat tri ” voi TL rat…giong anh! KL oi! Ngoi buon/ nghi nho…viet cho vui vay ma! Em muon doc… ” chuyen tinh bay gio” a? Chac la se…hap dan & de thuong khong kem dau/ nhung ma Kl oi/ Anh viet the nao day khi..hoa dang no? Hay em hay cho anh nhe ? Cam on KL da chiu kho doc/ chia se cung Anh!Chuc KL An Vui!

      Reply
    12. Mang Vien Long

      Chao Nguyentiet!Nguyentiet & HNT & TL…da dong cam rat cao voi Anh ve TCBS! Day la niem vui lon & an ui lon cho nguoi cam but!Duoc Nhguyentiet chia se/ anh rat vui! Nha tho co tam hon vay thi cung de…cam thong voi Vuong & Dieu Hue!Chuc Nguyentiet an vui & thanh cong! MVL

      Reply
    13. Mang Vien Long

      Tham Minh Nguyet! Dung vay/ MN a! ” la tieng long,tieng yeu thuong cua hau nguoi yeu nhau”/ chu con..cua ai vao danh nua? Khong le cua Chu va…DH ? Cam on MN da ” rat thich truyen ngsn nay”/ Chu dang rat vui- du dang o xa nha/ vi ngay nao cung nhan duoc ” tieng noi thi tham yeu thuong” tu mien ky niem que xa!Chuc MN An Lanh& Mua He May Man. Vui Ve! MVL

      Reply
    1. Mang Vien Long

      chao Tuy Anh! Dung ” mot nua “! Con ” nua kia ” thi…do ” Troi ” xuoi vay ma! Chuc vui nhe?

      Reply
  2. Nguyễn Thị Sài Gòn

    Nguyễn Thị Sài Gòn thik đọc văn của anh lém , chúc anh khỏe
    sáng tác nhiều .

    Reply
    1. Trần Đăng Linh

      Yêu nhiều thì tốn công
      Yêu nhiều cũng có tậu
      Ông iu nhiều ngừ , ngừ nào ông cũng mặn nồng
      tậu con ngừ ta chớ ông

      Reply
      1. Trần Đăng Linh

        Anh MVL lúc nào cũng viết kiểu bỏ lửng làm thiên hạ
        đóan già đóan non , em đóan nè : họ yêu nhau , họ cưới
        nhau rồi họ sinh con , tình yêu họ đẹp như bài thơ chỉ
        cãi nhau chút xíu đó là lúc đặt tên con ai cũng dành
        phần mình đặt tên đúng không anh ? nếu đúng thì em sắp viết truyện được rầu .

        Reply
  3. Thế Luân

    Bố cục rất hay , khi chàng tìm ra tình yêu đích thực
    của mình thì tiếng chim buổi sớm mới hát bản tình ca .

    Reply
  4. Huỳnh ngọc Tín

    Mối tình thứ nhất chỉ là kỷ niệm, vì thật sự thì hai người chưa có gì gắn bó với nhau.
    Mối tình thứ hai, xa là đúng thôi!Vì có lấy nhau cũng chỉ làm khổ nhau thôi.
    Mối tình thứ ba tôi đồng ý với anh.Hồn nhiên, trong sáng và thánh thiện.
    Truyện này hay lắm anh Long ơi!
    Chúc anh vui và viết nhiều cho mọi người đọc anh nhé!

    Reply
  5. TRANKIMLOAN

    Lời bình của Thế Luân rất giống với suy nghĩ của chị ! anh MVL dạo này toàn là viết lại những chuyện tình của mình ngày xưa thui!Hay & dễ thương quá anh à! nhưng em lại thích đọc… cái chuyện tình bây giờ của anh,em nghĩ chắc sẽ dễ thương & hay lắm đó!anh cho bạn bè đọc…đi anh!Chúc anh vui khỏe nhé!

    Reply
  6. Dạ Lan

    Dạ Lan cùng cảm nhận với Huỳnh ngọc Tín , mối tình thứ ba
    mới là tình yêu , cầu mong đó là mối tình cuối của Vượng.

    Reply
  7. Meocon

    “nhất quá tam” phải hông anh MVL ? Một chuyện tình đẹp được bắt đầu khi tiếng chim rộn rã trong vườn yêu!Meocon cầu mong đó là cuộc tình miên viễn!!

    Reply
    1. Mang Vien Long

      Meo con oi! Khong ai muon…den 3 lan dang do ca/ nhung co le cuoc doi luon lam ” trai y ” ta!? Anh cung tham mong vay, Mc a! Chuc Mc vui ve! MVL

      Reply
  8. nguyentiet

    Đọc ” Tiếng chim buổi sớm” của anh MVL em thấy lòng thanh thản lạ!
    Anh viết nhẹ nhàng, dễ thương quá!
    Đúng như Thế Luân cảm nhận: mối tình thứ ba mới là tình yêu đích
    thực vì nó “Hồn nhiên,trong sáng và thánh thiện” như HNT đã nói.Cám ơn hai bạn đã nói hộ cảm xúc của nguyentiet.Em cám ơn anh MVL và chúc anh luôn vui khỏe.

    Reply
  9. Minh Nguyệt

    Tiếng chim buổi sớm rộn rã hay là tiếng lòng, tiếng yêu thương của hai người yêu nhau vậy chú? Cháu rất thích truyện ngắn này. Chúc chú vui vẻ, may mắn.

    Reply
  10. Quốc Tuyên

    [quote name=”Dạ Lan”]Dạ Lan cùng cảm nhận với Huỳnh ngọc Tín , mối tình thứ ba
    mới là tình yêu , cầu mong đó là mối tình cuối của Vượng.[/quote]
    QT cũng nghĩ như rứa nhưng mà không biết họ có vượt qua được dư luận xã hội (thế nào cũng có ) để đến với nhau không hở anh ?

    Reply
  11. Thanh Nga

    Thanh Nga đọc truyện của chú rất đời thường , dung dị mà
    hấp dẫn quá chú ơi , cám ơn chú .

    Reply
    1. Mang Vien Long

      Chao Thanh Nga! Cam on Chau da…khen/ rat vui do! Se co gang viet de TN doc cho vui nha? MVL

      Reply
  12. Mang Vien Long

    Le Ni oi!Anh cung…Yeu Dieu Hue nua ma!Co ay hon nhien & trong sang lam. Vuong co ” mot DH ” de YT / anh cung co… ” DH rieng ” de thuong yeu & hy vong/ tron doi ma! Tam hon LN cung that trong sang & hon nhien lam day! Cam on tam long nhan hau cua LN nhieu/ Chuc LN & gia dinh HP !MVL

    Reply
  13. Thục Nguyên

    Một câu chuyện tình nhẹ nhàng, sâu lắng nhưng… mãnh liệt. Diễn tiến câu chuyên rất tinh tế. Đọc xong chuyện anh viết, TN thấy lâng lâng như vừa uống xong một ly “rượu vang”..
    Cho TN hỏi nhỏ nhé…Hình như, “Tiếng chim buổi sáng” và “Một vì sao lạc trên Dải Ngân Hà” có vẻ “liên quan đến nhau” phải không anh?

    Reply
    1. Mang Vien Long

      Chao Thuc Nguyen & Phuong!Mot ban ” hoi ” va mot ban ” dap ” – nhu vay la vui roi! Hai Ban deu co cam tinh voi Dieu Hue & Vuong/ do la tinh cam rat dang quy cho tac gia! Noi theo ly ” Duyen Khoi & Nhan Duyen ” thi tat ca deu co ” lien quan den nhau” – nhung, co nhieu moi lien quan mau nhiem – kho co the giai thich ( Bat kha tu nghi ). Vay, toi ” nhat tri cao ” voi Phuong nha? – CU DE VAY CHO DE THUONG ma! Chuc 2 Ban ngay CN an vui & hanh phuc!

      Reply
  14. Thục Nguyên

    Ừ…đúng rồi…Không nên hỏi. Cứ để vậy cho…thương dễ….
    Cảm ơn Phượng, nhà Tâm lý học…

    Reply
  15. Mang Vien Long

    TN oi! ” thuong de… ” hay ” de thuong…” khong don gian phai khong? TY khong the ” don gian ” theo y minh ma? Nha tho chac cung da tung ” thay ” vay/ moi co tho…that tinh hay! OK?

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.