*Anh Đào Thương phu quân của chị Cẩm Tú Cầu vừa gởi cho Hương Xưa
một tác phẩm của anh . Xin cám ơn và trân trọng giới thiệu với độc giả .HX
Năm 1949, sau 4 năm về sống ở làng quê sau Đảo chính Nhật, gia đình
tôi hồi cư về thành phố Huế. Bố mẹ tôi thuê 1 căn nhà trong dãy nhà 5
căn cho thuê của ông bác họ, bác Ngữ, ở gần cầu Thanh Long, thuộc
phường Phú Bình, thành phố Huế.
Cách nhà tôi một căn là gia đình ông Tân góa vợ. Ông ở vậy nuôi hai
đứa con trai, một đứa trạc tuổi tôi còn đứa kia thì lớn hơn khoảng 2
tuổi. Ông là một họa sĩ chuyên vẽ pa nô quảng cáo cho rạp chiếu bóng
Tân Tân, gần cầu Tràng Tiền. Không biết thu nhập bao nhiêu nhưng ông
thường trể hạn trả tiền nhà, có khi mắc nợ đôi ba tháng. Có điều, theo
những người sống gần kề thì cha con ông thường ăn uống rất sang, khi
thì ăn cơm Tây, khi ăn cơm Tàu, khi ăn cơm Nhật… và đổi món luôn và
khi ăn họ luôn luôn đóng hết cửa. Chuyện này đến tai bác gái của tôi,
người chủ nhà trọ. Bác ấy rất bực mình vì nghĩ rằng gia đình ông Tân
cứ ăn cho sang mà không chịu trả tiền nhà cho bà. Một hôm nhân đã qua
2 tháng ông Tân chưa trả tiền thuê nhà, vào giờ cơm trưa, bà sang đứng
rình trước cửa, bà nghe trong nhà tiếng của ông Tân bảo con: “ Hôm nay
cha cho các con ăn món ăn Ấn Độ vì vậy các con phải rửa tay thật sạch
vì ta phải ăn bốc” Sau khi đã vào bàn, bác gái tôi nghe ông Tân nói
tiếp: Đây là món cơm với thịt dê nấu ca ri, hơi cay đấy, nhưng các con
ăn cho quen để sau này các con khỏi bở ngỡ khi đi du lịch qua Ấn độ”.
Nghe đến đây bác tôi sôi máu lên tông cửa nhảy vào nhà: “ Này ăn với
uống cho sang, không chịu trả tiền nhà cho bà, đồ chây nợ !” Nói đến
đây bác ấy bổng khựng lại. Những gì bác trông thấy trên bàn ăn chỉ là
một dĩa muối đâm với ớt. Còn món ca ri dê thơm phứt chỉ là hình vẽ
trên tấm bảng treo trên tường phía trên bàn ăn! Bà mới vở lẽ hóa ra
bấy lâu ông Tân chỉ cho các con ăn thức ăn vẽ. Hèn gì trông các cậu ấy
gầy trơ xương.
Bác tôi và ông Tân nhìn nhau , nghẹn ngào ….{jcomments on}
Truyện thật cảm động , cám ơn anh .
Người nghèo rất sĩ diện , chẳng bao giờ họ nói mình nghèo cả .
[quote name=”Bích Ngâu”]Người nghèo rất sĩ diện , chẳng bao giờ họ nói mình nghèo cả .[/quote]
Lạ kì hén, như tui đây nghèo là nói nghèo hè, nhưng tui không dám phe là tui nghèo đâu!!!
Lạ kì hén ! răng mờ cứ tìm tui xoi tì rứa ?
tui có mắc nợ ai mô hè !
Đ[quote name=”Bích Ngâu”]Lạ kì hén ! răng mờ cứ tìm tui xoi tì rứa ?
tui có mắc nợ ai mô hè ![/quote]
Đúng là ngừ kì cục mờ 😀
Truyện hay và thật cảm động anh Thương ơi !
Cám ơn anh Đào Thương rất nhiều, truyện cảm động và hay nữa.
That toi qua .
Bây giờ vẫn còn những người ăn cơm với muối đó anh .
Qua truyện này , tui bỗng nhớ đến chuyện xưa “Ăn cá rô cây …”.Nếu tui viết về cuộc đời ông Tân , xin tóm tắc như sau :
“Ông Tân , cả đời đam mê hội hoạ , nghệ thuật mà không thành danh , thành đạt vợ bỏ .
Cha con dắt dìu nhau về Huế nhận làm chân người vẽ pa – nô cho rạp hát .”…Rồi mới xảy ra câu chuyện trên .
VÌ SĨ DIỆN CỦA KẺ SĨ (họa sĩ ) CHỨ KHÔNG PHẢI SĨ DIỆN CỦA NGƯỜI NGHÈO .
TCT đọc lõm bỏm rùi ! ngừ ta góa vợ mà .
Lâm ly bi đát là ở chỗ vợ bỏ đấy , Phuơng Hạnh ơi !. Vì ăn uống còn dấu diếm thì chuyện vợ bỏ hoặc góa vợ …
Nào ai biết được ???(Nếu tui viết mà …)
Lão Tạ si diễn hớt bít lun ? Seo cứ trù ẻo thiên hạ dẫy ?
Hổng sợ wả báo hử ?
Hình như người nghệ sĩ nào cũng nghèo rớt mùng tơi !
Chắc anh chị người Huế phải không ?
Thật xúc động anh ơi !
Mot cau chuyen that cam dong!PLH nho hoi xua may anh sinh vien o tro nha PLH cung thuong hay noi nhu vay
moi khi den gio com day!toi nghiep lam!(may khong go dau duoc -thong cam nhen!)
Câu chuyện thật là cảm động!Con người sống chẳng bao nhiêu sao mà khổ quá!