Kính thưa các huynh trưởng Hướng đạo VN:
Là một cựu Hướng đạo sinh và là một luật sư nên khi được các
huynh trưởng Hướng đạo tham vấn về Nghị định của Chính phủ số
45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 qui định về tổ chức, hoạt động và quản lý
hội đối với việc xin tái lập Hội Hướng đạo VN, tôi đã tìm hiểu bước
đầu và trả lời qua bài viết “Vì sao chưa tái lập Hội HĐVN ?” (8/2010).
Tuy nhiên, tự bản thân tôi cũng cảm thấy những gì mình đã trình bày
trong bài viết đó là chưa được đầy đủ nên tôi đã tiếp tục tìm hiểu,
nghiên cứu sâu hơn về quá trình phát triển của phong trào Hướng đạo
VN, các khía cạnh pháp lý và các hiện tượng xung quanh hoạt động của
phong trào, những khó khăn từ bên ngoài và sự khác biệt, xung đột
trong nội bộ của phong trào v.v… Trong mỗi bước tìm hiểu thêm đó tôi
đã ghi nhận và trình bày góc nhìn của mình qua 5 bài viết kế tiếp để
{jcomments on}
gởi đến các huynh trưởng HĐVN xem với mong muốn có được sự chia sẻ,
đồng cảm với những điều mà các Hướng đạo sinh VN đều quan tâm. Vì có
những hạn chế về mặt tư liệu cũng như do bản thân đã ngưng sinh hoạt
Hướng đạo quá lâu nên tôi gặp ít nhiều khó khăn trong tìm hiểu những
việc đã bị khuất lấp. Tôi cũng gặp phải sự nghi kỵ dành cho khi cùng
lúc tiếp xúc các huynh trưởng HĐ có quan điểm đối nghịch nhau để hiểu
thêm những tồn tại trong thực tế. Do đó, khi đọc lại những gì mình
viết tự tôi cũng tìm thấy có những thiếu sót nhất định trong việc
trình bày những vấn đề phức tạp của HĐVN. Nhưng có điều đáng mừng là
qua các bài viết của tôi liên quan đến Hội HĐVN, bên cạnh số ít những
góp ý chân tình về sự thiếu sót, tôi đã nhận được rất nhiều lời khuyến
khích, động viên của các huynh trưởng HĐVN từ nhiều nơi về nội dung
các bài viết đó. Tôi đã được may mắn gặp gỡ, trao đổi với hầu hết các
huynh trưởng lãnh đạo các nhóm có các khuynh hướng khác nhau trong
phong trào HĐVN hiện nay để tìm hiểu, chia sẻ những suy nghĩ, những
quan điểm khác nhau hoặc giống nhau về các vấn đề liên quan đến Hướng
đạo VN. Nhờ đó mà tôi đã có thể tổng hợp những điều tìm hiểu được qua
nghiên cứu tư liệu cùng với qua tiếp xúc, trao đổi với các huynh
trưởng HĐ để có thể rút ra được những kết luận, đánh giá về các vấn đề
của Hội HĐVN hiện nay một cách tương đối đầy đủ, khách quan. Vì vậy,
hôm nay tôi muốn trình bày với các huynh trưởng HĐVN những nhận xét có
tính tổng kết và cô đọng của tôi về câu hỏi được đặt tựa trong bài
viết đầu tiên “Vì sao chưa tái lập Hội HĐVN ?” dưới hình thức một lá
thư trực tiếp gởi các huynh trưởng và có nội dung của một sự giải
trình nặng về tính pháp lý cho câu hỏi đặt ra.
Thưa các huynh trưởng:
Nói về lịch sử của Hướng đạo thế giới và lịch sử Hướng đạo VN thì
hẳn các huynh trưởng đều đã hiểu rõ. Vì vậy, tôi xin được lấy cột mốc
lịch sử khi mà Hội HĐVN lần đầu tiên được thành lập do sự thống nhất
ba hội Hướng đạo Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ vào năm 1946, có quy trình
(điều lệ) được Bộ Nội vụ phê duyệt và được công nhận bởi Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa mới giành được độc lập, được Chủ tịch Chính phủ
Việt Nam Hồ Chí Minh nhận làm Danh dự Hội Trưởng Hội HĐVN ngày
31/5/1946. Xin nhấn mạnh rằng Hội HĐVN là một tổ chức xã hội dân sự,
là Hội Hướng đạo VN duy nhất lúc bấy giờ, chưa có Hội HĐVN thứ 2 nào
khác theo qui định của pháp luật VN và theo Hiến chương của Tổ chức
thế giới Phong trào Hướng đạo (viết tắt là WOSM). Khi hiệp định Genève
1954 được ký kết, nước Việt Nam bị chia cắt làm 2 miền Nam, Bắc với 2
phần lãnh thổ, dân cư và chính quyền riêng theo đúng công pháp quốc
tế. Từ đó hình thành “2 quốc gia Việt Nam” có chính thể riêng và hệ
thống pháp luật riêng trong các quan hệ đối nội lẫn đối ngoại. Hội
HĐVN là một tổ chức dân sự xã hội thiện nguyện có mục đích là giáo dục
bổ sung cho các thanh, thiếu niên bằng các hình thức và phương pháp
Hướng đạo để các em làm tròn bổn phận của một công dân đối với quốc
gia, tổ quốc VN, có tinh thần dấn thân phục vụ và xây dựng cho cộng
đồng, xã hội. Đặc biệt là Hội HĐVN “không hoạt động và cổ động về mặt
chính trị” như đã qui định tại Điều thứ 1 của bản quy trình năm 1946.
Hội HĐVN cũng đã chịu chung vận mệnh như đất nước khi bị chia cắt
thành 2 Hội HĐVN ở 2 miền, 2 quốc gia VN từ sau năm 1954. Hội HĐVN ở
miền Nam gia nhập vào WOSM năm 1957 do hội đủ các yêu cầu về tư cách
hội viên được qui định trong Hiến chương năm 1922 của WOSM. Tính đến
ngày 31/12/1974, Hội HĐVN ở miền Nam có tổng số đoàn sinh và huynh
trưởng đóng bảo hiểm là 14.432 người, trong đó có 2.204 huynh trưởng.
Còn Hội HĐVN ở miền Bắc tuy có số lượng đoàn sinh và huynh trưởng ít
hơn, vẫn hoạt động bình thường nhưng không gia nhập vào WOSM mặc dù có
đầy đủ các điều kiện một hội viên của WOSM tương tự như Hội HĐVN ở
miền Nam. Về các qui định pháp luật liên quan tới Hội HĐVN thì có thể
viện dẫn Hiến pháp 1946, tại Điều 10 đã qui định rõ là : “Công dân
Việt Nam có quyền…Tự do tổ chức và hội họp…”. Rồi đến ngày
20/5/1957, Sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban
hành Luật số 102-SL/L-004 qui định quyền lập hội như sau: “Nay ban bố
luật qui định quyền lập hội đã được Quốc hội biểu quyết trong khóa họp
thứ VI như sau: LUẬT QUY ĐỊNH QUYỀN LẬP HỘI. Điều 1. Quyền lập hội của
nhân dân được tôn trọng và bảo đảm. Lập hội phải có mục đích chính
đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để
góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta. Điều 2. Mọi
người đều có quyền lập hội, trừ những người mất quyền công dân hoặc
đang bị truy tố trước pháp luật. Mọi người có quyền tự do vào hội
thành lập hợp pháp, và có quyền tự do ra hội. Không ai được xâm phạm
quyền lập hội và quyền tự do vào hội, ra hội của người khác”. Tại Điều
12 Luật số 102-SL/L-004 có qui định rằng: “Chính phủ qui định những
chi tiết thi hành luật này”. Nhưng phải mất đến 46 năm, mãi đến năm
2003 Chính phủ mới ban hành văn bản qui định những chi tiết thi hành
Luật số 102-SL/L-004 ngày 20/5/1957 bằng Nghị định số 88/2003/NĐ-CP
ngày 30/7/2003 qui định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Trong
khi chưa có văn bản của Chính phủ qui định những chi tiết thi hành
Luật số 102-SL/L-004 thì Hội HĐVN ở miền Bắc được mời tham dự Đại hội
thành lập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (HLHTNVN) ở Hà Nội ngày
9/4/1957 và chính thức tham gia vào HLHTNVN với tư cách là thành viên
tập thể theo như qui định tại điều lệ của HLHTNVN – Điều lệ của
HLHTNVN qui định có 2 loại hội viên: cá nhân và thành viên tập thể. Vì
vậy, Hội HĐVN ở miền Bắc khi tham gia và trở thành thành viên tập thể
của HLHTNVN vào ngày 9/4/1957 thì Hội HĐVN ở miền Bắc vẫn không mất đi
tư cách pháp nhân của hội. Chính vì thế mà đến ngày Đại hội toàn quốc
HLHTNVN Lần thứ 2, ngày 18/12/1961, đoàn Đại biểu Hội HĐVN ở miền Bắc
vẫn tiếp tục được mời tham dự với tư cách là một thành viên tập thể,
một Hội HĐVN có tư cách pháp nhân độc lập. Trong thời gian từ năm 1954
đến 1975, tư cách pháp lý của Hội HĐVN ở miền Bắc vẫn thể hiện bình
thường trong các văn bản của hội có đóng dấu riêng, ví dụ như lá thư
vẫn còn lưu giữ của Bộ Tổng ủy viên Hội HĐVN ở miền Bắc gởi cho các
anh chị huynh trưởng và các bạn Tráng, Thiếu, Ấu Hướng đạo sinh Trung,
Nam bộ ngày 5/2/1965. Trong suốt thời gian 21 năm (1954-1975) đất nước
VN bị Hiệp định Genève chia cắt làm 2 miền thì 2 Hội HĐVN ở 2 miền đất
nước cũng luôn thể hiện sự khao khát, mong đợi có ngày hợp nhất như
xưa. Sau khi nước nhà thống nhất vào năm 1975, các huynh trưởng và
đoàn sinh HĐVN ở khắp cả nước đều chào mừng, gặp gỡ và cùng nhau lập
Ban liên lạc rồi Ban vận động, làm đơn xin tái lập một Hội HĐVN thống
nhất như trước năm 1954. Nhưng mọi nổ lực đều không mang lại kết quả
gì vì không có câu trả lời chính thức nào từ phía các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền. Nhiều lời suy đoán của các huynh trưởng HĐVN được đưa
ra để giải thích về sự im lặng từ phía Nhà nước trước việc xin tái lập
một Hội HĐVN thống nhất nhưng trong các lý do đó, lý do Chính phủ chưa
ban hành văn bản qui định chi tiết thi hành Luật số 102-SL/L-004 ngày
20/5/1957 được xem là hợp lý nhất. Và rồi niềm vui đã đến với các
huynh trưởng và đoàn sinh HĐVN khi Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày
30/7/2003 của Chính phủ, căn cứ vào Luật số 102-SL/L-004, ban hành qui
định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Nhưng trong khi các huynh
trưởng HĐVN đang xúc tiến các thủ tục để xin thành lập Hội HĐVN thì
bất ngờ biết được có Thông báo số 143-TB/TW ngày 20/4/2004 của Ban Bí
thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam gởi đến các cơ quan, ban ngành,
đoàn thể từ trung ương đến các địa phương nhằm ngăn cản, không cho đặt
vấn đề tái lập tổ chức Hướng đạo. Nhiều nhóm Hướng đạo đã liên tục gởi
đơn xin phép chính quyền cho phép tái lập nhưng đều không nhận được
câu trả lời. Rồi đến ngày 20/5/2008 lại có Thông báo tiếp theo số
157-TB/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhắc lại
chủ trương của Thông báo 143 và chỉ đạo rất cụ thể, chi tiết cho các
cấp ủy, chính quyền các cấp, các đoàn thể v.v… nhằm thực hiện chủ
trương không cho tái lập tổ chức Hướng đạo. Riêng ở Tp. Hồ Chí Minh,
Thành ủy đã triển khai thực hiện Thông báo của Ban Bí thư TW bằng một
bản Kế hoạch rất cụ thể (Văn bản số 47-KH/TU ngày 20/4/2009). Phong
trào HĐVN vốn đã có dấu hiệu mất đoàn kết và phát triển tự phát vì Hội
HĐVN chưa có giấy phép chính thức thì sau khi có các Thông báo của
BBT/TW ngăn cản, không cho đặt vấn đề tái lập tổ chức HĐ, lại càng
khiến cho tình trạng chia rẽ, tự phát trong phong trào thêm trầm
trọng. Nếu coi các Thông báo của BBT/TW là nguyên nhân khách quan của
vấn đề “Vì sao chưa tái lập Hội HĐVN ?” thì sự chia rẽ trong nội bộ tổ
chức Hướng đạo mới chính là nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân chủ yếu
của câu hỏi đó. Trước khi đi vào phân tích, tìm hiểu các nguyên nhân
chưa tái lập Hội HĐVN, tôi xin trích dẫn một đoạn thơ của huynh trưởng
Thanh Tâm đã biểu lộ tâm trạng tuyệt vọng sau 35 năm mong đợi kể từ
ngày thống nhất đất nước qua bài thơ “Phong trào đi về đâu ?”:
“Tám chục năm ròng đã góp công,
-45 Nghị định – thế là xong.
Hai từ Hướng đạo không còn nữa,
Tái hoạt Phong trào cũng hết mong…”
Trong 35 năm mong đợi Nhà nước Việt Nam giải quyết yêu cầu thống
nhất Hội HĐVN, các huynh trưởng HĐVN đã phải sinh hoạt “chui” 28 năm
đầu trong hoàn cảnh Đảng và Nhà nước đã không tạo điều kiện hay giúp
đỡ đưa Hội HĐVN vào khuôn khổ pháp luật như các hội bình thường khác.
Trong 7 năm còn lại kể từ năm 2003 khi có Nghị định số 88/2003/NĐ-CP
ngày 30/7/2003 qui định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội mà tất cả
các huynh trưởng cứ ngỡ rằng cơ hội xin phép hoạt động chính thức của
Hội đã mở ra thì các Thông báo 143 rồi Thông báo 157 của BBT/TW đã gần
như giập tắt những hy vọng, những mong đợi của các Hướng đạo sinh VN.
Trong 35 năm ấy, các huynh trưởng và đoàn sinh Hội HĐVN từ chỗ phải tự
tìm cách tồn tại trong hoàn cảnh chưa có Nghị định chi tiết qui định
về quyền lập hội; lại đi tới tình trạng sinh hoạt tự phát và chia rẽ
ngày càng trầm trọng do các Thông báo của BBT/TW đã ngăn cản, không
cho đặt vấn đề tái lập tổ chức Hướng đạo. Có thể nhận thấy những
phương cách tự phát mà các nhóm HĐ đã vận dụng để tồn tại trong thời
gian đó như sau:
– Có nhóm Hướng đạo chọn cách gọi là “Hướng đạo tại gia” tức là
sinh hoạt tại nhà, không tham gia với một đơn vị Hướng đạo nào cả.
Cách này có vẻ tiêu cực, có nhiều hạn chế so với sinh hoạt bình thường
của HĐ nhưng vì mục tiêu “giữ lửa”, chờ được hợp pháp hóa nên “ẩn
mình” để tránh bị làm phiền, tránh chuyện đấu đá, chỉ trích nhau như
một vài nhóm khác.
– Có nhóm Hướng đạo chọn cách “ẩn danh” khi tự nhận mình chỉ là một
“Gia đình” để nhà nước không để ý, có tham gia vận động xin nhà nước
công nhận HĐ và vẫn chờ đợi ngày được tái lập hội. Danh xưng này nghe
có vẻ khiêm tốn, đã tồn tại được trên 30 năm và vẫn tiếp tục sinh hoạt
bằng cái vỏ bọc của một “Gia đình” nhưng có đến 500 HĐS.
– Có nhóm Hướng đạo mới hình thành 5, 6 năm nhưng có số đoàn sinh
khá đông và chọn cách sinh hoạt truyền thống, bài bản như ở miền Nam
VN trước 1975. Vì tự cho rằng không nhận được sự thông cảm từ phía Nhà
nước như các nhóm khác nên nhóm Hướng đạo này thường trông cậy vào
những nhà thờ, dòng tu để sinh hoạt, làm đất trại – vừa tiết kiệm chi
phí vừa ít bị chú ý.
– Có nhóm Hướng đạo chọn cách “có vẻ chính trị” khi may lá cờ nước
trên ngực áo như một hình thức tạo niềm tin cho phía Nhà nước để sinh
hoạt công khai và tham dự huấn luyện, họp bạn ở nước ngoài. Nhưng cũng
có thể cho rằng đó là cách để nhóm HĐ này tạo sự an tâm cho nhóm vì
thật ra tất cả các HĐS VN đều có hình quốc huy với lá cờ nước VN trên
mỗi giấy Chứng minh nhân dân của mình.
– Có nhóm Hướng đạo chọn cách “hoàn toàn chính trị” và gần như công
khai trong sinh hoạt và vận động Nhà nước công nhận Hướng đạo. Nhóm
này có nhiều huynh trưởng là đảng viên Cộng sản và chủ trương lấy quy
trình (điều lệ) đầu tiên 1946 làm căn cứ pháp lý duy nhất, không thừa
nhận các quy trình đã được sửa đổi bổ sung sau năm 1946.
Vào năm 2005, các huynh trưởng là đảng viên Cộng sản cùng một vài
huynh trưởng ở nhóm khác có lập “Ban vận động công nhận Hướng đạo Việt
Nam”. Nhưng sau khoảng 1 năm, do có nhiều khác biệt và không nhất trí
với nhau về đường hướng trong sinh hoạt và vận động nên Ban vận động
này đã tự giải thể. Từ đó, sự phân hóa, mất đoàn kết càng trầm trọng
hơn giữa các nhóm Hướng đạo, không ai còn nghĩ đến việc ngồi chung với
nhau để cùng tập trung trí tuệ, vận động xin phép tái lập Hội HĐVN.
Xin trích lời của lão huynh trưởng Sơn ca ngoài trời – Nguyễn Thúc
Tuân, 99 tuổi, trong bài viết “Ngồi lại ?” (GVMG 4) như sau: “Trong dư
luận thì có nhiều ý kiến: -Các ông suy yếu là vì các ông chia rẽ.
-Chính các ông làm hại các ông. -Vì sao đến nỗi không có một ban huynh
trưởng tối cao để giữ luật, giữ lề và thống nhất huấn luyện? -Chúng
tôi thấy khó đấy, nhưng không lẽ cứ thế cho đến bao giờ? -Các ông
không thấy trách nhiệm đối với phong trào hay sao? -Nhóm các ông có
đại diện cho phong trào được không? -Cụ BP trước khi lìa trần bàn giao
phong trào lại cho ai? -Các ông không thấy lớp trẻ không đồng tình?
-Những ai đối lập đều mong cho các ông cứ tồn tại chia rẽ như thế…”
Có thể coi những lời trên của lão trưởng Nguyễn Thúc Tuân không chỉ là
vàng ngọc mà còn là muối mặn, ớt cay cho những huynh trưởng nào còn
chưa thức tỉnh ! Tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu của việc chưa tái
lập Hội HĐVN sau khi có Nghị định số 88/2003/NĐ-CP chính là sự mất
đoàn kết của các huynh trưởng các nhóm Hướng đạo.
Thưa các huynh trưởng:
Đến đây, nếu đặt ra câu hỏi rằng một khi sự đoàn kết trong nội bộ
phong trào HĐVN được tái lập thì liệu có thể sẽ tái lập được Hội HĐVN
theo qui định của pháp luật hiện hành hay không ? Bằng niềm tin nội
tâm và với sự hiểu biết nhất định về pháp luật, tôi cho rằng CHẮC CHẮN
ĐƯỢC. Tôi xin được giải trình với các huynh trưởng về khả năng xin
khôi phục quyền lập hội hợp pháp của Hội HĐVN đã bị các Thông báo của
BBT/TW ngăn cản và về khả năng tiến hành các thủ tục xin tái lập Hội
HĐVN dựa trên các căn cứ pháp luật hiện hành như sau:
A/ Về khả năng xin khôi phục quyền lập hội của Hội HĐVN đã bị các
Thông báo của Ban Bí thư TW ngăn cản:
Trước hết, chúng ta phải nhận thức rằng tuy mang danh là “Thông
báo ý kiến của Ban Bí thư” nhưng về tính hiệu lực và chấp hành của các
Thông báo là rất cao, có khi lại cao hơn cả các quyết định của cơ quan
hành chánh Nhà nước hoặc bản án của tòa án. Các Thông báo của BBT/TW
đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các đoàn thể quần
chúng thực hiện nghiêm việc không đặt vấn đề tái lập tổ chức Hướng
đạo. Tuy nhiên, nếu xem các Thông báo của BBT/TW có giá trị như bản án
của tòa án mà phần “hình phạt” đã được ghi rất rõ trong các Thông báo
là: “Không đặt vấn đề tái lập tổ chức Hướng đạo”, thì phần nói về “các
hành vi vi phạm” mà các Thông báo dùng làm căn cứ để xử phạt Hội HĐVN
đã được các Thông báo BBT/TW nêu cụ thể ở 4 điểm sau đây:
1/ Ở miền Bắc, từ sau kháng chiến chống Pháp, tổ chức Hướng đạo đã
ngừng hoạt động và gia nhập Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
2/ Ở miền Nam, ngoài tổ chức Hướng đạo chính thống – tức Hội HĐVN,
Mỹ Ngụy xây dựng các loại Hướng đạo trong tôn giáo, quân đội, cảnh
sát…
3/ Nhiều tổ chức (nhóm HĐ) có quan hệ móc nối với các phần tử phản
động và số cầm đầu các nhóm Hướng đạo ở hải ngoại và với tổ chức Hướng
đạo thế giới, với sứ quán, lãnh sự quán ở VN để tuồn thông tin, vu cáo
chế độ ta, xin chỉ đạo và tài trợ cho hoạt động của mình.
4/ Các tổ chức Hướng đạo Công giáo, Cao đài, Tin lành công khai
dùng phương pháp hoạt động Hướng đạo để giáo dục tôn giáo, thực hiện
tôn chỉ của các giáo hội được các giáo xứ và nhà nhờ ủng hộ mạnh mẽ về
vật chất và tinh thần.
Muốn biết hình phạt mà Hội HĐVN nhận chịu có oan sai hay không
cần phải xác định cho đúng sự thật khách quan các hành vi vi phạm hoặc
là nguyên cớ mà các Thông báo BBT/TW cho là thuộc trách nhiệm của Hội
HĐVN. Xin được giải trình 4 điểm nêu trên:
a/ Về việc cho rằng Hội HĐVN ở miền Bắc đã ngừng hoạt động sau khi
gia nhập Hội LHTNVN vào năm 1957 là hoàn toàn không đúng với sự thật
khách quan như đã trình bày ở phần trên. Có đủ các căn cứ pháp lý và
các chứng cứ để xác định sự thật là Hội HĐVN ở miền Bắc vẫn tồn tại
hợp pháp từ 1946 cho đến 1975 dù đã gia nhập Hội LHTNVN năm 1957.
b/ Như tôi đã từng trình bày với các huynh trưởng trong một bài
viết trước đây thì do hoạt động của Hội HĐVN ở miền Nam trước 1975 đã
được xã hội đương thời nhìn nhận là rất tốt đẹp nên các tổ chức tôn
giáo và lực lượng quân đội, cảnh sát … lúc bấy giờ cũng muốn áp dụng
các hình thức và phương pháp Hướng đạo để giáo dục tín đồ và con em
trong tổ chức và lực lượng của mình. Hội HĐVN ở miền Nam đương nhiên
phải chấp nhận, dù muốn hay không, việc các tổ chức khác có thế lực
hơn mình, bắt chước mình làm điều tốt đẹp cho xã hội. Hơn nữa, Hội
HĐVN chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi của chính mình và không có
căn cứ pháp lý nào để buộc Hội HĐVN phải chịu trách nhiệm thay cho
hành vi của các tổ chức khác.
c/ Hiện nay, pháp luật hình sự của nước CHXHCN VN rất đầy đủ để
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chế độ, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội, chống mọi hành vi phạm
tội. Vì vậy, tất cả những hành vi vi phạm mà các Thông báo BBT/TW kể
ra ở trên – mục 3, là thuộc trách nhiệm của những cá nhân nào đã vi
phạm. Hội HĐVN là một pháp nhân, không thể chịu trách nhiệm hình sự,
lại càng không thể chịu trách nhiệm thay cho những cá nhân lợi dụng
danh nghĩa Hướng đạo để vi phạm pháp luật hình sự. Nguyên tắc trách
nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân.
d/ Hiện nay, Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 (và NĐ 45/2010
thay thế) qui định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội có qui định
tại Điều 1 về phạm vi điều chỉnh, đã nói rõ là các tổ chức giáo hội
không áp dụng Nghị định này. Nếu các tổ chức Hướng đạo Công giáo, Cao
đài, Tin lành… muốn hoạt động hợp pháp thì họ phải tập hợp dưới hình
thức các Hội đoàn tôn giáo theo như qui định tại Khoản 6, Điều 3 của
Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo số 21/2004/PL-UBTVQH11. Vì vậy, sẽ
không thể tồn tại cái gọi là tổ chức Hướng đạo tôn giáo nằm trong Hội
HĐVN được tái lập theo pháp luật hiện hành như các Thông báo BBT/TW
viện dẫn làm nguyên cớ.
Xác định sự thật khách quan như vậy tức là đã làm rõ sự oan sai
trong các Thông báo BBT/TW khi áp dụng hình phạt cho Hội HĐVN nhưng
lại căn cứ vào các hành vi của các tổ chức khác hoặc của các cá nhân
khác chớ không phải của ngay chính pháp nhân Hội HĐVN. Sự oan sai của
Hội HĐVN càng thấy rõ hơn khi ngay trong các Thông báo BBT/TW cũng đã
đề cao các hình thức và phương pháp Hướng đạo khi chỉ đạo rằng: “Đoàn
Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam
phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, đổi mới nội dung,
phương pháp giáo dục, rèn luyện thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; tiếp
thu có chọn lọc hình thức, phương pháp của Hướng đạo trong giáo dục và
tổ chức hoạt động của thanh thiếu niên…”. Tiếp theo nữa là bản Kế
hoạch số 47-KH/TU của Thành ủy Tp.Hồ Chí Minh ngày 20/4/2009 triển
khai thực hiện các Thông báo BBT/TW trong việc tiếp thu, áp dụng các
hình thức, phương pháp của Hướng đạo bằng cách “Tiếp tục xây dựng,
phát huy, nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Sao Bắc đẩu từ thành phố đến
quận huyện”. Nếu nhìn các Câu lạc bộ Sao Bắc đẩu của Đoàn TNCS HCM và
Hội LHTNVN mới thành lập gần đây sinh hoạt bên cạnh các đơn vị Hướng
đạo tại công viên Tao Đàn ở Tp.HCM thì không ai có thể phân biệt được
điểm khác nhau của hai tổ chức ngoại trừ các huynh trưởng của các em.
Trên báo Thanh Niên số ra ngày chủ nhật 17/4/2011 có bài viết tựa đề
“Câu lạc bộ ở công viên” của tác giả Tuyết Vân có đăng kèm một tấm
hình các em đang ngồi vòng tròn sinh hoạt với nhau. Dưới tấm hình có
ghi chú là: “Một buổi sinh hoạt của Tổng đoàn Sao Bắc đẩu tại công
viên Tao Đàn (Q.1 Tp.HCM)”. Nhìn kỹ các em ngồi trong tấm hình, có lẽ
chỉ các huynh trưởng mới nhận biết đó là hình chụp các em Hướng đạo
sinh chớ không phải là các em trong Câu lạc bộ Sao Bắc đẩu như tác giả
đã ghi chú. Đến một phóng viên ảnh báo Thanh Niên vẫn khó phân biệt
được các em Hướng đạo sinh và các em Sao Bắc đẩu đang sinh hoạt, vui
chơi bên cạnh nhau trong công viên Tao Đàn. Thế sao Thông báo BBT/TW
lại tuyên phạt một bên các em Hướng đạo sinh phải bị dẹp bỏ và cho
phép một bên các em Câu lạc bộ Sao Bắc đẩu tiếp tục vui chơi ? Sự oan
sai và bất công dành cho Hội HĐVN càng tăng thêm khi Hội HĐVN phải
chịu tội thay cho những tổ chức khác như tôn giáo, quân đội, cảnh sát
…vì họ đã áp dụng các hình thức và phương pháp Hướng đạo để giáo dục
tín đồ, con em trong tổ chức họ; nhưng lại chẳng được tuyên dương khi
Đoàn Thanh niên CS HCM và Hội Liên hiệp Thanh niên VN cũng áp dụng các
hình thức và phương pháp Hướng đạo để giáo dục các thanh thiếu niên
của Đoàn, Hội mình.
Vậy, có phương cách hợp pháp nào để tháo gỡ sự oan sai dành cho
Hội HĐVN và khôi phục quyền lập hội đã bị ngăn cản, xâm phạm ?
Như đã nhận định ở trên là các Thông báo của BBT/TW tuy có tính
hiệu lực và chấp hành rất cao nhưng vì đây không phải là những quyết
định hành chính của cơ quan Nhà nước và cũng không phải là bản án của
tòa án nên không thể khởi kiện vụ án hành chánh hay áp dụng các thủ
tục kháng án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm của
Hội HĐVN. Tuy nhiên, Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành có qui định tại
Điều 1, Khoản 2 như sau: “Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi
ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.
Điều 59: “Tố cáo hành vi vi phạm qui định về nhiệm vụ, công vụ của
người thuộc cơ quan, tổ chức nào thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức
đó có trách nhiệm giải quyết”. Và Điều 85, Khoản 2: “Ủy ban thường vụ
Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo”.
Nếu vận dụng các qui định trong Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành
các huynh trưởng HĐVN có thể làm một Bản Kiến nghị gởi đến Tổng Bí thư
+ Chủ tịch Quốc hội + Ủy ban thường vụ Quốc hội để giải trình một cách
toàn diện, đầy đủ vấn đề của Hội HĐVN, đề nghị các vị đứng đầu tổ chức
Đảng và Quốc hội xem xét lại các Thông báo của BBT/TW để khôi phục
quyền lập hội hợp pháp của Hội HĐVN đã bị xâm phạm bởi các Thông báo
đó. Tinh thần trọng pháp của Hướng đạo sinh và các qui định pháp luật
hiện hành của nước CHXHCNVN cho phép và đảm bảo cho các huynh trưởng
thực hiện các quyền dân chủ luật định của mình.
B/ Về khả năng xin phép thành lập Hội HĐVN theo Nghị định số
45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý
hội:
Các huynh trưởng hầu hết đều đã nghiên cứu kỹ Nghị định 45/2010
(thay thế Nghị định 88/2003). Nếu không còn sự ngăn cản của các Thông
báo BBT/TW thì việc tiến hành các thủ tục xin thành lập Hội HĐVN theo
Nghị định 45/2010 chắc chắc sẽ không gặp khó khăn gì. Còn nếu như các
Thông báo BBT/TW vẫn chưa được thu hồi thì sao ? Trong trường hợp đó,
sẽ có khó khăn, trở ngại xuất hiện tại 2 bước thủ tục ở Điều 6 và Điều
9 của Nghị định 45/2010 như sau:
1/ Điều 6: Ban vận động thành lập hội:
Khoản 1: “Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban
vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản
lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công
nhận”.
Khoản 5: “Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực
chính mà hội dự kiến hoạt động quyết định công nhận ban vận động thành
lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chính là cơ quan quản lý nhà nước sẽ nhận hồ
sơ và có trách nhiệm xem xét, quyết định công nhận ban vận động thành
lập hội.
2/ Điều 9: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho
phép thành lập hội khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội:
“Cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định tại Điều 14 của Nghị định này
(tức Bộ trưởng Bộ Nội vụ) khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội phải
có giấy biên nhận. Trong thời hạn sáu mươi ngày kể từ ngày nhận hồ sơ
đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem
xét, quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải
có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”.
Nếu ban vận động thành lập Hội HĐVN gặp khó khăn tại 2 cơ quan
nhà nước là Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Nội vụ vì lý do các cơ quan
nhà nước này phải chấp hành các Thông báo của BBT/TW thì sao ? Trong
cả 2 trường hợp đó, ban vận động có thể sử dụng quyền khiếu nại được
qui định tại Điều 1, Khoản 1 của Luật khiếu nại, tố cáo như sau: “Công
dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành
vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền
trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định,
hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của
mình”. Còn nếu dự thảo Luật Tố tụng hành chính đang chờ Quốc hội thông
qua sớm ban hành, thì ban vận động có thể sử dụng “Quyền yêu cầu tòa
án bảo vệ quyền và lợi ích hơp pháp” (Điều 4) như sau: “Cá nhân, cơ
quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu tòa án
bảo vệ quyền, lợi ích hơp pháp của mình theo qui định của Luật này”.
Còn tại Điều 2 của dự thảo Luật TTHC này về “Giải thích từ ngữ” có ghi
rõ: “Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước,
của người trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực
hiện nhiệm vụ, công vụ theo qui định của pháp luật”. Có thể nêu ví dụ
là nếu như ban vận động thành lập Hội HĐVN nộp hồ sơ cho Bộ Giáo dục &
Đào tạo để Bộ xem xét, quyết định công nhận ban vận động thành lập hội
nhưng Bộ Giáo dục & Đào tạo từ chối nhận hồ sơ hoặc nhận hồ sơ mà im
lặng, không giải quyết thì đó là hành vi hành chính không thực hiện
nhiệm vụ, công vụ theo qui định của pháp luật. Ban vận động có quyền
khởi kiện hành vi hành chính đó trước tòa án theo qui định của Luật tố
tụng hành chính sắp được Quốc hội thông qua. Giả thiết như sẽ có một
vụ án hành chính bị khởi kiện bởi ban vân động thành lập Hội HĐVN
trước tòa án vì cho rằng quyền lập hội của mình đã được qui định tại
Điều 2, Luật số 102-SL/L-004 ngày 20/5/1957 và của Nghị định 45/2010
nhưng đã bị xâm phạm bởi hành vi hành chính của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Lúc ấy, Bộ Giáo dục & Đào tạo sẽ phải đứng trước vụ án hành chính với
tư cách “người bị kiện” và như vậy liệu rằng bên trong “người bị kiện”
sẽ có sự xung đột giữa việc chấp hành các Thông báo của BBT/TW và Luật
quy định quyền lập hội hay không ? Thật ra, không hề có sự xung đột
pháp lý nào giữa các Thông báo BBT/TW với Luật về quyền lập hội cả vì
vấn đề đã được qui định hết sức rõ ràng tại Điều 4 của Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam ngày 15/4/1992 (sửa đổi bổ sung 2001): “Đảng Cộng sản
Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân VN, đại biểu trung
thành của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc,
theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh
đạo nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật”. Với qui định của Điều 4 Hiến pháp thì Bộ Giáo
dục & Đào tạo đương nhiên phải chấp hành Hiến pháp và Luật quy định
quyền lập hội của Hội HĐVN để khỏi phải bị chế tài của tòa án.
Thưa các huynh trưởng:
Qua giải trình về các khía cạnh pháp lý về khả năng xin tái lập
Hội HĐVN và trách nhiệm của các huynh trưởng trước cơ hội đưa Hội trở
lại hoạt động chính thức trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, tôi tin
tưởng rằng các huynh trưởng đều đã nhận thức vấn đề của Hội HĐVN hết
sức thấu đáo. Tôi hy vọng rằng các huynh trưởng sẽ đoàn kết, cùng nhau
thành lập một ban vận động bao gồm các huynh trưởng đại diện cho các
địa phương, các nhóm, có uy tín, có nhiệt tâm và sức khỏe để tiến hành
những việc cần thiết theo các khả năng, các cơ hội đã mở ra cho việc
tái lập một Hội HĐVN thống nhất. Xin chúc các huynh trưởng đạt được
kết quả mỹ mãn.
Thân ái BTT.
Luật sư NGUYỄN LỆNH ( 5/2011 )
Khi xưa Sài Gòn cũng có đi Hướng Đạo, được đi đây đó và học hỏi nhiều cho cuộc sống, rất tự tin cho bản thân.
Tôi thật bất ngờ khi được tin : Từ 1954 đến 1975 Hướng Đạo VN vẫn hoạt động ở miền Bắc VN . Anh Nguyễn Lệnh có tấm hình nào đã chụp cảnh sinh hoạt với cờ hiệu , đồng phục , cách chào … khoảng thời gian này , ở miền Bắc không vậy ???
Cỏ Úa cũng có thắc mắc giống như anh TACHITHAN vậy đó :zzz
Bài viết của anh Lệnh thật hay giúp em biết thêm nhiều điều
về HĐVN.
Hồi trước Tào Lao cũng có tham gia Hướng đạo phải không ?
Thu Thỉ nhớ giỏi lém 😉
Hầu xưa Tào Lao có tham gia Hướng đạo Bình Định.
Kha: Đồ Bàn
Tuần: Lê Lai
Bây giờ nghĩ lại mà tiếc cái thời đó wá! hơn nữa nếu mà biết Thu Thỉ đi tu viện Nguyên Thiều
thì thớ nào cũng lẻo để đi theo hoặc xin làm hướng dẫn viên và sẽ được hè! 😀
Tổ chức Hướng Đạo rất hay , mong được hồi phục để con cháu mình bớt hư ?
Bạn TACHITHAN thân mến:
Cá nhân tôi không lưu giữ các tấm hình sinh hoạt của Hội HĐVN ở miền Bắc giai đoạn 1954-1975. Có thể các huynh trưởng khác còn giữ được các tấm hình này. Riêng tôi có được bản photocopy lá thư ngày 5/2/1965 có đóng dấu của Hội HĐVN ở miền Bắc – tôi đã nhìn thấy cả bản gốc đóng dấu đỏ. Tôi xin gởi kèm theo đây lá thư ngày 5/2/1965 đó đến bạn TACHITHAN – nhờ Huongxua.org chuyển giúp. Chúc bạn vui.
Thưa anh Nguyễn Lệnh !
Sau 1954 về sau … Miền Nam có 14 432 Hướng Đạo , trong đó có 2 204 Huynh Trưởng .
Trong khi ở miền Bắc , anh đang giữ “chỉ ” một lá thư copy của HDVN đề ngày 5 /2 /1965 ???
Tôi nghĩ , khi anh nằm trong ban vận động thành lập HDVN trở lại (dù là trong trợ lý pháp lý ), nên có những bằng chứng cụ thể . Ít nhất là hình ảnh của khoảng không dưới 50 hướng đạo sinh Miền Bắc đang sinh hoạt . (so với 14 432 ).
Hoạt động trở lại của HDVN … nằm trong lý tưởng của tôi . Chúc anh khỏe .
Ông Tạ còn sức đi sinh hoạt Hướng Đạo nữa không mà còn hăng máu dữ vậy? còn máu làm Huynh Trưởng, hay chỉ tham gia Hướng đạo viên, chứ tuổi này không thể sinh hoạt Hướng đạo sinh được đâu ông nha!. Chào cụ Tạ.
TUTHUC chọc anh Tạ tậu nghiệp 😀
Anh Tạ còn sức leo đồi leo núi mỗi đêm mà cái chiện Hướng Đạo mhằm nhò chi :zzz
Cỏ Úa rình ngoài cửa sổ hằng đêm nên … biết hết !!!
[quote name=”TACHITHAN”]Cỏ Úa rình ngoài cửa sổ hằng đêm nên … biết hết !!![/quote]
He he he,
Nhà sát vách mờ :zzz
Bạn TACHITHAN thân mến:
Cám ơn bạn đã “tư vấn” phải có trên 50 HĐS miền Bắc đang sinh hoạt để làm chứng cứ. Có thể nói tôi có cả “tỉ” chứng cứ bên cạnh “chỉ” lá thư có giá trị pháp lý của Hội HĐVN ở miền Bắc. Nhờ Huong xưa chuyển đến bạn TCT sách Lịch sử PT HĐVN (tg Ngô Văn Phương)trang 183: phần cuối trang có nói đến cuộc họp mặt lần đầu sau 1975 của các huynh trưởng HĐVN ở miền Bắc ngày 30-31/5/1993 với khoảng 300 huynh trưởng, trong đó có khoảng 40 huynh trưởng ở miền Trung và miền Nam ra họp.Tôi đã nhìn thấy tấm hình này nhưng chưa thể lục tìm được trong số tài liệu. Chúc bạn vui.
Bạn TCT thân mến,
Tôi vừa mới tìm thấy tấm hình chụp có ghi chú rằng:”Gần 400 cụ Hướng đạo sinh VN thế hệ 1945-46 họp mặt tại Hà Nội ngày 19-12-91 sau 45 năm xa cách”. Như vậy, tấm hình chụp 400 huynh trưởng HĐVN mà phần lớn là ở miền Bắc họp mặt tại Hà Nội lần đầu tiên vào năm 1991. Còn lần họp mặt vào năm 1993 ở Đình làng Đại Yên là lần thứ 2 nhân kỷ niệm 47 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận làm Danh Dự Hội Trưởng Hội HĐVN (31/5/1946). Bạn có thể lên http://quangminhscouting.com trang 116 trong số 1312 trang của website này để xem tấm hình. Chúc bạn thêm vui.
trich tu “huong dao vn. wikipedia”
Từ lúc thành lập vào năm 1930, Hướng đạo Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn, thu hút rất đông những nhân vật sau này giữ những vai trò trọng yếu trên chính trường miền Bắc cũng như miền Nam như Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Lưu Hữu Phước, Tôn Thất Tùng, Võ Thành Minh, Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Tuyên, Phạm Biểu Tâm, Trần Điền, Cung Giũ Nguyên,… [1] Tuy nhiên vì thời cuộc chính trị và chiến tranh, Hướng đạo Việt Nam bị đình chỉ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam vào năm 1954 và rồi toàn cõi Việt Nam vào năm 1975.
Tôi vừa mới tìm thấy tấm hình chụp có ghi chú rằng :”Gần 400 cụ Hướng đạo sinh VN thế hệ 1945 -46 họp mặt tại Hà Nội ngày 19 -12 -91 “sau 45 năm xa cách ” “(quote Nguyễn Lệnh )
Từ 45 -46 mãi cho đến 91 mới họp mặt … sau 45 năm không hoạt động , phải không anh Lệnh ?
Nếu còn hoạt động thì sao xa cách được ???
Bạn TCT thân mến:
Tôi chỉ trích lại lời ghi chú của tác giả trang web đó về một bức ảnh. Lời ghi chú của một cá nhân chỉ có tính tham khảo vì nó không phải là căn cứ pháp lý chấm dứt pháp nhân của Hội HĐVN ở miền Bắc. Có thể tìm hiểu từ qui định của Bộ luật dân sự hiện hành về các trường hợp chấm dứt pháp nhân như sau:Hợp nhất, sáp nhập, chia, giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản. Theo tôi, đã có sự hiểu nhầm giữa 2 khái niệm “gia nhập” và “sáp nhập” đối với việc Hội HĐVN ở miền Bắc gia nhập vào Hội LHTNVN năm 1957. Tôi có thể đoán được mục đích “làm rõ” của bạn qua cách đặt câu hỏi. Tôi và các huynh trưởng HĐVN đang chứng minh trước quan điểm thể hiện trong các Thông báo của Ban Bí thư/TW rằng về mặt pháp lý lẫn thực tế Hội HĐVN ở miền Bắc đã không ngừng hoạt động sau khi gia nhập vào Hội Liên hiệp Thanh niên VN vào năm 1957. Rất tiếc là chúng ta không thể lạm dụng diễn đàn này cho một cuộc “trao đổi” có nội dung “phong phú” như vậy. Chúc bạn vui.
Theo tôi, chúng ta không nên tranh luận vấn đề “tế nhị” ở đây. Nhưng xin thưa với luật sư Nguyễn Lệnh. Sau 75 ở VN chưa bao giờ có Hướng Đạo cho đến nay và theo tìm hiếu của cá nhân tôi ( vì sau 75 người thân của tôi ở miền bắc vào) họ rất ngơ ngác với hai chữ Hướng Đạo! năm 75 tôi mười sáu tuổi và hiện đang ở tại Việt Nam từ ngày được sinh ra cho đến nay đã hơn năm chục tuổi nên tôi hiểu rát rõ.
Anh Lệnh ! Tôi có rất nhiều dữ liệu cũng như đã từng hầu chuyện với một số huynh trường Hướng Đạo trước 54 , tuổi trên 70 , hiện vẫn còn đang sống ngoài Bắc … đã xác nhận là KHÔNG .
Xin cứ xem những lời của Ngọc Minh là chính đáng và nên xếp lại vấn đề “tế nhị ” này .
Xin chúc anh hoạt động hăng say và mong ngày HDVN với đồng phục , đoàn kỳ … được sớm khôi phục . Cảm ơn .
Những tranh luận đa chiều trên đây với tinh thần xây dựng rất thú vị và cần thiết để đánh giá lại vấn đề.
Tôi cho rằng điều này chứng minh sự thành công của bài viết của LS Nguyễn Lệnh.
………………………….
Có người ở trần suốt 50 năm quý huynh tin không? một số dân tộc ít người ở vùng sâu vùng xa đó 😆 . Có người chỉ mặc một chiếc áo suốt đời cho tới chít. Ai, ở đâu vậy?????? :eek:. Có người vác 100kg suốt đời? Bác Tachithan đó, ha, ha, ha.
Cái gì cũng có thể xảy ra cho đến khi nó được chứng minh và công nhận.
Ông TRẮNG TRẮNG (WHWH=WHITE WHITE )… tui cứ tạm hiểu như dzậy đi …
Trắng – không thể nói thành đen … Ghét – không thể nói thành thương … Không – không thể nói rằng có . Cũng như tui … Đã lỡ nguyện mang trăm ký trên lưng , trên đầu , cũng chẳng cần ai đỡ gánh cho mình . May ra , cái còm của ông cũng đỡ cho tui vài gram … Thanks . Hơi trễ … nhung “late better than nothing “….
Thưa các bạn:
Tôi rất hoan nghênh sự quan tâm, tìm hiểu của các bạn về nội dung bài viết của tôi. Vì ngại lạm dụng diễn đàn Huong xua quá đáng nên tôi phải nói lời dè dặt chớ bản thân tôi không có gì khuất tất. Trước khi tìm hiểu, nghiên cứu về phong trào HĐVN tôi cũng chưa từng biết những việc mà mình cứ ngỡ rằng không thể có. Ví dụ như nhóm Hướng đạo sinh tự gọi là “Gia đình Hướng đạo Xuân Hòa” đã tập họp từ năm 1980 đến nay ở Tp.HCM với khoảng 500 HĐS gọi là hoạt động “chui”, chính quyền biết và có làm việc với các huynh trưởng nhưng trong dân chúng ít ai biết. Còn ở miền Bắc thì tôi xin trích dẫn tài liệu LS PT HĐVN của tg N V Phương, trang 105 như sau: “Từ năm 1954-1960, Hội HĐVN ở miền Bắc chỉ còn hai Châu Thăng Long (Hà Nội) và Hải Bắc (Hải Phòng) là còn hoạt động, các đơn vị Ấu, Thiếu vẫn sinh hoạt và có tổ chức hai trại chung cho hai Châu, một lần ở chùa Láng (Hà Nội) vào năm 1954, và một lần ở Đồ Sơn vào năm 1957. Từ năm 1961, các Ấu sinh, Tráng sinh, Thiếu sinh trưởng thành và hòa nhập vào phong trào chung. Năm 1965, tất cả đi di tản, tham gia phong trào chống Mỹ cứu nước”. Chúc các bạn vui.
Thôi Mình tạm xếp việc tranh luận bài viết của LS Nguyễn Lệnh ở trên nhé. hẹn có bài viết nào có nội dung rõ hơn mình còm nhau cho rõ thêm. Để các ông đồng ý chuyển hướng, sau khi đọc bài viết và phản hồi của các quí vị, tôi viết vài câu đáp lại nhé!
:
Tôi nhớ năm xưa cũng dạo nầy
Vòm trời xanh ngắt những tầng mây.
Tựa như khói tỏa phơ đầu bạc
Vàng trải đường quê lá rụng đầy.
Và nay cùng cảnh như vầy:
Cũng cánh đồng quê dâng lúa ngát
Cũng chòm mây trắng, lá vàng bay
Cảnh ấy nhưng người có đổi thay
Xuân xưa, không gợn chút xuân nầy
Vì Ai đã khác ai năm trước
Mộng ước tan theo đoạn tự ngày.
Quý anh nhà mình “máu với me” thấy gớm nhỉ!? Có tí xíu chuyện Bắc Việt có sinh hoạt sau 1954 – 1975 …mà cũng đã văng miểng với nhau rùi?! Thế thì Ai đúng – Ai sai ?
Làm Giáo Dục mà rứa thì giáo dục chi ai nà !?
Việc của LS Lệnh (Cựu Kha sinh HĐVN); anh cứ làm theo cách làm Luật của anh.
Thân chúc anh luôn bền chí.
Việc “làm gương sáng”… thì tui xin quý Huynh Trưởng đang còn hoạt động… giữ tư cách cho!
Chưa chi mà đã “móc” nhau là “leo đồi”, rồi “núp gầm giường”… thì còn chi mà làm giáo dục?!
Xin coi lại tác phong cùng tư cách của quý anh dùm!
Xì Cút Tơ 53 tuổi Đảng Hướng Đạo.
Thưa cùng Anh Nguyễn Lệnh;
Thưa anh, cái hình một em TS Tuyên Hứa mà anh đang dùng ở trên bài viết … Cách làm THỦ HIỆU như rứa, là chưa đúng!
Chúng ta nên xem lại Nghi Thức HĐVN.
Khi một HĐS Tuyên Hứa – Mọi người tham dự Lễ (và cả đương sự) – Làm THỦ HIỆU Hướng Đạo – Chớ KHÔNG CHÀO (cho dù có mũ, nón trên đầu)
Quý HT đang trông coi Đơn vị – Xin vui lòng đọc lại NTHĐVN (về phần nầy)
Xin cám ơn cùng thân ái bắt tay “b …p d…i” không đau!
TR_RS
LS Nguyễn Lệnh đã đọc lại Nghi Thức HĐVN chưa cà!?
Sao còn chưa đổi ảnh một em TS Tuyên Hưa với Chào HĐ thay vì là “làm thủ hiệu HĐ”. Sai thì sửa đi LS ới !!!
Hihihi …