Ngày 16 tháng chạp là ngày cúng dãy mả phía bên ngoại tôi. Hồi đó, mồ mả của ông bà quê tôi còn rất sơ sài ! Chỉ có mỗi nắm đất nho nhỏ, con con vun lên. Ai sang lắm thì còn có được tấm bia dựng bằng xi măng. Thường tất cả phần mộ của ông bà đều được đặt trên những cái gò cao. Số ít người khác được chôn ngay trong khu đất nhà mình.
Mới tờ mờ sáng, mọi người đã lo mang cuốc xẻng đi lên gò, dọn dẹp mấy bụi cây cỏ dại mọc nham nhở xung quanh, rồi xúc đất vun mộ lại cho cao, dùng xẻng nện đất lại cho cứng cáp, hương khói xong xuôi, quay về lo chuyện cúng kính. Bây giờ phần mộ người mất đẹp lên rất nhiều. Cái nào cũng xây gạch đá chắc chắn, láng tưng. Tiếng cũng đi dãy mã nhưng thực chất cốt chỉ thắp nhang, quét dọn nhẹ nhàng là xong.
Cuối năm đó, nhà cậu Hai tôi đi dãy mả về sớm. Lúc tôi theo má về ngoại đã thấy rựa, cuốc, xẻng …được mợ Hai rửa sạch sẽ dựng ở hàng rào trước sân. Hai tay quẹt vô đít quần, mợ Hai tất tả đi nhanh xuống bếp. Từ góc đó, mùi chiên xào kho nấu bốc lên thơm tức mũi. Cái bụng chưa ăn sáng của tôi sôi lên rồn rột! Trong nhà kẻ ra người vô bưng bê chuẩn bị cúng kiến, dọn bàn coi bộ ồn ào tấp nập dữ quá..
Khi mọi chuyện đã đâu vào đấy, người lớn ngồi vào bàn lau chén đũa. Dưới đất, sấp nhỏ ngồi xếp bằng xung quanh cái mâm đồng cũng đầy đủ những món ăn ngon không thua gì bàn trên. Vậy mà cậu Hai vẫn chưa chịu yên chỗ. Cậu cứ chạy ra trước cổng, mắt ngó dớn dác như còn trông ngóng ai. Mợ Hai sốt ruột đến đứng sau lưng cậu. Mợ vừa nhìn theo mắt cậu vừa thắc mắc:
– Chớ nãy giờ ông chờ ai mà chưa chịu dô ngầu?
Không quay lại, cậu tôi trả lời:
– Dợ chồng Bốn Rớt chớ ai!
Anh Bốn con của cậu Ba tôi. Khi có bầu anh, mợ Ba đau bụng đi đồng, lạ là mợ tôi không đi đồng mà lại đẻ ra anh, rớt ở bụi trảy. Vậy là cậu mợ đặt cho anh cái tên Rớt kêu luôn cho… tiện!
Mợ Hai đánh hai tay vào nhau cái ” bốp”:
– Ời hé! Sao bữa nay hai đứa dìa trưa dẫy?
Ngay lúc đó, từ đầu con đê phía Xóm cổng đã thấy anh Bốn đèo vợ sau lưng. Chiếc xe đạp từ từ đổ dốc, chạy thẳng một lèo xuống nhà cậu Hai. Anh Bốn đội cái mũ lưỡi trai sụp xuống tận trán nhưng vẫn không dấu được những sợi tóc bạc ló ra hai bên màng tang. Chị dâu ngồi phía sau, không ôm eo, chị chỉ níu nhẹ hông áo anh. Anh Bốn vừa đạp xe, vừa nói chuyện , chẳng biết anh nói cái gì mà khi xe đã đến nhà cậu Hai rồi vẫn thấy chị còn cười lỏn lẻn…
Mới nhìn thấy vợ chồng anh chị Bốn, cả nhà cùng “à” lên vui vẻ. Anh Bảy Nói lật đật níu tay anh Bốn ngồi ngay vô bàn gần chỗ mình. Chị Bốn trước khi tới chỗ mợ Hai , ngang qua sau lưng, chị khẽ vổ nhẹ vào vai tôi như thay lời chào…
Anh Bảy Nói sau khi tu ly rượu nhỏ đánh “tút” một cái, chưa kịp đặt ly xuống anh đã “nổ” ngay phát pháo đầu tiên:
– Lóng rày dợ mày còn quánh đòn mày không dẫy Bốn Rớt?
Trong lúc đám đông cùng ồ lên cười, anh Bốn tôi chắc cũng nhiều lần bị ghẹo như vậy rồi nên thấy mặt anh tỉnh khô, chỉ ngầm đưa mắt qua liết vợ. Mặt chị dâu đỏ lự, nhìn chị càng dễ thương.
Tôi thường nghe người lớn nói: Vợ chồng là duyên nợ! Vậy mà cho tới tận bây giờ tôi vẫn không hiểu làm sao mà anh Bốn tôi: dân Nại muối lại ưng chị dâu tôi: người con gái đất Tây Sơn.
Chị Bốn Rớt người nhỏ thó tròn trịa. Chị không còn trẻ nữa song ngó chị vẫn còn duyên lắm! Chị có đôi môi tuy chẳng biết tô son bao giờ mà lúc nào cũng đỏ thắm. Những lúc vui chị cười, thêm vào hàm răng trắng đều tăm tắp là hai hột gạo đậu hai bên khóe miệng khiến chị càng thêm xinh. Ngày anh chị lấy nhau, cậu Ba tôi cất cho anh chị một ngôi nhà vách đất nho nhỏ. Nhà anh chị cũng nằm trong miếng đất vườn rộng thênh của cậu mợ tôi. Anh Bốn thường ban ngày làm ruộng muối. Hết mùa muối, ban đêm anh đi kéo lưới gõ. Gần sáng, anh về tới nhà đã có cá cho chị dâu mang ra chợ sớm.
Tôi nhớ những ngày sông Bạch đằng chưa lấp, những đêm khó ngủ, tiếng cốc cốc đều của những chiếc xuồng lưới gõ vang vọng trên con sông mênh mang rõ mồn một… sao mà nghe buồn thê thiết.
Chị Bốn hiền lành và chịu thương chịu khó nên cậu mợ Ba và tụi nhỏ chúng tôi ưa chị lắm! Những ngày chủ nhật về quê chơi tôi thường la cà sang nhà anh chị . Chị Bốn hay ngồi trên cái giường tre trước sân, chị lôi mấy cái quần rách đít, sờn gối của chồng ra vá lại. Vừa làm, chị vừa trả lời những câu hỏi tò mò ngây ngô của tôi một cách kiên nhẫn. Cuộc sống của anh chị bình lặng và êm đềm như bao gia đình trẻ khác ở miền quê. Nếu như không xảy ra chuyện anh Bảy Nói kể sáng hôm ấy ở nhà cậu Hai, tôi nghĩ chẳng có gì đáng để nói về hai con người chân quê mộc mạc đó.
Anh Bốn Rớt vốn người thiệt thà và rất thương vợ, tuy nhiên anh lại là người cục tính. Từ nhỏ anh đã vậy rồi. Chuyện gì không ưng ý là anh đá ghế, đập bàn như động đất tới nơi làm tụi tôi sợ xanh mặt. Mấy đứa con nít xung quanh xóm, đứa nào cũng ngán anh. Một bữa sáng, trời còn mờ đất, anh xách giỏ cá về tới nhà. Như lệ thường, anh ra bếp lục cơm với cá kho – chị dâu tôi thường dậy lúc gà gáy nấu sẵn cho anh ăn. Nhưng sớm đó bếp núc lạnh tanh. Anh ngạc nhiên đi đùng đùng lên nhà trên, không thấy chị đâu. Rẽ vào buồng, trong bóng tối nhờ nhờ, thấy vợ nằm vắt tay lên trán. Nghĩ là chị ngủ quên, không dậy sớm như mọi lần. Tức trong bụng, anh kéo mạnh cái mền trên người chị:
– Ngủ gì ngủ dữ dẫy? Trưa rầu sao chưa dậy cho tui miếng cơm.
Chị Bốn quay người, bỏ tay trên trán xuống, giọng chị nói như rên:
– Chiều qua tui làm cá bị cái di cá kình đâm dô tay. Hôm giờ nhức quá, tui dậy không nẩu. Anh qua má kiếm miếng cơm ăn đỡ bữa đi.
Nào ngờ anh nổi sùng nạt:
– Cô nhức bằng tui nhức hông? Tui đi cả đêm quài sông, cá nó đâm tay tui luôn sao tui hông nhức? Dậy, dậy liền dùm tui cái!
Chị Bốn nhăn mặt gượng ngồi dậy. Nhưng chị vẫn chưa bước xuống giường. Kéo cái gối kê vào lưng, chị dựa người trên đó. Dùng cái tay không đau, chị với lấy chiếc áo cánh quấn cái tay đang sưng cứng, nóng lên, người như muốn làm sốt. Chị cảm giác miệng khô đắng rất khó chịu
Thấy chị cứ ngồi mãi chỗ cũ, không làm theo yêu cầu của mình, anh Bốn tức muốn sôi máu. Hùng hổ, anh bước tới giơ tay tát vào mặt vợ. Chị Bốn khẽ nghiêng đầu tránh bàn tay đang nhắm vào mình. Đang trớn tới mà đánh hụt, anh loạng choạng té ngã vào vách đất. Nổi điên, anh quay lại góc buồng tìm cây chổi. Lúc nầy chị dâu đã ngồi thẳng dậy, cố nén cơn đau, chị đưa tay bắt cái chổi rồi đẩy mạnh về phía ông chồng đang cơn tức giận. Anh Bốn bật gọng, nằm chổng vó trên nền đất. Mặt đỏ tía tai, anh gào lên;
– A! Bữa nay con này giỏi! Mày ỷ mày có… dõ, tao quýnh mà mày dám…né, mày quýnh lại tao. Chiến này tao giết mày!
Vừa la anh Bốn Rớt vừa sải cẳng chạy nhanh ra khỏi nhà. Nghe thấy anh lớn tiếng, cậu mợ Ba cùng mọi người lật đật bước thấp bước cao chạy qua nhà anh chị. Trong chớp mắt, thấy anh con trai đã đến bên hàng rào vác cây rựa chặt dừa vừa chạy trở vô nhà vừa hô:
– Chiến này mày chết mày dứ tao!
Mợ tôi hồn vía lên mây, quýnh quíu đưa hai tay về phía anh la bài hãi:
– Quớ làng xóm quơi! Thằng Bốn nó giết con dâu tui trời quơi!
Cậu Ba nạp theo sau lưng anh cố giành lấy cây rựa, nhưng không kịp. Anh Bốn phóng cái ào vô tới buồng. Chị dâu vẫn ngồi trên giường. Cái áo cánh quấn quanh chỗ đau, bây giờ chị lấy ra xoắn tròn cầm gọn ở tay. Hai tay cầm cán rựa , anh Bốn phang xuống đầu vợ Ai cũng điếng người. Nhanh như cắt, chị Bốn đưa tay cầm chắc hai đầu chiếc áo đỡ cái rựa, quấn chặt và giật mạnh. Cây rựa bén ngót trong phút chốc rời khỏi tay anh tôi. Sẵn chân, chị Bốn đạp luôn một cái như trời giáng vào háng anh. Anh Bốn rú lên một tiếng kinh hãi, ôm lấy chỗ đau, chạy cà thọt cà thọt ra khỏi nhà. Đến lúc này, thấy con dâu vẫn an lành còn anh tôi sau một đỗi chạy lom khom, anh lăn vào bụi rơm mặt xanh hơn tàu lá, mợ Ba tôi lại la lên, nhưng lần này mợ la kiểu.. khác:
– Quý trời quơi! Con dâu tui nó…giết con trai tui bà con quơi! Chết con tui rầu, chết thằng nhỏ rầu làng xóm quơi!
Anh Bảy Nói vừa kể, vừa quơ chân, múa tay lên xuống ra điệu bộ. Anh lại còn thêm mắm dặm muối vô câu chuyện làm mọi người vổ tay cười rần rần quên cả ăn. Anh Bốn mắc cở gắp lẹ miếng chả phển ( đặc sản quê ngoại tôi) lua mau vô miệng. Tôi trộm ngó chị dâu. Chị hổ ngươi chạy u xuống nhà dưới lúc nào chẳng biết. Nhưng có điều tôi cũng như bà con ở quê ngoại tôi đều rõ: sau chuyện chị đá …anh Bốn thì vợ chồng chị sống rất thuận hòa, êm ấm. Anh Bốn cũng bớt quát tháo cộc cằn với mọi người như trước kia.
Đám cúng xong, mặt trời đã hơi xế bóng. Mấy đứa nhỏ xúm nhau vào mợ Hai để lãnh mỗi đứa một cái bánh ít và một cái bánh in nhân mè. Cậu mợ tôi tiễn bà con ra về.
Dưới cái nắng dịu nhẹ của những ngày cuối đông…trong thời khắc giao mùa, năm cũ bước sang năm mới, xa xa tiếng pháo đì đùng vang vọng, tôi đứng bên cậu mợ Hai, nhìn theo anh Bốn Rớt chở chị dâu tôi trên chiếc xe đạp. Chiếc xe qua những đoạn đê mấp mô, khuất sau khúc cua cánh chỏ. Chiếc áo bà ba màu cà phê sữa đằm thắm của chị dâu dần lẫn vào hàng cây ven đê. Trong tâm trạng của đứa em gái đến tuổi trăng tròn, lúc ấy tự nhiên tôi thầm nghĩ: Ước gì lớn lên mình cũng đẹp và giỏi võ như chị dâu mình vậy hén?
{jcomments on}
Hòa viết hay và vui lắm !nhớ đừng bắt chước chị Bốn Rớt nghen 😉
Truyện viết hay và dzí dỏm quá Hòa ơi!
Đọc bao nhiêu lần rồi mà đọc lại cũng không thể nào nhịn cười được.hết buồn ngủ rầu thấy chưa!
Cái kiểu này ai vô tình mà kể chuyện gì cho Hòa thì chắc “
chít”.Hòa đưa vô bộ nhớ xong xào nấu một hầu là thành nguyên một câu chiện tiếu lâm, chắc trốn ở Mỹ luôn không dám dzìa VN nữa!
Nghe đâu hầu nhỏ Hòa có để ý một người không dám nói mà chỉ đánh làm anh ta còn sợ tới giờ!Ròm mà ghê thiệt!
Cỏ Úa biết anh Tín nói ai hầu nhỏ chị Woà đở ý một người không dám nói mà chỉ đánh làm anh ta còn sợ tới giờ rầu đó 😀
BX tức cười với bà mợ của Hòa quá, mặc dù thất kinh hồn vía nhưng Mợ hoán đổi vị trí chủ từ không sai chút nào hết,hay thiệt nhen Hòa. Hổng biết bi giờ đi học dzõ có trễ lắm hông? 😉
Kì nầy Bích Ngâu nhất quyết đi học võ .
Nhà văn dễ thương diết chiện thịệt dui . Cám ơn tác giả .
Bữa dzì QN họp bạn, tui phải ngồi xa ĐTH… sợ có gì phật ý, bị một cùi chỏ như chơi…
Đọc đi rồi đọc lại , Vợ Anh Bốn Rớt giờ thành bạn của Thu rồi .
Chúc Sút vui nhé !
Chuyện dí dỏm,dễ thương…lâu đọc lại chị vẫn thích & thích giỏi dzõ như chị Bốn Rớt dzậy ! như thế thiên hạ mới ngán gái Bình Định chứ ” Ai về Bình Định mà coi…con gái BĐ cầm roi rượt chồng….” chứ! hi hi….
Hòa quơi!diết chi mà dí dỏm quá làm Tiết cười muốn tức cái bụng rầu nè.Cô bạn ròm của tui sao mà nhiều tài quá!thơ, dzăn gì cũng
hay cũng lôi cuốn người đọc hết.Tiết chờ đọc tiếp chuyện khác đó.
Thụy Miên , cưng ơi! Em lộn rồi! Sút cùi bắp là ngừ đang truy tìm anh chàng ngày xưa có nụ cười tươi thường khoe hàm răng trắng đều. Nay nghe đâu do sợ bị lại trận đòn năm xưa, hắn đã bỏ trốn qua trời Âu, gắn râu giả giống “ông kẹ” để hù và qua mắt thiên hạ đó em à!
Phải vậy không ông bạn hiền Tào Lao?
Còn chị Hòa, em chồng của chị Bốn Rớt, chỉ có biết gì đâu Thụy Miên! Đúng không gã Mĩ Thắng?
Hay lém Sút Cùi Bắp wơi,
Bắn 1 mũi tên mà trúng tới 2, 3,,,con nhạn là đà 😀 😀 😀
Huỳnh Ngọc Tín giỏi thiệt nghen! Cái gì cũng biết hết trơn! Ai Tào Lao cũng sợ cả, huống chi sợ Sút cùi bắp! Chuyện nhỏ! Hì hì…
Nữa…Lại khen quá đáng nữa rầu! Thì nghe lóng được chiện gì dzui, dziết ra đặng bạn bè coi, mất ngủ rầu la làng giống như …Huỳnh Ngọc Tín bữa nay dzẫy nè! Đó cũng là niềm hạnh phúc lớn của người dziết bài này mờ! Cảm ơn HNT nhìu thiệt nhìu hen!
“Tậu cho anh Tào Lao!
Hôm nay anh ấy lẫn làm sao ấy, đi làm kiếm cơm mà quên mang theo điện thoại di động, bị dzợ ảnh la”
Wả! Sao Cỏ úa biết chiện của anh Tào Lao rõ như…ảnh dzậy? Hổng lẽ? Hổng lí nào? Chóng mặt quá!
Có gì đâu mà chị Đào Thanh Hòa chóng mặt? Cỏ Uá dzới anh Tào Lao thân lắm! thường thì anh Tào gọi Cỏ Úa nhưng dzì wuên cell phone nên anh ấy đánh email cho Cỏ Úa đó, đùng có nghi ngờ mang tội đó 😀
Bạn xưa dzí Bích Ngâu ơi! Lúc này đi học dzõ là thích hợp nhất chớ còn chờ…lúc nào nữa? Sân Hương xưa, thiên hạ dzõ công cao cường, nhất là quánh dzõ mồm dó! Ghê gớm lém! Hai bạn phải phòng thân thôi!
Bạn xưa dzí Bích Ngầu wơi!
Có giận ông xã lém thì nên ra ngoài hóng gió cho hạ hỏa rấu dìa lại nhà nghen, ngừ xưa noái “1 sự nhịn chín sự lành”
Hầu xưa trẻ như Sút cùi Bắp học võ thì được, chứ giờ lớn tuổi rầu mà đi học võ thì sợ ,,,,sút cùi wá 😀 😀 😀
Dậy là BX có bạn Bích Ngầu chung lớp rồi.
“Seo-đì phen” thôi Tào Lao ui, chớ trong nhà ngoài ngõ mà cứ đụng phải anh Bốn Rớt thì hơi phiền 😛 😉
“Seo-đì phen” nghĩa là gì hỡ Bạn Xưa? 😀
Bạch Liên! Đừng gọi mình là NHÀ VĂN DỄ THƯƠNG mình dị lắm( Mặc dầu thiệt tâm mình cũng khoái). Cảm ơn bạn ha!
Lại …Tạ Chí Thân rồi! Tiếc thiệt đó! Phải biết gã có suy nghĩ như hôm nay, tui đã kiu Sút cùi bắp cho gã …mấy cái cùi bắp dzô mạng sườn cho đáng đời!
Anh Nguyễn Thu quơi! Sao anh dám làm bạn dzí chị dâu ĐTH hử? Gan quá he?
H cũng chúc anh dzui nhìu thiệt nhìu khi đọc bài viết này.
Cảm ơn chị Trần Kim Loan, Vui là mục đích chính của em khi viết cho mọi người đọc mà! Mong chị tươi trẻ và luôn yêu đời! Nhớ chị. Hun chị!
Nguyễn Tiết quơi! Sao mình tặng cho Tiết tới 10 thang thuốc bổ mà Tiết lại rủa mình ròm dzậy? Bây giờ thì mình đã hiểu tại seo mà mình không lên cân nẩu! Hic hic…
Hòa quơi,tại hầu xưa khi Tiết còn ốm nhom ốm nhách hễ ai quở mập là ốm lại liền hà, cho nên phải nói “ròm” để được mập lên đó,biết chưa ?
Đào Thanh Hoà ơi, lần nào chị đọc bài “Chị Bốn Rớt” của em chị cũng tức cười quá, phải công nhận em viết rất tiếu lâm hóm hỉnh, rất vui, chị thích nhất đoạn:
“Nhanh như cắt, chị Bốn đưa tay cầm chắc hai đầu chiếc áo đỡ cái rựa, quấn chặt và giật mạnh. Cây rựa bén ngót trong phút chốc rời khỏi tay anh tôi. Sẵn chân, chị Bốn đạp luôn một cái như trời giáng vào háng anh. Anh Bốn rú lên một tiếng kinh hãi, ôm lấy chỗ đau, chạy cà thọt cà thọt ra khỏi nhà. Đến lúc này, thấy con dâu vẫn an lành còn anh tôi sau một đỗi chạy lom khom, anh lăn vào bụi rơm mặt xanh hơn tàu lá,
hahahaha 😆 😆 😆
Cám ơn Đào Thanh Hoà bài viết hấp dẩn, lôi cuốn, hay lắm.
Chúc em vui, khoẻ, hạnh phúc tràn trề.
Cảm ơn chị Hoàng Kim Chi đã luôn ủng hộ em! Em viết cho mọi người đọc thư giản đó mà. Vui được lúc nào hay lúc ấy, phải không chị yêu? Hun chị!
Rất phục ĐTHòa viết chuyện vui làm ai cũng cười suýt pể pụng !
Chắc mấy anh trai Bình Định nể các em gái cùng xứ có võ , nhất là sau khi đọc xong chuyện Vợ Anh Bốn Rớt nhỉ ?
[quote name=”TSN.NgọcDiệp”]Rất phục ĐTHòa viết chuyện vui làm ai cũng cười suýt pể pụng !
Chắc mấy anh trai Bình Định nể các em gái cùng xứ có võ , nhất là sau khi đọc xong chuyện Vợ Anh Bốn Rớt nhỉ ?[/quote]
Chị Bốn Rớt là Đào Thanh Hòa đó Chị TSN ơi!
Cảm ơn TSN.Ngọc Diệp đã đọc và phản hồi. May quá bạn chỉ …suýt pể pụng thôi chớ nếu không thì ĐTH cũng khổ.
Cũng có một chút hy vọng là mấy ông chồng nên nể và thương vợ mình thim chút xíu! Chúc bạn vui và thường vô sân Hương xưa thư giản.
Chuyện thật dí dỏm ,lối viết truyện của Thanh Hòa thật độc đáo đó nha!
bài dziết dzui lém Quà quơi!
Huỳnh Ngọc Tín! Tậu! Còn đang mơ ngủ hay sao? Chị Bốn Rớt mà là tui? Ai tin? Dẫy bi giờ tui đã 75 tuổi rầu. Hic hic hic….
PLH! Phẻ chưa? Sao chưa thấy ném dzô đây bài thơ nào hết dzẫy? Giữ kĩ quá ha!