{jcomments on}
– Chương 10 –
So Long sánh Phượng – Đáng bậc Mẫu Nghi
Huyền Trân đẹp duyên cùng Chế Mân
Ra sức giúp Vua cải thiện đời sống dân Chiêm Thành
*
1. Biển trời một cõi thênh thang
2. Cây xanh bóng núi cát vàng bãi dương
3. Thị Nại[1] chìm trong màn sương
4. Thuyền ghe tấp nập căng buồm gió đông
5. Xa xa đôi tháp[2] mờ trông
6. Thuyền hoa rẽ nước ngược dòng Côn Giang[3]
7. Trông thân quen lũy tre làng
8. Cánh đồng thẳng tắp lúa vàng trĩu cây
9. Thế là hết kể từ đây
10. Đời ta với mảnh đất này gắn chung
11. Nàng ôm Thi Ngọc vào lòng
12. Lệ hai chủ tớ chảy ròng ướt vai
13. Ngỡ như một giấc mơ dài
14. Tỉnh ra thì đã xứ người xa xăm
15. Thuyền hoa cập bến My Lăng[4]
16. Phương Dung[5] điểm phấn sửa khăn cho nàng
17. Đã nghe nhạc nhã rền vang
18. Hai hàng voi rước kiệu vàng về Kinh
19. Chiêm nương vũ khúc cung đình
20. Chế Mân cẩm phục thân nghinh dưới thềm
21. Tay hùng khẽ vén bức rèm
22. Tiếng hô vạn phúc vang rền nơi nơi
23. Vương Phi lộng lẫy rạng ngời
24. Môi đào thỏ thẻ nói lời vạn an
25. Chế Mân ngây ngất bàng hoàng
26. Tạ ơn trên đã ban nàng cho ta
27. Mắt huyền gợn khóe thu ba
28. Thì bao thành quách cũng là bỏ đi
29. Nàng tinh khiết tựa lưu ly
30. Nghi dung đáng bậc mẫu nghi trên đời
31. Khuôn trăng hé nở nụ cười
32. Giang sơn xẻ nữa cùng người chung vui
33. Loan phòng hợp cẩn giao bôi
34. So Long sánh Phượng đẹp đôi phỉ nguyền
35. Sắc cầm[6] hòa hợp tiên duyên
36. Tam sinh hữu hạnh[7] muôn niên cấu thành
37. Tấn phong Hoàng Hậu[8] chính danh
38. Đăng quang trọng thể cung đình hoan ca
39. Truyền lập bia đá Posah[9]
40. Khắc tên Hoàng Hậu để ca tụng nàng
*
41. Thiện tâm khoan hậu dịu dàng
42. Nội cung ngoại điện thảy càng kính yêu
43. Chế Mân cũng rất nuông chìu
44. Vua đi kinh lý Hậu theo bên mình
45. Lưu tâm quan sát dân tình
46. Hãy còn dấu vết chiến chinh điêu tàn
47. Dân quê lam lũ nghèo nàn
48. Giáo dục, y tế hãy còn thô sơ
49. Lắm người đói rách xác xơ
50. Lắm người bệnh tật nằm chờ chết oan
51. Bao nhiêu hình ảnh lầm than
52. Đã làm Hoàng Hậu xốn xang tấc lòng
53. Nàng viết thư cầu Anh Tông
54. Gởi lương y, giúp đồ dùng thuốc men
55. Xin Vua Chiêm lệnh khắp miền
56. Lập trạm y tế mở thêm nhà trường
57. Càng làm công tác tình thương
58. Nàng càng yêu mến quê hương mới này
59. Đôi khi nhìn lại bàn tay
60. Nàng chợt thấu hiểu ý ngài Trúc Lâm
61. Muốn nàng khởi phát từ tâm
62. Làm nên công đức giúp dân Chiêm Thành
63. Ngăn ngừa hiểm họa chiến tranh
64. Việt – Chiêm cùng sống trong tình tương thân
65. Người Chàm tôn qúi Chế Mân
66. Đối với Hoàng Hậu muôn phần kính yêu
67. Dân càng thương mến bao nhiêu
68. Nàng càng thức ngộ những điều riêng chung
69. Tình chung là cõi vô cùng
70. Vui riêng như kiếp phù dung chóng tàn
71. Dân còn đói rách lầm than
72. Ta còn chưa xứng ngôi Hoàng Hậu cao
73. Chừng nào còn họa binh đao
74. Ta còn hứng chịu nỗi đau cùng người
*
75. Đầu xuân hoa lá xinh tươi
76. Hậu cung đã báo tin vui thai kỳ
77. Chế Mân mừng rỡ xiết chi
78. Lại càng trân qúi yêu vì nàng hơn
79. Nghe nàng tu chính giang sơn
80. Xây thêm đền tháp tạ ơn đất trời.
* * *
(Thăng Long Kiếm Khách – Đỗ Văn Quân trôi dạt về đâu, xin đón đọc hồi sau sẽ rõ)
[1] Đầm Thị Nại là một đầm nước mặn nằm trên địa phận thành phố Qui Nhơn, huyện Tuy Phước, thuộc tỉnh Bình Định.Địa danh này có âm gốc tiếng Champa gọi đầy đủ là Thi Lị Bi Nại, tên phiên âm chữ Cri-Banoi là tên hải cảng của Vương quốc Champa. Người Hoa gọi cảng này là Tân Châu. (BKTT mở)
[2] Đôi tháp: Tức Tháp Đôi ở gần cảng Thị Nại
[3] Sông Côn còn gọi là sông Kôn là dòng sông lớn nhất của tỉnh Bình Định. Côn Giang chia làm 3 nhánh Nam Trung Bắc, Nhánh Trung chảy ngang qua cữa tiền của thành Đồ Bàn . Tất cả đổ về biển Đông tại đầm Thị Nại. (BKTT mở)
[4] My Lăng: Bến đò trên nhánh Trung sông Côn trước thành Đồ Bàn nên còn gọi là bến Cữa Tiền, hay bế Trường Thi. (Thật ra tên bến My Lăng chỉ xuất hiện trong văn học Việt Nam từ khi Cố Thi Sĩ Yến Lang. sáng tác bài Bến My Lăng vào cuối thế kỷ 20 . Ở đây tác giả muốn dùng lại tên My Lăng, tuy có nghịch lý về thời gian nhưng cũng chỉ vì mục đích muốn đưa Bến My Lăng của Bình Định đầy thi vị vào sâu trong văn học nước nhà, phổ biến rộng rãi trong lòng người Việt mà thôi).
[5] Phương Dung và Thi Ngọc là hai tỳ nữ thân tín Huyền Trân đã đem theo sang Chiêm Thành với mình.
[6] Sắc Cầm: đàn Sắc và đàn Cầm là hai nhạc khí cổ thường dung để hòa tấu với nhau. Chỉ sự kết hợp tốt đẹp của vợ chồng.
[7] Tam sinh hữu hạnh: Duyên nợ có từ ba kiếp nay gặp nhau kết thành
[8] Vua Chế Mân tấn phong Công Chúa Huyền Trân làm Hoàng Hậu Paramesvari (nghĩa là Hoàng Hậu có vị trí cao nhất trong cung)(Tài liệu tham khảo của Đền thờ Huyền Trân – Huế))
[9] Bia đá Posah đã được tìm thấy ở Phan Rang vào thế kỷ 20 có đoạn ghi: “Người có vợ là Hoàng Hậu thứ nhất (về vị trí) – công chúa út , ái nữ của đấng quân vương đứng đầu các vị thánh – đến đây làm Hoàng Hậu Paramesvari .(Am Mây Ngủ – Thiền Sư Nhất Hạnh)
Tự dưng đọc đoạn thơ nầy ấm áp lạ thường có lẽ vì những
địa danh của Bình Định mến yêu đã vào trong sử thi .
Đầu xuân hao lá xinh tươi
Hậu cung đã loan báo tin vui thai kỳ
Chế Mân mừng rỡ xiết chi
Lại càng trân quí yêu vì nàng hơn
Nghe nàng tu chỉnh giang sơn
Xây thêm đền tháp tạ ơn đất trời!
Tuy cuộc hôn nhân không tình yêu ! nhưng Huyền Trân đã xem Tình chung là cõi vô cùng để sống cho xứng đáng với ngôi vị Hoàng hậu…
Dzậy là Chế Mân có 1 người con là…..ai hả Vũ Thanh? mình quên mất!
Vui riêng như kiếp phù dung chóng tàn
Đúng là dời bọt bèo phù du ,hay quá .
Cảm ơn Phương Hạnh, Kim Loan và LêNi, con của Huyền Trân và Chế Mân là Thái Tử Chế Đa-Da ra đời sau khi Chế Mân Chết 3 tháng, và 3 tháng sau đó thì Huyền Trân bị triều đình Đại Việt cướp đêm về, bỏ lại đứa con mới hơn 3 tháng tuổi. Xem các hồi sau sẽ rõ chi tiết hơn. Chuyến trở về rất li kì, sẽ vượt xa tất cả những suy nghĩ của các bạn . Đón xem ..đón xem ……
Coi kìa , coi Vũ Thanh quãng cáo sử thi giống mí chàng Sơn Đông mãi võ quá .
Dân càng thương mến bao nhiêu
Nàng càng thức ngộ những điều riêng chung
Tình chung là cõi vô cùng
Vui riêng như kiếp phù dung chóng tàn
Huyền Trân đã nhận thức những điều riêng chung và có một cuộc sống hạnh phúc cùng nhà vua lo cho dân cho nước, mừng cho công chúa Huyên Trân.
Sao gọi binh đao là họa hử ?
Có binh đao mới xức hiện anh hùng võ lâm chớ , bậy wá ?
Biển trời một cõi thênh thang
2. Cây xanh bóng núi cát vàng bãi dương
3. Thị Nại[1] chìm trong màn sương
4. Thuyền ghe tấp nập căng buồm gió đông
Những câu thơ vẽ một bức tranh tuyệt đẹp ,đầy màu sắc ,sống động vô cùng .
Thanh Nga ơi, mấy chàng Sơn Đông mãi võ phải cố quảng cáo vì Cao đơn hoàn tán gia truyền của các chàng toàn là thuốc dzõm nếu không quảng cáo cho hay thì ai mua. VT cũng vậy, thơ dzở thì phải quảng cáo rầm rộ lên để hù thiên hạ đó mà. hi..hi…
-QT đã nhìn rõ được điều VT muốn nhắn gởi ở đây. Tình cảm của Nàng Đ/v Chế mân cùng nhân dân và đất nước Chiêm đã được đáp trả. Cho nên khi Chế Mân chết nàng tự nguyện hoả táng theo chồng và được triều đình Chiêm Quốc châp thuận vì nàng là Bà Hoàng Hậu đáng được tôn kính (theo tục lệ Chiêm chỉ có những Hoàng Hậu xứng đáng mới được hỏa táng theo Vua vì đây là một vinh dự). Vì thế khi bị Đại Việt cướp về nàng đã đau khổ và thất vọng ê chề. đón xem..đón xem …
-Đó là trong họa có phúc đó Ông Lệnh Hồ hăng máu ơi .
-Cảm ơn Thu Thủy và các bạn.
Vũ Thanh khiêm tốn hay tự cao dzậy hè .
Đoạn thơ này rất thâm thúy , đời một người con gái ước mơ rất
nhiều trời cho không được mấy ,đến khi lấy chồng …
NHị Hà nghĩ như thế nào thì là thế đó.
Tuệ Minh ơi, …..đến khi lấy chồng …..thì giúp chồng tạo dựng sự nghiệp và tiếp tục thực hiện những ước mơ khác của mình trong cuộc sống mới, như Huyền Trân đã làm. Không có giai đoạn nào trong cuộc sống của chúng ta lại không có ý nghĩa cả, có chăng là do chúng ta không làm hay không thấy để làm. Sự đáng kính của Huyền Trân là ở vào thời nào, vị trí nào Nàng cũng sống tốt cho mình và cho người. Cho nên 700 năm qua nàng vẫn được người đời tôn kính và thờ phượng. Chỉ đáng tiếc đúng là ước mơ rất nhiều mà trời cho không được mấy nên đời đã có biết bao “thiên cổ lụy” !!!!