春 江 花 月 夜
Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ
Lam Nguyên dịch thơ tặng Hương Xưa
Bài thơ Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ春 江 花 月 夜 của thi sĩ Trương Nhược Hư 張 若 虛 , ông là người đất Dung Châu, huyện Giang Đô, tỉnh Giang Đô bên Trung Quốc. Thi sĩ họ Trương này sinh và mất năm nào chưa rõ, chỉ biết ông sinh trong thời Đường Duệ Tông năm 711. Ông cùng Hạ Tri Chương, Trương Húc và Bao Dung xưng là Ngô Trung Tứ Sĩ.
春 江 花 月 夜
Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ
張 若 虛
Trương Nhược Hư
春 江 潮 水 連 海 平
Xuân giang triều thủy liên hải bình
海 上 明 月 共 潮 生
Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh
灔 灔 隨 波 千 萬 里
Diễm diễm tùy ba thiên vạn lý
何 處 春 江 無 月 明?
Hà xứ xuân giang vô nguyệt minh?
江 流 宛 轉 遶 芳 甸
Giang lưu uyển chuyển nhiễu phương điện
月 照 花 林 佳 如 霰
Nguyệt chiếu hoa lâm giai như tiển
空 裏 溜 霜 不 覺 飛
Không lý lưu sương bất giác phi
江 上 白 沙 看 不 見
Giang thượng bạch sa khan bất kiến
江 天 一 色 無 纖 塵
Giang thiên nhất sắc vô tiêm trần
皎 皎 空 中 孤 月 輪
Hạo hạo không trung cô nguyệt luân
江 畔 何 人 初 見 月?
Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt?
江 月 何 年 初 照 人?
Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân?
人 生 代 代 無 窮 已
Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ!
江 月 年 年 望 相 似
Giang nguyệt niên niên vọng tương tự
不 知 江 月 照 何 人?
Bất tri giang nguyệt chiếu hà nhân?
但 見 長 江照 流 水
Đãn kiến trường giang chiếu lưu thủy
白 雲 一 片 去 悠 悠
Bạch vân nhất phiến khứ du du
青 楓 浦 上 不 勝 愁
Thanh phong phố thượng bất thăng sầu
誰 家 今 夜 扁 舟 子
Thùy gia kim dạ biên chu tử
何 處 相 思 明 月 樓?
Hà xứ tương tư minh nguyệt lâu?
可 憐 樓 上 月 徘 徊
Khả liên lâu thượng nguyệt bồi hồi
應 照 離 人粧 鏡 臺
Ưng chiếu ly nhân trang kính đài
玉 戶 簾 中 捲 不 去
Ngọc hộ liêm trung quyển bất khứ
搗 衣 砧 上 拂 還 來
Đảo y châm thượng phất hoàn lai
此 時 相 望 不 相 聞
Thử thời tương vọng bất tương văn
願 逐 月 花 流 照 君
Nguyện trục nguyệt hoa lưu chiếu quân
鴻 雁 長 飛 光 不 度
Hồng nhạn trường phi quang bất độ
魚 龍 潛 躍 水 成 文
Ngư long tiềm dược thủy thành văn
昨 夜 閒 潭 夢 落 花
Tạc dạ nhàn đàm mộng lạc hoa
可 憐 春 半 不 還 家!
Khả liên xuân bán bất hoàn gia
江 水 流 春 去 欲 盡
Giang thủy lưu xuân khứ dục tận
江 潭 落 月 復 西 斜
Giang đàm lạc nguyệt phục tây tà
斜 月 沉 沉 藏 海 霧
Tà nguyệt trầm trầm tàng hải vụ
碣 石 瀟 湘 無 限 路
Kiệt Thạch Tiêu Tương vô hạn lộ
不 知 乘 月 幾 人 歸 ?
Bất tri thừa nguyệt kỷ nhân quy?
落 月 搖 情 滿 江 樹
Lạc nguyệt dao tình mãn giang thụ.
張 若 虛
Trương Nhược Hu
Lam Nguyên dịch thơ :
Cảnh Trăng Hoa Trên Sông Vào Đêm Xuân
Thủy triều dậy sông xuân liền biển
Nước mênh mông một phiến trăng ngà
Dập dồn sóng vỗ dặm xa
Nơi nào mà chẳng trăng ngà sông xuân?
Nước uyển chuyển theo rừng thơm ngát
Nguyệt hoa kia bàng bạc tươi xinh
Trời cao sương giãi vô tình
Trên vùng cát trắng nhạt tình xa trông
Không mảy bụi trời sông một sắc
Lửng từng không vằng vặc trăng soi
Ai kìa thấy trước trăng trời
Và trăng kia lại soi người năm mô?
Kiếp hóa sinh những vô cùng tận
Năm lại năm trăng vẫn như xưa
Trăng sông biết chiếu ai giờ!
Trường giang chỉ thấy lờ đờ nước trôi
Mảnh mây bạc bên trời bay mãi
Rừng phong xanh sông trải u sầu
Thuyền ai lơ lửng đêm thâu
Nơi mô trăng giãi trên lầu tương tư?
Trăng lầu ấy nguyệt như thương cảm
Vào trang đài dục thảm, ly nhân
Trong rèm trăng vẫn tần ngần
Chày kia phủi áo bao lần không đi
Mong gặp gỡ tin thì vắng bặt
Nguyện theo trăng giáp mặt người thân
Nhạn bay trăng vẫn ở gần
Ngư long khuất bóng nước vờn nao nao
Mộng đêm trước nghe bao hoa rụng
Thương nửa xuân lận đận phương trời
Dòng sông cuồn cuộn xuân trôi
Sông sâu hoa rụng nguyệt dời phương Tây
Trăng xế thấp chìm ngay bể cả
Sông núi xa vạn ngả mông lung
Người nào cưỡi nguyệt về chung
Trăng tàn cây nước một vùng buồn sao!
Lam Nguyên
Thi sĩ Trương Nhược Hư như những nhà thơ đời Đường khác thường yêu trăng sông và có thể nói rằng sông nước khói trăng gắn liền cuộc đời họ :
Xuân giang triều thủy liên hải bình
Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh
Tôi đã dịch:
Thủy triều dậy sông xuân liền biển
Nước mênh mông một phiến trăng ngà
Nếy độc giả nhìn kỹ bốn chữ Xuân, Giang, Hoa, Nguyệt春 江 花 月 trên đầu đề bài thơ thì sẽ thấy mỗi chữ như đang hoạt động rõ ràng: trăng gặp nước mà nước sông của mùa Xuân thì không gì đẹp bằng, nhờ có Xuân nên Hoa mới nở. Tất cả bốn chữ ấy làm thành một bức họa đẹp vô cùng:
Diễm diễm tùy ba thiên vạn lý
Hà xứ Xuân Giang vô Nguyệt minh?
Giang lưu uyển chuyển nhiễu phương điện
Nguyệt chiếu Hoa lâm giai như tiễn
Tôi dịch:
Dập dồn sóng vỗ dăm xa
Nơi nào mà chẳng Trăng ngà Sông Xuân?
Nước uyển chuyển theo rừng thơm ngát
Nguyệt Hoa kia bàng bạc tươi xinh!
Và nếu ta đi sâu vào ý nghĩa của bài thơ, ta sẽ thấy nhân sinh luôn luôn kế tục như dòng sông từ năm này qua năm nọ vẫn chảy đều, nhưng trong từng sát-na ở thân xác của mỗi cá nhân đều phải trải qua 4 cửa: Thành, Trụ, Hoại và Không… Qua sách vở và kinh nghiệm tự ngộ mà thi sĩ Trương Nhược Hư đã hạ bút như một Thiền Sư :
Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ
Giang nguyệt niên niên vọng tương tự
Tôi dịch :
Kiếp hóa sinh những vô cùng tận
Năm lại năm trăng vẫn như xưa.
Đó là thác vật ngụ tình, hình ảnh mây trắng bay và dòng sông chảy biểu tượng cho cuộc sông triền miên bất định! Thơ Đường có một nghệ thuật tuyệt vời ở nội dung phong phú và hình thức chặc chẽ mà nhà văn Lỗ Tấn đã từng phát biểu:“ Thơ Trung Quốc đến đời Đường có một sự biến đổi lớn”. Có phải muốn chỉ ở việc hình thành một kiểu suy tư Nghệ-thuật và một Hệ-thống Thi-pháp mới của thời đại thi ca hoàng kim đời Đường không?!
Lam Nguyên
Seattle, Xuân tha phương!
{jcomments on}