Minh quân xuất thế – Ngọc sáng trời Nam
Vận nước lâm nguy, Trần Nhân Tông chào đời.
Ngựa Mông trở lại, Nguyên Từ khai hoa sanh hạ Huyền Trân.
*
1. Quê hương đang cảnh thanh bình
2. Vó câu Mông Cổ rập rình biên cương
3. Bừng bừng khói lửa muôn phương
4. Trần gian biển máu núi xương đang chờ
5. Giữa làn oán khí mịt mờ
6. Thẩm cung Nguyên Thánh1 đêm mơ thấy thần 2
7. Sen vàng nở dưới bước chân
8. Trao kim kiếm dặn trị dân cứu đời
9. Hoàng hậu từ đó thụ thai
10. Hạ sinh Hoàng tử hình hài đẹp xinh
11. Chân nhân đỉnh ngộ quang minh
12. Hào quang rực rỡ cung đình Đông A 3
13. Trên vai điểm nốt ruồi hoa
14. Tượng minh quân gánh sơn hà biến nguy
15. Ẩn sau tướng mạo uy nghi
16. Nét tinh anh, vẻ từ bi thánh hiền
17. Mệnh danh Đồng Tử Kim Tiên
18. Người sinh ra tạo phước duyên cõi trần
19. Vua chọn tên húy Trần Khâm
20. Cố rèn thành bậc vĩ nhân cho đời
21. Thiền tâm lộ tuổi thiếu thời
22. Muốn xa điện ngọc, gần nơi am chùa
23. Bỏ mỹ vị chọn muối dưa
24. Nguyện tâm vì đạo ngôi vua chẳng màng
25. Thánh Tông4 ứa lệ khuyên can
26. Năm hai mươi tuổi đăng quang ngôi rồng
27. Lấy vương hiệu Trần Nhân Tông
28. Vừa khi vó ngựa Nguyên – Mông5 thét gào
29. Được thư giao hảo Nguyên trào
30. Mượn đường Đại Việt tiến vào đánh Chiêm 6
31. Nhân Tông biết giặc đảo điên
32. Uớc cùng Chiêm Quốc kết liên thành đồng
33. Nghị Bình Than7 , hội Diên Hồng 8
34. Tiếng hô “Quyết Chiến” nức lòng toàn dân
35. “Phá cường địch báo Hoàng ân ”9
36. Thích tay “Sát Thát ”10 ba quân quyết thề
37. Sục sôi từ Bản đến quê
38. Đánh tan quân giặc chạy về Trung Nguyên
39. Cuộc đại thắng Ất Dậu11 niên
40. Quốc dân Đại Việt chưa yên nội tình
41. Giặc Nguyên lại khởi chiến chinh
42. Bộ năm mươi vạn, thủy binh muôn ngàn
43. Hận vì nhục cũ chưa tan
44. Vó câu Mông Cổ tràn sang biên thùy
45. Đang hồi vận nước lâm nguy
46. Nguyên Từ Thái Hậu đến kỳ khai hoa
47. Một nàng Công Chúa sinh ra
48. Đẹp xinh như thể tiên sa xuống trần
49. Vua yêu chọn chữ Huyền Trân
50. Ví viên ngọc qúi trong ngần tinh khôi
51. Là đóa sen trắng giữa đời
52. Nàng sinh ra để nơi nơi yên bình.
* * *
– Chương 3 –
Công thành thân thoái – Yên Tử Trúc Lâm
Sau hai lần đại thắng quân Mông, Trần Nhân Tông thoái vị
Chuyên tu khổ hạnh, lập nên Thiền phái Yên Tử Trúc Lâm.
*
53. Đập tan trăm vạn hùng binh 12
54. Hai lần giặc Hãn hãi kinh chạy dài
55. Vua sáng suốt, tướng hùng tài
56. Muôn dân Đại Việt sát vai chung lòng
57. Lập nên chiến tích kỳ công
58. Rạng danh nòi giống Tiên Rồng năm châu
59. Ngựa Mông rung chuyển hoàn cầu 13
60. Tiến vào Đại Việt vó câu cùng đường
Thành Cát Tư Hãn
61. Cữa Hàm Tử – bến Chương Dương
62. Bạch Đằng – Vạn Kiếp vùi xương giặc Hồ 13
63. Bêu đầu danh tướng Toa Đô
64. Thoát Hoan vỡ mật chui vô ống đồng
65. Xương thành núi, máu thành sông
66. Nhân Tông ứa lệ động lòng Từ Bi
67. Khóc tử biệt thương sinh ly
68. Máu Nguyên máu Việt có gì khác nhau
69. Người gây muôn cảnh khổ đau
70. Hai miền đất nước một màu tan thương
71. Chỉ trên một bãi chiến trường
72. Sinh linh muôn vạn hồn đương kêu gào
73. Bày bể kiếm, lập rừng đao
74. Tranh nhau hai chữ anh hào mà chi
75. Hận thù gốc bỡi sân si
76. Giết người đồng loại chỉ vì lòng tham
77. Mắt nhìn cảnh khổ trần gian
78. Thiện tâm chợt Ánh Đạo Vàng 15 sáng soi
79. Nhân Tông quyết định nhường ngôi
80. Cung Thiên Trường16 ngự, yên vui tu hành
81. Tìm trong tiếng kệ lời kinh
82. Con đường giải thoát chúng sanh muôn loài
83. Xả tâm hòa với Đất Trời
84. Quên thân cát bụi xa rời nẻo mê
85. Trần gian sống gởi thác về
86. Vĩnh hằng khởi tự Bồ Đề Tâm17 hoa
87. Cởi Long bào, khoác cà sa
88. Đổi Nhân Tông lấy Đầu Đà Hương Vân18
89. Lập ra Thiền phái Trúc Lâm
90. Khuyến Vua trị nước Từ Tâm làm đầu
Sơ tổ thiền phái Trúc Lâm,
Tịnh Tuệ – Điều Ngự Giác Hoàng – Hương Vân Đại Đầu Đà tôn giả.
91. Sau khi chứng ngộ đạo mầu
92. Trúc Lâm du hóa19 thuyết câu Đại Từ 20
93. Độ người đối mặt Chân Như 21
94. Dạy người rõ lẽ không hư22 ở đời.
* * *
1Hoàng Hậu Nguyên Thánh vợ của Vua Trần Thánh Tông mẹ của Trần Nhân Tông.
2Việc Nguyên Thánh Hoàng Hậu nằm mộng thấy thần nhân rồi thụ thai sinh ra Trần Nhân Tông đã được ghi vào chính sử Việt Nam. Nhân Tông lúc sơ sinh có tướng mạo lạ kỳ của bậc chân nhân nên cả hai cung đều gọi là Kim Tiên Đồng Tử .( Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – ĐVSKTT)
3Phái võ Đông A thuộc dòng họ nhà Trần, là phái võ có công rất lớn trong công cuộc thiết lập nên nhà Trần của nước ta, và giúp 3 lần chiến thắng giặc Mông Cổ.
4Trần Thánh Tông là vị Vua thứ hai đời nhà Trần. Nhân Tông lúc trẻ mấy lần bỏ cung đình trốn lên chùa Yên Tử, chỉ ăn chay không ăn mặn khiến hình hài tiều tụy, Thánh Tông đã khóc và khuyên can Nhân Tông.(Trần Nhân Tông cuộc đời và sự nghiệp – PGSTS Lê Cung)
5Đó là cuộc xâm lăng của Mông Cổ lần thứ 2 năm 1285.
6Tức Vương Quốc Chiêm Thành phía nam nước ta. Vua Nhân Tông đã gởi binh sang giúp Chiêm Thành chiến thắng quân Mông Cổ. Do đó cả nước Chiêm đều mang ơn lớn của Nhân Tông.
7Bình Than là nơi Vua Trần cùng các tướng lĩnh cao cấp họp bàn việc chống giặc Mông Cổ .
8Vua Trần cho mời các vị bô lão khắp cả nước họp tại hội trường Diên Hồng để hỏi ý kiến nên hòa hay chiến. Tất cả bô lão đều đồng thanh hô to “Quyết Chiến”.
9Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản vì còn nhỏ tuổi (ông mới 16) nên không được tham dự hội nghị Bình Than. Ông tức giận đến độ bóp nát trái cam trong tay lúc nào không hay . Sau Ông về tụ tập trai trẻ lập đạo quân với lá cờ “Phá cường địch báo hoàng ân” (phá giặc mạnh để đền ơn Vua) và đã lập nhiều công trạng.
10Sau Hội nghị Diên Hồng, Vua Trần tuyên bố quyết chiến. Toàn bộ binh sĩ nhà Trần đều thích vào cánh tay mình 2 chữ “Sát Thát” để tỏ lòng quyết tâm tiêu diệt quân Mông Cổ. (Người Mông Cổ còn gọi là người Thát Đát)
11Tức cuộc đại thắng quân Mông Cổ lần thứ 2 năm 1285.
12Trong hai cuộc xâm lăng lần thứ 2 và 3, mỗi lần quân Mông Cổ đều đưa sang 50 vạn quân .
13Đế quốc Mông Cổ được Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206 sau khi thống nhất các bộ lạc Turk-Mông Cổ và sau đó bành trướng sang đại lục Á-Âu, khởi đầu bằng việc xâm lược Tây Hạ ở phía bắc Trung Quốc và đế quốc Khwarezm (Hoa Thích Tử Mô) ở Ba Tư. Vào thời kỳ cực thịnh của nó, Hòa bình Mông Cổ (con đường tơ lụa thuộc đế quốc Mông Cổ) đã tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa và mậu dịch giữa phương Đông và phương Tây trong thời kỳ thế kỷ 13 – thế kỷ 14.
14Về chiến thắng này, Thượng Tướng Trần Quang Khải có làm bài thơ bất hủ:
“Đoạt sáo Chương Dương độ .
Cầm Hồ Hàm Tử quan.
Thái bình tu nổ lực.
Vạn cổ cựu giang san”.
Dịch:
“Bến Chương Dương cướp giáo. Cữa Hàm Tử bắt thù. Thái bình nên gắng sức. Non nước ấy ngàn thu”
15Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc sinh ra toàn thân kim sắc nên khi thành chánh quả Đạo của Người là Ánh Đạo Vàng.
16Sau khi nhường ngôi cho Vua Trần Anh Tông, Nhân Tông lui về hành cung Thiên Trường (phủ Thiên Trường) nay thuộc tỉnh Nam Định để chuyên tu và tìm ra phương pháp trị quốc an dân theo Đạo Từ Bi của Phật Pháp. Hành cung Thiên Trường lấy làng Tức Mặc làm trung tâm, có các cung điện như: Trùng Quang, Trùng Hoa, các cung để cho hoàng thái hậu ở, kho nội khố, cung Hoa Nha … cùng hàng loạt các cung đình khác.
17Biểu hiện của giác ngộ là Bồ Đề Tâm. Bồ Đề Tâm lấy tình thương và từ bi làm căn bản, là nhân tố tối cần thiết để thành tựu Phật quả. Đạt được Bồ Đề Tâm là đã viên thành chánh quả, đạt đạo Bồ Tát.
18Sau khi giác ngộ, năm 1299 Vua Nhân Tông đã xuất gia ở chùa Yên Tử với Pháp Danh là Hương Vân Đại Đầu Đà . Sau Ngài đổi thành Trúc Lâm Đầu Đà và sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử của Việt Nam.
19Sau khi giác ngộ và lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Hương Vân Đầu Đà đã đổi Phật hiệu thành Trúc Lâm Đầu Đà. Ngài đã đi du hóa khắp nơi trong nước để xiển dương Phật pháp. Năm 1301, nhân có đoàn sứ giả Chiêm Quốc sang Đại Việt, Ngài đã vân du sang chiêm Quốc và đã hứa gả Công Chúa Huyền Trân cho Vua Chiêm Chế Mân để thắt chặt tình giao hảo hai nước tránh họa can qua và tạo ra thế lực chống Nguyên triều đang hăm he trở lại .
20Căn bản của lý thuyết Phật giáo dựa trên Đại Từ, Đại Bi.
21Chân Như: Là cái chân lý thực thể, thực tính đời đời không thay đổi như tính Phật bất sinh bất diệt . Cho nên cũng có thể xưng hiệu Phật là Chân Như.
22Lẽ không hư: Phật dạy vạn sự giai không. Không tức thị sắc.., mọi việc, mọi vật đều là gốc ở không mà ra. {jcomments on}
Vũ Thanh thật chu đáo , HTCC chắc sẽ lưu danh thiên cổ .
Kì nầy ngôn từ sấm sét quá .
Vũ Thanh vừa làm thơ,vừa viết chú thích,thật là chu đáo.Đọc Trường thi này mình có cảm giác Vũ Thanh ảnh hưởng nhiều bỡi Truyện Kiều,Cung oán ngâm khúc,Chinh phụ ngâm khúc và Lục vân Tiên.Trường thi(Sử thi)xứng đáng được lưu truyền hậu thế.
Những thiên tình sử cổ xưa được tác giả thể hiện bằng những vần thơ ,tài hoa quá
Vâng , Vũ Thanh vừa tài hoa vừa cẩn trọng thật đáng khâm phục .
chàng nhạc sĩ đa tài quá ta !
bài thơ thật công phu ,những điển tích được tác giả chú thích rõ ràng
Vũ Thanh giỏi quá!thật nhiều công phu trong bài thơ tình sử này! thật ngưỡng mộ!
Cảm ơn các bạn. Các bạn làm VT mắc cỡ quá đỗi. Coi chừng thiên hạ lại nói rằng chúng ta bênh vực nhau “Mèo khen Mèo dài đuôi” đó.
Ở đoan này VT muốn các bạn lưu ý đến Vua Trần Nhân Tông, vị Vua đã 2 lần lãnh đạo nhân dân Đại Việt chiến thắng đế quốc Mông Cổ hùng mạnh nhất thế giới cổ kim. Công thành thân thoái, cởi long bào khoác cà sa.
Một người có đức độ như vậy thì cuộc hôn nhân của Huyền Trân và Chế Mân do Ngài đề xướng phải có một mục đích cao cả hơn là người đời thường lầm tưởng. Các bạn sẽ thấy điều đó ở các đọan kế tiếp. Chúc tất cả một mùa Xuân an bình .
Nhân các bạn đề cập đến các chú thích VT xin nói thêm là những chú thích đó VT đã sưu tầm ở các nguồn tài liệu có giá trị chân chính, cho nên các bạn có thể dùng nó làm kiến thức cho mình mà không sợ bị sai lầm. Đây là giai đọan lịch sử hào hùng và vinh quang nhất của dân tộc Việt Nam đó. VUI .
Vâng, cám ơn Vũ Thanh Bạch Liên học hỏi rất
nhiều từ thơ Vũ Thanh .
Vâng, ái mộ Vũ Thanh quá.Càng đọc càng mở mắt, mở lòng!!!
VU THANH VUA NHAC SI, VUA THI SI, THAT TAI HOA, MINH VO CUNG AI MO BAN.
Cảm ơn Bạch Liên, Trúc Loan và HoangKimChi. VT chỉ là vừa tiêu khiển vừa giúp vui cho các bạn mà thôi, hai tiếng Nhạc sĩ và Thi sĩ nghe kêu quá VT không thể nhận. Chúc các bạn một năm mới an bình.
Vũ Thanh đúng là nhà thơ , nhà thơ còn hơn thế nữa .
Đáng tiếc là không thể lì xì cho Ổi sẻ đưọc hì ..hì ..