Biểu cảm về thơ Lê Công Dzũng

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4


Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

Người nghệ sĩ nào lại không yêu cái đẹp giữa những xót xa của bụi trần! Tình yêu là cái hoa đẹp của nhân gian nhưng hoa lại chịu đựng cảnh tàn rụng thì ai mà không chạnh lòng thương tiếc? Đọc thơ Lê Công Dzũng tôi bắt gặp được cái đẹp, cái xót xa đó:
“Hoa cỏ nào không vấn vương
Mùa thu nào không khói sương
Nụ hôn nào không ấm lạnh
Bến bờ nào không tiêu tương…”
( trích trong bài Cuối Đời Yêu Em)

Hai chữ “tiêu tương” tác giả đã không viết hoa nên không bó hẹp trong nghĩa của điển tích sông Tiêu và sông Tương hiệp lại trong tỉnh Hồ Nam bên Tàu mà đã mở rộng không gian chia cách bao trùm cả vũ trụ! Đây là ngôn ngữ nghệ thuật thơ mà nhà thơ hàm dưỡng lắm với hạ bút viết những câu thơ vừa trích dẫn trên. Điều thú vị đặt ra ở đây là “Tình yêu nào lại không vấn vương, Mùa thu nào không khói sương, Nụ hôn nào không ấm lạnh…để cho Bến bờ nào không bến tiêu tương” đã đưa tứ thơ mang dáng dấp của sự mỏng manh của “tình yêu” như sự mỏng manh của một kiếp hoa sớm nở chiều tàn! Bốn câu thơ mở đầu trong bài thơ Cuối Đời Yêu Em có văn cảnh nỗi niềm khắc khoải băn khoăn rất nghệ sĩ tính! Rồi tác giả cho bạn đọc thưởng thức:
“………………………………….
Đá xanh xao tình cổ độ
Nước về đông để bạc đầu”
Là cái vô tình của tạo hóa nhưng đối với người thơ thì hiện tượng bên ngoài có thay đổi mà bên trong tâm hồn của tác giả vẫn đậm nét say yêu! Đọc câu thơ “Đá xanh xao tình cổ độ” tự dưng tôi nhớ câu thơ trong bài “Thiên Thai Tống Biệt” của thi sĩ Tào Đường, tự Nghiêu Tân, quê ở Quắc Châu đời Đường Văn Tông ( 827-841 ): “Hoa lưu động khẩu ưng trường tại”, nghĩa là hoa vẫn còn ở động Thiên Thai từ lúc Lưu Nguyễn ra đi rồi trở lại nhưng hoa vẫn lưu chảy hay nói rõ ra là vẫn luân lưu trong vòng trôi chảy của đời người! Cho nên khi đọc thơ, nói theo ngôn ngữ của Chénier: “ Je vois l’être et la vie et leur source inconnue : Tôi thấy được hữu thể và sự sống nhưng nguồn mạch vẫn còn ẩn tích nơi nào không thấy được!” Mà chính sự hàm súc thì câu thơ mới hay, mới ăn sâu vào lòng người! Tôi có thói quen ra hồ Washington ở vùng Tây Bắc nước Mỹ vào những buổi chiều hè để nhìn những đợt sống vỗ nhẹ vào bờ, nghe âm thanh xao xao buồn buồn và nhìn những con hải âu bay lượn trên mặt hồ hay đứng trên những cọc gỗ mà thấy lòng mình mang mác hoài vọng cố hương nên nhớ lại bài Biễn Tình của Lê Công Dzũng:
“Capri bãi trước bãi sau,
Bãi say biễn động, bãi sầu cố hương
Dưới chân sóng vỗ vô thường,
Vặn mình hẳn lỡ vấn vương với đời
Đi hoài chẳng đến thì thôi
Trở về bến cũ, hoặc ngồi xem trăng
Tìm hoài rồi cũng mù tăm
Thà như mây trắng lặng câm muôn đời
Mai xưa hạt bụi bên trời
Về trong vô định gọi lời đồng thanh”
Ở bài thơ này tác giả đã tạo cho người đọc một cảm gíác khát khao của kiếp người khó mà thỏa mãn được! Mà ngôn từ nghệ thuật gọi là “cái nên thơ : le poétique” vì thơ là cách xếp đặt ngôn ngữ sao cho cảm động lòng người sâu xa!
Rồi sau khi đọc bài “Tình Đồ” của LCD tôi thật thích thú nhận thấy  vũ trụ và địa vị con người trong không gian vô tận và thời gian vô cùng:
“Chừng như nắng đã phai màu
Hẹn em lần cuối bên cầu tử sinh
Cuối dòng nước ngại lênh đênh
Ôi bờ, ôi bến, ôi tình phù du!
Nữa mai về với sa mù
Long đong bát quái tình đồ với em
Chập chờn cửa tử, cửa sinh
Phá tan mê trận, bóng nghiêng huyệt dài.”
Viết đến đây tôi nhận thấy những vần thơ mà tôi đọc hôm nay của Lê Công Dzũng là một cấu trúc nhất thể và vĩnh hằng những lại bao gồm những thành tố đa dạng tương phản nên chất chứa tính lãng mạn và năng động vô cùng. Lê công Dzũng đã từng nói với tôi là đừng bao giờ gọi anh là một nhà thơ vì anh không xứng với danh hiệu đó. Anh không làm thơ. Chỉ trong một khoảnh khắc nào đó rất ngắn ngủi của cuộc sống, anh bỗng cảm nhận một nỗi đau, một sự chia xa hay mất mát của tình yêu, một hoài vọng mỏng manh xa xăm về tương lai, những ray rứt vấn vương của quá khứ hay sự hữu hạn của một kiếp nhân sinh nên tim anh đã bật ra thành những tiếng lòng khi réo rắt, khi trầm mặc, khi tha thiết. Tôi gọi đó là những vần thơ thật đẹp.

Lam Nguyên
Seattle, đêm hè 2006{jcomments on}

 

0 thoughts on “Biểu cảm về thơ Lê Công Dzũng

  1. Nhị Hà

    Người làm thơ đã hay mà nhà bình luận cũng chân tình , nhất là mấy dòng cuối rất thấm thía .

    Reply
  2. TRANKIMLOAN

    Thơ Lê cong Dũng rất hay! mà người bình thơ Lam Nguyên cũng khong thua kém rất chân tình& sâu sắc!
    Rất tiếc là không được đọc trọn vẹn những bài thơ…..
    Tấm hình trên có phải là bạn LCD không vậy?

    Reply
  3. Lê Công Dzũng

    “ Xin chân thành cám ơn các bạn đã đồng cảm với những vần thơ của mình cũng như bài biểu cảm của anh Lam Nguyên. Mình chỉ là một người làm thơ tài tử thôi. Có bạn nhận xét rằng thơ mình hay nhưng buồn quá, lần sau nên làm thơ vui hơn! Điều này thì mình xin đầu hàng thôi, đành chịu thôi! Vì mình chỉ viết được những giòng thơ vào những lúc buồn, còn những lúc vui thì hình như thơ trốn đâu mất hết! Chắc các bạn cũng đồng ý với mình là hình như trong cuộc sống này, những niềm vui thường chỉ thoáng qua rất nhanh, còn những nỗi buồn thì đọng lại, có khi ẩn dấu thật sâu, thật xa trong hồn mình!” Thân ái. Lê Công Dzũng.

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.