Category Archives: Bình thơ

Từ Đàm Quê Hương Tôi – Tình Em Biển Rộng Sông Dài *

Nhạc Sĩ Văn Giảng/Thông Đạt – Photo chị LaiHồng chuyển

Tác giả: Bạch Xuân Phẻ
Viết để tưởng nhớ người anh trong GĐPT và nhạc sỹ Văn Giảng (Thông Đạt)

Tuần trước nhà văn và hoạ sỹ Trần Thị Lai Hồng có chuyển tin về nhạc sỹ Văn Giảng (Thông Đạt) tác giả bài hát bất hủ Ai Về Sông Tương vừa qua đời bên Úc, từ tấm bé chúng tôi có nghe bài này rất nhiều lần.  Rồi chị cả Tâm Minh Vương Thuý Nga cho biết nhạc sỹ Văn Giảng và vợ cũng đã từng sinh hoạt trong tổ chức GĐPT (trong đoàn của chị Hoàng Thị Kim Cúc) và có pháp danh Nguyên Thông để viết nhạc. Nhưng mãi khi đọc lời chia buồn của anh Trần Trung Đạo trên facebook, mới biết nhạc sĩ Văn Giảng cũng là tác giả bài nhạc Từ Đàm Quê Hương Tôi, một bài hát mà chúng tôi những người huynh trưởng hoặc đoàn sinh GĐPT ai cũng biết. Continue reading

Có một họa sĩ như thế

Tác giả: Nguyên Lương

(Viết để kỷ niệm sinh nhật 70t của Chú hôm 18 tháng 3, 2013)

 

Tôi gọi ông bằng Chú, vì ông là Chú ruột của vợ bạn thân tôi. Năm 75, hai đứa vừa qua Mỹ được học bỗng chung một trường đại học, bây giờ anh đang là một Bác Sĩ tim rất nổi tiếng ở Miami. Anh nổi tiếng nhờ năm 1993, đã là người bác sĩ mổ tim đầu tiên trên thế giới, làm cuộc cách mạng trong việc thay thế mấy bộ phận trong lục phủ ngũ tạng cùng một lúc cho ông Thống Đốc tiểu bang Pennsylvania để giúp kéo dài sự sống cho ông thêm 10 năm nữa. Năm 2008, vợ chồng tôi về Florida nghỉ mát, ghé thăm bạn, được bạn cho xem chừng 20 tác phẩm tranh sơn dầu, sơn mài của một họa sĩ từ Hà Nội gởi qua tặng cho cô cháu gái làm quà. Tôi sững sờ trước những tác phẩm hội họa rất lạ về bố cục, màu sắc, kết cấu…mà từ trước đến giờ chỉ tìm thấy ở những bức tranh của ngoại quốc chứ chưa thấy ở những họa sĩ người Việt. Về lại nhà, tôi lên mạng tìm tòi để biết thêm về ông và thế là ngày nào rảnh tôi cũng vào các trang mạng của những người sưu tầm tranh ông để xem ké. Tôi bị tranh hội họa của ông mê hoặc từ đó. Continue reading

Chữ Tình trong Trường Thi Hòn Vọng Phu của Vũ Thanh

 

Gởi HX,
Sau khi nhận tập Trường Thi Hòn Vọng Phu, mình đã đọc đi đọc lại tác
phẩm này rất nhiều lần, trước khi viết bài cảm nhận. Biết là công lao
của Vũ Thanh không nhỏ để hoàn thành tác phẩm đầy tay này, mình đã đọc

thật kỹ trong suốt 6 tháng để tìm cái đích mà tác gỉa muốn vói tới.
Phải thành thật mà nói, khi nghe tin nhạc sĩ Vũ Thanh, tác gỉa bài hát
nổi tiếng Qui Nhơn Đôi Mắt Người Xưa, viết Trường Thi về một đề tài
khó viết, mình rất hồi họp đợi chờ tập thơ đến tay vì tò mò. Cái tính
tò mò đó về sau bị nội dung tập Trường Thi lôi cuốn với những tình
tiếc hấp dẫn, những câu thơ bóng bẩy và cái tính nhân văn, đã buộc
mình phải thật nghiêm túc khi đọc và nhận xét về tác phẩm lớn này.
Mình có hứa với Vũ Thanh là sau khi đọc xong sẽ viết bài cảm nhận. Lần
lữa hơn 3 tháng mà vẫn chưa viết đuợc chữ nào, mình gởi thư cho VT là
hẹn đến cuối năm sẽ xong. Vũ Thanh thích thú trả lời: “Thanh đã dành
10 năm mới hoàn thành tác phẩm, anh có 1 măm để đọc nó”. Đúng thế!
phải cần thời gian thật lâu, đọc và nghiền ngẫm thật kỹ từng câu thơ
lục bát trong tập thơ này mới thấy hết cái hay của nó. Và sau hơn 6
tháng, mình đã viết được những gì cần viết về tác phẩm này để gọi là
đóng góp, giúp phổ biến rộng ra, nhất là trong giới văn nghệ có nợ nần
với xứ Nẫu.
Với Vũ Thanh, đây là món qùa đầu năm mình dành cho bạn và gia đình.
Những nhận xét này có thể không đúng với ý của tác gỉa nhưng mình muốn
bạn biết được ở đâu đó có người rất tâm đắc với công việc bạn đang
làm. Bạn có khả năng thiên phú khi viết về những trường thiên tiểu
thuyết, trường thi như truyện Huyền Trân Công Chúa, truyện Chàng Lía
Truông Mây…Nhưng cái qúi nhất mình tìm thấy ở bạn là tấm lòng, tình
yêu bạn dành cho quê hương, đất nước và đồng bào nơi quê nhà .
Chào
Nguyên Lương
Continue reading

Tình Hoài Hương và Tình Ca của Phạm Duy

* Ngậm ngùi đưa tiễn một thiên tài âm nhạc về cõi

vĩnh hằng.HX

Mời quý bạn hiền cùng tưởng niệm và cùng hướng về

quê hương thân thương … với hai bản nhạc bất hủ của

PhạmDuy qua giọng ca cũng bất hủ của TháiThanh và

một bài viết về Tình Ca của PhạmDuy:

Tình Hoài Hương
http://www.youtube.com/watch?v=UiZtvzOfnGk

Tình ca của Phạm Duy
Thái Thanh trình bày

TÌNH CA CỦA PHẠM DUY Continue reading

Huỳnh Kim Bửu và Tiếng hạc bay trên dòng sông Côn.

Tác giả: Trương Văn Dân

Giữa khu vườn thơ văn bề bộn, hoa và lá đua chen, hai quyển sách của
Huỳnh Kim Bửu xuất hiện với một phong cách đặc thù, một giọng nói
riêng đã vẽ lên một tâm cảnh rất khác.
Thoạt nhìn, tôi chú ý ngay đến tựa của hai tập sách: “Nơi con Sông côn
chảy qua”  và “Trong như tiếng hạc bay qua”  – cả hai đều có một chữ
qua – Có thể đó chỉ là một tình cờ, có lẽ không phải là dụng công của
tác giả, nhưng tôi thấy thật thú vị vì hai chữ qua đó đều nói về quá
khứ, về một thời đã mất… Continue reading

ĐỜI MONG MANH LẮM, hãy yêu nhau

 

 Tác giả: Kim Đức

(Vài cảm nhận khi đọc “BÀN TAY NHỎ DƯỚI MƯA” tiểu thuyết của nhà văn
TRƯƠNG VĂN DÂN )

(cty vh Phuong Nam-Nxb Hội Nhà văn, 2011)

Kim Đức

Gấm, nhân vật chính trong truyện với số phận bế tắc, đã trải qua hai
đời chồng không hạnh phúc, có một cô con gái tên là Liên. Gấm luôn
khao khát một tình yêu đích thực, đi tìm một nửa của đời mình. Và đến
gần bốn mươi tuổi, Gấm cũng đã tìm được một nửa mình đã mất. Cô đón
nhận hạnh phúc với người đàn ông là nhà báo đã có vợ, nhưng vợ và con
đã chết trước khi gặp Gấm. Tưởng đã gặp một tình yêu đích thực và hạnh
phúc bên nhau đến trọn đời, nào ngờ Gấm tiếp tục đón nhận những éo le
của số phận đời mình với căn bệnh ung thư “Những tháng ngày hạnh phúc
vừa qua rồi sẽ tan biến trong khoảnh khắc”.
Continue reading

Lòng Yêu Sống

Tác giả: Phạm Xuân Nguyên

*Lời bạt cho tác phẩm : Bàn tay nhỏ dưới mưa

Sinh thời, nhà thơ Hoàng Trung Thông khi đang còn là Viện trưởng Viện
Văn học, nhân một lần trò chuyện văn chương chữ nghĩa ông bảo tôi là
ông không thích cái tên dịch một truyện ngắn của nhà văn Mỹ Jack
London là “Tình yêu cuộc sống” (Love of Life). Nhà thơ bảo nên thay
chữ “tình yêu” bằng chữ “lòng yêu”. Ông nói chữ “tình yêu” trong tiếng
Việt như đã đặc dụng cho đôi lứa nam nữ, còn chữ “lòng yêu” là dùng
cho mọi đối tượng. Dịch cái tên truyện của Jack London thành “Lòng yêu
cuộc sống” đúng và hay hơn. Tự nhiên tôi nhớ câu chuyện này khi ngồi
gõ phím bàn tính viết đôi lời mở đầu cho cuốn tiểu thuyết đầu tay của
tác giả Trương Văn Dân mang tên Bàn tay nhỏ dưới mưa. Nội dung cuốn
truyện là kể về tình yêu của một người con gái tên Gấm. Gấm đã trải
qua hai cuộc hôn nhân không tìm thấy hạnh phúc. Trong lúc đau khổ và
tuyệt vọng nhất Gấm đã gặp được người đàn ông của đời mình, người đã
mang lại cho Gấm không chỉ một tình cảm lứa đôi (tuy không làm vợ
chồng) trọn vẹn, đằm thắm, mà còn cả một cuộc sống làm người đầy đủ,
phong phú. Có lẽ vì số phận nhân vật như thế, nội dung truyện như thế,
nên tự nhiên mà đọc xong xui tôi nhớ đến cách dùng chữ của nhà thơ
Hoàng Trung Thông. Và tôi nghĩ cuốn tiểu thuyết của Trương Văn Dân là
một khúc ca trầm về lòng yêu sống. Không chỉ yêu tình yêu mà còn yêu
sự sống, một sự sống đang có nguy cơ bị hủy diệt bởi chính con người.
Tình yêu của Gấm và người đàn ông lý tưởng của cô được tác giả đặt vào
trong một môi trường xã hội và tự nhiên đang bị con người vấy bẩn, làm
ô nhiễm, tàn phá, hủy hoại. Khác với những khung cảnh lãng mạn nên thơ
của tình yêu truyền thống. Phần này của truyện lồng ghép một cách trực
tiếp, trực diện, có thể chưa phải đã tự nhiên, khéo léo về nghệ thuật,
nhưng thông điệp tác giả muốn truyền đi thì đã rõ. Nó giúp tác giả nói
lên lòng yêu sống toát ra từ tình yêu của Gấm

Continue reading

Du Dương Thơ Nhạc Đêm Hè

Mời xem:
Văn Công Mỹ hát: Quán Bên Đường

Bích Ái hát: Chiều Tà

Hai Video nầy do vanguyenqn thực hiện:

Chỉ một đêm, và thật chính xác, khoảng năm tiếng đồng hồ, nhưng
tất cả sẽ chẳng bao giờ quên, như lời giới thiệu của Bùi Chí Vinh viết
phần đầu tập thơ Dạo Đàn Bên Sông của Văn Công Mỹ: “Trong vòng hai
năm, anh chàng sinh năm 1956 tuổi con “khỉ khô” ấy đã tự biến mình từ
một “cục đá” thành Tề Thiên Đại Thánh. Chớ gì nữa, trong vòng hai năm
gã đã hùng hục viết “đầy khổ sở như xưa” nhưng cuối cùng cũng gom lại
đủ một tập thơ nên hình nên dáng”.

Continue reading