{jcomments on}
Thành phố em chẳng có muồng vàng
Chắc không hay mùa Thu đang tới
Thời gian xa đủ làm rêu mái ngói
Chim sẻ xưa xây tổ trú hiên người
{jcomments on}
Thành phố em chẳng có muồng vàng
Chắc không hay mùa Thu đang tới
Thời gian xa đủ làm rêu mái ngói
Chim sẻ xưa xây tổ trú hiên người
Biết chắc rằng phố nhỏ vẫn còn em
Còn nước mắt, mưa, bạn bè, còn tất cả
Khi trở lại anh như người khách lạ
Từng vòng xe chở kỷ niệm đầy hồn
Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi
(ca dao Bình Định)
Muốn ăn bánh ít lá gai
Câu ca như tiếng thở dài trong ta
Điều hôm trước chẳng nói ra
Để trăm năm mãi sương sa mịt mùng
Cho bạn bè bị động viên 1972
Trường Sơn, hề, chiều ta ngồi hát
Vỡ hư không, hề, khúc cuồng ca
Em một phương, hề, dòng Lệ nhạt
Ta một trời, hề, cõi xót xa
Ở đây, môi mắt ôi buồn lắm
Hôn bờ đá dựng, trông truông xa
Ngày tháng không mong sao cứ đến
Hai kẻ tâm tình: rừng và ta
gửi 12A2 Cường Để 67-74
em bây giờ như một dòng sông nơi anh tắm mát một thời tuổi nhỏ em ra
đi anh hoài nghi loài người từ đó và triết lý sắc sắc không không cũng
từ đó khởi thành
em bây giờ vẫn đầy ắp trong anh kín trong hồn giấu trong tim xót xa
trong mắt tuổi trẻ của anh đường nào cũng chật nên bàn tay chẳng thể
nắm dài lâu
Bắt đầu bàn tay nâng trái cấm
Loài người từ đó biết khổ đau
Bắt đầu từ một ngày vỡ giọng
Chú dế buồn tiếng hát gửi về đâu?
Sầu thân thế hằn lên mắt mỏi
Đợi nhau hoài tay nhẹ như sương
Có phải người về thu khăn gói
Thôi. tôi xin làm một con đường
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 9 tại Bình Định được Hội VHNT Bình Định tổ chức đúng vào ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Mão (nhằm ngày 17.2.2011) tại đồi Thi Nhân trong Khu di tích Ghềnh Ráng – mộ Hàn Mặc Tử. Đây là ngày thơ đầu tiên lãnh đạo Hội VHNT giao cho Chi hội Văn học làm kịch bản, thực hiện phần nội dung và phối hợp cùng Ban Sáng tác trẻ, Chi hội Âm nhạc, Chi hội Mỹ thuật, Chi hội nhiếp ảnh… cùng tổ chức bên cạnh sự giúp đỡ của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Công ty cổ phần du lịch Sài Gòn – Quy Nhơn, Hội Nhà báo Bình Định và nhiều đơn vị, doanh nghiệp đóng trên dịa bàn thành phố Quy Nhơn.
Nét đặc biệt trong Ngày thơ Việt Nam năm nay là việc tổ chức Hội trại thơ của các CLB gồm: CLB Văn học Xuân Diệu (Trung tâm Văn hóa tỉnh), CLB Văn nghệ trẻ (khoa Ngữ Văn Đaị học Quy Nhơn), CLB Trường Thi (trường THPT Quy Nhơn), CLB Văn học (trường THPT chuyên Lê Quý Đôn), CLB sáng tác trẻ (binhdinhonline.org), CLB Thư pháp (Nhà Văn hóa Lao Động).
Từ 15 giờ ngày Rằm tháng Giêng, tại Đồi Thi Nhân sẽ diễn ra các hoạt động:
– Chương trình thơ, nhạc của các CLB
– Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật
– Triển lãm thơ (thư pháp)
– Triển lãm sách văn học của các tác giả ở Bình Định
– Thi thơ nhanh
– Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn (Đồ Liễn) và các nhà thư pháp trẻ cho chữ đầu năm…
Từ 19 giờ đến 22 giờ đêm thơ Nguyên tiêu sẽ được thực hiện hoành tráng trên sân khấu lớn. Sau màn biểu diễn trống khai mạc và diễn ngâm các bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Nguyên Tiêu” của Hồ Chí Minh là tiết mục thả thơ với gần 100 câu thơ của các nhà thơ Bình Định được thả bay lên bầu trời thơ mộng của đồi Thi nhân trong đêm trăng Nguyên tiêu.
Các bài thơ của các nhà thơ tiền bối: Hàn Mặc Tử, Phạm Hổ, Yến Lan… và các nhà thơ đương đại của Bình Định như: Lệ Thu, Nguyễn Văn Chương, Văn Trọng Hùng, Mai Thìn, Trần Viết Dũng, Nguyễn Hoàn, Huỳnh Kim Bửu, Hồ Thế Phất, Phạm Văn Phương, Trần Quang Khanh, Đặng Quốc Khánh… sẽ được các nghệ sĩ Kim Thành, Tăng Tri, Hoàng Quế, Thùy Dung, Thanh Bình, Băng Châu, Quý Nhất, Minh Hoàng thể hiện cùng các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc.
Được biết từ 15 giờ đến 22 giờ ngày Rằm tháng Giêng, Công ty cổ phần du lịch Sài Gòn – Quy Nhơn sẽ mở cửa miễn phí để tạo điều kiện cho công chúng vào thưởng ngoạn thơ như một sự hỗ trợ cho ngày thơ Nguyên tiêu Việt Nam tại Bình Định.
{jcomments on}
{jcomments on}
Anh nhảy tàu về quê ăn Tết
Mẹ bây giờ đã lớp người xưa
Nên anh ý tứ kiêng mùng Một
Chỉ đến thăm em trước giao thừa