Các bài đăng của tác giả BS Nguyễn Ý Đức.



Lò Nấu Vi Ba

Tác giả: BS Nguyễn Ý Đức

Lò Vi Ba ( Microwave oven) hay là lò nấu dùng sóng cực ngắn , hiện nay đã rất phổ biến. Nhà giầu có thì mua một lò gắn vào tường với đủ nút bấm hiện đại. Nhà nghèo cũng có thể mua được một lò vi ba cỡ nhỏ, rất giản  dị, dễ sử dụng.

Nấu thực phẩm bằng lò này đã trở thành một nhu cầu hàng ngày vì tiện lợi, mau chóng lại tốn ít nhiên liệu. Nhưng cũng như mọi sáng chế của khoa học, việc sử dụng lò cũng có một số điểm rủi ro, bất lợi .

Continue reading

Ông Bà và Các Cháu. 

Tác giả: BS Nguyễn Ý Đức

Con người có bố có ông 

Như cây có cội, như sông có nguồn                                                        (Thi Ca Bình Dân)

Lên chức ông, bà có nhiều điều thích thú nhưng cũng mang nhiều trách nhiệm, cả vật chất lẫn tinh thần.

Mà ngày nay muốn làm ông bà cũng đâu có dễ, vì còn tùy thuộc ở các con. Bao giờ chúng dự định có con, và bao nhiêu đứa. Bây giờ các cô các cậu ấy tính toán có kế hoạch lắm. Ưu tiên hàng đầu là dành dụm đủ tiền mua căn nhà lớn, nhỏ cho đôi trái tim vàng. Rồi vợ chồng còn vui chơi, du lịch Á, Âu cho thoả thích trước khi nghĩ đến việc có con, nuôi con. Ông bà chẳng quyết định được gì. Chỉ một ngày nào đó, dâu con điện thoại, mẹ ơi con đã có bầu, thì vui mừng mà sửa soạn lên chức ông bà. Continue reading

Ðôi Ðiều Nhắc Nhở.

Tác giả: BS Nguyễn Ý Đức

Ðôi Ðiều Nhắc Nhở.

            1-Sổ mũi. Hắt hơi. Rát cổ  = Xin đừng vội dùng kháng sinh.

            Thời tiết bắt đầu chuyển động. Ðâu đây rạng rỡ nắng hanh vàng với:

Heo may chớm đã lên mùa gió

Ngăn ngắt chiêm bao lạnh chiếu nằm”-Vũ Hoàng Chương.

Vâng : “lạnh chiếu nằm”, vì “Ðã nghe rét mướt luồn trong gió” Xuân Diệu.

Cho nên nhiều người đã bắt đầu than phiền khó chịu với sổ mũi, hắt hơi, cảm lạnh..Và cũng không thiếu gì người vội vàng lục lọi tìm kiếm vài chục viên kháng sinh để tiêu trừ bệnh tật. Vì sợ rằng  để lâu thì bệnh nặng thêm.

Ðây là hành động đáng khen và cũng cần xét lại. Khen vì đã biết tự lo tự liệu nhưng có điều hơi  “nhanh nhẩu đoảng”. Giới chức y tế khắp nơi vẫn luôn luôn nhắc nhở rằng thủ phạm những cảm lạnh vào cuối Thu đầu Ðông của mỗi năm không phải do vi khuẩn gây ra. Ða số hung thần là những cô những chú siêu vi sinh vật virus bất trị, ngang ngược. Kháng sinh đều bó tay trước sự hoành hành của các tiểu yêu này. Cho nên dùng kháng sinh chẳng những vô hiệu mà còn gây ra nhiều rủi ro xấu. Continue reading

Cười- Mười Thang Thuốc Bổ

Tác giả: BS Nguyễn Ý Đức

 Laughter is the most inexpensive and most effective wonder drug”.

Bertrand Russel

Ta thường nghe nói: “Cười bằng mười thang thuốc bổ ”, “Cười là dược phẩm tuyệt hảo”, hoặc “Cười mang vui cho người, cho ta”..

Những ý kiến về sự ích lợi của nụ cười với sức khỏe này không phải là khám phá mới lạ, nhưng khoa học thực nghiệm ngày nay đã chứng minh các nhận xét đó là đúng.

Cụ Nguyễn Công Trứ của ta chẳng lấy nụ cười để giải cơn sầu:

Ngồi buồn mà trách ông Xanh,

            Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười;

            Kiếp sau xin chớ làm người,

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”.

Vâng, làm cây thông ngạo nghễ vươn cao lên mà reo cười chẳng thú lắm sao. Continue reading

Đường với Sức Khỏe

Tác giả: BS Nguyễn Ý Đức

Mặc dù đường cho vị ngon và được nhiều người ưa thích, nhưng sự lạm dụng chất ngọt, nhất là đường trắng sucrose có thể gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.

Sau đây là những điều nên biết khi sử dụng đường:

a-Đường trắng không có giá trị như các thực phẩm khác, không mang lại chất bổ dưỡng cho con người, ngoại trừ một lượng calori khá cao và một số bất lợi.

b-Sau khi ăn, đường được chuyển ngay vào máu, biến thành glucose, làm ta cảm thấy như có nhiều sinh lực, thoải mái. Nhưng chỉ vài giờ sau cảm giác đó mất đi, và được thay thế bằng sự mệt mỏi, uể oải, gắt gỏng… Continue reading

Omega-3 Acid Béo và Sức Khỏe

Tác giả: BS Nguyễn Ý Đức

Omega-3 Acid Béo và Sức Khỏe

Ngày nay, rất nhiều người  lưu tâm tới việc giảm chất béo trong thực phẩm vì e ngại một số bệnh gây ra do tiêu thụ quá nhiều chất dinh dưỡng này.

Nhưng chất béo rất cần thiết cho cơ thể và cũng có thứ tốt thứ xấu. Thứ xấu, ta tiết giảm mà thứ tốt ta có thể dùng thêm một chút. Một trong những thứ tốt đó là chất béo được  biết tới qua tên omega- 3 Fatty acid.

 Kết quả nhiều quan sát thực tế và nghiên cứu khoa học cho thấy omega- 3 là một đồng minh của ta trong chiến dịch chống một số bệnh tật như các bệnh tim mạch, ung thư vú, nhức đầu, đau khớp xương.

Đây là loại chất béo đa bất bão hòa, thường thấy trong các loại cá và ở một vài loại thảo mộc như cây lanh (Flax), cây gai dầu (hemp oil).

Omega- 3 thuộc nhóm acít béo thiết yếu (essential fatty acid) vì cơ thể không tạo ra được mà lại rất cần cho sự tăng trưởng và các chức năng của các tế bào. Continue reading

Chất Béo và Sức Khỏe

Tác giả: BS Nguyễn Ý Đức

Theo các nhà dinh dưỡng thì ta chỉ nên tiêu thụ trong mỗi bữa ăn một số lượng chất béo đủ để cung cấp không quá  30 phần trăm tổng số năng lượng trong bữa ăn đó.

Chúng ta có thể làm một phép tính nhỏ để thấy được ý nghĩa cụ thể của lời khuyên này.

Mỗi ngày chúng ta cần trung bình khoảng 2000 calori, tạm chia đều cho ba bữa ăn, mỗi bữa cần cung cấp 700 calori.Như vậy trong phần ăn này, chất béo chỉ nên cung cấp không vượt quá 30% x 700 = 210 calori.Chúng ta cũng đã biết, mỗi gram chất béo cung cấp 9 calori. Như thế, để đảm bảo sức khỏe tốt, chúng ta không nên tiêu thụ quá 23g chất béo trong mỗi bữa ăn.

Về nhu cầu cholesterol, là gan của chúng ta mỗi ngày tự sản xuất khoảng 1000 mg dạng chất béo này, gần đủ để  cung ứng cho nhu cầu của cơ thể. Vì thế, ta chỉ cần tiêu thụ khoảng 300 mg cholesterol trong thực phẩm là đủ. Continue reading

Pho- Mát

Tác giả: BS Nguyễn Ý Đức

PHO- MÁT

 

Theo huyền thoại thì pho mát được một nhà kinh doanh tình cờ khám phá ra cách nay nhiều ngàn năm. Trong một chuyến đi buôn xa, ông mang theo nhiều lương thực, trong đó có sữa đựng trong một cái bao tử lạc đà khô.

Một hôm, lấy sữa ra uống thì thấy sữa đã đông đặc dưới ảnh hưởng của hơi nóng mặt trời và vài hóa chất còn dính lại ở bao tử lạc đà. Nếm thử “cục sữa” ông ta thấy ngon và béo. Thế là ông ta tìm hiểu thêm rồi sản xuất món sữa đông rắn này và làm giầu.

Từ đó pho mát được nhiều quốc gia trên thế giới sản xuất và trở thành món ăn rất phổ thông trong bữa ăn chính, để tráng miệng, ăn khai vị cũng như ăn vặt trong ngày. Continue reading

Sữa Chua

Tác giả: BS Nguyễn Ý Đức

Truyền thuyết dân gian kể lại rằng:

Vào buổi sáng hôm đó, khi xuống chuồng vắt sữa bò như thường lệ, một trại chủ thấy bình sữa bỏ quên trong góc nhà. Cầm lên coi, ông ta thấy sữa hơi đông lại, ngửi không thấy hư, ông ta bèn nếm. Sữa có vị hơi chua chua, ngọt ngọt và thơm. Tiếc của Trời, ông ta mang về cho bà vợ và cả nhà cùng ăn. Ai cũng khen ngon và không bị phản ứng gì!

Trại chủ liền khoe với lối xóm là đã chế được món sữa đặc biệt. Ông ta tiếp tục “bỏ quên” nhiều bình sữa như thế rồi mang ra chợ bán. Mọi người đều  ưa thích món sữa “bỏ quên” này  và ông ta đã kiếm được rất nhiều tiền.

Sữa chua được khám phá ra như thế, và nhanh chóng được phổ biến khắp nơi. Continue reading

SỮA Bò và Sức Khỏe

Tác giả: BS Nguyễn Ý Đức

Ngoài giá trị dinh dưỡng, sữa bò còn có một số ích lợi về y học cũng như có thể gây ra một vài trở ngại cho người dùng sữa. Vì thế, khi dùng thì cũng cần phải có những hiểu biết nhất định.

Lợi ích về Y Học

Nhiều nghiên cứu y khoa học cho thấy sữa có một số ích lợi đối với sức khỏe.

a-Ngăn ngừa bệnh loãng xương, còn gọi là bệnh xương xốp. Loãng xương thường xẩy ra ở người cao tuổi nhất là nữ giới vào thời kỳ mãn kinh, kích thích tố nữ estrogen giảm thiểu. Loãng xương dễ đưa đến gẫy xương, đặc biệt là xương đùi.

Loãng xương có thể tránh được nếu ta dùng đủ số lượng calcium cần thiết, tức là khoảng 1200mg mỗi ngày. Ba ly sữa không chất béo cung cấp đủ số calcium này.

b-Vì được tăng cường thêm sinh tố D nên sữa có thể ngăn ngừa bệnh còi xương trẻ em.

c- Một nghiên cứu tại bệnh viện St. Luke, Nữu Ước cho hay, uống thêm 1200mg calcium mỗi ngày có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu của Hội chứng tiền kinh nguyệt. Sữa bò có nhiều calci nên có thể được dùng làm nguồn cung cấp calci dễ dàng.

đ-Năm 1985, Bác sĩ Cedric Garland thuộc trường Đại Học California-San Diego, công bố kết quả quan sát hơn hai ngàn người đàn ông trong 20 năm. Ông ta thấy rằng những người mỗi ngày uống hai, ba ly sữa thì có ruột già tốt lành hơn và cũng ít bị ung thư hơn người không uống sữa. Một nghiên cứu khác ở Úc vào năm 1987 cũng xác định nhận xét này. Continue reading