(Cảm tác sau khi đọc bài thơ Vẽ Mặt Tình Nhân của Lâm Cẩm Ái)
nâng tay vẽ mặt tình nhân
mà như tiền kiếp chân thân hiện về
cơn mưa chiều buồn lê thê
như ai níu sợi tóc thề vấn vương Continue reading
(Cảm tác sau khi đọc bài thơ Vẽ Mặt Tình Nhân của Lâm Cẩm Ái)
nâng tay vẽ mặt tình nhân
mà như tiền kiếp chân thân hiện về
cơn mưa chiều buồn lê thê
như ai níu sợi tóc thề vấn vương Continue reading
MỪNG SINH NHẬT HƯƠNG XƯA TRÒN 4 TUỔI
Admin lêtrọngminhkha
NHÂN DỊP MỪNG SINH NHẬT HƯƠNG XƯA TRÒN 4 TUỔI, BBT, ADMIN XIN GỞI ĐẾN CÁC THÀNH VIÊN, CÁC THÂN HỮU LỜI CÁM ƠN CHÂN THÀNH ĐÃ TIẾP TỤC THAM GIA VÀ ỦNG HỘ HƯƠNG XƯA. MONG RẰNG TÌNH CẢM CỦA CÁC BẠN VÀ HƯƠNG XƯA NGÀY CÀNG THÊM GẮN BÓ. BBT HƯƠNG XƯA
HƯƠNG XƯA VÀ SINH NHẬT 4 TUỔI 01-12
Đọc Kiều, những đoạn thơ nói về cảnh người lữ khách tha phương nhớ quê hương dưới ngòi bút của thi hào Nguyễn Du, câu nào cũng hay, cũng tuyệt, nhưng có lẽ trong hoàn cảnh hiện tại, tôi thích nhất 2 câu sau đây:
Song sa vò võ phương trời Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng (Kiều-Nguyễn Du)
Tác giả: Thiếu Khanh
Qui Nhơn đẹp quá phảỉ không em?
Qui Nhơn trong vắt nắng hồn nhiên
Qui Nhơn khúc khích nghiêng vành nón
Reo giữa lòng anh những tiếng chim Continue reading
Tác giả: Lão Bà Bà
NGUYỄN TRUNG TRỰC ( 1838- 1868 )
Ngày 06/10/2018, tại Kiên Giang, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Kiên Giang và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) đã tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 150 năm mất Nguyễn Trung Trực (1838-1868).
Tác giả: Võ Xuân Đào
Vốn dĩ tôi không định viết bài này vì:
Ngôi trường đã trở thành một “dĩ vãng đã xa” nên chuyện phân biệt rạch ròi giữa
hỏi và ngã có lẽ không cần thiết mấy.
Chỉ là những lý giải cá nhân từ năm 1970 mà thiếu vài chứng cứ, nên sức thuyết
phục sẽ kém.
Nhưng, thời gian qua, trên các trang mạng xã hội: Facebook, và một số bài viết có
người vẫn sử dụng dấu “ngã” khi viết về trường, nên tôi viết ra đây những gì mình
đã nghe, đã biết, đã thấy để tiện việc tham khảo cho mọi người.
Cường Để (彊柢)là một trong những nhà cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20, tên thật là Nguyễn Phúc Đan (阮福單), biệt danh Nguyễn Trung Hưng (阮中興), tước Kỳ Ngoại Hầu (畿外侯). Sinh ngày 11/01/1882 tại Huế và mất ngày 05/04/1951 tại Nhật, thi hài của ông được chon cất tại Zoshigaya Cemtery, thành phố Tokyo, Nhật Bản. Continue reading
Nửa chừng bỏ dỡ cuộc chơi,
Thời gian vô trạo chở đời tôi qua
Hỏi rằng giác ngạn gần xa
Tay mê dấu đá lần qua vô thường Continue reading
Tác giả: Admin letrongminhkha
Tình Yêu, Quê Hương và Nỗi Nhớ
trong thơ NGUYỄN THỊ TIẾT
Người giới thiệu: lêtrọngminhkha
Nếu tính từ bài thơ đầu tiên cô gởi đăng Hương Xưa (13-02-2011) trước ngày Lễ Tình Yêu một ngày cho đến khi tôi viết những giòng cảm nhận này vào tháng 8 năm 2014 thì cô giáo Nguyễn Tiết có 45 bài thơ đăng trên Hương Xưa. Năm 2011 đăng 24 bài, năm 2012 đăng 23 bài. Năm 2013 với 6 bài và năm nay 2014 cô chỉ mới có 2 bài. Lý do thầm kín tại sao số lượng thơ cô đăng ngày một giảm xuống dần thì tôi không hiểu? Nhưng bảo rằng nguồn thơ cô đã cạn,thưa không ! Mặc dầu có những khoảng thời gian cô không đăng thơ, nhưng cô đã có những bài bình thơ ngắn ngẫu hứng rất xuất sắc. Vì muốn giới hạn việc cảm nhận thơ cô qua những bài thơ cô chính thức cho đăng trên Hương Xưa, nên tôi chỉ xin dẫn chứng một bài thơ trong rất nhiều bài thơ thuộc lọai ngẫu hứng này ở phần cuối (*). Về thể lọai, trong 45 bài thơ tôi đọc, có đến 16 bài thơ lục bát, 13 bài 7 chữ, 6 bài 5 chữ, 5 bài thơ tự do, 2 bài 4 chữ , 2 bài 7-8 chữ và 1 bài 9 chữ. Như vậy thơ lục bát và thơ 7 chữ là sở trường của cô. Riêng thể thơ lục bát cô làm rất dễ dàng và rất nhiều những bài thơ này được làm trong những đoản khúc ngẫu hứng. Continue reading