Các bài đăng của tác giả Cô Trần Thị Lai Hồng.



Trống Mái

*Tranh gà Leghorn màu nước, của Charity Dakin*

– Thằng Chơi với thằng Lượm mô rồi? Bây ra đuổi gà phá vạt đậu mới trỉa tề!

Chơi đang sửa soạn tháo trâu ra đồng, nghe mụ Ao kêu vội ba chân bốn cẳng phóng ra vạt đậu bên kia sân. Đậu phụng mới ươm mấy ngày trên bốn sào đất đang bị bầy gà đua nhau cào bươi móc lên ăn. Chơi cầm một cây sào dài, vừa quơ vòng vòng vừa la chói lói:

– Hui! Hui! Tổ cha tụi bây nghe! Mợ mới vại lúa cho bây ních đầy diều rồi mà còn chưa bưa, ra đây moi móc đậu mới trứt mộng, bây chết với tau!

Lũ gà quang quác xào xạc chạy dạt. Chơi chạy theo quơ sào thêm vài vòng nữa chúng mới tản mác ra xa. Quay lại, thấy Lượm còn đuổi theo bèn gọi:

– Thôi mi ơi! Trộ tụi hắn một trận rứa đủ rồi. Mi với tau vô lấy mấy nhánh nè tủ lên mấy vồn ni là tụi hắn hết tới phá. Continue reading

Lửa Phượng

Tác giả: Cô Trần Thị Lai Hồng

 

Cuối tháng Năm. Tháng Năm chưa nằm đã sáng. Dậy sớm. Ra hiên trước đón không khí trong lành ban mai. Cỏ cây còn mơ màng ẩn hiện trong ánh sáng trắng mờ nhạt thoáng dịu hồng đọng trên vòm cây xanh trước ngõ. Tàng cây nổi bật trên nền mái đỏ ngôi nhà bên kia đường và nền trời còn trắng đục. Con lộ cát sỏi trắng xô xố tưởng có tuyết phủ nhẹ.

Vài cánh cò liệng qua, đáp xuống vạt cỏ. Màu trắng nổi bật lên nền xanh. Có tiếng chim hồng y lảnh lót. Ngước mắt nhìn, hình hồng y đỏ rõ nét trên cành lá lục. Và phút chốc mặt trời vụt đáp tiếng chim gọi: cây cành bùng sáng những tia bình minh hồng vàng rạng rỡ, soi rõ mấy chùm hoa đỏ rực: Phượng!

Chỉ mới mấy chùm lác đác, mà rưng rức một niềm đau xé lòng …. Continue reading

Hạ Chí

*Summer Solstice, hình Bjarkileach

Trưa đứng bóng

nóng

có tiếng gà tre điểm mặt thời gian

vì hôm nay ngày dài hơn đêm

đất trời thêm ánh sáng

nắng chang chang

tôi dẫm chân lên chính đầu mình

trong thinh không yên ắng Continue reading

PaPa

Cô Trần Thị Lai Hồng chuyển tiếp

 

Nhạc và lời: Paul Anka

Trình bày: Paul Anka

========================================

­====
Cha Tôi, Papa
——————–
Ngày ngày cha cặm cụi
Chắt chiu từng nguồn sống
Cho con đủ cơm ăn
Cho con đủ áo mặc
Đêm đêm cha vỗ về
Nhen hơi ấm bên con
Nựng con; thơm trán con
Cùng thủ thỉ nguyện cầu. Continue reading

Cha Con

* Bài viết của  Hannah Linh Giang

* Cô Trần thị LaiHồng chuyển

(Trích Giã Từ Võ Đình)

Tang lễ Giã Từ Võ Đình tổ chức vào Thứ Bảy ngày 6 tháng 6, 2009, tại All County Funeral Home, Lake Worth, West Palm Beach, Florida.

Tuy đơn giản nhưng đầy đủ nghi thức theo nghi lễ Phật giáo, có quý Đại đức Chùa Hương Hải Miami, và quý Sư cô Chùa Lộc Uyển West Palm Beach, tụng niệm.

Con gái út của người quá cố là Hannah Linh Giang Võ Đình đã có dịp nhắc nhở đến đấng sinh thành.  Linh Giang có tâm tính giống Cha, căn cơ, đơn giản đạm bạc, ăn chay trường hơn 20 năm nay, và cũng là một nghệ sĩ. Thỉnh thoảng làm thơ viết văn, nhưng sở thích chính là âm nhạc. Linh Giang hiện dạy nhạc tại một cơ sở âm nhạc vùng Frederick, Maryland.

Một số quý vị có thể không biết nhiều vế thân phụ tôi, nên tôi xin nói ngắn gọn về cuộc đời và những thành quả sáng tác ông để lại.  Không thể nói đến cha tôi mà không nhắc nhở về việc làm của Người, bởi đối với Người, cuộc đời và nghệ thuật đan kết chặt chẽ nhau.

Xin tóm lược chút tiểu sử:  Thân phụ tôi ra đời năm 1933 tại Huế, Việt Nam.  Những tác phẩm khắc gỗ – mộc bản – và tranh vẽ của ông từng được trưng bày khắp Á châu, Âu châu, Canada và Hoa Kỳ, với trên 50 cuộc triển lãm cá nhân.  Là một nhà văn, một dịch giả và minh họa, ông có trên 40 tác phẩm.  Thân phụ tôi và thân mẫu tôi cùng được giải Christopher Award về cuốn First Snow, bà viết và ông minh họa.  Ông còn được giải Literature Program Fellowship, của National Endowment for the Art.

Dầu thành công trong văn học nghệ thuật, thân phụ tôi chẳng bao giờ giàu và cũng chẳng bao giờ cố làm giàu.  Vừa đặt chân đến Mỹ, ông đặt cao giá trị tự do.  Ông biết rằng phóng theo đà ham lợi bừa bãi có thể ảnh hưởng nguy hại đến tinh thần nghệ thuật..  Trong thời chiến tranh Việt nam, phòng triển lãm của ông khuyên nên vẽ những đề tài chiều theo thị hiếu quần chúng đẻ dễ bán:  trẻ con vui chơi, phong cảnh thôn dã… vân vân.  Nhưng cha tôi đã hùng hổ tuyên bố quyền của ông là diễn tả thẳng thừng những tàn phá của cuộc chiến, vì ông biết rõ màu sắc đường nét hội họa của ông là phương tiện, là vũ khí, có thể gây chấn động, biến dạng và khích lệ được sự thay đổi.  Hậu quả là ông rời bỏ nơi hằng triển lãm lâu nay mặc dầu gia đình chúng tôi hồi đó hoàn toàn sống nhờ vào tiền tranh bán được tại đó.

Đối với ông, vẽ là mục tiêu thiêng liêng ông hằng theo đuổi cần được bảo toàn, thoát hẳn những tác dụng nhơ bẩn thương mại vụ lợi cùng chế độ kiểm duyệt của chính quyền.

Chị tôi – Katherine Phượng Nam – và tôi may mắn trưởng thành trong lối sống đơn giản.  Bất cứ ai gặp cha tôi dẫu chỉ vài phút đều thấy rõ ông dị ứng với những kiểu xe cầu kỳ, nhà cao cửa rộng và những thứ vật dụng tân kỳ.  Ông thường nhắc nhở với chúng tôi lời Bà Nội: “ Tạo ra bao nhiêu thì phiền não bấy nhiêu.”  Khi cần thứ gì, ông tự tay làm lấy, nếu không làm được thì đối đế lắm phải chạy đi mua.  Có thứ gì hư hỏng, ông sửa lại hoặc chế thành thứ khác có thể dùng được. Trong lúc đó, ông không bủn xỉn; ông rất rộng lượng với bạn bè và gia đình, và ngay với số thu nhập bán tranh rất khiêm nhượng ông cũng vẫn thu vén gửi tiền về giúp gia đình ở Việt nam.

Cuộc sống lưu vong biệt xứ xa cha mẹ và quê hương là nguồn đau đớn thâm sâu trong đời ông.  Những kỷ niệm thời thơ ấu của tôi là hình ảnh cha tôi khóc nức nở trên những bức thư đến từ Việt nam, khi ông diễn dịch ra tiếng Anh cho chúng tôi thấu hiểu.

Cha tôi đã chịu đựng những thử thách giữa hai nền văn hóa Mỹ Việt, một đàng ráng bảo tồn thuần phong mỹ tục Việt Nam và một đàng phải nuôi dạy con cái mang hai dòng máu sinh trưởng trên đất Mỹ.  Đây là lãnh vực không hề có tiêu chuẩn ấn định, và để sống còn, như trong hội họa của ông, ông phải tự tạo thế giới riêng và ứng xử trong thê giới đó.  Ông lập riêng cấu trúc cuộc sống qua chương trình sinh hoạt hàng ngày, tự chế cách tập thể dục chẳng cần đồ thiết bị, ông tham thiền, tập yoga, vẽ suốt buổi xế chiều và buổi tối mải mê viết cho đến khuya lắc khuya lơ.

Nhưng nếu đầu óc cha tôi lơ lửng chín tầng mây, thì hai chân ông chôn chặt vào đất.  Ông đẵn gỗ, chặt củi, cắt cỏ, chăm sóc vườn rau, và nấu những bữa ăn với món Pháp hay Việt ngon lành.

Cha tôi lại thích những buổi họp mặt đại gia đình và là linh hồn của những buổi họp măt đó, liên miên kể chuyện bằng cả tiếng Anh rồi tiếng Pháp và tiếng Việt.  Ông kể nhiều chuyện lý thú, giải thích tỷ mỷ những liên hệ về lịch sử, nghệ thuật, văn học và cả triết lý, và thao thao bất tuyệt đọc những đoạn thơ tuôn từ trí nhớ.

Nhưng khi tàn cuộc họp, ánh đèn lần lượt tắt và mọi người ra về, cha tôi một mình lặng lẽ trong khu vườn vắng vẻ, uống chén trà dưới ánh trăng rằm dưới bầu trời nước Mỹ, tơ tưởng đến vầng trăng quê hương Việt nam.

Từ những kỷ niệm, đó là hình ảnh tôi sẽ nhớ suốt đời về Người. Continue reading