Các bài đăng của tác giả Bạch Xuân Phẻ.



Mừng tuổi 80 của Ba Mẹ

* Vừa qua, tại Sacramento nhà thơ , nhà giáo Bạch Xuân Phẻ

có làm lễ mừng thọ Ba Mẹ vào tuổi 80 .

Hương Xưa chúc mừng tấm lòng hiếu thảo của Bạch

Xuân Phẻ với song thân .Kính chúc Hai Bác Trường thọ

cho con cháu hưởng Phúc Lộc An Khang.HX

 

{jcomments on}

 

Thượng đế phải than trời!

Chàng vốn là dân ban C, cái lò chuyên sản xuất thi nhân,văn sĩ và triết gia, tiền bối của họ là Đào uyên Minh, Lý Bạch và Đỗ Phủ, gần hơn là các ông đồ già ngồi bán chữ trên phố cổ Hà nội, còn hậu sinh là vô số các tác gia nhí sở hữu đủ loại blog trên internet. Người ta thường nói con trai đi ban toán, con gái đi ban C mới dễ thành công trong đời, lầm to rồi bạn ơi, cứ so tài cái thế hệ của chàng đi, mấy tên ban toán lúc nào cũng mặt mày phờ phạc, lúc nào cũng giống như bị mất tiền, mở miệng ra hết định đề tới công thức ai yêu cho nỗi, còn mấy tên thực nghiệm lại tội lỗi hơn, hết lai đậu đỗ chuyển qua lai các giống lợn F1, F2, rõ chán, còn một số nữa cứ lo cân bằng bazơ, muối, kim loại, axit, làm ô nhiễm môi trường, chỉ có ban C tha hồ bay bướm với những vần thơ của Huy Cận, Xuân Diệu, cuộc sống vốn dĩ là triết lý diệu kì, nên môn tâm lý học ban C đảo nhanh là thuộc nhão Platon , Socrate, Pascal đều là các hiền huynh tốt bụng cung cấp các danh ngôn để các chàng ban C tiện bề xử thế, nhỡ có nhầm thì các vị cũng đã qui tiên lâu năm rồi đâu đủ sức la toáng lên, câu ấy của ta, đâu phải của ngươi.

Continue reading

Sông Gò Bồi – Niềm Nhớ

 

 

* Viết để biết ơn Ba Mẹ

Tôi sinh ra và lớn lên ở bán đảo Phương Mai. Phước Lý là
tên gọi của thuở xưa (nay là Xã Nhơn Lý).  Tôi lớn lên với biển xanh
cát trắng, với vị mặn của biển, và tình thương yêu dạt dào của Ba mẹ.
Đó là những gì tôi quen thuộc nhất.  Có lần tôi đã viết trong bài thơ
Nhớ “Quơ”

Quê hương ơi nhớ cá cơm mắm nhĩ
Biển xanh trong như ngọc – lụa Hà Đông
Có thuyền ghe nhô nhấp bềnh bồng
Thơm và đẹp như tơ trời bãng lãng.

 

Continue reading

Quê Hương Ngày Về

Năm sau, Ba đã ngoài 80 tuổi và vẫn muốn về Quê thăm nơi chôn nhau
cắt rốn.Vì tuổi già sức yếu, nên có lẽ tôi sẽ tháp tùng cùng người.
Cách đây 7 năm, tôi đã có dịp trở về Quê Hương Việt Nam thân yêu để
làm tròn bổn phận của một người con, người cháu trong gia đình, và
đồng thời cũng muốn đóng góp một chút nhỏ nhoi trong khả năng hạn hẹp
của mình cho quê hương. Mỗi lần về Quê là mỗi lần lo toan, vui thì ít
buồn thì nhiều trước những nhiễu nhương, cay đắng tình đời, và thay
đổi ồ ạt của xã hội.Bù lại, những tình cảm nồng nàn, thương yêu của
gia đình, bạn bè và thân hữu đã làm ấm lại lòng lữ khách tha hương.
Như bao nhiêu người Việt Nam khác, tôi vẫn luôn ấp ủ ngày về thăm lại
Quê hương và cống hiến sức mình mong cho đất nước hình chữ S ngày càng
phồn thịnh.

Có lần tôi đã nghe Huy Uyên–một người ly hương–tâm sự:

Ta bơ vơ giữa đất Sài-gòn
xa lạ quá góc trời buổi trước
bao nhiêu năm (tha hương) xuôi ngược
về đâu thôi lệ ngậm ngùi tuôn. Continue reading

Định dịch bài thơ Xuân Vãn của Vua Trần Nhân Tông (1258 – 1308).

*Hình ảnh: Lương -Vân Các

Ngài là một vị vua anh minh lỗi lạc, một nhà văn hóa lớn,
một thi sĩ uyên thâm, một thiền sư đắc đạo, và hơn hết Ngài là một vị
Sư Tổ Thiền Việt Nam. Ngài sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Uyên Tử lúc
ngài 41 tuổi sau khi nhường ngôi lại cho con là Vua Trần Anh Tông
(1276-1320).  Trong những thi phẩm của Ngài, thơ xuân chiếm một phần
rất lớn.  Một trong những bài thơ đó là bài “Xuân Vãn”.  Có lẽ Ngài
chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng
ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể
thấu triệt được. Bài thơ như sau:

Continue reading