Các bài đăng của tác giả BS Nguyễn Ý Đức.



Són Tiểu

Són Tiểu  tiếng Anh gọi là Incontinence Urine.

Đây là trường hợp trong đó người bệnh không  kiểm soát được sự hoạt động của bàng quang, khiến cho nước tiểu “tự ý” thoát ra trước khi họ tới nhà vệ sinh. Có người chỉ nhỏ vài giọt,  người khác thì nhiều hơn, đôi khi ướt sũng cả đũng quần và tạo ra một cảnh tượng khá bối rối, ngượng ngùng.

Tiểu són xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam lẫn nữ. Người tuổi cao thường hay tiểu són nhiều hơn nhưng đâykhông phải là do sự hóa già. Con nít cũng bị tiểu són, đái dầm.

Phụ nữ thường tiểu són nhiều hơn nam giới tới 2 lần vì cấu trúc khác nhau ở vùng xương chậu cũng như do sự thay đổi của hormon khi mang thai hoặc rặn đẻ khi sinh con.

Theo thống kê,  80% són tiểu có thể chữa khỏi hoặc giảm bớt. Tuy nhiên người bệnh cũng có một số hậu quả không vui như là cảm thấy ngượng ngùng trong khi đang  sinh hoạt, thường hay bị nhiễm trùng ngoài da vùng kín cũng như là nguyên nhân thường bị đưa vào nhà dưỡng lão, vì không được chăm sóc chu đáo tại gia.

Sự Bài tiết nước tiểu

Nước tiểu liên tục do thận sản xuất rồi được đưa xuống bàng quang qua hai niệu quản dài khoảng  20-30 cm. Thành niệu quản có lớp cơ trơn có thể co dãn để đẩy nước tiểu xuống dưới.  Khi bọng đái đầy thì bàng quang bóp lại để đầy nước tiểu ra ngoài qua hai cơ vòng ở niệu đạo là ống dẫn nước tiều.

Dung tích của bàng quang  trung bình  là gần nửa lít, đôi khi có thể tăng tối đa là gần 1 lít. Sau mỗi lần tiểu, khoảng 50 cc nước tiểu sót lại trong bàng quang. Nước tiểu tử thận tiếp tục chảy xuống. Khi nào được 150 cc thì bàng quang phát ra tín hiệu mót đái.

Sự bài tiết nước tiểu tùy theo ta uống nhiều hoặc ít nước. Trung bình ta đi tiểu khoảng 8 lần một ngày và loại ra khỏi cơ thể khoảng 1,5 lít nước tiểu.

Bình thường nước tiểu có màu vàng trong và không có mùi. Khi có màu vàng sậm là do gan suy yếu vàng da; mầu đỏ có thể là có máu…

Một chi tiết nhỏ về sự khác biệt trong việc tiểu tiện giữa nam và nữ là: ở nam giới, niệu đạo nằm trong dương cụ và ló hẳn ra ngoài cơ thể cho nên họ có thể tiểu đứng hoặc ngồi trên bàn cầu. Ở nữ giới, miệng niệu đạo mở sát cửa mình, cho nên khi ngồi thì tiểu tiện dễ dàng hơn. Nữ giới có thể đứng tiểu nhưng phải đưa hai chân ra xa để tránh nước tiểu dính vào người.

Phân loại

Có nhiều trường hợp tiểu són:

1-Tiểu són vì tăng áp lực trong hốc xương chậu ép vào bọng đái như là khi ta ho mạnh, cười to liên tục (cười vãi đái), hắt hơi, nâng nhấc vật nặng, cố sức trèo cao. Phụ nữ có thai hoặc trong khi sanh, áp lực lên bọng đái tăng do đó hay bị són tiểu.

2-Tiểu són do một thôi thúc mót đi tiểu dù là vừa mới tiểu xong.

Bình thường khi bàng quan đầy thì một tín hiệu cho hay là cần “tháo cống”  nhưng cho ta một thời gian ngắn để đi tới nhà vệ sinh. Bị thôi thúc thì không thể nào trì hoãn được và chưa kịp tới toilet nước tiểu đã rỉ ra rồi. Trường hợp này xảy ra khi bọng đái bị nhiễm trùng, bị kích thích hoặc trong các bệnh suy yếu thần kinh như bệnh liệt rung Parkinson, bệnh Alzheimer, tai biến não…Bàng quang ở trong tình trạng quá kích thích, luôn luôn có thôi thúc muốn tiểu tiện.

3-Tiểu són khi bọng đái bị quá tải

Trong trường hợp này, mỗi lần tiểu, bàng quang không “chút hết bầu tâm sự”, còn sót lại một chút vì ống dẫn tiểu bị tắc nghẽn, bàng quang lại tiếp tục nhận nước tiểu từ thận, sẽ mau đầy. Bọng đái bị kích thích, bóp lại khiến cho phải đi tiểu. Loại này thường thấy ở bệnh phì đại tuyến tiền liệt, trong tiểu đường, suy thận, tổn thương rễ thần dây kinh tủy, thương tích bọng đái…

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ra tiểu són chưa được xác định. Tuy nhiên tiểu són có thể xảy ra trong các hoàn cảnh như:

-Uống nhiều nước là bắt buộc phải đi đái

– Rượu, cà phê, nước có hơi sẽ kích thích bọng đái và ta phải giải tỏa;

-Một số dược phẩm chữa bệnh tim mạch, cao huyết áp kích thích bọng đái;

-Ở người tuổi cao, cơ bắp nâng đỡ bọng đái yếu, dung lượng bọng đái giảm khiến cho nước tiểu hơi đầy đã mót tiểu;

-Nhiều vị tuổi cao bị tiểu són vì bệnh thể chất hoặc tâm thần khiến họ không vào buồng tắm đúng lúc để tiểu. Nhiều vị bị viêm khớp chưa kịp mở  cúc quần đã tóe đái.

-Viêm nhiễm bọng đái, viêm sưng nhiếp tuyến;

-Nhiều người cứ nghe thấy tiếng nước chảy là mót đái.

Điu tr

Về điều trị, có nhiều cách:

1-Thay đổi thói quen tiểu tiện

Huấn luyện bọng đái để kiểm soát cảm giác “buồn tiểu” bằng cách trì hoãn tiểu theo ý muốn của mình: khi mót đái thì nín khoảng dăm bẩy phút rồi hãy tiểu; hoặc tiểu một chút rồi nín một lúc sau đó tiểu nốt.

Để nín, khi thấy mót tiểu thì hãy hít thở sâu thư giãn trong vài phút rồi hãy đái. Tập nín khoảng mươi phút rồi tăng thời gian lên cho tới khi chỉ đi đái mỗi hai- ba giờ. Mục đích là để mình tự chủ, điều khiển được bọng đái. Có vẻ phức tạp nhưng rất hữu hiệu.

Đi tiểu vào thời gian định trước thay vì mót là đi. Chẳng hạn chỉ vào toilet mỗi 2 hoặc 3 giờ.

2-Huấn luyện cơ bắp ở xương chậu

Sàn xương chậu có một lớp cơ trơn để nâng đỡ đáy bàng quan, dạ con. Khi cơ giãn, ống dẫn tiểu mở, nước tiểu thoát ra. Ngược lại khi cơ co thắt thì nước tiểu được giữ lại.

Huấn luyện để tự co giãn cơ theo ý muốn có mục đích là tăng cường sức mạnh của cơ các cơ này. Đó là phương pháp Kegel.

-Tìm kiếm cơ: đó là cơ mà ta thường dùng khi muốn nín trung tiện.  Nhín đúng nếu ta thấy cơ quan sinh dục nhúc nhích nâng cao hoặc đang tiểu mà ta gò cơ bắp vùng sàn chậu không đái nữa thì là đúng.

-Bắt đầu tập bằng cách nhín các cơ này khi nằm. Khi các cơ đã mạnh thì tập lúc ngồi và đứng.

-Nhín và giữ như vậy khoảng 3 giây rồi thư giãn 3 giây. Nhắc lại cho tới khi được 10 lần. Tập nhiều lần trong ngày.

Nhớ là trong khi tập thì đừng co các cơ khác như là cơ ở bụng, hông hoặc chân và cũng đừng nín thở.

Phương pháp coi bộ rất mất công nhưng tập nhín mãi thành ra quen và ta làm chủ được sự tiểu tiện, muốn tiều lúc nào thì tiểu.

Phương pháp này cũng được áp dụng để tăng cường hứng thú cho sự làm tình. Khi tập, cơ vòng xung quanh âm hộ co ôm vào dương cụ, tăng cảm giác khoái lạc.

3-Gắn điện cực vào hậu môn hoặc âm hộ  kích thích mấy sợi cơ bắp nâng đỡ bọng đái để chúng mạnh hơn, nhờ đó kiểm soát được tiểu tiện.

4-Dược phẩm

Một vài loại dược phẩm để hỗ trợ sự nín đái như oxybutynin (Ditropan), tolterodine (Detrol), darifenacin (Enablex), fesoterodine (Toviaz), solifenacin (Vesicare) and trospium (Sanctura), Tofranil có thể được bác sĩ dùng. Thuốc có mục đích chặn tín hiệu mót đái xuất phát từ hệ thần kinh, không cho bàng quan co thắt đẩy nước tiểu ra ngoài.

5-Các phương pháp điều trị khác

-Phụ nữ có thể được đặt vòng gọi là Pessary để nâng bọng đái và tử cung bị xệ, tránh đái són hoặc nhét cuộn bông băng trong cửa mình để thấm nước tiểu, lâu lâu thay băng mới.

-Nam giới bị són đái sau khi giải phẫu nhiếp tuyến có thể được đặt cơ vòng ống tiểu nhân tạo để điều khiển tiểu tiện.

Duy trì vệ sinh bàng quang

1-Uống nước đầy đủ để tránh bị khô nước. Mỗi người có nhu cầu số lượng nước khác nhau, tùy theo sức nặng cơ thể, hoạt động và thời tiết. Uống nước đủ khi nước tiểu trong không mầu hoặc hơi vàng  và không có mùi.

2-Giữ gìn vệ sinh

Luôn luôn tiểu tiện trước và sau khi giao hợp để tránh nhiễm trùng đường tiểu tiện phía dưới. Với phụ nữ, nên lau cửa mình từ trước ra sau, khi đi cầu cũng như tiểu tiện.

3-Giảm sức nặng nếu quá kí.

4-Tiểu cho tới khi hết nước trong bàng quan. Nước tiểu sót lại khiến cho bàng quan giãn và yếu.

5- Ngưng thuốc lá vì thuốc lá gây ho mà ho lại tăng sức ép trong xương chậu khiến cho nước tiểu dễ bị tống ra ngoài.

6-Khi đại tiện, tránh rặn để cơ trơn sàn xương chậu khỏi bị yếu, bàng quan sa xuống không kiềm chế được nước tiểu.

7-Tránh thức ăn nước uống có tính cách kích thích bàng quang.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức{jcomments on}

Giữ Gìn Tình Bạn

Ở đời ai cũng cần có bạn bè vì nhiều lý do khác nhau.

Bạn làm đời sống ta vui vẻ và ít cảm thấy lẻ loi.

Tình bạn giúp ta sống khỏe mạnh và giảm thiểu những căng thẳng.

Khi gặp khó khăn như buồn rầu, lo sợ, bệnh hoạn, mất mát…bạn tốt cũng an ủi nâng đỡ ta.

Khi gần bạn tốt, ta cảm thấy thoải mái về mình và với họ.

 

Vậy thì bạn tốt là ai?

Ðó là những người :

-Mình ưa thích, tôn trọng và tin tưởng và họ cũng đối xử như vậy với ta.

-Luôn luôn hiểu rõ, chấp nhận và có cảm tình với con người của ta dù ta thay đổi

-Dành cho ta một sự thông cảm để , tăng trưởng, quyết định và ngay cả khi mắc lầm lỗi

-Lắng nghe và chia xẻ với ta lúc khó khăn cũng như lúc vui vẻ

-Tôn trọng sự riêng tư của ta để ta có thể tâm sự với họ

-Để mình kể lể hết nỗi lòng mà không chỉ trích, phê bình, phán xét

-Cho mình lời khuyên nhủ khi mình cần, giúp mình hành động để cảm thấy thoải mái hơn, giúp mình giải quyết các vấn đề khó khăn

-Để mình giúp họ khi họ cần

-Không bao giờ lợi dụng mình

 

Bạn tốt không bắt buộc phải là cùng tuổi, cùng phái tính, cùng trình độ học vấn, tôn giáo, nghề nghiệp.

Tình bạn cũng khác nhau về mức độ thân sơ nhưng đều giúp đỡ và đối xử tốt với nhau.

Continue reading

Mắt và chất Lutein kỳ diệu

Đôi mắt là cửa sổ của linh hồn, điều này ai cũng biết nhưng không ai
để ý. Cho đến khi đôi mắt bị mờ, mới vội vã đi tìm Bác sĩ Nhãn khoa.
Thông thường người ta hay nghĩ mắt mờ chỉ cần thay gọng kính là xong
ngay. Nghĩ như thế là lầm. Năm 2007 thống kê Hoa Kỳ cho biết là số
người đi tune up xe hơi nhiều hơn là đi khám mắt. – Trong ngũ giác,
mắt -thị giác – là điều đáng sợ nhất vì nếu như đời đen tối thì còn gì
là lẽ sống nữa.
Có 3 căn bệnh đưa đến sự mù mắt là mắt cườm, áp suất trong mắt cao
(glaucoma) và bệnh suy thoái của võng mạc (age related macular
degeneration viết tắt là A.M.D)
Có 2 chất lutein và zeaxanthin là chất carotenoids giúp chống lại
các bệnh về mắt khi ta về già.
Hai chất này không có ở trong cơ thể mà phải do thức ăn và dinh dưỡng đem đến.
Chất Lutein tạo thành màu vàng của trái bắp và lòng đỏ trứng gà.  So
với 2 năm trước đây chỉ có 40% người Mỹ là biết đến chất này mà thôi,
ngày nay con số đó lên tới 60%.  Ngoài sự bảo vệ đôi mắt, 2 chất này
còn giúp trợ tim và bộ óc làm việc đắc lực thêm nữa.  Đó là 2 chất
antioxidants chống free radicals hay tàn phá tế bào các mô.

1. Mắt Cườm (cataract)
Người tuổi già từ 65 – 74 thì 23% sẽ bị mắt cườm và nếu từ 75 trở
lên, con số là 50%.  Mắt cườm là khi thủy tinh thể của con mắt bị mờ
dần cho đến khi trắng xóa, gây mù mắt.  Cũng giống như lòng trắng
trứng gà, nếu đun sôi thì từ từ sẽ biến từ thể lỏng sang thể đặc, ánh
sáng làm sao xuyên qua được.
Thủy tinh thể được cấu tạo bằng chất đạm (protein) trong đó chứa
lutein và zeaxanthin, tuy rằng không nhiều bằng ở trong võng mạc.
Bịnh mắt cườm là so sự hấp thụ tia hồng tuyến ngoại (ultra violet)
của ánh mặt trời, do đó nên đeo kính mát là cách để ngăn chận sự hấp
thụ này
. Bịnh mắt cườm còn là bệnh của tuổi già, nhưng nguyên nhân chính là
do “free radicals” mà ra.  Người ta khám phá ra rằng có từ 40 đến 50
căn bệnh con người đều do free radicals gây nên.
– Người nào thường xuyên tiếp thu 2 chất này sẽ giảm được bệnh mắt
cườm và sẽ không bị giải phẫu mắt nữa.
Bác sĩ nhãn khoa sẽ làm lỏng thủy tinh thể bằng lutein vibration, sau
đó hút hết ra và thay thế bằng một contact lens.  Lutein có ở trong
rau dền (spinach) mà có mấy ai ăn rau này hàng ngày đâu?
Nên cữ hút thuốc, uống rượu, tránh tia X rays khi chiếu điện, người
nào bị bệnh tiểu đường có cơ nguy bị bệnh mắt cườm sớm hơn là người
thường.
Sau đây là những sinh tố giúp chống bệnh mắt cườm:
– Sinh tố A (cần từ 25.000 đến 50.000 I.U)
– B1, B2, B5 tức B complex 50 mg mỗi ngày,
Sinh tố C 3000 mg uống 4 lần một ngày,
– Sinh tố E 400 I.U cần chất zinc 50 mg không quá 100 mg.
Ngoài công hiệu bảo vệ đôi mắt, chất lutein còn ngăn lượng LDL tức là
chất cholesterol xấu tăng và bám vào thành mạch máu, giảm sự lưu thông
của máu dẫn đến bệnh tim và stroke.
Lượng lutein còn giúp tăng sự hoạt động của não bộ. Còn chống được sự
tàn phá của ánh nắng mặt trời trên làn da và ung thư da. Continue reading

Trái Dứa, Sỏi Thận, Phèn Chua

Mới đây có thân hữu hỏi ý kiến về bài thuốc chữa sỏi thận bằng dứa với phèn chua  như sau:

“Mẹ tôi 52 tuổi, bị bệnh sỏi thận, có người mách chữa bệnh này bằng cách: lấy một quả dứa cắt một đầu rồi đục giữa quả xuống sâu 3cm, lấy 2 thìa cà phê bột phèn chua cho vào rồi đậy nắp lại. Đun quả dứa đến khi chín nhuyễn lấy ra 2 ly, buổi tối uống 1 ly cho bàng quang mềm ra và sỏi vỡ ra. Đến sáng hôm sau thức dậy uống ly còn lại cho sỏi tan ra, nằm nghỉ 30 phút sau đó đi tiểu, nước tiểu khai và đục như nước vo gạo.

Xin cho hỏi có đúng như vậy không?”.

Và cũng có hướng dẫn của một vị lương y là Để chữa sỏi tiết niệu, người ta lấy 1 quả dứa gọt vỏ, khoét 1 lỗ và cho vào đó một ít phèn chua (0,3g) rồi cho nước vào đậy nắp lại ninh trong 3 giờ. Sau đó ăn các miếng dứa và uống cả nước. Dùng liên tục trong 7 ngày liền, nhiều trường hợp cho kết quả tốt”.

Trước khi góp ý, xin tìm hiểu về món ăn khá thông dụng này là trái dứa.

 

Dứa là trái cây của miền nhiệt đới, có nguồn gốc từ các quốc gia ở Trung và Nam Mỹ.

Khi Christopher Columbus thám hiểm Mỹ châu, thấy dứa trồng ở quần đảo Guadeloup rất ngon, bèn mang về cống hiến nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella Đệ Nhất. Từ đó, dứa được đem trồng ở các thuộc địa của Tây Ban Nha, nhất là các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương.

Cây dứa thân ngắn, lá dài và cứng với gai mọc ở mép, quả có nhiều mắt; phía trên có một cụm lá.

Nông trại trồng dứa quy mô lớn đầu tiên trên thế giới được thiết lập ở Hawai vào năm 1885. Quần đảo này dẫn đầu về sản xuất dứa trên thế giới cho tới năm 1960.  Sau đó, Phi Luật Tân là nước trồng nhiều và xuất cảng nhiều nhất. Các quốc gia khác ở Đông Nam Á châu cũng sản xuất một khối lượng dứa khá lớn.

Nhờ kỹ thuật canh tác hàng loạt cho nên nhu cầu dứa được cung cấp đầy đủ với giá phải chăng. Dứa có quanh năm, nhưng nhiều nhất  là vào tháng 6 tháng 7. Trung bình từ lúc trồng tới lúc thu hoạch là 18 tháng. Dứa thường được hái khi đã chin, sẵn sàng để ăn.

Dinh dưỡng

Dứa có nhiều sinh tố C, chất xơ pectin và chất gum.

Một ly dứa tươi cung cấp 25mg sinh tố C; 0,1mg thiamine; 16mcg folate; 0,15mcg sinh tố B 6; 17mg magnesium; 0,5mg sắt; 2gr chất xơ và 80 calori.

Dứa còn có chất bromelain, một loại enzyme tiêu hóa giống như papain của đu đủ. Bromelain  có tác dụng làm mềm và phân hóa chất đạm ra nhừng phân tử nhỏ để cơ thể có thể sử dụng, cấu tạo tế bào đồng thời cũng tạo cho thịt hương vị thơm ngon. Br có thể gây ra dị ứng da cho người tiêu thụ.

Dứa đóng hộp còn giữ được sinh tố C nhưng bromelain bị hơi nóng thiêu hủy.

Áp dụng y học

Theo American Cancer Society, dứa có chất  Bromelain mà một số nghiên cứu cho là có công dụng hỗ trợ trong điều trị một số bệnh như:

-Có thể dùng bromelain chung với thuốc điều trị ung thư để giảm thiểu tác dụng phụ của xạ trị, như là viêm cuống họng và miệng;

-Vì bromelain là một enzyme chuyển hóa chất đạm cho nên có thể dùng thêm để hỗ trợ tiêu hóa cho những người thiếu enzyme này;

-Bromelain có tác dụng ngăn ngừa tiểu cầu dính với nhau, cho nên có thể dùng thêm để tránh tình trạng máu đóng cục;

-Nghiên cứu khác cho hay bromelain có tác dụng chống viêm sưng trong bệnh viêm khớp, viêm xoang, vết thương do sâu bọ cắn hoặc chống nhiễm trùng khi da thịt bị phỏng…

Tuy nhiên,  Hội Ung Thư Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh là cần nhiều nghiên cứu khác nữa để xác định các công dụng này.

Ăn dứa

Dứa tươi có hương vị nồng ngọt, rất thích hợp để làm món tráng miệng kích thích tiêu hóa hoặc làm món ăn vặt.

Miếng dứa phía đít, gần phía gốc thường  ngon hơn phần khác, vì  như kinh nghiệm của ông cha ta là  “dứa đằng đít, mít đằng cuống”.

Sau khi gọt vỏ, khía xéo để bỏ mắt, dứa được bổ dọc làm tám hoặc cắt khoanh tròn mỏng vừa phải, rắc thêm một nhúm đường, bỏ tủ lạnh độ 15 phút rồi mang ra ăn thì tuyệt hảo. Nước dứa hòa với đường ngọt húp vào lạnh mát cả người.

Nhiều người lại thích chấm dứa với tí muối ớt, ăn vào vừa ngọt, vừa mặn, hơi cay, rất thỏa mãn khẩu vị đồng thời làm bớt rát lưỡi.

Dứa còn dùng để xào nấu với thịt cá. Món canh chua cá lóc, dứa xanh thêm vài ngọn ngổ thì cơm ba nồi cũng hết.

Khi nấu, hơi nóng làm mềm dứa vì chất cellulose tan rã, dứa hút gia vị và chất ngọt của thịt cá.

Một đĩa xá lách trộn thập cẩm thêm vài miếng dứa thái nhỏ ăn càng ngon.

Năm 1892, một người Anh là Đại úy John Kidwell lần đầu tiên sản xuất dứa đóng hộp.  Dứa thường được hái khi đã chín mùi, mà phải chuyên trở xuất cảng đi xa, mau hư cho nên được đóng hộp cho dễ di chuyển. Dứa đóng hộp là dứa đã chín từ dưới cuống trở lên,  do đó thường cần đến ba quả mới được một hộp dứa có phẩm chất tốt. Dứa hộp được  cho thêm nước đường nên có nhiều calori.

Ngoài ra còn dứa sấy khô hoặc nước dứa ép  cũng là những món ăn thức uống ngon, bổ.

Mua dứa

Mua dứa tươi lựa trái to, nặng nước, toát ra mùi thơm của dứa, lá trên cuống còn xanh. Khi gõ, dứa phát ra một âm thanh đặc, quả dứa cầm thấy chắc tay, không chỗ nào mềm. Vỏ dứa có thể hơi xanh hoặc vàng cũng không sao. Dứa lớn nhỏ đều có chung giá trị dinh dưỡng như nhau. Tránh dứa đã có mùi lên men vì quá chin bắt đầu ủng. Dứa có thể cất giữ trong tủ lạnh hoặc ở ngoài.

Lưu ý

Dứa rất lành. Đôi khi dứa có thể gây dị ứng nhẹ ở da vì có chất bromelain . Tại các tiệm bán “thực phẩm tốt”  Health Food lại có bán viên Bromelain và được giới thiệu là chữa được bệnh tim, phong khớp và vài bệnh khác.

Dứa có chất tyrosine. Một vài u bướu hạch nội tuyến cùng tiết ra nhiều tyrosine. Vì thế, mấy ngày trước khi thử máu tìm u bướu này lại ăn dứa thì thử nghiệm có thể sai lệch, cho kết quả dương tính mà thực ra không có.

Một vài nghiên cứu khoa học cho hay là trên mắt vỏ dứa có một hóa chất không tốt cho sức khỏe. Vì thế, tốt nhất là nên tránh ăn mắt dứa.

Sỏi thận và dứa

Bây giờ, xin trở lại với Sỏi thận và dứa cộng với phèn chua.

Sỏi thận là một vật rắn đặc thành hình từ nhiều hóa chất khác nhau  trong nước tiểu:

-Sỏi  calcium oxalate chiếm 80% các loại sỏi thận và đa số là do di truyền, calcium không dùng trong việc tạo xương và loại ra theo nước tiểu. Ngoài ra tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều oxalate như  rau spinach, cocoa, đậu phọng, các loại hạt, ớt, nước trà; ăn nhiều muối  hoặc dùng bổ sung calcium viên  cũng tăng tủi ro loại sạn này.  Sạn calci rất cứng.

-Sỏi với chất struvite  (Magnesium ammonium phosphate) thường thấy trong  bệnh nhiễm trùng đường tiểu tiện, đặc biệt là ở nữ giới và được điều trị bằng cách tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

-Sỏi với chất uric acit do tiêu thụ nhiều chất đạm động vật thịt, cá, gà gây ra vì các thực phẩm này cho chất purine, tiền thân của uric acit. Giới hạn các thực phẩm này và tăng độ kiềm của nước tiểu có thể giảm thiểu nguy cơ gây sạn.

-Sỏi với các chất amino acit cystine, rất hiếm. Đây là bệnh bẩm sinh trong đó thận không tái hấp thụ được chất cystine. Chất này luân lưu trong nước tiểu và kết tụ thành sỏi. Chữa trị bằng cách uống nhiều nước để loại cystine ra ngoài đồng thời giảm độ acit của nước tiểu.

Nam giới bị sỏi thận gấp đôi nữ giới và thường thấy vào tuổi  từ 30 tới 50.  Một đời sống quá tĩnh tại, bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường và mập phì cũng tăng rủi ro bị sạn thận. Nghiên cứu mới đây cho hay tình trạng hâm nóng toàn cầu đưa tới khô nước cũng làm tăng rủi ro sỏi thận. Ngay cả các phi hành đoàn bay trong không gian cũng tăng rủi ro này vì họ ít uống nước

Hiện nay, y học thực nghiệm chữa sỏi thận bằng nhiều cách và căn cứ vào các chất  kết tinh thành sỏi. Do đó, khi tiểu ra sạn cần cất giữ sạn và đưa cho phòng thí nghiệm để phân tích thành phần cấu tạo.

Nếu sạn còn nhỏ, uống nhiều nước để loại sạn qua nước tiểu là cách hữu hiệu nhất.

Với sỏi lớn, có thể đưa một dụng cụ nhỏ vào thận, nghiền sạn rồi gắp sạn ra hoặc đập vụn sạn với sóng nước (shock wave lithotripsy).

Nên nhớ có thể phòng tránh sạn bằng cách uống nhiều nước. Khi nước tiểu loãng thì sạn khó mà kết tụ với nhau. Khi nước tiều đục vàng thì sạn sẽ kết tụ.

Cũng nên nhớ rằng loại sạn thận calcium oxalte rất cứng khó mà có chất nào có thể khiến chúng hóa nhỏ tiêu tan.

Về chữa sỏi thận với dứa và phèn chua, chúng tôi  đã cố gắng tìm xem có kết quả nghiên cứu nào xác định hoặc hỗ trợ công dụng trị sỏi thận theo kinh nghiệm dân chúng hoặc theo lý luận của một số nhà  y học cổ truyền với dứa và phèn chua, nhưng mà chưa có cơ duyên  tìm ra.

Sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của giáo sư Đỗ Tất lợi có ghi là dân chúng  còn dùng rễ cây dứa làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu tiện khó khăn, đái ra sỏi thận. Có lẽ là uống nhiều nước rễ cây dứa có thể đẩy các tinh thể tạo sỏi trong nước tiểu ra ngoài cơ thể.

Bệnh viện chuyên trị bệnh thận Devasya Kidney bên Ấn Độ khuyên dân chúng muốn giúp thận lành mạnh nên tiêu thụ các loại nước dứa, chanh, cà rốt, chuối …nhưng không giải thích tại sao. Cũng có lẽ là uống nhiều các loại nước này.

Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng thực phẩm có nhiều ảnh hưởng lợi và bất lợi đối với sự thành hình sỏi thận. Chẳng hạn:

-Với sạn calcium oxalate, nên giảm thiểu tiêu thụ  món ăn có nhiều oxalate như chocolat, caffeine, các loại hạt, hạt tiêu đen, rau spinach, dâu, các loại đậu; đồng thời nên bớt muối, đường. Nên tiêu thụ chuối, gạo đỏ, oat, rye, bắp, cám, barley. nước trái cranberry, dứa, chanh cam.  Bệnh nhân loãng xương cần bổ sung calci nên dùng loại calcium citrate. Dứa tương đối có ít oxalate calcium, một hóa chất của sỏi calcium.

-Với sạn uric acid, nên giới hạn tiêu thụ đạm động vật có nhiều purine/acit uric như thịt bò, thịt cừu, gà, cá sardine, gan và thực vật như nấm, pumpkins, cauliflower, các loại đậu, rượu bia, rượu vang  để giảm uric acid. .

-Với sạn cystine, giới hạn cá vì có nhiều methionine.

 

Về bài thuốc dứa-phèn chua, chúng tôi nghĩ là ta có thể dùng dứa. Uống nhiều nước dứa có thể khiến cho các tinh thể tạo sỏi tiết niệu loãng ra, không kết tụ với nhau và loại ra ngoài qua tiểu tiện. Nhưng cũng xin nhắc lại rằng nhiều loại sỏi thận là những tinh thể kết tụ với nhau, khá cứng, đập mạnh mới làm vỡ được.

Riêng phèn chua thì nên cân nhắc một chút.

Phèn chua là muối kép của nhôm và potassium. Đây là chất mà dân chúng thường  dùng để làm cho nước có vẩn đục trở thành trong: muối nhôm kết tụ các vẩn đục này, lắng xuống đáy, nhờ đó nước trở thành trong và dùng được. Tìm kiếm, chúng tôi chưa thấy ý kiến nào nói đến công dụng của phèn chua đối với sỏi thận, ngoại trừ một số thân hữu cho hay họ cũng đã dùng dứa với phèn chua và có kết quả. Tuy nhiên, theo giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Việt Nam, thì phèn chua không có công dụng gì trong việc làm tan sỏi tiết niệu (Sách Hỏi Gì- Đáp Nấy). Đồng thời có người thắc mắc là liệu phèn chua có làm cho các chất calci trong nước tiểu dễ dàng kết tụ với nhau để đưa tới sạn.

 

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho hay muối nhôm, tuy không độc, nhưng nếu tiếp xúc lâu ngày với lượng quá cao trong nước uống có thể gây ra rối loạn cho sự sinh đẻ, cho hệ thần kinh. Mới đây, vài nghiên cứu sơ khởi cho rằng chất nhôm có thể là rủi ro gây ra bệnh Alzheimer.

Cho nên, để an toàn, có lẽ cũng chẳng nên dùng phèn chua với hy vọng “bàng quang mềm ra và sỏi vỡ ra “.

Mong nhận được ý kiến của quý  vị có nhiều hiểu biết.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức{jcomments on}

Khóc

-Thằng Bé Khóc
Ngồi trước cổng hiên nhà,chiều vàng vọt buông
Thằng bé khóc mà không có giọt lệ nào trên mi
Cha nó ngồi như tượng đá bên cổ quan tài buồn
Trong đó có mẹ nó nằm tức tưởi chia ly

Nó cũng không hiểu tại sao mẹ nó chết vô lối
Cái “Ổ Gà” trên đường cái làm nẹ nó té chết
Rời bỏ cuộc đời không có được một lời
Chưa kịp bảo với con: “con là niềm mơ của mẹ”

Continue reading

Chuột Rút

Ðang đắm mình trong giấc ngủ say, đột nhiên ông Vân thấy bắp chân co giựt liên hồi rồi đau nhức từ gót chân lên đầu gối, đau chịu không nổi, như cắt thịt đứt da.Ông nhăn nhó ôm chân la làng. Bà Vân nằm bên cạnh vội vàng nhổm dậy, kiếm hộp dầu cù là thoa thoa, bóp bóp, an ủi. Mấy phút sau, cơn đau giảm dần nhưng bắp chuối còn mỏi. Ông bà Vân không ngủ trở lại được, bèn rủ nhau dậy nấu nước sôi pha trà Thái Nguyên uống, nhắc lại chuyện đời xưa
Sáng hôm sau lật đật đi bác sĩ để tìm hiểu nguyên do, điều trị. Từ mấy tuần lễ nay, chân ông cứ bị đau thắt như vậy nhiều lần.
Thưa đó là ông Vân đã bị chứng “chuột rút” ở bắp thịt dưới chân.
Ông Vân chẳng phải là người duy nhất với “nửa đêm thức giấc đau chân” như vậy. Cùng lúc đó có cả triệu người khác cũng đang ôm chân nhăn nhó. Con chuột nó rút cơ bắp chuối của quý thân hữu và nó không chịu nhả ra, cơ liên tục co cứng, gây đau.
Tiếng Hồng Mao gọi là “leg cramp”, tiếng lóng  “Charley horse”  người mình gọi giản dị là “Chuột Rút” hoặc “Vọp bẻ”. Continue reading

Phòng Ngừa Sâu Răng

* CHÚ Ý : Mùa Valentine coi chừng sâu răng .HX
Từ thời cổ La Mã, Hy Lạp, các thầy thuốc đã thấy có sư liên hệ giữa
thức ăn và bệnh của răng. Vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên,
Aristotle đã quả quyết ăn trái vả (figs) là một trong những nguyên
nhân làm hư răng.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự ăn uống và thức ăn có
vai trò lớn đối với sự mọc răng, sự vững chắc của răng cũng như các
bệnh răng-miệng. Thành phần dinh dưỡng của một món ăn, cách tiêu thụ
món ăn đó cũng có thể ngăn ngừa hoặc gây ra bệnh cho răng. Ngược lại,
tình trạng tốt xấu của răng – miệng cũng có ảnh hưởng vào dinh dưỡng
của cơ thể. Continue reading

Thở

Tác giả: BS Nguyễn Ý Đức

Hô Hấp hoặc Thở là sự trao đổi không khí giữa cơ thể với môi trường xung quanh. Trong động tác này, dưỡng khí oxy được đưa vào và thán khí CO2 được loại ra khỏi cơ thể. Dưỡng khí cần thiết để chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng, cung cấp nhiên liệu cho các sinh hoạt của cơ thể. Không khí trong lành chứa 20% oxy.
Thán khí là sản phẩm của sự chuyển hóa kể trên, mà khi quá cao sẽ gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe.
Nơi xảy ra sự trao đổi oxy và thán khí là hệ thống vi huyết quản bao quanh phế nang . Mỗi bên phổi có khoảng 300 triệu phế nang mà khi trải phẳng ra, có thể phủ kín một nửa cái sân quần vợt.
Mỗi phút ta thở trung bình 15 lần. Một ngày ta thở ra hít vào 18.925 lít không khí. Mặc dù thở là một động tác không chủ động, nhưng con người có thể cố tình thay đổi nhịp thở vì nhu cầu nào đó. Chẳng hạn hít vào một hơi dài để lặn sâu dưới nước (nín thở qua sông) hoặc sắp đi qua vùng ô nhiễm mùi hôi. Nhưng không tự quyên sinh bằng cách ngưng thở vì những phản xạ tự chủ bắt ta phải thở hít thở ngay, để duy trì sự sống của con người.
Nhịp thở nhanh chậm tùy theo nhu cầu oxy của cơ thể và cũng tùy theo sự tích tụ thán khí cao hay thấp. Nói chung là tùy theo mức độ hoạt động cơ thể. Nhịp thở cũng thay đổi tùy theo cảm xúc. Khi hân hoan hớn hở, tức giận cành hông thì hơi thở dồn dập. Khi buồn rầu chán nản thì hơi thở uể oải, kéo dài thườn thượt. Những khi đó, ta có thể tập để điều hòa nhịp thở, thay đổi tâm trạng. Continue reading

Bệnh Gai Cột Sống

Gai cột sống là bệnh trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương hoặc sụn đã bị thoái hóa.

Gai thường có ở xung quanh khớp xương và đĩa liên sống. Nhiều người than phiền bị gai cột sống và cho là gai gây ra đau lưng, đau cổ.

Thực ra, gai là do sự hóa già của xương và sụn và bản thân gai không gây đau. Đa số người trên 60 tuổi thường có những chồi xương này mà không biết và chỉ tình cờ tìm ra khi chụp hình X-quang cơ thể trong khi chẩn đoán một bệnh nào khác.

Tuy nhiên, 42% những trường hợp gai này một lúc nào đó có thể đưa tới đau cổ, lưng, lan ra tứ chi, yếu bàn tay bàn chân.

Chữ Gai cũng không chính xác vì chồi xương trơn tru, dài vài mi li mét và là phần nhô ra của xương.

Continue reading

Thuốc ở trong rau

Kinh nghiệm dân gian ta vẫn thường nói: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Nhưng thực ra, rau không chỉ là món ăn nhiều chất dinh dưỡng mà còn là những liều thuốc trị bệnh quý giá. Chẳng thế mà danh y Hải Thượng Lãn Ông của ta đã có nhận xét:

“Nên dùng các thứ thức ăn
Thay vào thuốc bổ có phần lợi hơn”

Và thánh tổ y học phương tây Hippocrates có đưa ra một đề nghị hết sức thuyết phục là “Hãy để rau là vị thuốc”.
Mà những loại rau củ có vị đắng chứng tỏ các nhận xét này là rất đúng.

Trái Mướp Đắng màu xanh có bề ngoài gồ ghề ngộ nghĩnh đã được ghi trên sáu con tem biểu tượng cho sáu loại cây thuốc thiên nhiên có dược tính trị bệnh cao mà Liên Hiệp Quốc phát hành vào năm 1980. Continue reading