Giận dữ

Trong một dịp hàn huyên, Mục sư Phan Thanh Bình bên San Diego có
chia xẻ như sau về sự Giận Dữ.

“Giận dữ là bản tính tự nhiên của con người. Giận là một trong những
thất tình: Mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn

Giận thì buồn phiền, hờn dỗi cho những người yếu thế. Giận thì quát
tháo, chửi rủa, đập phá, đánh nhau đôi khi giết nhau cho những người ở
thế mạnh.

Người xưa đã chia giận làm hai loại: Giận huyết khí và giận nghĩa lý.
“Huyết khí chi nộ bất năng hữu. Nghĩa lý chi nộ, bất năng vô”. Cái
giận nóng tính không nên có. Cái giận nghĩa lý, chẳng nên không.

Người huyết khí chi nộ” hầu hết là người yếu về trí xét đoán: giận đã,
xét sau; yếu về tinh thần, không kiềm chế nổi sự giận dữ nơi mình; yếu
về lòng thương sót, thông cảm.

Người biết giận “nghĩa lý chi nộ” là người rất mạnh. Mạnh về trí xét
đoán, mạnh về tinh thần dù thể xác có yếu và đầy lòng thương xót.

Với tinh thần “cầu an” chúng ta thường bò “ Nghĩa lý chi nộ”. Nhưng
chúng ta thường tỏ ra “anh hùng” với “huyết khí chi nộ”.

Người xưa đã phân định: “Người không biết giận là người dại, người
không muốn giận là người khôn”. Người kiềm chế được cơn giận phải là
người giàu nghị lực.

Kinh Thánh dạy: “Người nào cũng phải mau nghe, chậm nói, chậm
giận”(Gia-cơ 1:19).

Biết bao lần chúng ta hối tiếc đã để cơn giận bùng lên chỉ vì nghe
chưa thấu, xét chưa tường, mà đã hàm hồ phán đoán.

Nếu phải nổi giận vì cái “nghĩa lý chi nộ”, cũng phải cẩn thận : “Ví
bằng anh em đương cơn giận thì chớ phạm tội, chớ  giận cho tới khi mặt
trời lặn, và đừng tạo cơ hội cho ma quỷ” (Ê-phê-sô 4:26-27).

Ôn lại quá khứ, bởi giận mà chúng ta làm cho “cái sảy nảy cái ung”,
“giận chuột ném vỡ bình quý, “giận con rận, đốt cái áo”. Tất cả đều là
giận dại. Là không còn sáng suốt hiểu biết chân lý để nói.

“Giận lên là nổi cơn điên

Người khôn hóa dại, người hiền hóa ngu”

Cảm ơn Mục sư Phan Thanh Bình, người đã viết tới 99 cuốn sách về Chúa
Jêsus, Kinh Thánh, Chứng đạo, Gia đình…

Thưa Mục sư,

Nhà Phật cũng dạy: “Ôm lấy sự giận dữ chẳng khác chi nắm cục than hồng
định liệng vào người khác, nhưng trước khi ném thì tay đã phỏng cháy”.

Hoặc theo lời khuyên của Thomas Jefferson: “Khi giận hãy đếm tới 10
trước khi nói. Nếu giận tràn hông thì đếm tới 100”.

Mới đếm tới bảy tám mươi đã ngủ khì thì còn giận gì nữa.

Sao mà khéo khuyên!!! Nhẹ nhàng nhưng công hiệu.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.{jcomments on}

0 thoughts on “Giận dữ

  1. Giáng Hương

    “Người không biết giận là người dại, người
    không muốn giận là người khôn”. Người kiềm
    chế được cơn giận phải là người giàu nghị
    lực.
    Cám ơn BS.

    Reply
  2. nguyentiet

    Hoặc theo lời khuyên của Thomas Jefferson: “Khi giận hãy đếm tới 10
    trước khi nói. Nếu giận tràn hông thì đếm tới 100”.

    Mới đếm tới bảy tám mươi đã ngủ khì thì còn giận gì nữa.

    Sao mà khéo khuyên!!! Nhẹ nhàng nhưng công hiệu.

    Bài sưu tầm hay quá.Phải cố gắng làm theo lời khuyên nhưng có lẻ không dễ! Cám ơn bác sĩ Nguyễn Đức Ý.

    Reply
  3. Quốc Tuyên

    Người xưa đã phân định: “Người không biết giận là người dại, người
    không muốn giận là người khôn”. Người kiềm chế được cơn giận phải là người giàu nghị lực.
    Cũng muốn là người giàu nghị lực nhưng mà khó quá BS ơi!

    Reply
  4. Kiều Thanh

    Nhà Phật cũng dạy: “Ôm lấy sự giận dữ chẳng khác chi nắm cục than hồng định liệng vào người khác, nhưng trước khi ném thì tay đã phỏng cháy”.
    Trong một đời người biết bao lần ôm than hồng và bị cháy tay.

    Reply
  5. truongphuc

    giận dữ làm cho con người mất đi lý trí,không kiểm soát được minh
    nên “người khôn hoá dại,người hiền hoá ngu”.Viêc nầy cũng thường xảy ra trong cuộc sống,biết vậy ta không nên để sự giân dữ vượt lên lý trí mà lý trí phải cao hơn thì mới kiềm chế đươc.Người ta nói ba điều trong đời làm hỏng một đi một con người : đó là
    -Rượu
    -Lòng tự cao
    -Sự giận dữ
    Bài viết của BS rất bổ ích nếu ai đọc qua phải xét lại mình…

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.