Tác giả: Nguyễn Diễm Thùy
Lâu lắm rồi tôi mới đọc thơ không phải bằng tiếng Việt. Đọc vì tò mò, vì muốn biết nhà thơ nữ vừa đoạt giải Nobel với gia tài 12 tập thơ đã được xuất bản, cộng với vô số giải thưởng uy tín đã được trao trong nhiều năm, trước khi tên bà được xướng lên trong đêm trao giải Nobel.
Những bài thơ đầu tiên tôi đọc của Louise Gluck là từ facebook của 1 người quen – 1 nhà báo nữ. Cô ấy từng là chủ nhiệm 1 tạp chí gây mưa gây gió trong giới trí thức & dân ngoại quốc lưu sống tại SG vào những năm cuối thập niên 90.
Trở về với sự thú vị khi phát hiện từ những bài thơ của Louise Gluck. Với cảm nhận riêng, thơ Louise Gluck được viết bằng ngôn ngữ giản dị, tinh tế, có phần đến tối giản. Nhưng trong sự tối giản ấy là 1 bức tranh muôn màu sắc, chuyển động theo từng cái ngắt câu, từng dấu chấm, phẩy.
Đọc thơ của Louise Gluck, tôi không khỏi không nghĩ ngợi nhiều về hình ảnh ẩn dụ trong những câu thơ, ngắn không thể nào ngắn hơn, cô đọng không thể nào cô đọng hơn. Nó làm cho tôi có cảm giác, bà gỡ từng con chữ ra khỏi lớp giấy cho đến khi chỉ còn lại những con chữ sau cùng, cần thiết.
Thơ bà hàm chứa nhiều triết lý nhân sinh. Bài thơ Mùa Thu, mở đầu là những câu thơ khắc hoạ triết lý đời sống rất sâu sắc qua hình ảnh tương phản, không hợp nhất giữa tri thức/chiêm nghiệm và hành động. Thơ bà, luôn có những vế đối chiếu, về những “nhân duyên”. Với bà, trong Hạ đã có mầm sống chuyển động của Thu. Thế nên “Nhưng tôi nhớ, Thu luôn bước vào, mỗi khi trường bế giảng”. Sự chuyển động ấy có trong từng Sát na. (Đơn vị ngắn nhất của thời gian)
Trong Mùa Thu, ngọn đuốc ví như sự sinh động của cuộc sống, nhưng mấy ai thấy giây phút “đang là”, để đón nhận & sống thật trọn vẹn với cái “thực tại” ấy.
Triết lý nhân sinh được thể hiện xuyên suốt bài thơ qua các hình ảnh tương phản. Ở đoạn giữa: mặt trời lặn, ngọn đuốc chập chờn/leo loét & đứa bé. Khái niệm vô thức của Sigmund Freud ẩn dụ qua hình ảnh đứa bé vô tư, hồn nhiên lặp laị động tác nhặt/chọi món đồ chơi. Bé Ernst ném/lôi món đồ chơi trong âm thanh “forte/da, forte/da” gợi nhớ Max Ernst, cha đẻ của chủ nghĩa Dada & chủ nghĩa Siêu thực (Surrealism) của đầu thế kỷ 20. Cũng nên nhắc lại, 1 trong những ý nghĩa của cái tên, “da da” là tiếng phát âm đầu tiên khi đứa bé tập nói. Phong trào Dada đã làm 1 cuộc cách mạng lớn, thử thách định nghiã nghệ thuật trong cái quan niệm rất “phản nghệ thuật” của thời bấy giờ. “Ernst” còn là tên của người thầy có ảnh hưởng lớn với Freud, Ernst Blucke – 1 nhà sinh lý học nổi tiếng ngừơi Đức.
Hình ảnh 2 chị em trên chiếc băng ghế bên ngoài phòng ăn cùng mùi lá cháy đánh thức mọi giác quan. Có thể ngửi & thấy được.
Thật thú vị khi nhận ra, mỗi đoạn thơ của bà chuyển động như chiếc camera quét qua từng khung hình. Người già và lửa, tâm trạng chung của con người. Người già hoài niệm, đốt lửa thắp sáng quá khứ & tuổi thanh xuân. Nhưng khi sự minh mẫn không còn, thân xác tàn tạ, sự huỷ diệt xuất hiện.
Những mâũ thoại trong Mùa Thu được kể như thể đang tiếp diễn trong giây phút hiện tại. Dù nó đang xảy ra, tâm trí laị bận bịu lăn tăn với những hư huyễn mà không nhận ra, cuộc sống đang ở nơi đây, trong giây phút này.
Hai câu thơ cuối như lời nhắn nhủ: “Hãy hiểu vị trí mình trước khi vào cuộc”.
Bài thơ sau khi dịch xong, có sự góp ý của 2 người thân, như 2 người thầy: Bắc Phong & NXS. Rằng hay nhưng nên thổi hồn vào con chữ của thơ.
Xin chia sẻ bài thơ chuyển ngữ lần 2.
MÙA THU
Phần của cuộc sống
dành cho sự chiêm nghiệm
mâu thuẫn phần
cam kết cho hành động
*
Trời đang bước vào Thu
Nhưng tôi nhớ
Thu luôn bước vào
mỗi khi trường bế giảng.
*
Cuộc sống – em tôi nói,
như ngọn đuốc lướt qua
từ cơ thể đến tâm trí.
Mà buồn thay – em tiếp,
tâm trí không hiện diện để nhận.
*
Mặt trời đang lặn.
A, ngọn đuốc – em lên tiếng.
Tôi tin nó đã tắt.
Hy vọng nhất của chúng tôi là, nó đang leo loét
forte/da, forte/da, như bé Ernst
ném đồ chơi mình qua cạnh nôi,
rồi lôi trở lại.
Tệ quá – em nói, không có trẻ em ở đây.
Mình có thể học từ chúng, như Freud đã làm.
*
Đôi khi chị em tôi ngồi
trên băng ghế bên ngoài phòng ăn.
Nghe muì lá cháy.
*
Người già và lửa – em nói.
Không phải là điều tốt.
Họ đốt nhà.
*
Sao tâm trí tôi nặng nề,
chứa đầy quá khứ.
Có còn đủ chỗ không
cho thế giới thâm nhập?
Phải về đâu, chứ không đơn thuần
chỉ đậu trên bề mặt.
*
Sao lấp lánh trên mặt nước.
Lá chất đống, chờ được nhóm cháy.
*
Nhìn thật sâu – em nói.
Giờ nó ở đây.
Nhưng khó nhìn thấy trong bóng tối.
Chị phải tìm vị trí đặt chân
trước khi đặt trọng lượng mình lên đó.
nguyễn diễm thuỳ dịch
Tranh: Mùa Thu (Đinh Cường)
AUTUMN – Louise Glück
The part of life
devoted to contemplation
was at odds with the part
committed to action.
*
Fall was approaching.
But I remember
it was always approaching
once school ended.
*
Life, my sister said,
is like a torch passed now
from the body to the mind.
Sadly, she went on, the mind is not
there to receive it.
The sun was setting.
Ah, the torch, she said.
It has gone out, I believe.
Our best hope is that it’s flickering,
fort/da, fort/da, like little Ernst
throwing his toy over the side of his crib
and then pulling it back. It’s too bad,
she said, there are no children here.
We could learn from them, as Freud did.
*
We would sometimes sit
on benches outside the dining room.
The smell of leaves burning.
Old people and fire, she said.
Not a good thing. They burn their houses down.
*
How heavy my mind is,
filled with the past.
Is there enough room
for the world to penetrate?
It must go somewhere,
it cannot simply sit on the surface—
*
Stars gleaming over the water.
The leaves piled, waiting to be lit.
*
Insight, my sister said.
Now it is here.
But hard to see in the darkness.
You must find your footing
before you put your weight on it.
Louise Glück, “Autumn,” The New Yorker (December 11, 2017 Issue).