Tác giả: BS Nguyễn Ý Đức
Cơ quan sinh dục của phụ nữ rất quan trọng. Từ đây biết bao nhiêu danh nhân trên thế giới được chào đời. Và cũng chính vì cơ quan này mà nhiều đấng mày râu quân tử phải mang họa.
Xin cùng tìm hiểu.
1-Vai trò chính của các noãn sào là gì?
Hình bầu dục với chiều dài là 2.5 tới 3.8 cm, các noãn sào là bộ phận sinh đẻ chính của nữ giới và có nhiệm vụ tương đương với các tinh hoàn của nam giới.Chúng tiết ra các kích thích tố có trách nhiệm về sự phát triển của phụ nữ và sản xuất trứng. Chúng chứa các genes di truyền và tạo ra một sinh vật mới sau khi được thụ tinh bởi tinh trùng.
Noãn sào nằm ở trong xương chậu, bên cạnh mỗi bên của dạ con và neo vào dạ con bằng các dây chằng.
2-Noãn sao có bao nhiêu trứng?
Để bảo đảm cho sự sinh tồn của loài người, tạo hóa tỏ ra rất rộng lượng với các tế bào sinh sản. Khi cháu gái được sinh ra, các noãn sào chứa độ 2 triệu tế bào trứng. Khoảng ba phần tư của các trứng này thoái hóa trước tuổi dậy thì và số còn lại là cả trăm ngàn, chỉ có khoảng 400 hoặc 500 trở thành trứng trưởng thành. Mỗi tháng từ lúc dậy thì tới khi tắt kinh, một trứng được nhả ra và sẵn sàng để được thụ tinh.
3-Cấu tạo của dạ con.
Dạ con hoặc tử cung là hệ thống sống nhân tạo, nơi mà trứng đã thụ tinh sẩy ra, nhận dinh dưỡng và phát triển trong thời gian chín tháng để sinh ra con người.
Dạ con nằm ở sau bàng quan và, riêng ở nữ giới chưa có thai, có hình dáng và kích thước của một quả lê lật ngược chiều dài khoảng 7.6 cm và chiều rộng nhất khoảng 5.1 cm.
Phần trên của dạ con là phần chủ yếu lớn hơn; phần dưới hẹp gọi là cổ tử cung dẫn vào âm hộ.
Trước khi có thai, khoảng trống trong dạ con thường rất hẹp và nhỏ. Cơ bắp ở bên ngoài có một lớp che chở gọi là màng tử cung; lớp ở giữa với các cơ bắp dầy hơn gọi là cơ dạ con; và lớp trong cùng với các mạch máu gọi là nội mạc tử cung. Mỗi tháng, lớp này dầy lên để sẵn sàng đón nhận một trứng đã thụ tinh. Nhưng nếu người nữ không có thai, các tế bào của nội mạc tử cung sẽ thoái hóa, và người nữ sẽ có kinh.
4-Sự phóng noãn diễn ra như thế nào?
Vào tuổi dậy thì, mỗi người nữ có vô số trứng nằm ở lớp ngoài cùng của noãn.Trong việc sinh noãn, một số các trứng này bắt đầu chín mùi mỗi tháng, nhưng chỉ có một trứng được trưởng thành. Nằm trong cái mà người ta gọi là tiểu nang Graff, trứng đã chín mùi di chuyển ra mặt của noãn sào.
Hàng tháng, vào khoảng giữa của chu kỳ kinh nguyệt, sự rụng trứng xẩy ra:căng với chất lỏng, nang chứa trứng đã vỡ vào khoảng trống của phúc mạc rồi di chuyển vào ống Fallopian.
5-Nhiệm vụ của âm hộ.
Âm hộ là một ống dài từ 10.2 tới 15.2 cm nối âm hộ với thế giới bên ngoài.Rất dãn nở, âm đạo được dùng như nơi chứa dương vật và tinh trùng và đường hành lang cho sự ra đời của cháu bé.
Cấu tạo bởi các cơ bắp và mô bào liên kết, thành của âm đạo thường thường uốn vào trong nhưng chúng cũng nở ra để tạo một hình ống có đường kính là 10.2 cm đủ để chứa một cháu bé.
Âm hộ nằm ở đằng sau bọng đái và đằng trước trực tràng.
Trước hết, một màng chất nhờn gọi là màng trinh che một phần hoặc toàn phần lỗ mở của âm đạo. Tuy nhiên màng trinh rách đôi khi vì chơi thể thao hoặc các hoạt động khác, và trong lúc giao cấu lần đầu.
Âm đạo và hành lang đều ẩm bởi các tuyến Bartholin ở mỗi bên cửa âm đạo và các chất nhờn do cổ tử cung tiết ra. Mỗi tháng, vào lúc rụng trứng, chất tiết trở nên mỏng như nước và có khá nhiều, giúp cho tinh trùng di chuyển ngược lên âm đạo và tử cung. Trong thời gian còn lại của chu kỳ hàng tháng, chất nhờn trở nên đặc, khiến cho tinh trùng khó vào.
6-Âm hộ là gì?
Rõ ràng nhất của phần ngoài cơ quan sinh dục người phụ nữ là gò xương mu được cấu tạo bởi một mô bào mỡ mềm. Kéo dài xuống từ gò xương mu là mép lớn. Đây là hai lớp mô bào béo kéo dài tới hậu môn và bảo vệ cơ quan sinh dục.Ngay ở phía trong của đại âm thầm là mép nhỏ.Mép nhỏ bao bọc niệu quản và chỗ mở lớn của âm hộ. Ở phía trên, mép nhỏ tạo ra một phần lòi ra gọi là bao quy đầu để che âm vật. Âm vật là bộ phận rất nhậy cảm với những đoạn cuối rất đặc biệt của dây thần kinh và, giống như dương vật, nó chứa các mô bào xốp và cương cứng lên với máu trong giao tình tột độ.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, cn.