THAY LỜI BẠT
Hai chúng tôi sinh ta từ hai vùng quê nghèo khổ nhất của Quận Tuy Phước, Tỉnh Bình Định, miền Trung. Phẻ lớn lên ở vùng biển, cực Đông, xã Phước Lý. Tôi sinh ra ở vùng núi, cực Tây, xã Phước Thành. Tuổi hai chúng tôi cách nhau gần 2 con giáp, lưu lạc và tình cờ gặp nhau ở xứ người. Cả hai đều có những điểm chung: theo đạo Phật, học khoa học, thích thơ văn thi phú, thích giao du với bằng hữu, và nhất là rất quan tâm đến tình hình và nên giáo dục ở quê nhà. Phẻ làm nghề giáo, cái nghề mà tôi đã chọn nhưng không theo được từ những năm còn ở Việt Nam. Tôi làm việc nghiên cứu khoa học. May mắn nhờ có nhiều cơ hội ở xứ người, cả hai được đi trọn con đường học vấn, thì giờ rảnh chúng tôi nói chuyện thơ văn. Phẻ viết rất khỏe, viết văn, làm thơ, nghị luận cả tiếng Việt, tiếng Anh. Tôi thì lười hơn, chỉ thích đọc thơ văn bằng hữu. Đấy là lý do tôi xin phép Phẻ để được viết những lời tâm tình này cho tuyển tâp Tưởng Niệm và Tri Ân, với một mục đích duy nhất: tôi muốn khen em một lời.
Tôi không khen em ở văn tài, vì trong toàn tuyển tập, không thấy bóng dáng của những câu chữ bóng bẩy, sử dụng những điển tích khó hiểu hay nói bóng gió để đánh đố người đọc. Phẻ lại càng cố gắng không viết theo đúng một thể loại nào, thích gì viết nấy, nghĩ sao viết vậy, viết như hơi thở, như bước đi, như đang tâm tình, như đang kể chuyện. Phẻ kể chuyện nhà, chuyện nước. Em quan tâm đến những người tù lương tâm, những người dân cùng khổ, những cảnh sai trái bất công, tương lai mịt mù bao trùm thế hệ trẻ quê nhà, và trong văn phong đậm chất thật thà, không trau chuốt đấy, Phẻ đã làm cho người đọc rơi nước mắt. Phẻ viết không phải để khoe, hay để che. Em bộc bạch viết như để thay cho lời nói.
Tôi cũng không khen em ở cách hư cấu câu chuyện để mua vui, vì em kể chuyện thật, câu chuyện nhà, những câu chuyện lần đầu em đưa lên trang sách cho mọi người xem: gia đình em là thế đấy, con người em là thế đấy, bạn bè em là thế đấy… tất cả là một tấm lòng giải bày thật trong sáng mà không cần đánh bóng.
Em không là nhà văn, lại không là một thi sĩ. Viết với em là kể chuyện bằng con chữ, gởi gắm những tâm tình cô đọng, trong sâu thẳm Phẻ muốn nói, nhưng không nói được bằng lời, hay ghi lại những lời nói ấy để cho người ở xa không nghe mà biết, không nhìn mà thấy, không chứng kiến mà hiểu hết, vì em không dấu điều gì.
Qua tuyển tập Tưởng Niệm và Tri Ân này, tôi muốn khen em: Em đã làm đúng bổn phận của một người con: con của đất nước, con của gia đình và con của Nhà Phật. Em đã đóng trọn vai người sĩ phu thời đại qua tâm tình và mơ ước. Bút thay cho đao kiếm, câu văn thay cho súng đạn, em kêu gọi bao dung lượng thứ, em đòi công lý bình đẳng cho mọi người. Em muốn dùng lời dạy của Phật Tổ để cảm hóa con người, con người đang đắm chìm trong bể khổ của tham, sân, si và ngụp lặn trong thế giới ta bà, hỗn mang đầy tội lỗi. Với lý tưởng thanh cao, trong sáng, Phẻ luôn tìm những giải pháp đẹp nhất cho mọi tình huống, mọi vấn đề. Vấn đề nào, khó khăn mấy, nếu ta có lòng, có tâm, có tài là đều có thể giải quyết được hết một cách tốt đẹp.
Phẻ trân qúi tình bằng hữu, những cái duyên gặp gỡ ngoài đời hay trong thơ văn. Phẻ đến với mọi người bằng tấm lòng bao dung, rộng mở. Luôn tìm tòi, khám phá để trau dồi học hỏi cho dù em đã là một thầy giáo giỏi. Em vẫn tiếp tục học cho dù việc học ở trường đã đi đến đích. Học với Phẻ không phải chỉ để biết cái mới mà học để bổ túc cho cái cũ, để nhìn thấu vào chân trời xa dù chân trời mọi ngày ta vẫn nhìn thấy. Học để nhìn người, để thấy mình rõ hơn. Học, chỉ vì Phẻ ham học, ham đọc, vì đời là ngôi trường không bao giờ đóng cữa, thế thôi!
Chân trời ấy tưởng đã khép lại khi cậu bé ham học năm 12 tuổi không được cắp sách đến trường phổ thông cơ sở địa phương. Rồi may mắn đến với gia đình, năm 15 tuổi, Phẻ cùng gia đình được đến vùng đất tự do, và con chim đã vỗ cánh đại bàng, tung bay, bay vút lên cao. Nếu năm ấy không được ra đi, không biết giờ này nơi vùng biển nghèo khó đó, người thanh niên 38 tuổi đang làm gì nhỉ? Chắc ngày qua ngày, nhìn những cánh buồm lướt sóng, những chiếc ghe máy đánh cá ngược xuôi, Phẻ có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến giảng đường đại học, những trung tâm nghiên cứu… ở bên kia bờ Thái Bình Dương, vùng đất hứa cho những người có chí, chịu khó, đem hết nổ lực, lợi dụng hết những cơ hội để đi đến đích và được thành danh. Phẻ dành hết những thành qủa đó cho gia đình, cho công ơn của Mẹ, Cha, của gia đình vợ và người đàn bà đã sát cánh bên cạnh qua bao khó nhọc để em đạt được những mơ ước đời người.
Trong tuyển tập, người đọc sẽ thấy bàng bạt trong đó là chắc lọc những tâm tình đậm sâu mà tác gỉa dành cho người thân thuộc của mình. Trong hơn 150 trang sách, mỗi trang chứa không biết bao nhiêu lời thấm đẫm tình yêu thương, ơn sâu, nghĩa nặng. Viết như gợi nhớ cho chính mình, không cho phép mình quên, cho bằng hữu hiểu con người mình, và gởi lại cho hai đứa con trai biết về cội nguồn, người thân, quê hương và bằng hữu. Qua những câu văn, câu thơ ta dễ dàng nhận thấy Phẻ là một người con có hiếu, một người chồng có nghĩa, một người cha có tình, và hơn hết là một công dân có trách nhiệm. Với đất nước cưu mang mình, Phẻ dành những lời tri ân cao cả và nguyện đem hết sở tài làm sở dụng để đóng góp phần mình. Với đất nước nơi sinh ra, Phẻ luôn trăn trở suy tư về hiện tại bất trắc và tương lai mờ mịt. Phẻ đau nỗi đau của hàng triệu người Việt tha phương, ngày ngày mỏi mắt trông về trời Tây nơi có hàng triệu người dân cùng khổ, cố ngoi lên nhưng đã mất hết hy vọng ở ngày mai. Phẻ nghĩ đến những em học sinh nơi quê nhà, cũng như mình năm xưa, không được cắp sách đến trường.
Viết để trước là để Tưởng Niệm, sau là Tri Ân, và như để đánh dấu một cột mốc trong đời mình. Năm nay ông Nghè Phẻ vừa hoàn thành xong học vị cao qúi nhất, cũng là năm kỷ niệm “10 năm yêu em” với người bạn đời. Nhân dịp này, vợ chồng Anh Chị chúc Chú Em tiếp tục đi đến đích con đường đã vạch, cùng với vợ vài hai con. Những lời tâm tình trên đây coi như món qùa tinh thần Anh dành tặng cho Phẻ, một người bạn, một người Em, một thân hữu và hơn hết là người đồng hương Bình Định. Trước khi ngừng ở đây anh xin được gởi tặng Em mấy câu thơ anh đã viết trong bài “Con Đường Các Anh Về” trong cuốn bút ký “Con Đường Trước Mặt” xuất bản 20 năm về trước:
“… Đêm Huế buồn cỏ cây ngậm ngùi, thổn thức
Chiều Qui Nhơn biển gợi sóng ai về
Anh bước đi, đi lại con đường quê
Cứ đi mãi sẽ có ngày anh đến đích…”
Thân qúi,
Nguyên Lương
Horsham, PA, ngày 30 tháng 4 năm 2014{jcomments on}
“Thay cho lời bạt” hay lắm anh Lương.Rất chân tình.
Chú Tín,
Hôm Khoẻ qua chơi, nhìn Khỏe, tự nhiên Anh nhớ Chú, cho dù chưa gặp mặt nhau bao giờ, nhưng có cái gì đó gần gũi lắm. Hy vọng ta sẽ gặp nhau trong 1 dịp nào đó nơi quê nhà và tha hồ nói chuyện trời đất.
Khỏe rất hiền, dễ thương và hòa đồng nên gặp một lần là thích. Nên khi Khỏe nhớ viết lời bạt cho tập thơ anh nhận lời ngay vì rất dễ viết. Khi nào Chú Tín có tác phẩm nào anh xin tình nguyện làm công tác này cho .
Chúc vui
NL
“Thay lời bạt” toàn ven chân tình đọc thấy rất quý cả 2 ở cái tình người tình bạn tình yêu quê hương tình yêu đất nước đã cưu mang. Rất thật lòng!
Thỏ Con,
Anh trân qúi bạn bè nhất là với những người có máu văn nghệ, có tấm lòng và sống có trách nhiệm. Khoẻ có đủ cả 3 thứ này nên rất dễ có cảm hứng để viết, và viết tự nhiên.
Cảmm ơn “rất thật lòng” của Thỏ con.
NL
That xuc dong do anh NL !
Hi Mèo Con,
Có bài thơ, hình như của Phùng Quán thì phải. Bài thơ viết:
“Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chìu
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu….”
Anh sống và làm đúng như thế mà đôi lúc còn bị chê đấy!.
NL
Tinh ban qua loi bat rat chan tinh cua NL cho du tuoi tac cach xa nhung van cung di chung mot con duong .
Thang 6 muoi nam yeu em va cung la ngay dang quang cua BXP , Ngo Tin va Nguyen Luong se co mat de co trong tay quyen sach nay . Hen gap nhau
Ông nhớ có những bản nhạc thật tình cảm để tặng vợ chồng người em trai. Thêm nữa, vì đang có những chuyện không vui ở biển Đông nên cố gắng để tâm tình vào nơi đó. Dù ở xa nhưng chúng ta chưa bao giờ quên, nhất là những lúc này.
NL
Trong tuyển tập, người đọc sẽ thấy bàng bạt trong đó là chắc lọc những tâm tình đậm sâu mà tác gỉa dành cho người thân thuộc của mình. Trong hơn 150 trang sách, mỗi trang chứa không biết bao nhiêu lời thấm đẫm tình yêu thương, ơn sâu, nghĩa nặng. Viết như gợi nhớ cho chính mình, không cho phép mình quên, cho bằng hữu hiểu con người mình, và gởi lại cho hai đứa con trai biết về cội nguồn, người thân, quê hương và bằng hữu. Qua những câu văn, câu thơ ta dễ dàng nhận thấy Phẻ là một người con có hiếu, một người chồng có nghĩa, một người cha có tình, và hơn hết là một công dân có trách nhiệm. Với đất nước cưu mang mình, Phẻ dành những lời tri ân cao cả và nguyện đem hết sở tài làm sở dụng để đóng góp phần mình. Với đất nước nơi sinh ra, Phẻ luôn trăn trở suy tư về hiện tại bất trắc và tương lai mờ mịt. Phẻ đau nỗi đau của hàng triệu người Việt tha phương, ngày ngày mỏi mắt trông về trời Tây nơi có hàng triệu người dân cùng khổ, cố ngoi lên nhưng đã mất hết hy vọng ở ngày mai. Phẻ nghĩ đến những em học sinh nơi quê nhà, cũng như mình năm xưa, không được cắp sách đến trường.(NL)
Anh Nguyên Lương viết hay và chân tình quá, Hay đến nổi có sách để đọc ngay, đọc để nghiền ngẫm, đọc để thấy được “văn phong đậm chất thật thà, không trau chuốt đấy, Phẻ đã làm cho người đọc rơi nước mắt. “, đọc “để nhìn thấu vào chân trời xa dù chân trời mọi ngày ta vẫn nhìn thấy.”, đọc dể biết ” Phẻ đến với mọi người bằng tấm lòng bao dung, rộng mở. Luôn tìm tòi, khám phá để trau dồi học hỏi cho dù em đã là một thầy giáo giỏi.” và để …
Bài viết của anh đã làm cho tác phẩm sẽ bay xa bay cao hơn nữa!
Khỏe là con người chân quê, chất phát, đi xa quê bao lâu rồi mà chân vẫn cứ bám chặt trên đất quê hương. Khỏe còn trẻ, nhưng tâm hồn, trí tuệ của Khỏe thì không trẻ chút nào. Anh biết, hiểu và ngưỡng mộ người bạn trẻ này vô cùng. Được quen biết là cả một vinh hạnh cho Anh.
Chúc cô Út vui dù đang có nhiều nỗi lo, nhất là nỗi lo không biết bao giờ mới cạn.
NL
Chúc mừng Bạch Xuân Phẻ.
Hi hi anh Nguyễn Lương
Cảm ơn anh đã đưa THAY LỜI BẠT của TƯỞNG NIỆM và TRI ÂN thành bài viết TÂM TÌNH CỦA MỘT NGƯỜI CON đễ G/Đ HX được đọc và rỏ hơn về người bạn trẻ tài hoa của chúng ta Bạch Xuân Phẻ
Viết để trước là để Tưởng Niệm, sau là Tri Ân, và như để đánh dấu một cột mốc trong đời mình. Năm nay ông Nghè Phẻ vừa hoàn thành xong học vị cao qúi nhất, cũng là năm kỷ niệm “10 năm yêu em” với người bạn đời(NL)
Nhân đây SS cũng xin chúc mừng BXP về thành đạt cũng như hạnh phúc. Chúc sẽ mãi tiến và tiến xa.
SS chúc anh Nguyễn Lương và Vân Các cũng thành đạt và hạnh phúc.
Hi Cô Ngâm Sĩ,
Đúng như SS nói, Khỏe rất dễ mến, dễ gần, chừng đó cũng qúa đủ đề Anh muốn làm quen. Hiếm có trên đời này ngày nay còn có những con người mang nặng lý tưởng và tinh thần phục vụ, dấn thân như thế.
NL
Chào anh Nguyên Lương .
” Tâm tình về một con người ” đối với Bạch Xuân Phẻ là một niềm vui lớn . Bên cạnh tình đồng hương , tình anh em , tình ly quê còn là ” Tâm đắc , tri kỷ ” . Tất cả những điều đó thể hiện trong bài viết thật sâu đậm nghĩa tình !
Những năm 1980 , tôi thường qua Nhơn Lý với cụ Vũ Ngọc Liễn , gặp cụ Võ Thì và cụ Bạch Điểu ( không rõ Phẻ có phải con trai cụ Bạch Điểu hay không ? ) Sau đó mấy năm hay tin gia đình cụ đã qua Mỹ . Cụ bạch Điểu vẫn thường quan tâm đến nghệ thuật Tuồng và gởi tiền về đầu tư xây dựng đội tuồng Nhơn Lý trưởng thành .
Bài viết hết sức chân thành và cảm động ! Cảm ơn anh Nguyên Lương .
Gởi Anh Trung NGôn,
Như vậy là chúng ta không “lạ” nhau mấy. Tôi nghĩ, không dám chắc, tôi đã biết Anh. Tôi nghĩ chắc những gì Anh nhớ về Nhơn Lý và giòng họ Bạch thì đúng rồi. Ở đó chỉ co một họ Bạch, mà Bạch Xuân Lộc là một trong những người này. Khỏe đọc những giòng này chắc sẽ trả lời Anh rõ,
Chú vui
NL
Thưa anh Trung Ngôn,
Dạ, em là cháu họ của Ông Bốn (Bạch Điểu). Ông là bạn thân của cụ Võ Thuỳ, một nhà nho và nhà tử vi nổi tiếng ở Nhơn Lý. Cả hai Ông đều đam mê nghệ thuật Hát Bộ; không những ông em “quan tâm đến nghệ thuật Tuồng”, mà còn hướng dẫn, đầu tư và xây dựng Tuồng Hát Bộ Duyên Hải một thời. Vài hàng thăm anh, và hy vọng anh vẫn tiếp tục con đường nghệ thuật Tuồng vì đó là bản chất và sắc thái Bình Định. Nếu em có thể làm gì đó để trợ duyên trong việc nghệ thuật này, thì cho em hay. Kính chúc bình an. Cảm ơn anh Lương nhắc nhớ.
em Phẻ
văn hay “đâu lúc đâu phải văn dài…” hè hè… mới vô đọc vài câu nghe đã cảm động. Rất tài nghệ cuả anh NL .Thảo xin chia sẻ bài viết cuả anh NL để thấy sự phấn đấu và tâm hồn cuả BXP
Cảm ơn Hiếu Thảo.
Nghe cô khen mà mát lòng mát dạ. Như mình nói ở trên, viết tự trong lòng mình nghĩ gì viết ra mà không bị gò bó rất dễ viết và cũng dễ đi vào lòng người. Thật ra, đây là lần đầu tiên mình đọc một tuyển tập mà trong đó tác gỉa viết rất thật về những người thân và bạn bè mình. Viết không cần hư cấu, như câu chuyện kể nên dễ lọt vào tai. Kể Cô nghe một chuyện về anh chàng này: Hôm Khỏe qua Philadelphia ở nhà mình chơi 1 tuần. Hai anh em đi đó đây, gặp nhiều người, mà đi đâu, gặp ai cũng cho mình thấy cái tình gần gũi của Khỏe dành cho họ. Có một đêm, chắc nhớ nhà, nhớ vợ con không ngủ được, Khỏe mơ màng, nghe tiếng thác nước chảy róc rách ngoài vườn mà cứ ngỡ tiếng đùa chơi của hai đứa con trai xa Bố đã gần 1 tuần. Sáng hôm sau Khỏe kể mình nghe câu chuyện, cảm động qúa vì ít thấy ai đi xa mà nhớ vợ con, nhớ gia đình như hắn. Đấy là đã Facetime mỗi ngày mấy lần với gia đình mà còn như vậy. Thật là một con người đặc biệt.
Đọc tập thơ của Khỏe thấy tất cả những gì mình nói không sai lắm đâu.
NL
Anh Nguyên Lương .
Sáng sớm nay ( 5h vùng QA ở Tenneesse ) nhận fone của một người bên nhà nói chuyện có liên quan đến comments trên HX , người có nicknem là “Trung Ngôn ” ( bây giờ mới biết là một người quen đang làm tại Nhà Hát Tuồng Bình Định ) người này QA cũng đã mời tới HX gặp mặt năm 2013 , là một người viết kịch cho sân khấu . Tôi đề nghị bạn ấy cần có phản hồi thật ôn hoà , không nên gây ra phiền nhiễu nữa . Cũng mừng là trong bài của NS Ngô Tín ( QA mới đọc ) TN đã nói lại và có lời xin lỗi , cũng được anh NT và anh NL cảm thông .
Sau khi đọc bài viết của anh Nguyên Lương , xem lời còm của Trung Ngôn như vậy là vui vì ” Thay lời muốn nói ? ” nhưng có một điều cũng cần làm rõ nếu không sẽ có sự lầm lẫn thì tội cho QA lắm quý vị . Anh NL nói : ” tôi không dám chắc biết anh là ai rồi ” ? QA cũng không dám chắc anh NL nói là QA ?
Trên HX cũng đã có mấy vụ ” lùm xùm ” kiểu này rồi , mình không bao giờ muốn và ủng hộ những gì quá đáng làm mất cả tiêu chí BBT HX đã yêu cầu .
Bản thân QA cũng không hề có ” màu sắc phiền nhiễu ” đó .
Chưa kịp khen bài viết hay của anh NL mà đã ” dài hơi ” quá . Mong anh NL không hiểu lầm QA là vui rồi . Cảm ơn anh .
Quế Anh,
Thôi thì trước lạ sau quen, dân Văn Nghệ với nhau rất dễ gần, sau khi biết được nhau. Thành thật và tự nhiên như Trung Ngôn mới vui. Nói về Tuồng thì Cha mình ngày xưa mê Tuồng Bát Bộ lắm. Bây giờ nghĩ lại không biết ông mê tuồng hay mê cô đào đẹp ở Long Vân (thời 1960), nhưng Ông Cụ rất nghệ sĩ, ăn nói hay nên nhiều cô “mê” lắm. Chả bù, 4 đứa con trai của Cụ không đứa nào có chút xíu cái “duyên” của Ông.
Cho gởi thăm Trung Ngôn, lần sau có dịp về Qui Nhơn thăm nhà sẽ tìm gặp. Hy vọng được tiếp tục đọc những nhận xét của Anh Trung Ngôn nhiều hơn nữa trên diễn đàn này.
NL
Một bài viết thật hay, thật xúc động Chúc mừng ông nghè Bạch Xuân Phẻ, Chúc NL mãi mãi hạnh phúc
Cảm ơn Chị Cẩm. Ông Nghè được đọc những giòng chữ này sẽ sướng rêm người đấy.
NL
Chào anh Nguyên Lương, một bài viết rất chân tình, tuy là Thay Cho Lời Bạc nhưng không màu mè o bế lăng-xê,đánh phấn cho tác phẩm. Đó là cảm nhận thật sự từ tác phẩm, bằng trái tim, bằng tình cảm chân thành với người anh em quí mến từ nhân cách, bằng sự trải nghiệm từ những đắng cay. Một bài viết hay, chân tình.
Xin chúc mừng Bạch Xuân Phẻ!
Thân mến.
NHLN
Cảm ơn Nhà Thơ của Trăng Huyền Thoại. Dân BĐ mình rất “thàng” (chữ mà Khỏe dùng để diễn tả về mình) nên đôi lúc bộc trực, thẳng thắn, nhưng chí tình chí nghĩa. Đúng là chúng ta không màu mè, nên dễ làm quen và cũng dễ gần. Mình chưa gặp Lâm Ni, như nghe NT nói hôm Tết về QN có gặp, hắn cũng rất có cảm tình với bạn đấy.
Vui nghen
NL
Thật lòng, chưa xem qua “Tuyển tập thơ”,nhưng đọc “Thay lời bạt” như toát ra sự đồng điệu chân thành,bộc lộ cảm xúc rất tự nhiên,hoà thành một thể xuyên suốt, bằng tình yêu quê hương-gia đình-bè bạn…cùng những trăn trở, suy tư qua lăng kính cuộc đờicủa người xa xứ, trước các thế hệ trẻ kém may mắn ở quê nhà, thật đáng trân trọng như vỡ ra… tận nguồn “Tưởng Niệm và Tri Ân”, làm người đọc xúc động, lắng lại chất tình…thật sâu!
_Rất cảm ơn Tác giả Bạch Xuân Phẻ, và “Ông bạn…già” Nguyễn Lương của Tác giả(mà lòng thì trẻ măng) qua bài viết, và cũng rất mong “Tuyển tập thơ” sẽ làm vừa lòng độc giả gần xa, đón nhận nhiệt tình yêu mến!
Ngọc Thơ,
Như mình đã nói, Khỏe tuy trẻ tuổi nhưng “tài cao” và tâm tình và cách sống rất đàng hoàng và “không trẻ chút nào”. Bỡi thế, dù cách nhau gần 2 con giáp mà mình thất rất gần với người bạn này.
Có dịp đọc tập này thì sẽ thấy mình không “ngoa ngôn” chút nào.
NL
Chào anh NL, anh đã viết một bài “Thay lời bạt” quá đỗi chân tình, quá đỗi cảm xúc, đặc biệt là bốn câu thơ rất hay…Anh đã trải hết lòng mình cho gia đình, cho tình bạn tình người và quê hương đất nước một cách thiết tha. Anh đã làm cho người đọc không còn phân biệt được anh đang viết cho BXP hay viết cho chính mình, BXP cũng là đứa cháu cùng quê của tôi, tôi xin gửi đến anh lời cảm ơn và lời chào trân trọng nhất.
Không ngờ họ Bạch, họ Nguyễn này là bà con với nhau. Đất Nhơn Lý xa xôi ngoài biển mà có những con người rất trí thức, văn nghệ và có tình với quê hương. Hình như nếu mình sinh ra từ một miền quê nghèo thường có lòng với nơi mình sinh ra lớn lên. Đi đâu, ở đâu cũng luôn ngoái cổ quay về.
Cảm ơn đã cho biết là người bà con của họ Bạch.
NL
Dạ, cảm ơn chú Tiến đã khích lệ và ủng hộ. Cháu cũng có nghe Ba nhắc về chú. Thật ra, hàng hậu duệ như cháu lúc nào cũng nhìn lên, học hỏi và kính trọng những thiện tri thức như chú, không những qua lời nói, mà còn hàng động thiết thực của chính mình.
Thực ra, anh Lương đang viết cho chính mình và cho chính cháu. Vì anh Lương thấy anh trong cháu mất chục năm về trước; ngược lại cháu cũng thấy mình trong anh Lương, đó chú. Ba con hiện đang ở VN, nếu chú có dịp, mời chú thăm Ba. Nghe nói là Ba đang đi thăm Bác Bạch Xuân Đài. Chúc chú và gia đình bình an.
Cháu Phẻ
p.s. Anh Lương ơi, mai mốt mà anh có về VN lần nữa thì nhớ đãi chú Tiến một bình nước trà dùm em nghen. Cảm ơn anh.
Bích Vân ái mộ anh Nguyên Lương từ tiền kiếp rùi , nay đọc bài văn nầy càng ngưỡng mộ anh thêm nữa , thật may mắn cho những ai là bạn của anh .
chuc mung BXP co duoc nguoi ban tri ky dang qui dang tran trong
Bích Vân,
Người ta bảo, nếu ta có thêm một người bạn thì bớt đi một người thù.
Lời cô nói làm tôi nhớ đến bài hát có câu: “Ta thấy em trong tiền kiếp, với cộng buồn cỏ khô…” là đây.
Thanks
NL
Lời bạt của anh Nguyên Lương viết rất sâu sắc, những cảm nhận chân thành xuất phát từ trái tim. Trân trọng tình bạn của anh và Bạch Xuân Phẻ.
Cảm ơn Thu nghen, thường người ta bảo ta không chọn được người thân nhưng ta được chọn bạn mà chơi. Như nhà Phật nói, người tài, người qúi ở chung quanh ta rất nhiều, như cái duyên được gặp nhau, quen nhau và biết về đời thì phải có cái “Duyên” với nhau. Mình rất tin về điều này. Đúng là phải có cái duyên thì mới quen nhau.
Nhờ HX mà vòng tay mình cứ rộng ra mãi và bây gìờ lại thêm rất nhiều bạn mới, nhất là những người bạn ở quê nhà.
Chú sức khỏe,
NL
Chào mừng tác phẩm mới của Phẻ mới ra đời,lời bạt của anh NL quá hay,súc tích và chân tình…cảm ơn anh.
Hi Chú Lộc,
Chú là chú ruột của Khỏe và là Chú em của mình (vì bạn nhỏ tuổi hơn). Lần sau có dịp về gặp lại nhau thì kkể cho nhau chuyện Phước Thành, Phước Lý nghen
NL
NT đã đọc bài này trên FB, hôm nay đọc lại nơi trang Hương Xưa này lại thấy thích hơn gần gũi thân thương hơn. Anh Nguyên Lương viết bằng cả tấm lòng thương quý của một người anh ,bằng cả sự mến mộ về tài đức đối với BXP và cả sự chân tình đối với anh em bạn bè muôn thở nơi anh.Chúc mừng hai anh em.
Cô giáo Toán,
Bọn mình là dân “khô khan” vì học những môn “khô như đất đỗ” nên phải tìm cách làm cho nó ướt để sống cho đời vui hơn.
Lâu nay cô giáo có gì mới và vui không kể cho nghe với?
Chúc vui,
NL
Hay quá anh Nguyên Lương ơi, tuy chưa đọc “Tưởng Niệm và Tri Ân” nhưng qua bài viết của anh đã cảm nhận được phần nào tâm tình của BXP gởi gắm qua tác phẩm, cám ơn anh rất nhiều.
Chúc mừng Bạch Xuân Phẻ!
Cảm ơn Q Tuyên,
Cứ nghe cô nói là bọn “tui” vui rồi. Ngày nào Cô cũng lên đây để đọc bài của mọi người nên chắc là “bận” lắm phải không?
NL
Cám ơn Nguyên Lương, những dòng tâm sự viết từ trái tim nên hay và cảm động lạ lùng.
Đọc Thay Lơif Bạt của anh Nguyên Lương là đọc cả tâm tình của 2 tác giả ( NL và BXP ) Rất đổi là ” Người ” ấm nồng yêu thương, bao dung và độ lượng….
Cảm ơn anh NL đã cho đọc một lời tựa rất hay và lạ … Làm đọc giả thích thú muốn tìm đọc chi tiết hơn về một tác phẩm
Chúc anh NL và tác già BXP thật nhiều sức khỏe và sáng tạo .
Dạ, em lấy làm rất hân hạnh và vui mừng được nhà Khoa học gia Nguyễn Từ Lương, một con người đa tài, đa tình và đa năng, viết dùm Thay Lời Bạt này. Anh không những là một người anh em kính trọng và quý mến, còn là người anh Đồng Hương nồng nàn tình cảm cho quê hương và tổ quốc. Một lần nữa, cảm ơn anh Sao Sáng nhiều và hẹn gặp lại trong tháng sau. Em cũng xin được cảm ơn quý anh chị và các bạn đã đọc, chia sẻ, cảm thông và ủng hộ tập thơ này.