Động-Lực

 

Tác-giả: Eric Butterworth

Lược dịch: Thiên-Tường

Butterworth sinh ngày 12 Tháng Chín năm 1916 tại  Winnipeg, Canada .Sau đó,  gia đình ông chuyển tới miền nam California. Ông đã tham dự Đại học Fresno  các trường đại học ở Columbus, Ohio, nơi ông nghiên cứu âm nhạc

Butterworth hành chức vụ trong bốn cộng đồng thống nhất: Kansas City, Pittsburgh, Detroit và New York City. Trong khi ở Detroit, hội gây quỹ để xây dựng đền thờ Detroit Đoàn kết, nhà thờ Thống nhất lớn nhất tại thời điểm đó. Hơn 2.000 người đã tham dự ngày Chủ Nhật của mình mỗi tuần. Năm 1961, ông bắt đầu phục vụ trong thành phố New York. Bài giảng chủ nhật của ông đã được tổ chức tại Carnegie Hall, Tòa thị chính, và sau đó Avery Fisher Hall ở Trung tâm Lincoln, nơi sự tham dự hàng tuần đã lên đến vài ngàn.
Ông là tác giả của 16 cuốn sách bán chạy nhất về tâm linh siêu hình, một nhà thần học năng khiếu, nhà triết học, và giảng viên xuất sắc.
Eric Butterworth qua đời vào ngày 17 Tháng Tư, 2003.

Một giáo-sư đại-học cho một lớp xã-hội học do ông dậy đi vào một xóm nghèo ở Baltimore tìm hiểu tiểu-sử của 200 đứa con trai nhỏ. Sinh-viên của ông được yêu-cầu lượng-giá tương-lai của mỗi em đó. Trong tất cả  mọi trường-hợp, các sinh-viên đã ghi lại như sau: “Đứa bé này không có cơ-hội thành-đạt”.

Hai mươi lăm năm sau, một giáo-sư đại-học khác phụ-trách môn xã-hội tình-cờ thấy bản nghiên-cứu trước đây. Ông cho sinh-viên của mình tiếp-tục theo dõi cái dự-án để xem chuyện gì đã xẩy ra. Trừ 20 em đã rời khỏi khu-vực hay đã chết, các sinh-viên được biết có 176 trong số 180 người còn lại đã thành-công trên mức bình-thường. Các em trở-thành các luật-sư, bác-sĩ và thương-gia …

Vị giáo-sư đại-học ngạc-nhiên nên quyết-định tìm hiểu thêm. May-mắn là nhiều người hãy còn lại ở lại trong vùng. Giáo-sư có dịp hỏi người: “Lý-do nào khiến bạn thành-công”. Trong mỗi trường-hợp, câu trả lời đều tràn-đầy sự cảm-xúc: “Đó là nhờ công-ơn của một nhà giáo”.

Nhà giáo đó vẫn còn sống, giáo-sư hỏi người đàn bà tuy đã già nhưng còn tỉnh-táo rằng bà đã dùng cái công-thức thần-diệu nào để kéo các em từ những vũng lầy tới những thành-quả mỹ-mãn.

Mắt nhà giáo đó sáng lên. Môi của bà nở một nụ cười dịu-dàng: “Chuyện thật đơn-giản. Tôi yêu-thương các học trò của tôi”.{jcomments on}

 

0 thoughts on “Động-Lực

  1. Quốc Tuyên

    Mắt nhà giáo đó sáng lên. Môi của bà nở một nụ cười dịu-dàng: “Chuyện thật đơn-giản. Tôi yêu-thương các học trò của tôi”.
    Một câu chuyện ngắn nhưng thật ý nghĩa chỉ với tình yêu thương và tấm lòng tận tụy nhà giáo đó đã dạy dỗ các em “từ những vũng lầy tới những thành-quả mỹ-mãn.”
    Bản lượt dịch rất hay, cám ơn anh Nguyễn Xuân Thiên Tường đã cho biết thêm về nhà văn Eric Butterworth.

    Reply
    1. Thiên Tường

      Cám ơn chị nhiều .
      Tuy nhiên, phần giới-thiêu về Eric Butterworth là của HX Admin hay một vị nào trong tòa-soạn viết.
      Tôi chỉ là người tìm kiếm các truyện ngắn về học trò, về nhà giáo thôi. Nếu chị viết những truyện này, xin vui long giúp đỡ.
      Thân kính,
      NXTT

      Reply
  2. nguyentiet

    Giáo-sư có dịp hỏi người: “Lý-do nào khiến bạn thành-công”. Trong mỗi trường-hợp, câu trả lời đều tràn-đầy sự cảm-xúc: “Đó là nhờ công-ơn của một nhà giáo”.

    Nhà giáo đó vẫn còn sống, giáo-sư hỏi người đàn bà tuy đã già nhưng còn tỉnh-táo rằng bà đã dùng cái công-thức thần-diệu nào để kéo các em từ những vũng lầy tới những thành-quả mỹ-mãn.

    Mắt nhà giáo đó sáng lên. Môi của bà nở một nụ cười dịu-dàng: “Chuyện thật đơn-giản. Tôi yêu-thương các học trò của tôi”.(NXTT)

    Câu chuyện hay và cái kết thật ý nghĩa.Cám ơn anh NXTT.

    Reply
    1. Thiên Tường

      Truyện này được chọn dịch vì lý-do:
      – Có lẽ là truyệt thật .
      – Nhân-vật chính là thuộc phái nữ
      – Để ca ngợi nhà giáo này, người ta không cần kể nhiều về các việc nhưng người đọc vẫn cảm nhận rất nhiều về việc bà đã làm
      Chân-thành cám ơn chị đã viết phẩm-bình.

      Reply
  3. Thu Thủy

    Lời của cô giáo “Chuyện thật đơn-giản. Tôi yêu-thương các học trò của tôi”. Nhưng không đơn giản chút nào, đó là sự nổ lực rất lớn và rất dài, từng ngày này qua ngày khác, từ suy nghĩ phát xuất từ tấm lòng chân chính của một nhà giáo và làm thế nào để thấm sâu vào trái tim của học sinh, để từ đó các em mới thay đổi nhận thức và tự quyết định tương lai của mình.
    Cám ơn anh NXTT mỗi bài viết của anh là một nhân sinh quan rất sâu sắc và rất nhân văn.

    Reply
    1. Thiên Tường

      Lời chị Thu Thủy viết rất hay, rất đúng và dựa trên kinh-nghiệm. Lời của cô giáo có khác. Tôi đọc vài lần những gì chị viết.
      Vâng, nói thì nhiều người nói được nhưng thực-hiện thì it người thực-hiện được.
      Việc làm giáo-dục ngày nay khó-khăn… Ngay cả ở một số nước tiền-tiến cũng vậy; nơi đây dậy dỗ học trò theo từng môn học thì được nhưng công-khai trong những giờ dậy môn-học mà “giáo-dục” học trò là bị nhiều phụ-huynh phản-đối. Các nhà giáo phải khéo-léo mới thực-hiện được hoài-bão của mình (nếu ai còn hoài-bão)
      Cám ơn nhiều về lời nhận-xét sâu-sắc của chị.

      Reply
  4. Kim Đức

    Thật đúng vậy! Nhà giáo không chỉ bỏ công sức, thời gian mà còn phải bằng tình yêu thương từ trái tim mình như cha mẹ yêu thương con thì mới giúp các em học sinh thành công trên đường đời.
    Cám ơn NXTT đã dịch một câu chuyện rất ý nghĩa. Chúc sức khỏe.

    Reply
    1. Thiên Tường

      Chìa khóa thành-công trong cuộc đời – với học trò và với cả mọi người – là 3 nguyên-tắc: Yêu Thương, Trong Sạch và Tận-Tụy .
      Chị Kim Đức có đồng ý không ?

      Reply
  5. Tuệ Minh

    Nhà giáo rất quan trọng nên Thầy Mạnh Tử viết:
    “Làm thầy thuốc mà sai lầm thì chỉ giết một người; làm chính trị mà sai lầm thì tàn hại cả đất nước; làm văn hóa mà sai lầm thì gây tai họa cho muôn đời”
    Nhà giáo nầy làm văn hóa thành công.

    Reply
    1. Thiên Tường

      Mong sao đất nước chúng ta có thêm những nhà giáo tốt và những người hỗ-trợ có lòng .
      Lời phẩm-bình của anh làm vấn-đề thêm sáng tỏ. Cám ơn anh nhiều.

      Reply
  6. Bích Vân

    Anh Nguyễn Xuân Thiên Tường chắc là một nhà giáo ưu tú , truyện anh dịch hay quá.

    Reply
    1. Thiên Tường

      Thưa chị tôi có một thời-gian làm nhà giáo. Mặc dù tôi thương yêu học trò nhưng tôi vẫn chưa là nhà giáo ưu-tú .
      Chân-thành cám ơn chị.

      Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.