Bài viết của nhà văn Xuân Vũ ( nguồn facebook Henry Pham )
Chúc Mừng Thương Thọ và Mừng Tuổi Thầy Xuân Tước
Nhà thơ Xuân Tước, nhà giáo, nhà văn, người đã dạy tôi làm thơ 57 năm trước
Xuân Vũ
“Nhà thơ Xuân Tước có bút hiệu là Tâm Điền, Hường Hoa được biết trên văn thi đàn từ năm 1942, lúc đó tơi còn đi học trường quận. Thời kỳ nầy trường còn dạy chử Nho goi là caracteres Chinois . Còn ở nhà thì tía tôi cũng đang học thầy Nho do ông cố tôi rước về nhà dạy cho con cháu. Tôi nhớ mãi 3 chử “Quân, Sư, Phụ” viết bằng chũ Nho mực tàu đen láy treo trong phòng học. Ông cố tôi rất nghiêm khắc nên con cháu đến học đều giữ lễ nghi với thầy. Ngoài ra ông còn nhắc miệng: “không thầy đố mày làm nên !”
Nhà thơ Hường Hoa thời 1942 đi xe đạp từ Bến Tre xuống Cần Thơ để lập thi đàn. Với Tây Đo Văn Đàon, nhà thơ Tâm Điền thời kỳ 1945 đã bỏ ghế chông chức đi theo tiếng gọi non sông:
Mùa thu rồi ngày 23
Ta đi theo tiếng kêu san hà nguy biến…
Lúc Đào văn Trường làm khu trưởng chiến khu 8, Vũ Đức làm khu trưởng chiến khu 9 thì nhà thơ 24 tuổi nầy là chi huy trưởng mặt trận Ba Lai ngăn quân Pháp từ Saigon đổ xuống nhưng đến Ba Lai thì không tiến được nữa.
Tôi nhắc lại mấy điểm chính để thấy cái thời ly loạn của Nam Bộ và của Bến Tre. Trái tim nhà thơ xoáy tròn trong gió bão thời cuộc nhưng không đổi hướng và không thay nhịp đập yêu nước
… Rền khắp trời lời hoan hô
Đàn quân Nam nhịp chân tiến đến trận tiền.
Tác giã của bài hát bất hũ này là nhạc sỉ Tạ Thanh Sơn người Trà Vinh và là bạn của nhà thơ Tâm Điền. Lúc đó hai nhà nghệ sị gặp nhau ở quê tôi. Một mặt trận mới do nhà thơ Tâm Điền chống giử ngăn Pháp tiến xuống miền Trung Nam Bộ bằng đường sông Cổ Chiên.
Mặt trận hồi đó rất đơn sơ, dăm bảy cây súng trường lấy được của Nhật bỏ lại, vài ba cây súng hai lòng của các nhà điền chủ đem nạp, với những ụ đất đắp vội ở vàm sông. Nhưng lòng yêu nước chống Pháp thì cao ngang trời:
… Thuốc súng kém chân đi không
mà lòng người giàu lòng vì nước … (Nam Bộ kháng chiến)
Súng Pháp, tàu Tây mạnh gấp ngàn lần ta nhưng chúng không chiếm được lòng người và chiến sĩ ta không lùi một tác đất. Thời kỳ ấy qua rồi. Những ai có sống thời ấy mới biết giá trị của cây Tầm vông Nam Bộ và người cầm cây tầm vông đó chống xe tăng.
Người cầm tầm vông đó là thi sĩ Hường Hoa, Tâm Điền và Xuân Tước ngày nay 82 tuổi rồi đó. Mấy ai viết lại nỗi lịch sữ những ngày này. Có thể có nhiều người thời ấy còn sống và lưu vong hôm nay, nhưng thời gian đã làm mờ tất cả. Tôi cũng có biết, nhưng chỉ đôi phần chuớ không toàn vẹn. Cho nên viết lại cũng không đầy đũ. Vì thời đó tôi là thiếu nhi.
… Thế là thi sĩ Tâm Điền rời súng đi tổ chúc quần chúng mà trọng tâm là thanh niên. Tôi biết nhà thơ từ đây, vì lúc đó tôi đang nghỉ học cũng muốn đi cứu nước mà không biết đường nào đi. Thời may tôi có một người cậu bạn của thi sĩ Tâm Điền.
Một lần cậu đến nhà tôi chơi, cậu nói với má tôi :- “Em coi thằng Triết có khiếu văn nghệ, để em giao nó cho bạn em” (tức nhà thơ Tâm Điền) lúc bấy giờ đang phụ trách tổ chức Thanh niên Miền Trung Nam Bộ, trước tiên lấy Bên Tre làm trung tâm.
Tôi được đi theo nhà thơ Tâm Điền xuống miệt Cồn chim lập trại huấn luyện. Tôi đi sau nghe câu chuyện của cậu tôi và nhà thơ đi trước (xin gọi là anh Tư như thói quen bây giờ). Tôi nghe anh Tư nói với cậu tôi:
– Mùa Thu tao làm được nhiều (thơ) hơn các mùa khác.
– Tôi chỉ nghe vậy và nhớ vậy thôi chớ không có suy nghỉ gì hết. Thơ thời đó mấy ai làm ?
Tôi toàn chép trên các báo Saigòn. Đây là lần đầu tôi được biết một người làm thơ và tôi được đi gần, được nghe tiếng nói và nghe tiếng “thi sĩ”.
Cách đây trên 50 năm, anh Tư rất khỏe mạnh tráng kiện và đẹp người. Ai cũng mặc quần tiều, tôi thấy hai bắp thịt chân của anh như bắp thịt của các cầu thủ đá giày ở sân vận động Bến Tre. Chúng tôi bước đi nhanh qua các lùm tre, đường đá phá hoại làng Thạnh Phong quận Thạnh Phú, một vùng biển.
Ở đây tôi học những bài yêu nước đâu tiên trên do thi sĩ Tâm Diền dạy bằng thơ. Và tôi được biết những câu thơ ca ngợi thiên nhiên của anh.
…” Đây biễn rông đây rừng sâu
“ Đây mênh mông cao cả
“ Đây thiên nhiền hòahợp với lòng người.
Cháu Tuấn. Bác viết tới dầy thì nước mắt trào ra không thấy chử nửa. Bác phải nghĩ một lúc để tỉnh lại. Cháu rất đẹp, đứng bên ông nội cháu càng đẹp và có cháu ông nội càng đẹp lão. Có nhiều lần ông nội khen với bác rằnng cháu đàn piano cá hạng lắm. Cháu học đến đâu rồi ? Cháu có hỏi ông nội xem ngày xưa ông nội đã là mấy bài hát cho thời kỳ 1945 ? Ông nội là một thi sỉ lớn có niềm cảm hứng mênh mông cho lòng yêu nước. Cháu không biết được ông nội đâu. Để bác nhắc cho cháu nghe.
Thời kỳ đó ở quê của Bà Nội cháu (cù lao Bảo tỉnh Bến Tre) có hai nhà ái quốc vĩ đại. Một là ông Phan văn Phải có 2 em là Phan văn Kích (tức Ba Kích) và Phan van Hà (tức Năm Hà). Ông Hai Phải tổ chức cướp súng Tây lập nên bô đội gọi là Bộ đội Hai Phải. Người anh cả và anh kế đều hy sinh torng cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông Hai Phải hy sinh trong trận hạ đồn Cầu Mống (quê Bác)
Người thứ hai là Đồng văn Cống hiện giờ là Trung tướng VC. Ông Cống cũng cướp súng Tây thành lập bộ đội vang danh là “bộ đội Ông Cống” ở vùng Tân Hào Bầu Dơi. Sau này được đặc tên là Trung Đoàn 99.
Thời đó ông nội cháu đã làm hai bài hát “Chiến Sĩ Lên Đường” nhạc của Lử Sinh, lời Tâm Điền:
Với núi sông khi tươi sáng lên đường ta quyết chiến
Đoàn quan ta cùng bước đều ca rền khắp ngàn nơi xa.
Bác nhớ hồi đó bác chép được bài hát này, bác vừa đàn vừa đi vừa hát vang trên đường hai bên là bờ trâm bầu người ta đi cấy về nhìn bác trân trân như thằng điên.
Ông nội còn làm bài “Tự do cơm áo Hòa Bình.” Những ý tưởng rất đẹp nẫy nỡ rất sớm trong ông nội. Nếu ông có quên thì cháu nhắc. Bài đó bác có chép thuộc lòng lại cách đây chừng 10 năm.
“Làm sao khắp chúng dân đều tự do
“Làm sao khắp chúng dân đều cơm áo
“Làm sao khắp thiên hạ hưởng hòa bình ..
Đài Hà Nội Tiếng nói VN chơi 10 năm mà không biết tác giã là ai. Bác phải nói cho họ hiểu. Cháu học nhạc giỏi rồi đàn những bài này cho ông nội nghe nhé.
Còn một bài nữa, là bài “Tiến lên đường sáng”
“Cùng đi nguyền đem thân hiến cho đời mới
“Tim thấm nồng đứng lên thét lên ánh dương chan hòa…
Cháu hỏi ông nội xem ông còn nhớ không?
Những thế hệ mới nối tiếp những thế hệ không phải là nối tiếp thời gian và tuổi tác mà là nối tiếp ý chí và tài năng. Đó mới là điều quan trọng.
Ông nội dạy bác. Cháu sẽ dạy cháu của bác. Những điều tốt đẹp được lưu truyền từ đời nầy sang đời khác, chẳng những nguyên vẹn mà còn phát triển hơn lên.
Còn điều nầy nữa. Ông nội cháu đã soạn đâu chừng 50 quyễn giáo khoa cho các lớp. Trong đó có những quyễn về văn học. Làm sao cháu học được ? Nhưng phải nhớ cất giữ tâm não của ông nội nhé. Ở xứ ta không có nhiều hơn 2 người anh hùng bác đã kễ trên, nhưng nói về văn nhân thì càng ít càng khó có hơn nữa. Ở xứ Mỹ nầy chỉ có Marc Twain thôi, nhưng ông ta không phải là danh nhân tại người Mỹ qua nghèo về văn hoá nên tô vẽ ông ta thành ra thế thôi cháu ạ.
Những tác phẩm về văn học về giáo dục của ông cháu đi vào lòng người, đâu có thước nào mà đo bề sâu và bề rộng được.
Nếu bác không đi học với ông nội cháu thì bác không thể là bác như bây giờ. Việc dạy dỗ không có kết qua tức thời như cất nhà được. Sau này lớn lên cháu sẽ thấy.
Mượn những dòng chữ này sẳn dịp tôi gởi gấm tâm tình của tôi cho các thế hệ mai sau cũng là thế hệ của các con cháu tôi.
Khi viết bài này tôi chuẩn bị nhớ những việc ngày xưa nhân Thượng Thọ của nhà thơ Xuân Tước sự liên hệ hữu cơ giửa thày và trò chớ không có ý định điểm qua hết tác phẩm từ Hường Hoa Tâm Điền đến Xuân Tước và những bút danh khác của anh mà tôi không biết hết.
Nhân giải thưởng quốc tế thi ca tặng cho nhà thơ, lần này là lần thứ 3 thứ tư tôi không nhớ hết, những chữ vàng danh dự “ Poet of Merit “, “ Golden Poet “… mà tác phẩm đã vượt ra ngoài biên giới Việt Nam, làm sáng lạn danh dự cho thi ca Viêt Nam.
Tôi có ý đinh trước khi đặc bút viết là sẽ dịch một số thơ trong thi phẩm “Poems of Loves” ra tiếng Việt (trong đó có trên 20 bài thơ – Và có bài thơ Love – được giải thưởng thi ca Quốc Tế) bài thơ này chỉ có trên dưới 200 chữ.)
Người dự thi giải thưởng này gồm có thi sỉ khắp 5 châu, trên 20000 bài thơ dự giải, chỉ có 10 người trúng giải. Thế mới biết cái thần tình của chữ Việt Nam và tài hoa của nhà thơ vàng Xuân Tước. Một nhà thơ không có địa vị hành chánh. Nếu có thì không đáng kể. Mà địa vị của nhà thơ là ở trong lòng người. Cũng như địa vị cao quý nhất của một công dân là lòng yêu nước. Nhà thơ Xuân Tước có cả hai. Lòng yêu nước của nhà thơ được diển đạt bằng thơ. Hugo bất tử vì thơ của ông và lòng yêu nước của ông. Ông đã từ chối trở về nước khi bọn quân phiệt cai trị nước Pháp ngỏ ý mời ông về nước. Ông đáp: Tôi chỉ về cùng với tự do ! (… Je ne reviens qu’avec la liberté…)
Tôi xin lấy tư cách một đồng nghiệp, một người tị nạn, và một đứa học trò của nhà thơ từ trẻ đến già, ghi lại câu thơ của V. Hugo đễ gởi nhà thơ Xuân Tước câu thơ bất hủ này để mừng Thượng Thọ của ông – 82
Trích bài viết “Chúc Mừng Thương Thọ và Mừng Tuổi Thầy Xuân Tước,
Cây Dừa Lão Bến Tre 82 Tuổi.
của nhà văn Xuân Vũ (12/2002)