Tiểu Sử ( nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m_Duy )
Phạm Duy (5 tháng 10 năm 1921 – 27 tháng 1 năm 2013), tên khai sinh Phạm Duy Cẩn là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam. Ông được nhiều người đánh giá là nhạc sĩ lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại, trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt. Nhạc của ông thường sử dụng những yếu tố nền tảng của âm nhạc cổ truyền Việt Nam kết hợp với những kỹ thuật, cấu trúc của nhạc hàn lâm Tây phương, tạo nên một phong cách riêng với nhiều tác phẩm lớn có tính đột phá, giàu ảnh hưởng đối với các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ.
Tác Phẩm:
Các sáng tác của Phạm Duy có thể chia ra làm nhiều loại:
* Nhạc thiếu nhi: Sáng tác cho trẻ em như Em bé quê (sáng tác trước năm 1975),Ông trăng xuống chơi; Thằng Bờm có cái quạt mo,Chú bé bắt được con công (phổ nhạc từ đồng dao); Một đàn chim nhỏ; Bé bắt dế; Đưa bé đến trường;Bé,cây đàn,ngôi nhà xinh,đồi cỏ.
* Nhạc kháng chiến: Sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ngoài những tác phẩm ca ngợi kháng chiến như Xuất quân, Nhạc tuổi xanh, Gươm tráng sĩ, Bên ni bên tê…, còn lại là những bài nói lên tâm trạng cũng như chia sẻ những đau thương mất mát của người dân đằng sau cuộc chiến: Bà mẹ Gio Linh, Mười hai lời ru, Chiến sĩ vô danh….
* Nhạc quê hương, tự tình dân tộc: Một phần quan trọng trong sự nghiệp của ông, gồm những bài ca ngợi, tự tình với quê hương đất nước và dân tộc. Nhiều bài hát mang những hình ảnh rất quen thuộc với miền đồng quê Việt Nam: con trâu, đồng lúa, cái cày, cô gánh lúa… Nhiều bài rất quen thuộc với người Việt: Tình ca, Về miền Trung, Tình hoài hương, Bà mẹ quê, Vợ chồng quê…
* Nhạc tình đôi lứa: Tình yêu là một đề tài lớn trong cuộc đời cũng như trong sự nghiệp sáng tác của Phạm Duy. Nhạc tình đôi lứa có khối lượng nhiều nhất trong kho nhạc đồ sộ của ông, có thể kể những bài được giới trẻ trong nam ngoài bắc hát như Hẹn hò, Cỏ hồng, Ngày đó chúng mình, Cây đàn bỏ quên, Phượng yêu, Kiếp nào có yêu nhau, Đừng xa nhau, Mưa rơi, Đường em đi, Tôi còn yêu tôi cứ yêu, Trả lại em yêu, Giết người trong mộng…
* Nhạc tâm tư: Ngoài viết về tình yêu trai gái, tình yêu quê hương, thì những sự suy tưởng cao siêu hay nhớ nhung buồn nản vẩn vơ cũng được Phạm Duy ghi lại thành nhạc, có thể kể đến Đường chiều lá rụng, Bên cầu biên giới, Chiều về trên sông, Dạ lai hương, Viễn du… Hay những bài nói lên tâm trạng phẫn uất trước nội chiến, cảm khái trước thế thời như: Huyền sử ca một người mang tên Quốc.
* Trường ca: Những tác phẩm lớn khiến ông có một địa vị chắc chắn trong nền tân nhạc Việt Nam: Con đường cái quan, Mẹ Việt Nam, Hàn Mạc Tử, sau này là Minh họa Kiều, bản trường ca dài nhất và hoàn thành lâu nhất của ông.
* Rong ca: Gồm 10 bài sáng tác năm 1988: Người tình già trên đầu non, Hẹn em năm 2000, Mẹ năm 2000, Mộ phần thế kỷ, Ngụ ngôn mùa Xuân, Nắng chiều rực rỡ, Bài hát nghìn thu, Trăng già, Ngựa hồng, Rong khúc.
* Đạo ca: Gồm 10 bài, phổ thơ của Phạm Thiên Thư vào thập niên 1970: Pháp thân, Đại nguyện, Chàng dũng sĩ và con ngựa vàng, Quán thế âm, Một cành mai, Lời ru bú mớm nâng niu, Qua suối mây hồng, Giọt chuông cam lộ, Chắp tay hoa, Tâm xuân.
* Thiền ca: Gồm 10 bài, sáng tác vào thập niên 1980: Thinh không, Võng, Thế thôi, Không tên, Xuân, Chiều, Người tình, Răn, Thiên đàng địa ngục, Nhân quả.
* Tâm ca: Gồm 10 bài, thở than về những xáo trộn trong cuộc sống người dân miền Nam thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam sụp đổ: Tôi ước mơ (thơ Thích Nhất Hạnh), Để lại cho em (thơ Nguyễn Đắc Xuân), Tiếng hát to, Ngồi gần nhau, Giọt mưa trên lá, Một cành củi khô, Kẻ thù ta (ý thơ Nhất Hạnh), Ru người hấp hối, Tôi bảo tôi mãi mà tôi không nghe, Hát với tôi. Ngoài ra còn nhiều bài khác cũng theo hướng Tâm ca như Những gì sẽ đem theo về cõi chết, Tôi còn yêu tôi cứ yêu.
* Nhạc phản chiến (Tâm phẫn ca): Sáng tác sau Tết Mậu Thân: Tôi không phải gỗ đá, Nhân danh (thơ Tâm Hằng), Bi hài kịch (thơ Thái Luân), Đi vào quê hương (thơ Hoa Đất Nắng), Người lính trẻ, Bà mẹ phù sa… Ngoài ra còn một số bài sáng tác cho phong trào du ca.
* Tục ca, vỉa hè ca: Gồm những bài ca mang tính chất xã hội, có hình thức bình dân (Vỉa hè ca) hay dung tục (Tục ca), nội dung nói lên các vấn đề chính trị, xã hội và đời sống lúc bấy giờ.
Bên cạnh những thể loại kể trên, còn có Tổ khúc Bầy chim bỏ xứ, Tị nạn ca nói về tâm trạng và sự khó nhọc của người ly hương; Hoàng Cầm ca phổ những bài thơ của thi sĩ Hoàng Cầm; Hương ca sáng tác khi ông về ở Việt Nam, và tập cuối cùng là Dị khúc, bao gồm 10 ca khúc phổ thơ của thi sĩ Bích Khê.
* Trường ca
Trường ca là một thể loại quan trọng trong sự nghiệp Phạm Duy, và cũng để nhấn mạnh vai trò của ông trong nền âm nhạc Việt Nam vốn không có nhiều trường ca thành công. Bản trường ca đầu tiên của ông là Con đường cái quan, viết từ năm 1954 tới 1960, cùng với Mẹ Việt Nam liền sau đó, là hai tác phẩm được quan tâm lớn và coi là thành công nhất cho tới nay. Trường ca dài nhất và cũng được ông thực hiện lâu nhất là Minh họa Kiều, chỉ mới hoàn thành và xuất bản gần đây và chưa có nhiều nhà nghiên cứu nói về nó.
Con đường cái quan
Mẹ Việt Nam
Hàn Mạc Tử
Bài chi tiết: Hàn Mặc Tử (trường ca)
Bầy chim bỏ xứ
Minh họa Kiều