Mẹ Tôi

Truyện ngắn của André Gide

Người dịch: Trần Ngọc Phương

André Gide (1869-1951) nhà văn Pháp, Nobel văn chương 1947. Cha là
giáo sư luật đại học Paris nhưng mất sớm. Sáng tác đầu tay là cuốn tự
truyện Les cahiers d’André walter 1891 viết bằng thơ và văn xuôi đầy
chất thơ, kể về sự giằng xé, giày vò giữa thể xác và tâm hồn. Đồng
sáng lập tạp chí Nouvell Revue Francaise 1908 có ảnh hưởng lớn đến sự
phát triển của nền văn học Pháp và thế giới. Ông rời Pháp đi Africa
vào 1942 và sống ở Tunis cho tới khi chiến tranh thế giới thứ hai kết
thúc. Rất nhiều tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Việt Nam như
L’Immoraliste (Kẻ vô luân), La Porte étroite (Khung cửa hẹp), La
Symphonie pastorale (Hoà âm điền dã), Les Faux-monnayeurs (Kẻ làm bạc
giả), Les Nourritures terrestres (Dưỡng chất trần gian)…Cuộc đời của
Gide phần lớn dành cho các hoạt động văn học. Các tác phẩm của ông
mang nặng tính chất tự thuật.

Khi tôi chấm dứt mọi quan hệ với nhà trường, mẹ tôi quyết định cho tôi
‘vào đời’. Nhưng bà bị ‘bứng khỏi’ khỏi Rouen và được đưa đến Paris,
nơi bà chưa hề nhận biết ai, ngoại trừ một số anh em họ rất xa của
chúng tôi và vợ vài người bạn đồng nghiệp của cha tôi ở phân Khoa
Luật. Vả lại, nơi đó ắt hẳn là bà sẽ phải cảm thấy lạc lõng, bởi vì
cái giới mà dường như có lẽ làm tôi thích thú – giới văn nghệ sĩ – thì
không phải là giới của bà.

Tôi đã quên Salon văn nghệ nào bà đã dẫn tôi đến vào thời đầu này, có
lẽ là nhà của Sausine, người anh em họ của chúng tôi ở khu Rue
d’Athenes, mỗi tuần tôi đến hai lần để học những bài học khiêu vũ buồn
tẻ. Một hôm rảnh rỗi, tôi được giới thiệu với một số nhân vật trong
cuộc mạn đàm, và cuộc mạn đàm thì – cũng giống như tất cả các cuộc tụ
hợp của giới thượng lưu như thế – toàn là những điệu bộ màu mè và một
mớ chuyện vặt vãnh.

Những mệnh phụ phu nhân khác không ghi dấu ấn nhiều trong tôi bằng mẹ
tôi. Tôi hầu như không nhận ra bà. Thường thì bà rất khiêm tốn, rất dè
dặt, và có thể nói rằng là rất sợ có ý kiến riêng. Nhưng trong cuộc
giao tiếp đàm luận trong phòng khách này, bà dường như tự tin và dù
không chút tự khẳng định mình, bà rất hoàn toàn thoải mái. Có vẻ dường
như bà đã tự lao vào cuộc chơi và đã chơi đúng một cách chính xác,
không coi có chút gì là quan trọng. Bà thích nghi với tấn trò hài xã
hội khá dễ dàng, mà trong tấn trò này mọi thứ đều giả vờ.

Dường như với tôi, giữa tất cả những cái vô vị tẻ nhạt và ngốc nghếch,
một số lời nhận xét hợp lý cá biệt của bà lao xộc vào cuộc đàm luận
chung đã làm xẹp ngay tức khắc những bình luận lố bịch buồn cười, và
làm chúng tan vào trong khí loãng như bóng ma lúc tảng sáng.

Tôi hết sức ngạc nhiên, hết sức ngưỡng mộ và thán phục. Tôi đã nói với
mẹ tôi như thế, khi chúng tôi chỉ còn lại một mình với nhau, ngay sau
khi thoát khỏi hội chợ phù hoa này. Buổi chiều hôm ấy, tôi đi ăn cơm ở
ngoài, tôi nghĩ là cùng với Pierre Louys. Dẫu sao, tôi còn nhớ việc
rời bỏ cô ta ở góc phố Rue d’Athènes. Nhưng hầu như sau bữa ăn tôi về
nhà ngay, tôi nôn nóng gặp mẹ tôi. Chúng tôi đang sống ở Rue de
Commaille. Những của sổ của dãy phòng chúng tôi nhìn ra khu vườn chạy
dọc theo con đường ở mặt sau. Mẹ tôi đang đứng ở bao lơn. Bà đã trút
bỏ bộ quần áo loè loẹt và tôi thấy bà trong y phục xám xịt giản dị
thường ngày. Đó là thời điểm trong năm những cây Acacias toả ra hương
thơm đầu tiên của nó. Mẹ tôi dường như trầm ngâm suy nghĩ. Bà không
bao giờ thích nói về mình và rõ ràng bây giờ, cái cảm xúc của mùa xuân
đã làm bà mạnh dạn nói:

– Những điều con nói lúc ấy, khi chúng ta vừa rời khỏi, có thật như
thế không? – Bà bắt đầu thật khó khăn – Con có quả thực nghĩ như thế
không? Mẹ thì…, mẹ có dáng kiểu cách quý phái như những mệnh phụ phu
nhân khác không?

Và khi tôi bắt đầu quả quyết, bà tiếp tục buồn bã nói:

– Ước gì cha con ít nhất một lần nói với mẹ như thế…Mẹ chưa bao giờ
dám hỏi ông. Điều đó thì rất quan trọng với mẹ khi ba mẹ đi ra ngoài
với nhau, mẹ muốn biết xem ông…

Bà ngừng lại một lúc. Tôi nhìn bà đang cố gắng cầm nước mắt, và bằng
giọng thấp hơn, hầu như khó nghe rõ, bà tiếp tục: Xem ông có hài lòng
mẹ không?

Tôi cho rằng lời nói của bà là đúng. Và nó làm tôi hiểu ngay lập tức
bao nhiêu điều không xác thực. Những nghi ngờ không nói ra được, những
hi vọng vẫn dai dẳng chưa tròn dưới cái lớp vỏ ngoài hạnh phúc, ngay
cả trong sự kết hợp thân nhất – đối với cuộc hôn nhân của cha mẹ tôi
như thế – trong đôi mắt của mọi người, kể cả con trai họ. Điều mẹ tôi
đã chờ đợi trong vô vọng không phải là lời khen nể từ cha tôi. Nhưng
đúng là mẹ tôi đã đạt mục đích dường như đáng kính đối với ông, rằng
ông không thất vọng về bà. Còn điều cha tôi nghĩ, tôi chẳng có thể nói
thêm được chút gì với bà. Buổi chiều hôm đó, tôi nhận ra rằng, mọi tâm
hồn mang đi đến nấm mồ, ở đó chúng sẽ mãi mãi giấu kín những bí mật.

Tôi yêu mọi thứ ở mẹ tôi, mà những cái đó là phần bản tính của bà. Đôi
khi bà cũng có những cơn ngẫu hứng, nhưng cơn ngẫu hứng của bà bị kìm
hãm bởi những qui ước và sự méo mó lệch lạc của nền giáo dục tư sản
thường để lại (Nhưng điều này không hẳn luôn luôn thế. Tôi nhớ rằng bà
đã có can đảm bất chấp lời khuyên của gia đình bà bằng việc đi chăm
sóc những nông dân vùng La Roque trong suốt thời kì cơn dịch bệnh đậu
lào). Một sự giáo dục như thế thì rất tốt, những bản năng xấu có hại,
bị kềm chế. Nhưng nó cũng thù địch với những xúc cảm hào phóng của con
tim một cách đáng trách nhất. Nó ngăn trở và làm lệch hướng những tình
cảm tốt, bởi vì nó làm cho ta tính toán thiệt hơn.

Chẳng hạn, có lần mẹ tôi bảo tôi bà có ý muốn tặng quyển tự điển
Littré cho Anna Shackleton, người bạn nghèo khó của chúng tôi, đứa bé
mà tôi yêu như con. Tôi hết sức vui mừng. Khi mẹ tôi thêm vào: Quyển
mẹ cho ba con thì bên ngoài bọc bằng da thuộc, mẹ quyết định cho Anna
quyển bìa sần. Tôi hiểu ngay lập tức điều tôi chưa biết, rằng loại tự
điển sần ấy rẻ tiền hơn nhiều. Trong chốc lát nỗi vui mừng của tôi
tiêu tan đi. Rõ ràng, mẹ tôi có chú ý đến điều này vì bà tiếp tục rất
nhanh:

– Nó không biết phân biệt khác nhau đâu.

Không, không. Việc cho tặng xuất phát từ bản tính của bà, nhưng điều
này có ý nghĩa hơi chút mưu mẹo. Và tôi cũng chút bực tức ở điều mong
muốn của bà, bà coi tôi là người cùng tham gia làm điều đó.

Tôi đã mất tất cả những kí ức cả ngàn vấn đề quan trọng hơn. Nhưng tại
sao vài câu nói của mẹ tôi còn hằn sâu trong trái tim tôi? Có lẽ, bởi
vì chính tôi cũng cảm thấy có khả năng về ý nghĩ như vậy, những câu
nói như vậy, mặc dù phản đối thậm tệ, chúng cũng đã kích thích trong
tôi. Có lẽ, tôi cũng – vào lúc này – trở nên ý thức về sự méo mó lệch
lạc ngược với điều tôi sẽ phải đấu tranh. Cái méo mó lệch lạc ấy tôi
rất buồn và rất ngạc nhiên đã khám phá ra ở mẹ tôi.

Những điều khác nữa, thì vẫn còn ẩn dấu trong nhân phẩm hài hoà của
bà, vì thế không dễ nhận thấy. Và có lẽ kí ức tôi đã tóm bắt được về
nét này, cái nét hơi khá không đáng tôn kính của bà. Chỉ bởi vì tôi
không thể nhận ra nó là của bà. Một sự cảnh cáo đối với tôi! Thật bền
vững làm sao sự dạy dỗ méo mó mà bà để lại, bởi vì cái quan điểm lệch
lạc ấy thỉnh thoảng nó chiếm trội ưu thế như vậy.

Nhưng mẹ tôi không thể phân biệt bản tính ngẫu hứng tự nhiên với cá
tính theo tập tục thói thường của bà. Dễ hiểu là bà bị vây quanh bởi
những người như thế, những kẻ cũng bị bao quanh tương tự như thế.
Trước hết là bà còn quá lo âu và bất ổn về mình, làm bản tính của bà
không ở thế chủ động. Bà vẫn giữ cho đến cuối sự kính trọng của bà đối
với người khác và những ý kiến của họ. Bà luôn luôn lo lắng để cải
thiện nhưng chỉ chấp nhận sự cải thiện theo quan điểm thói thường. Bà
luôn luôn cố gắng để làm tốt hơn nhưng không bao giờ thực hiện, bởi vì
bà quá khiêm tốn. Điều tốt nhất ở bà thì đúng là điều đòi hỏi phải có
sự nổ lực tối thiểu của ý chí.

Trần Ngọc Phương dịch{jcomments on}

 

0 thoughts on “Mẹ Tôi

  1. Phượng

    Bà mẹ nầy rất độc đáo .Cám ơn người bà con giới thiệu văn học ngoài trong một buổi sáng đẹp trời.

    Reply
  2. Quốc Tuyên

    Tác giả kể rất thực về mẹ của mình qua đó thấy được tình yêu thương, lòng quý mến của TG qua những việc làm của mẹ.
    Cám ơn Phương nhiều nha.

    Reply
  3. Thu Thủy

    Một tác giả TT rất thích từ hồi còn đi học.Cám ơn anh Phương đã giới thiệu nhà văn André Gide, ở nhà TT còn các cuốn La Porte étroite (Khung cửa hẹp), La Symphonie pastorale (Hoà âm điền dã) và cuốn Vỡ mộng (Isabelle) mà để trên kệ cao lâu nay không để mắt đến không biết có còn đọc được không.
    Bà mẹ trong câu chuyện rất đặc biệt và lòng yêu thương mẹ của người con cũng rất đặc biệt.

    Reply
  4. Phượng

    Nhưng mẹ tôi không thể phân biệt bản tính ngẫu hứng tự nhiên với cá tính theo tập tục thói thường của bà. Dễ hiểu là bà bị vây quanh bởi những người như thế, những kẻ cũng bị bao quanh tương tự như thế.
    Trước hết là bà còn quá lo âu và bất ổn về mình, làm bản tính của bà không ở thế chủ động. Bà vẫn giữ cho đến cuối sự kính trọng của bà đối với người khác và những ý kiến của họ. Bà luôn luôn lo lắng để cải thiện nhưng chỉ chấp nhận sự cải thiện theo quan điểm thói thường. Bà luôn luôn cố gắng để làm tốt hơn nhưng không bao giờ thực hiện, bởi vì bà quá khiêm tốn. Điều tốt nhất ở bà thì đúng là điều đòi hỏi phải có sự nổ lực tối thiểu của ý chí.

    Tội cho người mẹ của văn sĩ , bị nhà văn mổ xẻ tận tình.

    Reply
  5. nguyentiet

    Một người mẹ như vậy ( tốt có,xấu có) kiểu như trong câu chuyện cũng giống những người mẹ trong thời đại hiện nay của VN.Tác giả phân tích kỹ tính cách của mẹ như vậy để hiểu mẹ hơn .Vì là con người thì làm sao không có mặt tốt mặt xấu ,làm sao đòi hỏi mẹ phải là người “hoàn thiện”!

    Reply
  6. Giáng Hương

    Bà mẹ nầy thật hay, luôn muốn làm cho con cái tự hào về mình bởi từ tấm lòng thương con thiết tha .

    Reply
  7. Phan Lợi

    Những mệnh phụ phu nhân khác không ghi dấu ấn nhiều trong tôi bằng mẹ tôi. Tôi hầu như không nhận ra bà. Thường thì bà rất khiêm tốn, rất dè dặt, và có thể nói rằng là rất sợ có ý kiến riêng. Nhưng trong cuộc giao tiếp đàm luận trong phòng khách này, bà dường như tự tin và dù không chút tự khẳng định mình, bà rất hoàn toàn thoải mái. Có vẻ dường như bà đã tự lao vào cuộc chơi và đã chơi đúng một cách chính xác, không coi có chút gì là quan trọng. Bà thích nghi với tấn trò hài xã hội khá dễ dàng, mà trong tấn trò này mọi thứ đều giả vờ.
    Hỡi ơi! bà đã cố gắng vô cùng để được như vậy .

    Reply
  8. Giáng Hương

    Bà ngoại nước ngoài khác với mẹ VN đó nghe không thấy tảo tần một nắng hai sương gì cả ?

    Reply
  9. Phuong

    Cám ơn các bạn ghé thăm. Phuong cũng thấy giống như nhiều bạn nhận xét, điểm khác biệt giữa hai nền văn hoá là ở Á Đông nặng tình cảm, lòng kính trọng yêu thương người mẹ không điều kiện, dù đó là mẹ mìn hay má mì. Ở Phương Tây duy lý hơn, trong yêu thương tôn trọng có kèm theo sự phê phán.

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published.