.
*Thầy Lê Lâu
…Ngày khai giảng năm học, đứng trước những em học sinh lớp 5 của mình, cô đã nói một điều không đúng sự thật.
Như đa số giáo viên, cô nhin các em và nói rằng mình yêu thương tất cả đều như nhau.
Nhưng điều đó cô không thể làm được, bởi gì ngay bàn đầu có một học sinh cá biệt đang ngồi cau có tên là Teddy Stallard.
Cô Thompson đã quan sát Teddy năm học trước và để ý rằng em không hoà thuận với bạn bè, quần áo lúc nào cũng lôi thôi lếch thếch, còn người ngợm thì bẩn thiểu hôi hám.
Và tính tình Teddy thì cau có khó chịu đến độ cô Thompson rất thích thú khi cô dùng một cây bút đỏ đầu to gạch chéo lên bài tập và cho một điểm F thật lớn trên bài làm của Teddy!.
Tại trường cô dạy, cô Thompson có nhiệm vụ phải đọc lại các hồ sơ năm trước của học sinh mình và cô để học bạ của Teddy vào cuối xấp. Thế nhưng khi đọc hồ sơ của em, cô lấy làm ngạc nhiên.
Cô giáo lớp một ghi: “Teddy là một học sinh vui vẻ, học giỏi và chăm ngoan, là nguồn vui cho mọi người xung quanh…”
Cô giáo lớp hai ghi: “Teddy là một học sinh xuất sắc, được mọi người yêu quý nhưng có một chút vấn đề vì mẹ em đang bệnh vào giai đoạn cuối và gia đình thật sự cam go”.
Cô giáo lớp ba ghi: “Cái chết của người mẹ gây nhiều mất mát nơi em. Em cố gắng học nhưng cha em không mấy quan tâm tới con cái, và đời sống gia đình sẽ ảnh hưởng tới em nếu như em không được giúp đỡ”.
Cô giáo lớp bốn ghi: “Teddy tỏ ra thờ ơ, không thích thú học hành, em không có nhiều bạn, thỉnh thoảng lại ngủ gục trong lớp”.
Đọc đến đây, cô Thompson hiểu ra vấn đề và cảm thấy hổ thẹn với chính mình.
Cô càng cảm thấy bối rối hơn khi mọi học sinh trong lớp đều tặng cô những món quà Giáng sinh gói giấy màu và gắn nơ thật đẹp, …ngoại trừ Teddy.
Quà của em được gói vụng về bằng giấy gói hàng dầy cui của các tiệm tạp hóa.
Cô Thompson cảm thấy đau lòng khi phải mở gói quà ấy ra trước mặt cả lớp.
Một vài học sinh đã bật cười khi thấy cô giơ lên một chiếc vòng kim cương giả cũ kỹ và bị sứt mất một vài hạt, và một lọ nước hoa chỉ còn được một phần tư.
Nhưng cô đã dập tắt tiếng cười chế nhạo khi khen chiếc vòng đẹp và đeo nó ngay vào tay, cô lại còn xức vài giọt nước hoa lên cổ tay.
Hôm đó, Teddy nán lại cho đến cuối giờ để nói với cô: “Thưa cô, hôm nay cô thơm như mẹ em ngày xưa!”.
Sau khi học sinh ra về, cô đã ngồi khóc cả giờ đồng hồ tại lớp.
Kể từ hôm đó, cô không chỉ dạy đọc, dạy viết, day toán. Thay vào đó, cô dạy các em…
Cô Thompson quan tâm đặc biệt tới Teddy, cô càng dạy em, thì em thì càng linh hoạt, cô càng khích lệ, thì em càng lấn tới.
Đến cuối năm, Teddy là một trong số những học sinh giỏi nhất lớp.
Và dù cô nói dối rằng cô yêu thương mọi học sinh nhiều như nhau thì Teddy vẫn là “học trò cưng” của cô.
Năm sau, cô nhặt được một mẩu giấy nhét qua khe cửa nhà mình, Teddy viết: “Cô là cô giáo tuyệt vời nhất trong cuộc đời em!”.
Sáu năm sau, cô lại nhận được một bức thư ngắn từ Teddy. Cậu cho biết đã tốt nghiệp trung học, đứng hạng ba trong lớp… và “Cô vẫn là cô giáo tuyệt vời nhất trong cuộc đời em!”.
Bốn năm nữa trôi qua, cô nhận được thư của Teddy cho biết, dù hoàn cảnh khó khăn, cậu vẫn tiếp tục học, cậu quyết tâm học hành và nay mai sẽ ra trường với thứ hạng cao nhất. Cậu vẫn không quên lặp lại: “Cô vẫn là cô giáo tuyệt vời nhất trên đời”.
Bốn năm nữa qua đi, cô lại nhận thêm một bức thư của Teddy, anh cho biết rằng sau khi đỗ cử nhân, anh đã quyết định học tiếp lên cao, và cuối thư: “Cô vẫn là cô giáo tuyệt vời nhất đời em”, nhưng bây giờ thì ký tên có dài hơn: Theodore F.Stallard – Bác sĩ.
Nhưng câu chuyện chưa kết thúc tại đây. Còn thêm một bức thư nữa vào mùa xuân năm ấy. Teddy bảo rằng đã gặp người mình yêu và định kết hôn. Anh nói rằng cha mình qua đời vài năm trước nên mong rằng cô vui lòng đến dự lễ cưới và ngồi vào ghế dành cho người mẹ của chú rể.
Dĩ nhiên là cô nhận lời. Bạn đoán điều gì không?
Cô đeo chiếc vòng kim cương giả cũ kỹ đã sứt mất vài hạt. Hơn thế nữa cô xức nước hoa giúp Teddy nhớ mùi của mẹ trong ngày lễ Giáng sinh cuối cùng còn mẹ ở bên mình.
Họ ôm nhau vào lòng và bác sĩ Stallard đã thỏ thẻ vào tai cô Thompson: “Cám ơn cô vì cô đã tin tưởng em, cám ơn cô vì cô đã cho em thấy mình quan trọng, và chỉ cho em biết rằng em có thể làm cho mọi sự khác đi”.
Nước mắt lưng tròng, cô Thompson thì thầm lại: “Em nói sai rồi Teddy à! Chính em mới là người chỉ cho cô rằng cô có thể làm cho mọi sự khác đi. Cô chưa từng biết dạy học đúng nghĩa, cho tới ngày cô gặp được em…”.
Bạn không thể biết rằng mình ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống của một ai khác qua việc mình làm… hay việc mình không làm.
Xin suy nghĩ về điều nầy trên hành trình cuộc sống của bạn, và cố gắng làm một điều gì khác trong cuộc đời của một ai đó, ngay hôm nay.{jcomments on}
Bạn không thể biết rằng mình ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống của một ai khác qua việc mình làm… hay việc mình không làm.
Xin suy nghĩ về điều nầy trên hành trình cuộc sống của bạn, và cố gắng làm một điều gì khác trong cuộc đời của một ai đó, ngay hôm nay.
Hay quá thầy ơi. Cám ơn thầy
cô giáo trong bài giống bagiakhoua quá .
Bài viết rất hay. Làm nghề giáo phải có cái tâm, phải hiểu hoàn cảnh học trò mình. Cô Thompson đã từng dạy tốt nhưng với học trò Teddy cô đã thực hiện rất đúng đắn chức năng của một người làm nghề giáo một thiên chức cô giáo như mẹ hiền.
Bài sưu tầm của một nhà giáo quá hay .
cam on anh,toi da ngo ra nhieu dieu tu bai viet nay.
Nước mắt lưng tròng, cô Thompson thì thầm lại: “Em nói sai rồi Teddy à! Chính em mới là người chỉ cho cô rằng cô có thể làm cho mọi sự khác đi. Cô chưa từng biết dạy học đúng nghĩa, cho tới ngày cô gặp được em…”.
Hay lắm Thầy ơi! Em cũng là một cô giáo và em cũng đã “học” được nhiều điều từ những cô cậu học trò nhỏ của mình và em cũng nhận được niềm vui , hạnh phúc từ những tâm hồn ngây thơ trong sáng ấy.Em cám ơn Thầy . Mong Thầy luôn khỏe mạnh và bình an trong cuộc sống.
Lâu quá mới được nhìn hình Thầy của chúng mình ngày đó Thầy
vẫn đạo mạo như ngày nào .Cám ơn Thầy cho đọc bài sưu tầm rất hay .
Cảm ơn Thầy đã sưu tầm một bài viết rất hay và cảm động lắm.
Bài sưu tầm rất có ý nghĩa và vô cùng xúc động! Con cám ơn Thầy rất nhiều!