Chuyện Hai Mình( Tập Tám)

Cùng viết: Tony & Rainy
TẬP TÁM: KHÔNG THỂ MẤT ĐƯỢC

Em về hái những vì sao
Để cho thơ được chiêm bao thấy người( Thơ Hạt Dưa)

 

Rainy thư sinh thấy thiên hạ cứ đau đáu về hận thù và chiến đấu y chán nản quá, nhân lúc mọi người không để ý, y lén ra khỏi bệnh viện vừa đi vừa ngắm cảnh. Trăng thượng tuần lửng lơ như chiếc thuyền thủy tinh treo trên đỉnh đầu y, làn gió mát từ biển thổi vào làm không khí ban đêm dịu mát, y nhìn về phía biển những chiếc thuyền nhấp nháy ánh đèn từ ngoài khơi đem lại một cảm giác bình yên. Những điều y nói ra ban nãy với mọi người là lạ lùng nhưng mà thực sự là như vậy, từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ có người nào ghét y và y cũng chưa bao giờ phải căm ghét một cá nhân nào? cả đến khi vào đời hai chữ cơm áo cũng chưa bao giờ làm y bận tâm, giống như thời đi học trong bửa cơm y lần lượt kể cho mẫu thân những sự việc xảy ra trong ngày và nhận những lời bảo ban từ người mẹ thân thiết, nhà thường xuyên chỉ có hai mẹ con mà lúc nào
rộn rã tiếng cười, hai mẹ con trêu nhau và đùa nghịch như hai người bạn, y cảm thấy nhớ mẹ,  y thừa hưởng tính vị tha của mẹ luôn sợ làm tha nhân buồn, nên không tha nhân nào nỡ làm y buồn, bây giờ nhìn vẻ bực tức hận thù trên khuôn mặt và ngôn ngữ những người y mới quen, y đâm ra sợ hãi và cảm thấy giữa mình với họ có một khoảng cách quá xa ngay cả với vị công tử vừa kết nghĩa mà y hết lòng yêu quý.

Y nhìn mặt trăng và cảm thấy hình như chị Hằng cũng đang chế nhạo y, y nhủ thầm:
-Ta bị lạc mất rồi! ta đi quá xa và quên mất lối về rồi hỡi ơi!.
Y cảm thấy buồn vô hạn, định bụng ngày mai khăn gói về nhà để mặt vị tiểu huynh ở lại.
– Đệ lén huynh ra đây để làm thơ phải không?
Y quay lại, Tony công tử đứng sau lưng từ bao giờ đang mỉn cười, y lo lắng hỏi:
– Huynh ghét đệ lắm phải không?
-Tại sao huynh lại ghét đệ?.
-Vì đệ không yêu nước như huynh và những người bạn của huynh?
Tony công tử trấn an y:
-Chẳng sao cả. Dù Đệ có làm gì chăng nữa, đâu có sao? Đệ vẫn là đệ tốt của huynh mà. Thôi đi ngủ đi. Giữ gìn sức khỏe, đừng nghĩ vẩn vơ.
Cả hai đi về. Rainy người nhìn lên , mặt trăng đang cười như vỗ về y:
– Yên tâm, ngủ đi, ngủ đi.
Sáng hôm sau, cả hai ngủ dậy hơi muộn, BS Trần Tuấn và hai cô Trương Thúy Bình và Sương Mai đã đi làm việc. Trên bàn ăn có hai tô cháo điểm tâm cho hai người. Cả hai ăn xong thì Ngọc Dung cô nương đã mời hai người đến Hội Trường để gặp các gia tộc họ Đặng, họ Võ, họ Phạm, họ Nguyễn và các vị bô lão khác.
Khi cả hai dến hội trường thì đón tiếp họ là các vị cao niên của Cù Lao Ré, các vị niềm nở hỏi thăm hai người đêm qua ngủ có ngon không? xong một vị họ râu dài cám ơn Tony công tử trong buổi sơ giao mà đã tặng họ thảo dược quý:
À thì ra ông lão nầy là Nguyễn lão gia thân phụ của Ngọc Dung và Minh Dung cô nương. Tony công tử cúi đầu đáp lễ, có lẽ được nghe câu chuyện đêm qua nên các bô lão trọng vọng Tony công tử nhiều hơn Rainy thư sinh.
Phạm lão gia nói luôn một hơi:
-Bọn hải tặc nầy hiện nay đang đóng quân ở nhóm đảo Bãi Cát Vàng, cách Cù Lao Ré chúng ta theo đường chim bay khoảng 123 hải lý. Thật ra nhóm đảo Bãi Cát Vàng nguyên thủy là của chúng ta được xác định chủ quyền từ đời các vua triều Nguyễn, bọn giặc nầy lợi dụng địa thế hải đảo xa xôi nên chiếm cứ đã gần bốn mươi năm, thi hành chiến thuật vừa ăn cướp
vừa la làng, càng ngày càng sinh tệ, nghề đánh cá là nghề nuôi sống gia đình của ngư dân các huyện hải đảo , bọn hải tặc còn nhẫn tâm phá hoại ăn cướp nguồn lợi biển lâu nay của nhân dân Việt Nam ta.
Đặng lão gia thì đưa cho Tony công tử coi  Một sắc chỉ của triều đình Nguyễn liên quan đến việc canh giữ quần đảo Hoàng Sa được gia tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, gìn giữ gần 200  năm qua.
Tony công tử vốn uyên thâm về Hán học nên y dịch cho Rainy và các vị tường tận:
– Đây là sắc chỉ của vua Minh Mạng (triều Nguyễn), phái một đội thuyền gồm 3 chiếc với 24 lính thủy ra canh giữ đảo Bãi Cát Vàng vào ngày 15 tháng 4 năm Minh Mạng thứ 15 (tức năm Ất Mùi 1835). Sắc chỉ này là bằng chứng lịch sử khẳng định mỗi năm vua Minh Mạng đều cho thành lập một hải đội gồm các thợ lặn thiện chiến nhất ở Lý Sơn giong buồm đến Bãi Cát Vàng để tìm hải vật và cắm bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo này. Triều đình từ thời đó cũng đã xác định đây là công việc rất quan trọng, được phối hợp chặt chẽ từ trung ương đến địa phương trong việc lập bản đồ, cắm mốc chủ quyền, trồng cây và bảo vệ quần đảo Bãi Cát Vàng
Nhìn sắc chỉ bằng chữ Hán cũ kỷ được gia phả họ Đặng trân trọng gìn giữ gần 200 năm nay mọi người ai ai cũng xúc động thậm chỉ có vị bô lão lấy tay chùi nước mắt.
Đặng lão gia sụt sùi kể lại hành trình giữ biển của tổ tiên ngày trước, hào khí không thua gì các phi vụ Thần công của Nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ hai:
-Trước khi giong buồm vượt biển Đông, các thành viên của hải đội Bãi Cát Vàng được gia đình, họ tộc làm lễ “tế sống”, gọi là Lễ khao lề tế (thế) lính Bãi Cát Vàng Lễ này thường diễn ra vào tháng 2 và 3 hằng năm ở đảo Cù Lao Ré. Mỗi người lính được tạc một hình nhân để thế mạng và chôn vào các ngôi mộ gió, bởi chuyến đi của họ giống như cuộc ra đi của Kinh Kha trên bờ Dịch Thủy năm xưa

Ở Cù Lao Ré ngày nay, vẫn còn vô vàng những ngôi mộ gió này. Các hải đội  nối tiếp nhau đến Bãi Cát Vàng trên những chiếc ghe bầu được đóng bằng gỗ chò mà người xưa hay gọi là tiểu điếu thuyền. Ghe chỉ rộng khoảng 3m, dài hơn 10m, chở được 10 người. Nương theo chiều gió, ghe căng ba cánh buồm cùng với sức chèo đi khoảng ba ngày ba đêm thì đến đảo Bãi Cát Vàng. Ngoài lương thực, nước uống được mang theo tạm đủ dùng trong 6 tháng, những người lính còn bắt cá, chim làm lương thực trong suốt chiều dài hải phận. Trước khi ra đi, các thành viên không quên mang theo bên mình một thẻ bài ghi rõ danh tính, quê quán, phiên hiệu hải đội. Mỗi người còn chuẩn bị một chiếc chiếu, dây mây, nẹp tre để lo hậu sự cho chính mình nếu không thể trở về đất liền.
Rainy thư sinh vốn là người dễ mũi lòng. Khí thế hận thù không làm y rung động nhưng khi nghe câu chuyện những người lính thú xa xưa lênh đênh trên hải đảo không hẹn ngày về thì y rưng rưng ngấn lệ.
Tony công tử đề nghị:
-Không thể để cho bọn hải tặc lộng hành mãi được. Chúng ta phải dành lại những gì mà cha ông ta đã đổ biết bao nhiêu xương máu mới có được vùng trời vùng biển hôm nay.
Các bô lão thở dài:
– Gia đình chúng tôi chỉ là những ngư dân không có tấc sắt cầm tay trong khi bọn hải tặc tàu chiến lớn, quân đội đông , súng ống nhiều, dù hận thấu xương nhưng không biết gì để bảo vệ.
Nguyễn trưởng lão than:
– Mình chỉ là châu chấu làm sao đá xe được.
Tony công tử cười chúm chím:
Nghịch cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng
Lịch sử đá chứng minh ta đã nhiều lần đá xe, và không những làm xe nghiêng mà còn làm xe mất hồn chạy biến. Nối gót tiền nhân, chúng ta phải cho bọn ăn cướp nầy một bài học để nhớ đời .
Các bô lão đồng thanh:
-Chúng tôi nguyện đi theo công tử để rửa mối nhục nầy, không thể nào để bọn chúng phách lối mãi được.
Tony công tử hỏi:
-Từ đây ra sào huyệt bọn hải tặc đi mấy canh giờ.
– Nếu đi nhanh khoảng bốn canh giờ nếu đi chậm khoảng năm sáu canh giờ.
-Được rồi, bây giờ ta giả danh tàu đánh cá, thử quan sát vị trí bọn nầy ra sao rồi sau đó tìm phương thức hữu hiệu nhất để tốc chiến tốc thắng
Mọi người lật đật tìm cho hai vị khách một tàu đánh cá trung bình, chủ tàu là một thanh niên có làn da rám nắng đen dòn có biệt hiệu Rái Cá.
Rainy vui miệng hỏi:
-Rái Cá tên đặc biệt , chắc huynh bơi lội giỏi lắm.
Thanh niên cười xòa :
-Không những bơi giỏi mà tôi còn lặn tự do – lặn không có khí tài – (khí tài dụng cụ hỗ trợ việc thở dưới nước ) tối đa 5 phút nếu có khí tài thì hơn một tiếng ở độ sâu 40m.
Tony công tử hỏi:
-Ở đảo được mấy người như anh.
Rái Cá cười xòa:
-Dân biển mà, ai cũng biết bơi , ai cũng biết lặn, nhưng lặn giỏi thì chỉ có tui với Rái Em.
Tàu lướt trên biển xanh, những con cá chuồn bay vi vút trên biển rộng rất đẹp mắt, trên nền trời trong xanh vài cánh chim hải âu bay lượn điểm xuyết vài cụm mây trắng bay lang thang cảnh trí thật nên thơ. Ánh nắng quái buổi chiều loang loáng trên mặt biển nhấp nhô như chơi trốn bắt với đàn cá biển thật thú vị.
Rainy hỏi:
-Nơi nầy cá rất nhiều sao mình không đánh bắt đi xa chi cho gặp hải tặc.
-Cá ở vùng nầy giá trị kinh tế không cao, đóng một cái thuyền tốn gần bạc tỷ mà tiền là tiền vay nếu làm ăn nhỏ đủ đắp đổi qua ngày tiền đâu trả nợ.
Đi khoảng bốn canh giờ thì Rái Cá đưa hai ống dòm cho Tony và Rainy, y nói:
-Hai vị muốn khảo sát gì thì nhìn qua ống dòm tới gần tụi nó bắn rát lắm , chịu không nỗi.
Vừa nói xong thì tàu đổi hướng theo chiều ngang, theo hương ống dòm hai người Rái Cá diễn giải:
-Chúng ta đang ở nhóm  đảo An Vĩnh bao gồm các đảo tương đối lớn, đảo Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh Côn và các bãi ngầm chính, trong đó đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm (khoảng 2,3 km2).Cụm An Vĩnh còn có đảo Cây. Bên cạnh đó, cụm An Vĩnh còn có các đảo khác như: đảo Bắc, đảo Nam, đảo Giữa, đảo Đá ở phía tây bắc đảo Phú Lâm; cồn Cát Tây, cồn Cát Nam.
Khi tàu chuyển về hướng Nam , Rái Cá nói tiếp :
– Bây giờ chúng ta đang ở nhóm đảo Nhóm Trăng Khuyết (hay còn gọi là nhóm Lưỡi Liềm): có hình cánh cung hay lưỡi liềm gồm có các đảo Cát Vàng, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quỷ, Tri Tôn và các bãi ngầm, trong đó có đảo Cát Vàng dài 950m, rộng khoảng 650m, diện tích 0,32 km2. Nhóm đảo Lưỡi Liềm ngoài 5 đảo trên còn có 4 đảo
nhỏ như đảo Ba Ba, đảo Xà Cừ, và các đá như Hải Sâm, đá Lồi, đá Chim Yến, đá Bạch Quy. Hai đảo Hữu Nhật và Quang Ánh mang tên công thần họ Phạm đã hy sinh trong lần ra biển thời triều Nguyễn, mộ gió của hai vị nầy còn ở Cù Lao Ré. Đảo san hồ gần Cù Lao Ré nhất là đảo Tri Tôn hồi chưa có bọn hải tặc chúng tôi hay đến đó lượm san hô đủ màu về tặng cho mấy cô gái ở đảo.
Rái Cá dơ tay chỉ về phía đông của nhóm Trăng Khuyết là Nhóm Linh Côn Các đảo thuộc nhóm này không  ai tới vì phải qua vòng rào của bọn hải tặc, đời ba tui có tới đó mấy lần Lớn nhất ở đây là đảo Linh Côn, diện tích chừng 1,62km2, trên đảo có nước ngọt. Vùng san hô bao quanh kéo dài về phía nam Phía tây nhóm đảo Linh Côn còn có đá Tháp. Phía nam,
tây nam còn có các bãi Quảng Nghĩa, Châu Nhai, Tân Mê, Bồng Bay, Ốc Tai Voi, La Mác.
Tony đưa ống dòm quan sát một hồi, y nói:
Đảo nào cũng có cắm cờ của bọn hải tặc, nhưng sinh hoạt hình như chủ yếu ở nhóm đảo Trăng Khuyết và An Vĩnh, nhưng trong hai nhóm đảo nầy mỗi nhóm chỉ độ từ ba đến năm đảo là tập trung quân đội và người ở, còn lại chỉ là cắm cờ để phô trương thanh thế
Rái Cá gật đầu:
– Công tử thật rành, đúng đó đa số là đảo san hô không có nước ngọt , địa hình lại nhấp nhô làm sao bọn chúng ở được , nhưng ngư dân biết vậy mà không dám tới vì ở đảo Phú Lâm và Bãi Cát Vàng bọn chúng có ra đa , có sân bay, tàu thuyền lớn chúng còn hù dọa ngư dân là chúng có con mắt thần ở khắp nơi…
Tony công tử bực tức la lớn :
-Láo, láo quá.
Thấy rằng việc thăm dò như vậy cũng vừa đủ, Tony công tử ra hiệu cho Rái Cá quay thuyền về, màn đêm buông xuống, các ngọn điện của các tàu đánh cá ven bờ bắt đầu sáng trưng, nhưng khuôn mặt Tony công tử đăm chiêu, không biết y đang nghĩ điều gì, Rainy cũng trầm ngâm y có cảm tưởng cả hai đang bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới vô cùng nguy hiểm.

( còn tiếp )

Tài liệu Tham khảo:
http://www.truclamyentu.info/tlls_hoangsatruongsa/hoangsatruongsavietnam63.htm
http://biendong.tuoitre.vn/hoi-dap-ve-bien-dong/512960/Cac-cum-dao-chinh-tren-quan-dao-Hoang-Sa.html
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A7n_%C4%91%E1%BA%A3o_Ho%C3%A0ng_Sahttp://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Newly-announced-documents-certifying-vietnam-sovereignty-at-paracels-islands–05142009150007.html
http://www.baomoi.com/doi-hoang-sa-thoi-phong-kien-da-xac-lap-chu-quyen-bien-dao-ra-sao/c/14000662.epi

Leave a Reply

Your email address will not be published.