Các bài đăng của tác giả Trần Ngọc Phương.



Những lời cám ơn: Cô bạn người Hoa (1)

Tác giả: Trần Ngọc Phương

Những lời cám ơn: Cô bạn người Hoa (1)

buổi đầu

Buổi đầu bao giờ cũng thế, cái lóng ngóng vụng về, cái ngây ngô khờ
khạo luôn đi kèm ở giây phút hay ngày tháng đầu tiên. Những ngày đầu
vào Sài Gòn, sau khi thu xếp xong chỗ ăn ở là bọn học sinh tỉnh lẻ
chúng tôi đi đến các trường tìm hiểu tin tức, rồi tự ôn luyện hoặc đi
ghi danh học cour ngay.

Tôi đi tìm quanh ở khu nhà trọ và thấy có cour luyện thi, trên băng
rôn quảng cáo ghi đúng ban ngành mà mình muốn chọn. Tôi và Thịnh,
người em con bà Dì bước vào bàn tiếp tân. Hai cô gái trẻ đẹp, mắt
xanh, môi đỏ, má hồng đứng ở bàn làm nhiệm vụ ghi tên và nhận tiền. Và
rồi họ tiếp tục mời chào số học sinh còn đang đứng bu quanh bảng quảng
cáo môn học và giáo sư bộ môn. Các cô gái phân phát tờ rơi quảng cáo
cour và kêu gọi họ đăng kí sớm kẻo hết chỗ ngồi, vì lớp học có sĩ số
giới hạn. Bọn tôi ghi tên học không phải vì mấy cô thoa son đánh phấn
mà vì tên tuổi của các vị giáo sư đáng kính nổi tiếng mình biết trên
các bìa sách giáo khoa thời trung học vừa qua. Continue reading

Cái Chết Của Người Độc Thân

 

Truyện ngắn của Arthur Schnitzler

Người dịch : Trần Ngọc Phương

 

Arthur Schnitzler (1862-1931) nhà văn Đức, bậc thầy trong thể loại kịch và truyện ngắn của nền văn học Đức đầu thế kỷ XX -con của một thầy thuốc danh tiếng. Ban đầu học ngành y và hành nghề bác sĩ trong vài năm. Sau đó tự hiến mình vào lãnh vực văn chương. Ông thành công cả về kịch lẫn truyện ngắn và còn là một nhà phê bình uyên bác. Ông là nhà văn Đức được ưa thích và được biết rộng rãi nhất ở các quốc gia nói tiếng Anh.

Cái chết của người độc thân (Bacherlor’s death ), một cốt chuyện rất thật độc đáo, ba nhân vật: Một nhà văn, một thương gia, và một bác sĩ biết được một ”sự thật” qua chúc thư của người bạn vừa qua đời. Tuỳ theo hoàn cảnh sống của mỗi người, tác giả diễn tả tâm trạng mỗi nhân vật một khác nhau đối với người yêu quí thân thiết nhất của mình.

*

Tiếng gõ cửa nghe rất nghẹ, nhưng bác sĩ đã thức giấc ngay, ông bật đèn lên và ra khỏi phòng. Ông liếc nhìn vợ, bà vẫn tiếp tục ngủ thanh thản. Ông thọc nhanh vào chiếc áo khoác và đi ra phòng tiền sảnh. Ông không nhận ra ngay được người đàn bà già với chiếc khăn choàng xám vấn quanh đầu đang đứng ở đó.

 

– Thưa ngài bác sĩ. Ông chủ chúng tôi ngã ốm bất thình lình – Bà nói – Xin ngài vui lòng đến ngay.

Continue reading

Ba Bức Thư

 

Nguyên Tác: Horacio Quiroga

Người Dịch: Trần Ngọc Phương

 

* H. Quiroga, Nhà văn Uruguay, sinh năm 1878, mất năm 1937, sống nhiều năm ở mạn rừng Paraná, bắc Argentina, rồi về Buenos Aires và mất tại đó. Ông để lại độ 100 truyện ngắn rải thành nhiều tuyển tập. Văn của ông ít nhiều chịu ảnh hưởng của E. A. Poe.


BA BỨC THƯ

Horacio Quiroga

Thưa ông.

Tôi xin được mạn phép gởi đến ông những dòng chữ này, hi vọng rằng ông sẽ cho gởi đăng chúng với bút hiệu của chính ông. Sở dĩ tôi yêu cầu như thế, vì tôi biết rằng sẽ không một tờ báo nào tiếp nhận những trang giấy này nếu tôi ký tên bên dưới. Nếu khôn khéo hơn, ông có thể thêm thắt ít nhiều đàn ông tính cho nó phù hợp, như thế có lẽ nó sẽ tốt hơn nhiều.

Continue reading

Người Cha

Nhân Kỉ Niệm ngày Fathers’ Day

Chúng tôi xin được giới thiệu bạn đọc về một câu chuyện

cảm động, tấm lòng của một người cha với đứa con trai,

của nhà văn Na-Uy, B Bjornson.

Trần Ngọc Phương dịch

Hương Xưa

*

* *

Nguyên Tác: Bjornsterne Bjornson

Người Dịch: Trần Ngọc Phương

B. Bjornson, nhà văn cũng là một trong những nhà viết kịch

lớn nhất của Na-Uy, sinh năm 1833 tại Kvikine, mất tại Paris

năm 1910. Ông là con của một mục sư ở nông thôn, nhưng

đã từng sống nhiều nơi như Pháp, Đức, Ý ,…Ông viết nhiều

thể loại: Tiểu thuyết, kịch, thơ, miêu tả đời sống nông thôn

và thiên nhiên Na-Uy. Ông đoạt giải Nobel văn chương

năm 1903.

Continue reading

Những lời xin lỗi muộn màng [5]

năm …

Một lớp học mà có trên sáu mươi học sinh thì được kể là quá đông và quá nhiều, sáu mươi mạng ngồi chen chúc nhau, sáu mươi đứa mỗi đứa một cá tính, sáu mươi bạn mỗi bạn một nét riêng. Có bạn hiền khô, có bạn hay gây gỗ, có bạn nhút nhát …phổi bò hay cãi như Xuân Nông, mơ màng như Đức Thu, hay lý lẽ như Xuân Dư, gàn như Văn Huấn mặt lúc nào cũng đầy mụn trứng cá,Công tử như Mai Văn Định áo quần luôn tươm tất, điệu nghệ như Văn Phú Tuỳ mái tóc lúc nào cũng ép xoắn tít, điển trai như Văn Sĩ chỉ có cái tội cặp giò không được dài, có lẽ bà con với Xuân Dư?, ranh mãnh như Ngọc Phương, ngầu như Hùng, còn tôi thì sao? Tôi không thể tự đánh giá mình được, thôi thì lấy cái đánh giá của người khác xài tạm vậy. Không phải từ lớp học mà từ nhà, chị tôi thường bảo, nó như ở trên mây, thuộc loại si ‘khơ huyền’ mà. Chỉ hay phán tôi một câu như thế, tôi cũng lấy đó làm thú vị, bởi chỉ đâu có biết đến câu Nho: Đại trí nhược ngu, cái ngu ngơ si ‘khơ huyền’ này không phải dễ gì mà có đâu nhé, bạn hiểu ý tôi? Hiểu, thế là tư tưởng lớn gặp nhau, tôi và bạn cùng đẳng cấp rồi đó. Đó là tôi nói về tôi hồi nhỏ kìa, ngày xa xưa ấy. Hồi nhỏ tôi trông khờ khạo, lớn một chút, tôi khôn hơn một chút, lớn thêm chút nữa, tôi mọc nanh mọc sừng. Còn bây giờ nhìn mặt tôi thấy gian ác lắm !..Tóm lại lúc ấy tôi ngây ngô, chẳng hiểu biết nhiều. Trong lớp, tôi thường lặng lẻ quan sát các bạn nhiều hơn là đùa bỡn. Mỗi khi đổi tiết học, cả lớp nhốn nháo, và vào giờ giải lao thì cả lớp bung ra như vỡ chợ. Tôi thường dùng đủ mọi phương tiện sẵn có, để làm cái việc gọi là sự tự thư giãn: Hoặc ngồi tại chỗ, quay sang phải, quay sang trái, buông ra vài câu với bạn bên cạnh, hay xóm con gái bên kia. Hoặc ra ngoài hành lang cuối nhìn xuống sân trường để coi xem … người lớn bé, hay ngước mặt nhìn trời xem mây trôi …lơ lửng biết là về đâu. Cũng có thể tôi rảo bước khắp hành lang, hành lang trên, hành lang dưới, hành lang giữa, chỗ nào có hành lang là đi, đi tìm ai? chẳng ai cả …tìm ai, ai biết tìm ai bây giờ? Chỉ là cho hết giờ, rồi quy cố hương, trở về ngồi chỗ cũ, tiếp tục con đường đau khổ tập kế …tiếp. Continue reading

Những lời xin lỗi muộn màng [4]

 

bốn …

Nếu ai đó hỏi bạn rằng, thầy cô nào gây ấn tượng với bạn nhất? Thầy cô nào bạn mến thích nhất? Bạn sẽ trả lời là ai? Với câu hỏi đầu tiên, tôi chắc trăm phần trăm cả lớp chúng ta sẽ đưa tay trả lời ngay là thầy Huỳnh Hữu Dụng dạy môn sử. Thầy có lối dạy thu hút học sinh ngay khi bước chân vào lớp, đặt xấp giấy lên bàn và ngồi vào ghế, thầy lôi cuốn học sinh bằng lối kể chuyện hấp dẫn sinh động của mình. Hiếm học sinh nào bỏ giờ thầy, mà đôi khi lớp còn tăng sĩ số bất thường vì học sinh lớp khác đến dự. Còn thầy cô nào bạn mến thích nhất ? Tôi không biết câu trả lời của bạn, nhưng bạn sẽ đồng ý với tôi ngay, nếu tôi nói là cô hướng dẫn lớp của chúng ta: Cô Vương Thuý Nga. Cô có lối giảng bài rành mạch, cư xử dịu dàng, ít khi rầy la mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo, cô rất đáng mến, lúc đó cô còn khá trẻ, ở lứa tuổi ba mươi. Tiết học lý hoá của cô, đối với tôi, rất dễ chịu … Continue reading

Những lời xin lỗi muộn màng [3 ]

* ba…

Quy nhơn những năm tháng ấy rất nhộn nhịp, thành phố
đầy lính Mĩ, ma cô và du đảng. Học trò bọn tôi vô tư ngày hai buổi cắp
sách đến trường, nam ‘sơ mi’ trắng, hay nữ áo dài trắng, có gắn phù
hiệu trường, tuôn tràn ra khắp nẻo đường. Ban đầu tôi trọ ở đầu đường
Gia Long, sau chuyển qua đường Võ Tánh gần sân vận động, đi bộ đến
trường hằng ngày và thường gặp Tuyên cùng đi trên con đường Tăng Bạt
Hổ đến trường . Đi chung với Tuyên mà lòng tôi đau khổ, vì Tuyên
thường cuối đầu im lặng, không nói gì. Còn tôi thì không gì …để nói,
nên im lặng. Chẳng lẽ một chàng, hai tay thọc túi, vở kẹp nách, ngước
mặt lên trời, chân đều rảo bước, còn một nàng, cuối mặt xuống đất, hai
tay ôm cặp, lầm lũi đếm bước chân đi…không nói lời nào. Cứ trông
giống như là Á khẩu nhị hiệp, mặt lạnh tựa băng, cùng hành tẩu giang
hồ. Thế nên tôi đau khổ ráng tìm cách giải á huyệt cho cả hai. Thôi
thì ta gợi chuyện vậy, gợi chuyện chứ không phải kiếm chuyện…hành
hung. Và mở đầu sẽ bằng câu hỏi: Tuyên làm bài tập xong chưa ? Câu trả
lời chỉ cần chưa, hoặc xong, là hết, là im lặng. Không được, đây là
câu hỏi cụt vốn. Hay là ta hỏi: Bài tập làm hôm qua khó hay dễ? Câu
trả lời sẽ là…không khó lắm, mà cũng không dễ lắm, rồi cũng lại rơi
vào im lặng. Nhưng không sao, câu hỏi hơn bảy chữ, câu trả lời cũng
hơn bảy chữ, coi như …câu hỏi huề vốn. Nếu ta hỏi tiếp nữa: Bài tập
loại nào… thích làm nhất? Câu hỏi hơi dzô dziên, khó trả lời, có ai
muốn suốt ngày làm bài tập bao giờ, nếu muốn, trả lời cũng cần có thời
gian, như thế im lặng vẫn là im lăng. Sư im lặng luôn đáng sợ. Không
được, ‘một câu hỏi lớn, không lời đáp’. Câu hỏi này mất vốn, có thể
còn lỗ phá sản mất . Thế thì ta nên hỏi câu ngu ngơ vậy. Hôm nay trời
mưa hay nắng ? Hay, hôm nay trời nắng hay mưa ? Và câu đáp sẻ vớ vẩn
vu vơ…Hôm nay mây nhiều nên có thể có mưa …nhưng trời hôm nay gió
quá, trời gió quá nên không chắc có mưa…không có mưa thì trời sẽ
nắng, vì gió đã thổi mây bay đi…nếu mây không bay đi thì trời có thể
có mưa……Trả lời vu vơ kiểu này thì tới ngày mai chưa xong. Một câu
hỏi lời vốn, tốt, phát tài rồi. Người ta nói, hỏi dễ, trả lời khó, còn
với tôi thì ngược lại như thế đó …thế mới đau khổ. Và như thế là bạn
đã hiểu tại sao bọn con trai khi đi chung, hay đứng chung với con gái
thường bứt tóc, gãi tai rồi nhé ! họ đang vận công giải á huyệt đó, và
không có chuyện ngược lại! . Tuyên vóc bé nhỏ, gương mặt xinh xắn và
đôi mắt biết cười … trên đường đi tôi thường hỏi những câu đại loại
ngớ ngẩn như thế, Tuyên cũng thường im lặng và trả lời theo lối vu vơ.
Thỉnh thoảng chúng tôi đổi chiều, người vu vơ hỏi những câu ngơ ngẩn
và người ngớ ngẩn đáp trả những lời vu vơ, cứ ngớ ngẩn và vu vơ như
thế, chúng tôi đi qua các quán chè, qua cổng chùa, qua ngã tư, đi đến
cổng trường rồi chia tay từ đây…để rồi năm phút sau, lại gặp nhau
trong lớp. …… Hôm ấy, tôi còn nhớ Tuyên vẫn áo dài trắng tay ôm tập
vở tựa vào lòng, tôi vẫn sơ mi trắng quần sậm màu, hai người bạn cùng
đi chung trên đường, vừa đi vừa trò chuyện, cũng những câu chuyện ngớ
ngẩn vu vơ như mọi khi . Khi đi đến ngã tư trước của chùa Long Khánh,
bỗng nhiên có ba đứa bé chạy theo hỏi thăm chúng hỏi lung tung, hỏi đủ
điều, chúng lăng xăng hỏi này hỏi nọ, làm rối trí cả hai chúng tôi,
một lúc rồi cả bọn bỏ đi. Tôi và Tuyên vẫn tiếp tục đến trường, đi
thêm vài bước chợt Tuyên la lên, thôi xong rồi Phương ơi bọn nó rút
mất cây viết pilot của Tuyên rồi, cây bút ghim ở vạt chéo áo đây này.
Tuyên chỉ lên ngực chỗ gài cây viết, cả hai cùng quay lại đuổi theo,
bọn con nít chạy tới trước cổng chùa Long Khánh dừng lại, không thèm
chạy trốn nữa, cả ba đứa nhỏ khoảng mười ba, mười bốn tuổi đứng nhe
răng cười.

Xin lỗi Tuyên, Phương đã không chạy đến bọp tai mấy
đứa nhỏ vài cái rồi lấy lại cây bút pilot cho Tuyên, nhìn Tuyên mặt
méo xẹo, muốn khóc, Phương áy náy, xấu hổ vô cùng, Phương không dám
chạy tới chộp lại cây bút cho Tuyên, xin lỗi, thành thật xin lỗi.
Trước đó khoảng hơn tháng, Phương và Đức Thu lợi dụng nghỉ mấy tiết
học, có vào chùa Long Khánh dạo chơi, một thằng bé lẽo đẽo theo bên
cạnh, những đứa trẻ lang thang trong sân chùa không làm Phương và Đức
Thu để ý tới. Khi Phương cuối xuống chậu hoa, cơ hội đã có, thằng bé
nhanh chóng giựt mạnh sợi dây chuyền Phương đeo ở cổ, rồi co giò bỏ
chạy. Phương sửng sờ giây lát, rồi vọt theo, chỉ vài chục mét là tóm
lấy nó, gỡ tay nó ra để lấy lại sợi dây chuyền. Nhưng chuyện không đơn
giản như thế, bốn năm tên cô hồn mặt mày rất ngầu không biết từ đâu
bước tới, chận lại, bắt Phương buông tay đứa nhỏ ra. Đức Thu cũng vừa
đến, cả hai thấy chắc là không kham nổi với bọn chúng, Đức Thu lừ mắt
bọn chúng kéo Phương bỏ đi.

Xin lỗi Tuyên, giải quyết với ba đứa nhóc con đang
đứng trước mặt nhe răng cười là chuyện dễ dàng, như ăn….phở. Nhưng
giải quyết chỉ một, trong ba bốn hung thần án sát đứng đằng sau gốc
cây bồ đề trong sân chùa đang nhìn ra, thì đây là một nhiệm vụ bất khả
thi rồi, chứ đừng nói là cả một đám… Nhìn bọn chúng Phương rầu não
ruột . Không hiểu tại sao du đảng đứa nào cũng to xác thế, ước gì tất
cả bọn du đảng trên cõi đời này đều nhỏ con và bé bằng hạt tiêu cả.
Khi ấy Phương có thể chạy lại véo tai chúng, cốc đầu chúng, đá đít
chúng một phát, rồi cho chúng đi và kèm theo lời răn đe : Ông tha cho
đó, về nhà đi, rồi lo làm ăn lương thiện ‘nhe’ mậy!. Xin lỗi, xin lỗi
Tuyên.

Phương

Lời nói thêm.

Mấy năm sau, vào một mùa hè. Từ Sài Gòn về quê, tôi đến ghé
thăm trường cũ, ngôi trường đầy ắp những kỷ niệm trong tôi, những Kỷ
Niệm của Ngày Xanh….. Tôi đi qua những quán chè trên đường Tăng Bạt
Hổ, đi qua cổng sân chùa Long Khánh, đi qua ngã tư. Rồi đứng giữa
trước sân trường, một khoảng trời mênh mông vắng ngắt, đâu rồi cảnh
nhộn nhịp … đông đúc … vui đùa. Trước mặt tôi là lầu một, lầu hai
, lầu ba…trơ trọi. Bên phải tôi là phòng ban giám hiệu …không
người. Bên trái tôi, bên kia hàng rào sân trường là bức tượng Quan Âm
của ký nhi viện đang cô đơn đứng nhìn …lặng lẽ. Một cảm giác buồn
buồn nôn nao tràn ngập, một cảm giác trống vắng bơ vơ. Một mình giữa
sân trường hoang vắng, ngập chìm trong nỗi nhớ.

…thầy đó trường đây bạn hữu đâu rồi …

Bản nhạc hè phát ra đúng lúc từ dãy phố xa xa ….đã từng nghe
nhiều lần ,nhưng hôm nay sao khác lạ, thấy đã nói hộ lòng mình, thấy
xót xa…các bạn ơi các bạn đâu rồi ?. Tôi không khóc nhưng lòng tôi
quặn xót, nước mắt tự dưng lăn dài.{jcomments on}

 

 

 

 

Những lời xin lỗi muộn màng [2]

*hai…

Trong lớp tôi thường ngồi đầu bàn thứ hai, bên phải, gần
kề bảng đen, bên tay trái là hành lang giữa và phía bên kia là cả một
rừng bàn con gái chiếm một nửa dãy lớp bên đó. Những giờ giải lao, hay
phút đổi tiết học, bọn con trai thường quay qua bên trái nhìn vu vơ,
hoặc lén nhìn một ai đó …, nếu ở cuối lớp thì thiệt thòi hơn, nhìn
lên chỉ thấy một rừng tóc dài mà thôi . Học sinh ngồi ở những bàn đầu
của lớp, thường là những học sinh học giỏi… Nhìn xóm nhà lá bọn con
gái ngồi ở những bàn đầu, có Chung Nghiêm, Đoan Trang, Quốc Tuyên
,Tường Vi, xuống bên dưới có Kim Chi, Lộc…và rất rất nhiều bạn nữ,
bàn chót có Trung . Chung Nghiêm sôi nổi vui vẻ, Đoan Trang thì chững
chạc hơn, cười nhiều hơn nói, Quốc Tuyên dịu dàng và điệu đàng, Tường
Vi thì xanh xao và đằm thắm, Kim Chi thì trầm lặng, Lộc có vẻ bùi bụi,
Trung hơi khép nép và hay cười mắc cở. Mỗi người mỗi vẻ, mỗi người một
nét, vẻ bên ngoài là như thế, còn vẻ bên trong thì… chỉ có trời mới
biết, tôi không biết, mà theo tôi nghĩ, có lẽ trời cũng chưa chắc đã
biết!… Vì ngồi gần xóm nhà lá đầu bàn, chúng tôi thường hay trao đổi
những chuyện bài, chuyện vở, hay chỉ là vài câu khách khí cho có vẻ là
bạn bè, thỉnh thoảng tôi nhận được từ xóm nhà lá vài viên ô mai cam
thảo, hay xí muội, kẹo the …Xóm nhà lá, nhất là Chung Nghiêm, Nghiêm
rất vô tư ban phát xí muội, kẹo the, bởi vì tôi và Nghiêm cả hai ngồi
đầu bàn, hai bên cách nhau hành lang giữa, và chỉ một tầm tay với
…Nghiêm với tay qua, tôi đưa tay đón lấy, và cứ thế, mỗi khi có một
bàn tay với tới, sẽ có môt một bàn tay đón lấy, động tác khá quen
thuộc, ngầm hiểu ý, đôi khi không cần nhìn nhau. Một hôm, trong tiết
kiểm tra môn lý hoá, giờ kiểm tra nào cũng thế, môt bầu không khí im
phăng phắc cao độ, cả lớp im lặng vắt óc làm bài, chỉ còn nghe thấy
tiếng sột soạt của giấy bút và tiếng guốc lộc cộc đi lên xuống ở giữa
hành lang. Tôi đang chăm chú vào bài, cố tìm lời giải đáp thì thấy một
cánh tay với qua, mắt tôi nhìn vào bài nhưng tay tôi đưa ra đón lấy,
bàn tay rơi vào khoảng không, viên kẹo đã được đặt lên bàn, ngay khi
đó, một cảm giác mơ hồ xuất hiện, bàn tay đặt xuống chậm rãi đó có
điều gì khác lạ, tôi ngước mặt nhìn lên …Úi trời ! Không phải là tay
Chung Nghiêm mà là tay của cô giáo, cô Vương Thuý Nga, cô đặt viên kẹo
xuống, tôi bất giác hoảng sợ, sợ cô nghiêm khắc la lớn trong lớp,
nhưng không, cô chỉ cười nhẹ, rồi đi tiếp lên bàn và ngồi nhìn xuống
trông coi lớp đang làm bài, tôi không hiểu sao lại thế, có lẽ Nghiêm
vô tình với tay qua ngay lúc cô Nga đi đến và chuyển tiếp cho tôi.
Thật là mắc cỡ và thật quê hết sức, tôi không biết mặt tôi lúc đó đỏ
cỡ nào, tôi cuối gầm xuống bàn và giả bộ chăm chú làm bài…

Hai năm sau, tại hành lang trường Đại Học Văn Khoa, tôi
tình cờ gặp lại Chung Nghiêm. Thấy Nghiêm đang đi lang thang ngơ ngác
trong sân, tôi gọi lớn. Chung Nghiêm vẫn tíu tít như ngày nào, hởi
thăm mới biết Nghiêm vào Sài Gòn đang trọ ở một nơi nào đó vài tuần sẽ
về, tôi ghi vội địa chỉ nơi ở của mình, số nhà … đường …, để liên
lạc nhau rồi quay vào lớp, vài hôm sau Chung Nghiêm đến, nhấn chuông.
Chị người làm bảo tôi biết có cô bạn chờ đợi bên ngoài, tôi chạy ra
thấy Nghiêm đứng ngoài cửa nhìn vào, tròn mắt, chắc đang xem xét vẻ bề
thế và đẹp của ngôi biệt thự, lại ngạc nhiên hơn nữa, thấy tôi kéo
Nghiêm ra ngoài đường đứng tiếp chuyện, không mời vào nhà, ngay cả
không được mời vào sân vườn. Kể từ đó không còn gặp lại Chung Nghiêm
nữa …

…Nghiêm ơi, Phương đã nhận ra sai lầm của mình, xin lỗi Nghiêm về
cách đối xử không tốt này, xin lỗi về sự vụng về của mình, Phương đã
áy náy cho đến bây giờ, và xin hiểu cho, bà chủ nhà là người bà con
rất khó tính, bà không muốn bạn bè của đứa cháu nào biết đến nhà, chưa
nói đến bước chân vào, dù chỉ là ngồi trong sân vườn trò chuyện,
Phương rất ái ngại điều này, Phương chân thành xin lỗi Nghiêm. Và
Nghiêm có nhận thấy lúc đó khi chuyện trò Phương có vẻ ngượng ngập và
sượng sùng không?. Nói nhỏ, thời gian ấy lại xui xẻo, trong ví lại
không có một xu dính túi, Phương không còn sự lựa chọn nào khác là kéo
bạn… ra … đứng đường!   Xin lỗi bạn.

Phuong

Lời nói thêm .

Nghiêm có biết không, khi còn học ở QN, lúc đầu Phương trọ ở
phòng lầu bốn rộng thênh thênh,(leo lên sân thượng nhìn xuống thấy cả
thành phố vàng lên trong buổi chiều tà thật đẹp), trong căn nhà lớn
đầu đường Gia Long, gần công viên, trước nhà treo tấm bản lớn, hiệu
thuốc… Đông y sĩ … ,và bà chủ quyền uy, người bà con khó tính ấy chính
là cô ruột của mẹ Phương, là mẹ vợ ‘thầy’ Nguyễn Minh Đức dạy trường
CD lúc bấy giờ . Luật lệ trong nhà rất nghiêm khắc, không được mời bạn
bè đến nhà và cũng không đươc cho biết nhà, mười giờ lock cửa, nội bất
xuất, ngoại bất nhập v.v …..đứa cháu ương bướng này chịu hết xiết,
dù khi đang trong giữa học kỳ, cũng đã bỏ đi ra sống ở bên ngoài. Môt
lần nữa cho Phương xin lỗi Nghiêm và mong Nghiêm đọc được những lời
xin lỗi chân tình này.{jcomments on}

Continue reading

Những lời xin lỗi muộn màng

*
một…

Lớp học của chúng tôi khá đông
học sinh nhưng giờ học im ắng, tiếng thầy giảng bài
lan ra  khắp cả phòng, vang xa đến cuối lớp, nhưng thằng
bạn ngồi góc phải bàn thứ hai gần tôi, hầu như  không
nghe thấy gì, hắn nhìn ra ngòai trời mơ  mộng suốt cả
buổi , hắn không để  tâm đến  chuyện học, hắn không
màng đến lời giảng, mà mơ trở thành một Hàn MặcTử,
hắn đang nghĩ cách gieo một vần thơ, đương nhiên cuối
tuần, cuối tháng, thường  nhận điểm thấp . Continue reading